Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

HOÀNG HẠC LÂU-BÀI THƠ ĐẦU GÀ ĐÍT VỊT BỤNG CON BÒ TÓT

HOÀNG HẠC LÂU-BÀI THƠ ĐẦU GÀ ĐÍT VỊT
BỤNG CON BÒ TÓT!

黃鶴樓 
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。

 

Hoàng Hạc lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

 

Dịch nghĩa:
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói toả, sóng gợn, khiến người sinh buồn!

 

Dịch thơ:
Hạc vàng ai cỡi đi đâu,
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Tản Đà dịch thơ 

 

Lời bình:
Bài thơ Hoàng Hạc Lâu này của Thôi Hiệu thuộc dạng đầu gà đít vịt bụng con bò tót quá dị hợm, tào lao thiên địa khiến thành một trò buồn cười quá chớ mà cười sao cho nổi do tam sao thất bổn, do nguyên bản đã không còn. Cho nên giới văn học sau này không biết nói cách nào, chỉ còn thái độ quy chụp rập khuôn của các ông thơ, các bà thơ như sau. Đây là bài thơ Đường luật phá cách đặc biệt, tức bài thơ tự do, chả cần tuân thủ niêm luật nghiêm ngặt, nghiệt ngã của loại thơ Đường luật khó gặm, khó nhằn đã được quy định thành văn bản không được thay đổi dưới bất cứ hình thức, phương diện nào!

 

Thử hỏi. Thôi Hiệu chỉ là một nhà thơ bình thường như bao nhiêu nhà thơ khác. Hơn nữa, Thôi Hiệu cũng không phải là một nhà thơ xuất chúng, tài năng hãn hữu, đặc biệt vào diện có một không hai như Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Thì lấy gì, dựa vào đâu để Thôi Hiệu có thể làm một bài thơ phá cách, dẹp quách luật lệ như thế của loại thơ Đường luật để được giới tao nhân mặc khách Trung Hoa trong thời kỳ ngự trị đỉnh cao sẽ dễ dàng cúi đầu chấp thuận?

 

Hoặc nếu Thôi Hiệu là một ông vua, cai trị thần dân bách tính đất nước Trung Hoa thời ấy mà hạ bút làm ra bài thơ phá luật thế này thì có thể. Do vì nể, do sự cảm thông sâu sắc của quần thần, nhất giới văn chương bởi niềm say mê văn học đặc biệt của vua chúa, những người chỉ chuyên về lĩnh vực chính sự và khả năng trị nước mà họ sẽ dễ dàng chắp tay đồng thuận, hoan hỷ thông qua. Lưu bài thơ này vào lịch sử ngay lập tức mà không cần phải họp bàn, ý kiến ý cọ con khỉ gió gì nữa cả. Dễ rớt cái "tà trí" như chơi ấy chứ? Hoặc họ sẽ tìm mọi cách chỉnh sửa cho đúng với niêm luật bằng trắc của loại thơ nghiệt ngã không bao giờ chấp nhận những sai sót dù chỉ là một lỗi rất nhỏ nhặt, khiêm tốn.

lầu hạc

Lầu Hoàng Hạc xưa

Ví dụ điển hình như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến công du nước Đức vừa qua. Đứng nghiêng mình e ấp trước đám Việt kiều ngơ ngác như con nai vàng của ông thơ họ Lưu thủ tướng cao hứng chơi ngẳng. Thò túi móc bài thơ tủ Quê hương ra ngâm liền ừ ứ ư ư ứ ừ vài câu, lòe lác mắt đám Việt kiều bèo dạt hoa trôi bên kia trời viễn xứ quanh năm suốt tháng chỉ lo kiếm dola hòng hồi hương vung tay dằn mặt đám dân củ mỳ gốc rạ. Xong xuôi, thủ tướng nhún vai, hào sảng cao giọng. Cho đó là bài thơ của thi hữu Giang Nam! Chả biết lúc đó đám Việt kiều bèo dạt hoa trôi có biết chuyện gì là chuyện gì đang xảy ra hay không? Chứ ở Sài Gòn cha đẻ Quê hương là ông thơ Đỗ Trung Quân đang phát điên, đâm đơn cáo kiện rùm beng inh ỏi nghe bắt điếc đầu điếc óc vụ việc ngắt râu ông Tư Cò đem ịn cằm bà Chín xôi bắp kỳ cục hết chỗ nói!

 

Đây là trường hợp ưu ái thứ nhất đối với Thôi Hiệu để tất cả sẽ dễ dàng chấp nhận, thông qua những lỗi quá lớn của Hoàng Hạc Lâu nếu quả thật Thôi Hiệu đã làm bài thơ phá luật này.

 

Trường hợp thứ hai. Bài thơ này đã không còn nguyên bản do lầu Hoàng Hạc đã bị tàn phá, sụp đổ tan hoang, không còn gì. Lầu Hoàng Hạc ngày nay chỉ là di tích được xây dựng lại nhiều lần mãi về sau. Hơn nữa, lầu cũng đã được di chuyển đến một địa điểm khác, không phải địa điểm mà Thôi Hiệu đã đề thơ. Trộm nghe sau sự kiện đề thơ nổi tiếng này của Thôi Hiệu thì Lý trích tiên một hôm cũng leo lầu tính đề thơ kỷ niệm. Chợt liếc mắt thấy Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu trên vách bèn phất tay, nói đã có thơ của ông thơ Thôi Hiệu rồi vậy đề thơ chi nữa? Nói xong, Lý trích tiên xuống lầu đi một lèo mất tăm dạng...

 

Như vậy, bạn đã hiểu. Bút tích bài thơ này được người sau ghi lại trên vách tường lầu Hoàng Hạc xây dựng lần sau. Lại bài thơ này do tam sao thất bổn nên đã không còn nguyên tác của Thôi Hiệu. Vì thế, giới văn học Trung Hoa và thế giới, cả Việt Nam nếu căn cứ vào bài thơ đầu gà đít vịt bụng con bò tót này để bình giảng, để chuyển ngữ ồ ạt thì là một sai lầm quá lớn và quá ngô nghê, cù lần lửa hết chỗ nói!

 

Chúng tôi xin đưa ra nội một chữ thôi của câu chuyển thứ bảy để các bạn thấy ra một cái sai trong rất nhiều cái sai của Hoàng Hạc Lâu. Đó là chữ hương. Chữ này nhập với chữ quan thành hương quan. Thưa các bạn chữ này không phải là chữ hương, mà đó là chữ dương, tức dương quan! Dương ở đây là chỉ cho sông Hán Dương. Còn quan là quan sát. Quan sát sông Hán Dương và không thấy quê nhà nơi đâu? Chứ không phải hương, là quê hương. Tại sao? Bởi chữ thứ sáu câu chuyển là chữ xứ. Hà xứ. Xứ là một nơi chốn, địa phương nào đó. Hay xứ là quê hương, xứ sở. Vậy khi xứ đã là quê hương, xứ sở mà điên hay sao Thôi Hiệu lại nói hương-quê hương-trước đó làm chi nữa để cho ngữ nghĩa lớp chồng lớp lên nhau quá vô lý như thế?

 

Chưa nói câu kết cũng là một câu sai, cả câu thứ nhất và hai câu thực nữa. Bởi vì sai cho nên giới văn học Trung Hoa, thế giới và Việt Nam chỉ còn biết thái độ quy chụp duy nhất, rập khuôn như đã nói đây là bài thơ phá cách, dẹp luật. Thiết nghĩ nếu giới văn học không nói như vậy thì biết nói cách nào đây cho xuôi thuận, dễ nghe với tất cả mọi thắc mắc của tha nhân kim cổ đối với bài thơ tuyệt hay này của văn học Trung Hoa?

lầu hạc

Lầu Hoàng Hạc nay

Với chúng tôi thì việc chỉnh sửa, trả lại nguyên gốc cho bài thơ này thì không có gì là quá khó. Nhưng nếu các bạn cho đây là bài thơ đúng nguyên tác của Thôi Hiệu thì chúng tôi xin bó tay, đầu hàng vô điều kiện. Chỉ khi nào các bạn chấp nhận những luận điểm mà chúng tôi đưa ra sau đây:

 

1- Thôi Hiệu là một ông vua của thời điểm ấy. 
2- Thôi Hiệu là nhà thơ siêu việt của thời điểm hiện tại. 
3- Lầu Hoàng Hạc vẫn còn nguyên tại vị trí mà Thôi Hiệu đã đề thơ. 
4- Bài thơ này đã được giới văn học Trung Hoa sao chép cẩn thận ngay từ khi nó xuất hiện. Hoặc văn học Trung Hoa còn lưu giữ được bản viết tay trực tiếp của Thôi Hiệu.

 

Nếu những luận điểm chúng tôi đưa ra là có hồi đáp đúng đắn, chính xác thì bài thơ Hoàng Hạc Lâu phá cách, đầu gà đít vịt bụng con bò tót hiện tại là đúng 100/100 của Thôi Hiệu cao hứng chơi ngẳng sáng tác khi xưa. Còn không thì văn học Trung Hoa, thế giới và Việt Nam tất cả phải cùng ngồi im lặng lắng nghe những chỉnh sửa, trả lại nguyên tác của chúng tôi vậy. Ngoài cách này ra thì trên đời không còn cách nào khác hay hơn được nữa! 

 

Nói thêm đoạn. Trước thời điểm Hoàng Hạc Lâu xuất hiện tất nhiên là chưa có một bài Đường luật nào thuộc diện phá cách, dẹp luật, đầu gà đít vịt bụng con bò tót. Hoặc sau bài thơ phá cách, dẹp luật quá kỳ dị, hợm hĩnh này của Thôi Hiệu cũng đã tuần tự xuất hiện rất nhiều các bài thơ bắt chước, hô khẩu hiệu rùm beng điếc đầu điếc óc bởi đã có người đi tiền trạm kia là Thôi Hiệu. Vậy bạn hãy chứng minh, cho chúng tôi được biết. Có bài thơ Đường luật nào phá cách, dẹp luật sau thời điểm Hoàng Hạc Lâu xuất hiện cho mãi đến hôm nay ngay tại đất nước Trung Hoa hay không? Cho gộp luôn cả thế giới, nhất Việt Nam thì chúng tôi sẽ cúi đầu chấp nhận. Những chỉnh sửa, phản biện của mình trước sau chỉ tổ làm rối loạn, phá hoại sự ổn định, trật thứ tự của bộ môn văn học vốn đã được ấn định từ xưa nay như thế!

(Ảnh lấy trên mạng)

Tuy Phước, lúc 6h02 ngày 23 tháng 07 năm 2018
Bốn niệm xứ

 
 
 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang