1- LÁ THƯ VIẾT VỘI 2
Kể từ ngày đầu tiên chúng tôi bắt tay vào công việc, hành trình đi truy tìm cái chết nhiều nghi vấn của Hoàng đế Quang Trung và dấu tích Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai cho đến nay (29/10/2017) là đã hơn ba năm. Khởi đầu tại Tịnh thất Kim Châu ở Cát Lợi, Nha Trang-Khánh Hòa vào lúc 15h30 ngày 4-5 tháng 05 năm 2013.
Đến hôm nay, thực sự chúng tôi mới biết rằng mình đã và đang đối đầu với một lực đối kháng to lớn, vĩ đại, khủng khiếp từ các cán bộ làm việc trong các ban ngành, đơn vị của nhà nước có liên quan ít nhiều đối với vấn đề, sự việc. Nghĩa là tất cả các cán bộ cùng các ban ngành của nhà nước liên quan hầu như chống đối quyết liệt hoặc thờ ơ, lãnh đạm tuyệt đối khi tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với chúng tôi hay qua những bài viết, hình ảnh được gởi qua các email.
Nói như vậy cũng có nghĩa là họ không có hay không biết đặt niềm tin đúng chỗ, đúng người. Hoặc do đầu óc, tư tưởng của họ không có sự suy luận, quán xét cần thiết, tối thiểu để có thể liên tưởng, chắp nối tất cả mọi yếu tố, chi tiết và cũng để cho sự việc, vấn đề của câu chuyện được rõ ràng, mạch lạc hơn.
Vì thế, tất cả những lời nói, việc làm, bài viết của chúng tôi đã không thể nào đi vào trong đầu óc, tư tưởng của họ cho nổi cách nào. Đó là do chính sự chấp thủ, mặc định quyết liệt, cứng ngắc, ngoan cường, thà chết chớ không khai hai đồng chí nằm trong... đống rạ đã ngăn chặn, gạt họ rớt ra bên ngoài của lộ trình, câu chuyện lịch sử lắm nhập nhằng, đôi khi rất mơ hồ này.
Do đó, còn gì nữa, trên hành trình này chúng tôi đành phải chấp nhận độc hành, độc bộ ngược xuôi giải quyết tất cả mọi công việc. Thế nên kết quả đem lại không như ý, rất chậm, dù chúng tôi đã xác định dấu tích, lăng mộ Hoàng đế Quang Trung và Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai nằm ở đâu chỉ vài tháng sau khi nhập cuộc.
Dù vậy, khi đã biết sự tình như thế, không như mong ước, chúng tôi vẫn rất cố gắng, không nản lòng, bởi chúng tôi nếu không có sự nhiệt tình và niềm đam mê vô tận thì chắc chắn bây giờ không thể có một ai trên đời có thể bước chân vào lĩnh vực này được. Một việc làm đòi hỏi phải có sức tỉnh giác chánh niệm cùng lòng kiên nhẫn vô bờ trước những thử thách khắc nghiệt từ sự vô cảm, lạnh lùng của con người và xã hội hôm nay thì từ đó mới có thể xử lý được tất cả mọi tình huống, chi tiết, yếu tố mà nghiệt ngã làm sao. Khi những yếu tố, điều kiện, chi tiết nó đã đang nằm bất động và rải rác khắp tất cả các nơi với một thời gian tưởng đã quá lâu dài...
Như một đoạn thơ sau đây được chúng tôi lấy ra từ Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, một nhân vật lịch sử song hành cùng một thời với Tây Sơn-Nguyễn Huệ và Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. Nhưng rất tiếc đoạn thơ này lại được nền văn học Bắc Nam và tất cả những ai, nói chung giới Kiều học đều mặc nhiên, chấp nhận là đúng rồi, và không có gì để phải bàn cãi, lý luận nữa.
Hai tập truyện một tác giả. Nhưng đám khùng khùng điên điên cho rằng một của Tàu, một của Việt Nam!
Nhưng với chúng tôi, khi đọc qua chúng tôi biết đoạn thơ này đã sai be bét! Vì thế, nó không có, không còn một ý nghĩa gì để nói lên một điều gì hòng cho ra đầu đuôi, mạch lạc như thế nào, tại vì sao của một câu chuyện được cả.
Xin mời các bạn, những người đam mê Truyện Kiều, nhất những đối tượng nằm trong bộ môn văn sử học Việt Nam đọc thật kỹ lại đoạn này, đoạn... bỗng dưng nhân vật Hồ Tôn Hiến từ đâu xuất hiện và gây ra những đột biến, bất ngờ cho tướng giặc Từ Hải cùng người đẹp Thúy Kiều:
...Có quan tổng đốc trọng thần,
Cùng Hồ Tôn Hiến chinh luân gồm tài.
Đẩy xe, vâng chỉ đặc sai,
Hiệp thi bát tiễu biệt tài đỗng nhung...
Đây là đoạn thơ đã được chúng tôi chỉnh lại vài từ, chữ (in đậm) cho đúng với ý nghĩa của nó, tức văn bản gốc của Nguyễn Du. Nhưng trên hết, vẫn là đúng với tính cách, sự thật của câu chuyện lịch sử đã từng xảy ra tại Phú Xuân, thời điểm Quang Trung-Nguyễn Huệ đang đóng đô tại đây.
Còn đây là đoạn thơ nằm trong tất cả các bản Truyện Kiều hiện đang có mặt trên thị trường văn học lá đổ muôn chiều cùng trong tư tưởng mọi con người. Vì đã là người Việt Nam tất không ai lại không biết, không thuộc Truyện Kiều dù chỉ vài ba câu, vài ba đoạn để cho có gọi là... Nhưng xin nói thật, mà lời thật thường hay mất lòng. Đoạn thơ này thật ra chả có một ý nghĩa gì cả bởi các từ ngữ, ý nghĩa nhập nhằng, vô vị, rỗng tuếch của nó nhưng vẫn được giới văn học Bắc Nam cùng giới bình dân chấp nhận và trịnh trọng đem ra mổ xẻ, bàn luận cùng nâng niu, ve vuốt từ bao lâu...
...Có quan tổng đốc trọng thần,
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài.
Đẩy xe, vâng chỉ đặc sai,
Tiện nghi bát tiễu việc ngoài đỗng nhung...
Các bạn có đồng ý. "Đẩy xe" là một hành động, "vâng chỉ đặc sai" là một hành động hay không? Nghĩa là. "Đẩy xe" là hành động của một ông vua. "Vâng chỉ đặc sai" là hành động của một ông tướng, ông quan nào đó. Và bởi vì đây là hai hành động của hai con người, hai tính cách khác nhau cho nên câu thơ đúng với nguyên tác của thi hào Nguyễn Du phải được viết là:
... Có quan tổng đốc trọng thần,
Cùng Hồ Tôn Hiến chinh luân gồm tài...
Như vậy, với hai câu lục bát 2451-2452 này Nguyễn Du muốn cho lịch sử biết rõ rằng. Có hai con người này, là một ông vua và một ông quan đã phối hợp cùng nhau để thực hiện một công việc gì đó hoặc một... âm mưu gì đó. Cho nên, xin các bạn lưu ý. Chữ "Cùng" là chữ để xác định có một sự phối hợp, liên kết giữa hai con người hay hai nhóm đối tượng cho một công việc nào đó. Còn như đó là chữ "Là" thì ý nghĩa của câu thơ sẽ được hiểu theo một nghĩa khác. Và Hồ Tôn Hiến bây giờ chỉ là, chính là "quan tổng đốc trọng thần". Một người chứ không phải hai người.
Thưa các bạn,
trong văn học, hoặc khi đọc sách báo, làm công tác văn thư, biên tập báo chí, dịch chuyển ngôn ngữ thì chỉ cần chép sai, viết sai hoặc hiểu và nghe sai một từ, chữ nào đó trong một bài văn, một câu thơ, đoạn thơ thì dĩ nhiên. Ý nghĩa của bài văn, câu thơ, đoạn thơ đó sẽ không có hay không còn giá trị thực tiển, đúng đắn với tư tưởng của tác giả hoặc của một câu chuyện đã và đang xảy ra trong một bối cảnh, trường hợp nào đó.
Xin cho một câu ví dụ sau đây:
Uống bia, không được bỏ đường.
Câu văn này cảnh giác, khi uống bia thì không được bỏ đường vào trong bia. Rất nguy hiểm. Nhưng nếu bạn cà tửng, dời dấu phẩy tới trước một chữ thì ý nghĩa của câu văn sẽ được người đọc hiểu theo một cách khác:
Uống bia không, được bỏ đường.
Với câu văn thế này, khi đọc qua ai ai cũng sẽ hiểu ra rằng. Nếu uống bia không, tức không có đồ nhắm như đậu phộng rang, cốc, ổi, xoài, chùm ruột chẳng hạn, thì nên bỏ đường vào để uống. Bạn cũng có thể chơi ngẳng hơn, dời dấu phẩy tới một chữ nữa xem sao:
Uống bia không được, bỏ đường.
Câu văn này cho biết rõ rằng. Nếu người nào uống bia không được, thì nên bỏ vài muỗng đường vào trong bia thì sẽ uống được dễ dàng. Ngon lắm.
Chỉ có đặt đúng, đặt sai nội một dấu phẩy thôi mà câu văn và ý nghĩa của nó đã bị biến dạng, sai lệch đến một trời một vực rồi. Vậy xin bạn đừng cà tửng nghĩ rằng khi mở miệng thì nói sao cũng xong, và cầm bút viết thế nào cũng được, cần gì phải nhấn nhá, luyến láy, thấp cao giọng nói hoặc chấm phẩy, hỏi ngã chỗ này, chỗ kia với danh từ, động từ, chủ ngữ, vị ngữ lôi thôi, luộm thuộm, lắm chuyện ra như thế!
Lối suy nghĩ của bạn cũng rặt như tư tưởng của đám văn sử học Bắc Nam và đám cán bộ đại diện văn hóa, trí thức nhân loại UNESCO kia vậy. Bởi câu lục 2453 đã cho biết quá rõ khi câu văn được thể hiện với một dấu phẩy là để xác định có hai hành động của hai con người, chớ không phải của một con người. Chúng tôi đồng ý trong tiếng Hán hay Nôm không có dấu chấm phẩy như trong tiếng Việt. Nhưng khi dịch Truyện Kiều từ Nôm qua tiếng Việt thì phải có chấm phẩy để câu văn, ý thơ được người đọc dễ phân tích, cũng như hiểu dễ dàng hơn ý niệm, tâm tư của tác giả và của cả nội dung câu chuyện.
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm (80)... là ngôi mộ này đây!
Vì vậy, khi đọc Kiều, đọc đến đoạn nhân vật Hồ Tôn Hiến xuất hiện chúng tôi phát hiện ra rất dễ dàng tuy đã quá trễ tràng những cái sai rất sơ đẳng của đoạn thơ bị đè cứng ngắc chỉnh sửa bởi những cây bút thuộc diện tay nghề non choẹt, tầm thường. Có thể đó là chủ trương từ tâm đố kỵ, hẹp hòi, tiểu nhân của vua quan nhà Nguyễn xưa kia không chừng. Hoặc do tam sao thất bổn qua nhiều lần tái bản của những người giàu có xuất tiền tài trợ chỉ vì niềm say mê, thao thức đối với nền văn học cổ đất nước, hay từ những nhà khắc in tư nhân, kiêm cả việc làm của thể chế và chính trị các thời kỳ.
Cho đến nay, chúng tôi hầu như đã nắm chắc trong tay đến 90% cái chết của Hoàng đế Quang Trung cùng những đối tượng, tức những tội phạm học nào đã gây ra cái chết cho Ngài chớ không phải Ngài chết vì bệnh tật như đám nghiên cứu sử học mù mờ Bắc Nam và đám sử nói láo, thêu dệt Nguyễn Gia Miêu đã hì hục, cần mẫn ghi ghi chép chép là thế này, thế kia...
Câu "Đẩy xe" là câu 2453. Chúng tôi xin trích chú thích trong Truyện Kiều, bản Nôm cổ nhất 1866, trang 475 của nhà học giả Nguyễn Quảng Tuân sưu tầm và phiên âm, khảo dị, chú giải như sau để cho các bạn hiểu thật rõ động từ "Đẩy xe" vô cùng nghiệt ngã này:
2453 - Dẩy xe: xưa kia, khi vua sai quan tướng đi đánh giặc thì dẩy cái bánh xe để tỏ lòng phó thác công việc cho người ấy.
Dưới đây, là một chú thích khác, được chúng tôi trích trong Truyện Kiều, trang 219 của tác giả Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải. Mời các bạn đọc chú thích này xem thế nào.
2453 - Đẩy xe: đẩy xe do chữ thôi cốc: đẩy trục bánh xe, là nói giúp sức cho người khác nên việc, phó thác việc lớn cho người. Đây dùng theo nghĩa được ủy thác việc lớn. Hán thư: Thần nghe nói, đời thượng cổ vua sai tướng ra cõi ngoài, thì vua quỳ xuống đẩy trục xe (thôi cốc) mà nói rằng: "Niết dĩ nội quả nhân chế chi, niết dĩ ngoại tướng quân chế chi". Nghĩa là: Trong ngạch cửa ải quả nhân coi giữ, ngoài ngạch cửa ải tướng quân coi giữ.
Từ ngữ "Dẩy xe", "Đẩy xe" được chúng tôi cẩn thận trích ra từ những điển tích, điển cố trong các văn bản văn học xưa nay như vậy. Còn ở trong đoạn thơ này, một lần nữa chúng tôi xin cứng ngắc xác định. Có hai con người trong một công việc này. Đó là... "quan tổng đốc trọng thần" và... "Hồ Tôn Hiến!". Chớ không phải "quan tổng đốc trọng thần" là "Hồ Tôn Hiến!".
Vậy "quan tổng đốc trọng thần" là ai và "Hồ Tôn Hiến" là ai?
Theo chúng tôi tìm hiểu, điều tra cặn kẽ, chi tiết, cụ thể, rõ ràng và đi đến kết luận như đinh đóng cột. Quan tổng đốc trọng thần chính là... Trần Quang Diệu! Hồ Tôn Hiến chính là... Nguyễn Nhạc!
Như các bạn đã quá biết. Giòng họ anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ vốn gốc họ Hồ ở Nghệ An dạt trôi vào đất Tây Sơn và lập nghiệp ở tại đây. "Tôn" có nghĩa là tôn quý hay tôn vương, tức người được thiên hạ tôn trọng và kính nể.
Lịch sử đã cho chúng ta biết khá rõ. Vào năm 1776 Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn Vương, phong Nguyễn Huệ làm Phụ chính, Nguyễn Lữ làm Thiếu phó. Đến năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, thành Đồ Bàn của người Chăm được đổi tên thành Hoàng Đế kể từ đây. Thời điểm này, trong bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn Nguyễn Huệ giữ chức Long Nhương tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế.
Chữ "Hồ" là chỉ cho họ Hồ ở Nghệ An, gốc tích xa xưa, thâm căn cố đế của anh em Tây Sơn tam kiệt. Còn "Tôn" là chỉ cho Nguyễn Nhạc, tức Thái Đức Hoàng Đế, người được thần dân kính nễ, tôn trọng ngay từ khi khởi nghiệp, phất cờ đảo chính chế độ độc tài cát cứ, bóc lột nhân dân của đám quan chúa phản dân hại nước Trịnh Nguyễn cắm chốt tại Phú Xuân vào năm Tân Mão 1771. Còn "Hiến" là hiến kế, bày mưu, đốc xử chuyện này chuyện nọ. Khoản này thì Nguyễn Huệ chắc chắn không thể nào hơn ông anh "Hồ Tôn Hiến" của mình cho nổi cách nào với những trò vặt, đánh lén sau lưng và xầm xì sau cánh gà của một đầu óc cùng tầm nhìn hạn hẹp, an phận thủ thường.
Nếu các bạn muốn biết tại sao chúng tôi dám nói như vậy thì các bạn cần phải tìm đọc cho bằng được tập Kim Vân Kiều Truyện bằng văn xuôi của... Thanh Tâm Tài Nhân. Trong tập truyện này Hồ Tôn Hiến, tức Nguyễn Nhạc còn được Nguyễn Du đặt cho biệt danh là Đốc phủ.
Nhưng ba chữ "Hồ Tôn Hiến" cũng còn có ý như sau nữa. Ba anh em Tây Sơn gốc họ Hồ-Nghệ An này đều một lòng, một dạ "Tôn" thờ, kính ngưỡng ông thầy dạy học Trương Văn Hiến.
Đây là người mà trong Kiều Nguyễn Du đặt cho cái tên là tướng giặc Từ Hải!
Theo tài liệu được giáo sư sử học Phan Huy Lê cung cấp trong tập QUANG TRUNG-NGUYỄN HUỆ, CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP, trang 16, sách do NXB Thế Giới ấn hành Quý III năm 2011. Thì Trương Văn Hiến là môn khách của Nội hữu Trương Văn Hạnh đã bị quyền thần Trương Phúc Loan âm mưu giết hại. Nên từ đó Trương Văn Hiến bất bình, bỏ Thuận Hóa tìm vào An Thái (tức xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn ngày nay) dạy học và sinh sống. Tại địa danh lịch sử huyền thoại này, thầy giáo Hiến đã ân cần, tận tụy dạy cả văn lẫn võ cho ba anh em Tây Sơn gốc họ Hồ ở Nghệ An.
Đó là nghĩa thứ hai của ba chữ mật mã "Hồ Tôn Hiến".
Và đây là nghĩa thứ ba của ba chữ "Hồ Tôn Hiến". Trong tiếng Hán, "Hồ Tôn 猢猻" có nghĩa là con khỉ, tức Nguyễn Du cho biết Nguyễn Nhạc tuổi con khỉ. Chúng tôi làm một phép tính để xem Nguyễn Nhạc thuộc tuổi con khỉ nào của Thập Can.
Sau khi tra kỹ càng các Can Chi cùng liên hệ tuổi tác các anh em Tây Sơn trong các sách. Chúng tôi xác định tuổi của Nguyễn Nhạc thuộc tuổi Canh Thân 1740, không phải tuổi Quý Hợi 1743 như sách Nhà Tây Sơn của hai tác giả Quách Tấn-Quách Giao cùng các sách khác đã cho biết.
Vậy năm sinh Nguyễn Nhạc khi đã được xác định chính xác là năm Canh Thân 1740, thì năm sinh của Nguyễn Huệ là Bính Dần 1746. Nguyễn Nhạc lớn hơn Nguyễn Huệ bảy tuổi, không phải mười tuổi. Chúng tôi sở dĩ dám xác định năm sinh Nguyễn Huệ là năm Bính Dần 1746 ấy là do căn cứ vào Truyện Kiều của Nguyễn Du, qua câu bát mật mã 2516:
... Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng đành...
"Hùm thiêng" là con cọp, vậy nhân vật mã hóa Từ Hải, tức Quang Trung-Nguyễn Huệ tuổi Bính Dần 1746 như đã nói.
Vậy bạn đã biết ba chữ mật mã "Hồ Tôn Hiến" là chỉ đích danh vào vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, người đang nắm quyền cai trị đất nước tại thành Hoàng Đế, kinh đô cũ của người Chăm thuộc địa phận huyện An Nhơn ngày nay. Riêng "quan tổng đốc trọng thần" Trần Quang Diệu chắc các bạn cũng đâu xa lạ gì. Thời Tây Sơn khởi nghĩa, dẹp loạn cát cứ, đuổi giặc xâm lăng đầu trong, đầu ngoài rồi tiến lên làm chủ đất nước thì Trần Quang Diệu là một danh tướng, võ nghệ rất cao cường, được quý trọng và xếp trên tất cả các vị tướng khác.
Theo sự xếp đặt, phân ngôi thứ hạng trong triều Tây Sơn, Trần Quang Diệu được gọi là Thái phó. Trên Thái phó còn có Thái sư. Lại dưới Thái phó còn có địa vị Thái bảo. Quan Thái sư ở đây là Bùi Đắc Tuyên, anh ruột của bà Chánh cung Bùi Thị Nhạn, và là cậu của vua Cảnh Thịnh. Chúng tôi không được rõ lắm, quan Thái bảo là ai trong ba nhân vật cao cấp của triều Tây Sơn vào thời điểm này?
Các bạn cũng cần phải biết lối chơi chữ, sử dụng mật mã hóc hiểm của thi hào Nguyễn Du. Chữ "trọng", "trọng thần", tiếng Hán có nghĩa là ở giữa, tức chỉ cho vị trí Thái phó của tướng Trần Quang Diệu nằm ở giữa ba hạng ngạch quan trọng này trong triều đình Tây Sơn. Vậy "quan tổng đốc trọng thần" chính là Trần Quang Diệu, một vị quan, vị tướng với rất nhiều những trọng trách trong nội bộ triều đình Tây Sơn ở Phú Xuân-Huế.
Nhưng thật ra, câu lục 2451 không phải ám chỉ mỗi tướng Trần Quang Diệu mà thôi, mà câu này ám chỉ đến hai nhân vật. Nếu bạn muốn biết ngoài nhân vật Trần Quang Diệu thì nhân vật còn lại là ai? Vậy yêu cầu bạn nhớ lại đoạn chúng tôi ví dụ về sự đúng sai và ý nghĩa câu văn đã bị thay đổi bất chợt thế nào khi dấu phẩy bị đặt sai hay được xê dịch qua một vị trí khác.
Câu lục 2451 phải được viết như thế này với một dấu phẩy kèm theo để xác định có hai con người, hai nhân vật trong câu chuyện bí mật lịch sử đã xảy ra tại Phú Xuân vào tháng 9 năm Nhâm Tý 1792. Thời điểm và nguyên nhân dẫn đến cái chết có một không hai dưới gầm trời của... tướng giặc Từ Hải, tức Hoàng Đế Quang Trung.
Câu lục 2451 vì vậy được chúng tôi cẩn thận chỉnh lại đúng như ý và văn bản gốc của Nguyễn Du, nhất đúng với câu chuyện lịch sử bi tráng từng xảy ra ngay tại cửa biên, bên bờ sông... Tiền Đường 前堂, tức sông Hương vào tháng 9 năm Nhâm Tý 1792 như sau:
...Có quan tổng đốc, trọng thần...
"Trọng thần" như đã nói là ám chỉ vị trí nằm ở giữa ngạch Tam cô của quan Thái phó Trần Quang Diệu. Nhưng "tổng đốc" không phải là Trần Quang Diệu, mà "tổng đốc" là một ông quan khác, bởi sau chữ "tổng đốc" có một dấu phẩy để xác định và phân biệt với hai chữ "trọng thần" là chỉ vào vị trí biệt ngoặc của Trần Quang Diệu. Chứ không phải "quan tổng đốc trọng thần" Nguyễn Du ám chỉ mỗi tướng Trần Quang Diệu.
Vậy, nếu quan "trọng thần" là Thái phó Trần Quang Diệu, chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân. Còn quan "tổng đốc" là nhân vật nào ngày ấy đã ngoéo tay, liên kết với Trần Quang Diệu, Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc cùng tổ chức, tham dự vào đại án năm Nhâm Tý 1792 tại kinh đô Phú Xuân mà bí mật đến như thế?
(Còn tiếp)