1- DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH LÀ GÌ?
Tương truyền, câu văn đối ở trên là của bà Đoàn Thị Điểm sử dụng để đối phó với tình trạng nguy hiểm thập phần khi đang tắm thì bỗng đâu Trạng Quỳnh mò tìm tới dòm ngó. Khi bà Điểm đứng bên trong nhà tắm đưa ra câu đối ở trên với thách thức nếu Trạng Quỳnh đối lại được thì bà sẽ mở cửa cho Trạng Quỳnh bước vào. Rồi muốn làm thì làm. Nhưng sau một hồi lâu đứng nhăn trán, nhíu mày, Trạng Quỳnh đối không được do tìm không ra được câu, chữ nào hợp lý đáp lại nên đành tiu nghĩu, rút lui có trật tự.
Thật ra, câu đối ở trên đã bị sai một chữ, có thể do tam sao thất bổn nên từ chữ ĐIỂM đã bị sửa thành chữ VỖ. Vỗ là chữ hoàn toàn vô nghĩa, không nói lên được điều cả. Mà đó phải là chữ ĐIỂM!
Khi chữ nghĩa đã trả lại được nguyên gốc cho câu chuyện nói trên giữa bà Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh vào một thời khắc nào đó thì các bạn nên biết câu đối này đa mang ý nghĩa thâm trầm, ẩn khuất gì trong đó hay không? Và đó cũng chính là lý do thiết yếu, nghiệt ngã để Trạng Quỳnh phải rút lui êm đẹp, có trật tự, không một tiếng động nào, dù là rất nhỏ hệt như tiếng động của chiếc lá rơi ngoài trời đêm vậy.
Các bạn có cần chúng tôi giải thích mật mã câu đối này hay không?
***
2- DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH LÀ GÌ?
Như đã nói ở bài viết trước, câu văn vỏn vẹn năm chữ DA TRẮNG ĐIỂM BÌ BẠCH của bà Đoàn Thị Điểm dùng để đối phó với tình huống nguy hiểm thập phần khi đang tắm giặt bỗng Trạng Quỳnh từ đâu lù lù mò tới ló thụt bên ngoài. Rồi khi bà Điểm bất chợt đưa ra câu đối, Trạng Quỳnh nhà ta nặn óc đứng suy nghĩ hồi lâu nhưng không tìm ra được câu, chữ nào để đáp, xướng lại hòng đi tiếp bước nữa. Đến đây, Trạng Quỳnh đành chấp nhận thua cuộc, bó tay trước câu xướng hóc hiểm, nghiệt ngã của bà Điểm. Trạng bèn bứt tóc, vò đầu, im lặng, rón rén rút lui có trật tự trước tài nghệ văn chương độc đáo, tuyệt chiêu, có một không hai của nữ sĩ Hồng Hà họ Đoàn.
Bài viết ngắn này chúng tôi xin mạo muội giải thích câu xướng năm chữ ở trên của bà Đoàn Thị Điểm. Trước hết, trong năm chữ thì hai chữ đầu câu thuộc chữ Nôm, hai chữ bên kia, đuôi câu thuộc chữ Hán. Chữ Nôm thứ nhất là Da 䏧. Da 䏧 là chỉ chung cho phần da mỏng, bọc bên ngoài thịt xương của các loài động vật, như da bò, da trâu, da người... Nghĩa chữ Da 䏧 này chỉ là phần cạn mỏng, ở bên ngoài sự việc muốn nói của chủ thể câu chuyện. Chủ thể ở đây như chúng ta đã biết, đó là bà Đoàn Thị Điểm, người đang ở trong phòng tắm đưa câu đối ra cho Trạng Quỳnh là người hiện đứng ở ngoài đang lăm le, có ý gian, tà vạy trong đầu. Bên trái chữ Da 䏧 là bộ Nguyệt 月. Nguyệt 月 là trăng, nghĩa này thì ai cũng biết, còn nguyệt 月 với nghĩa thâm trầm, bóng gió thì không phải ai cũng biết. Chúng ta tạm cắt ngang đoạn chữ Nguyệt 月 này, nói qua chữ bên phải còn lại là Đa 多. Đa 多 ở đây ngoài nghĩa là nhiều, theo nghĩa Hán, thì nghĩa còn lại của Nôm Đa 多 là chiếc lá đa. Lá đa được người xưa tượng trưng cho cửa mình của người phụ nữ. Như ca dao có câu "Sự đời như cái lá đa".
Đúng ra, sau chữ Da 䏧 là chữ Trắng 壯 tiếp theo, nhưng đây thuộc câu đối nghiệt ngã, hóc hiểm để chặn đứng âm mưu, ý định không tốt của địch thủ đang đứng lăm le bên ngoài là Trạng Quỳnh cũng là người thuộc dạng quái kiệt với tài nghệ văn chương, thi phú không kém thua gì ai trong xã hội thời đó. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu băng qua bên kia các nằm chữ chắn ngang phía trước để gặp chữ Bì 皮 thuộc Hán ngữ theo mật ý chủ thể câu chuyện. Bì 皮 ở đây cũng có nghĩa là da, là phần vỏ bọc ngoài xương thịt các loài động vật như đã nói của chữ Da 䏧. Nhưng Bì 屄 tiếng Hán còn có nghĩa ám chỉ cho cửa mình, giới tính của người phụ nữ. Người phụ nữ đây là ai? Xin thưa, đó chính là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, là người trong cuộc, chủ động đưa ra câu đối ở trên. Bì 比 còn đọc là Tỷ 姊. Tỷ 姊 là chị gái. Lúc này, bà Điểm còn muốn trên cơ, cho mình là chị của Trạng Quỳnh mới chết ấy chứ? Thêm nữa, Bì 比 cũng còn nghĩa là tỳ 埤, và tỳ 埤 là chỗ thấp, ẩm ướt. Chỗ thấp, ẩm ướt cũng không ngoài nghĩa ám chỉ cho cửa mình người phụ nữ của câu chuyện là bà Đoàn Thị Điểm.
Như vậy, so sánh hai chữ, một Nôm, một Hán là Da 䏧 và Bì 皮 chúng ta đã thấy tác giả câu đối muốn nói điều gì rồi. Đó là:
1- Da 䏧:
Cửa mình -lá đa- người phụ nữ đang lúc có kinh. Kinh là kinh nguyệt. Bởi chữ bên trái chữ Đa 多 là bộ Nguyệt 月. Nguyệt 月 là tháng, đồng thời nguyệt 月 cũng là chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ xảy ra hằng tháng. Chúng ta cũng chưa nói đến sự liên hệ mật thiết của chữ Da 䏧 với ca dao, tục ngữ, âm nhạc Việt Nam xưa nay như sau:
Bóng trăng trắng ngà,
Có cây đa to.
Có thằng cuội già,
Ôm một mối mơ...
Mơ gì?
Thằng cuội ngồi gốc cây đa,
Chờ khi trăng lặn "rình nàng" nguyệt nga...
Câu cao dao này hồi còn nhỏ chúng tôi vẫn thường nghe mấy người lớn tuổi xóm trên, xóm dưới ngâm hát nghêu ngao vào mỗi đêm rằm trăng sáng bàng bạc, bao la. Có thể câu ca dao này đã có từ trước đó lâu rồi trong hệ thống ca dao, tục ngữ của người Việt, cho nên khi trực tiếp đối diện với tình cảnh bi hài của thời điểm hiện tại, nữ sĩ họ Đoàn mới mượn tích ca dao này để chửi khéo, mà sao chửi khéo? Chửi thẳng vào mặt gã cuội Trạng Quỳnh trơ trẻn đang đứng chăm bẳm, ló thụt bên ngoài phòng tắm, nơi bà đang tắm giặt. Nói, diễn ra tuồng tích bài bản, lớp lang như vậy bởi bên trái chữ Da 䏧 là bộ Nguyệt 月, Nguyệt 月 là trăng. Chữ bên phải chữ Da 䏧 gồm hai chữ Tịch 夕 nhập lại ra chữ Đa 多. Đa 多 ngoài nghĩa nhiều, thì nghĩa còn lại là cây đa, gốc đa hay lá đa như đã nói.
Bì 皮:
Ngoài nghĩa là da, theo nghĩa Hán, thì nghĩa muốn nói, muốn nhấn mạnh ở đây của tác giả câu đối, thì Bì 屄 cũng có nghĩa là chỉ cho cửa mình, nơi ẩm thấp -Bì 埤- của người phụ nữ đang lúc có kinh nguyệt. Người phụ nữ ở đây là bà Đoàn Thị Điểm, người trong cuộc. Lúc này, bà Đoàn còn muốn trên cơ, cho mình là chị -tỷ 姊- của chú cuội Trạng Quỳnh, kẻ có ý tà vạy đang đứng chăm bẳm, ló thụt bên ngoài phòng tắm.
Đây là phần đối đáp giữa hai chữ, một Nôm, một Hán theo hàng ngang. Tiếp theo, là các chữ còn lại. Sau chữ Da 䏧 là chữ Trắng 壯. Trắng 𤽸 ngoài nghĩa là trắng trẻo, nghĩa còn lại trắng 壯 là nói rõ ra, nói trắng ra. Nói rõ ra, trắng ra chuyện gì? Muốn liễu nghĩa chỗ này, chúng ta cũng làm như trước, đó là băng qua các chữ chắn ngang phía trước, tìm hiểu chữ Bạch 白 là kỳ phùng địch thủ đang đứng đối diện, chờ đợi bên kia chiến tuyến. Bạch 白 tiếng Hán nghĩa là trắng, lại Bạch 白 cũng có nghĩa là rõ, là sáng tỏ. Hoặc Bạch 白 là chỗ lỗ hổng, khe hở, trống rỗng. Nghĩa này cũng không ngoài nghĩa ám chỉ cho cửa mình, giới tính người phụ nữ vậy. Bạch 白 còn thêm nghĩa là tự sự, phần trình bày sự việc ngọn ngành đầu cua tai nheo gì đó cho người nào đó lắng nghe, gọi là biện bạch. Bạch 白 còn có thêm nghĩa là mất công, toi công, uổng phí thời gian, công sức chờ đợi. Nhưng ai là người đang đứng lắng nghe câu chuyện được người nào đó đang trình bày, biện bạch? Người trình bày, biện bạch câu chuyện khỏi nói chúng ta cũng đã biết đó là nữ sĩ Hồng Hà. Còn nếu nói người đang đứng bên ngoài phòng tắm lắng nghe câu chuyện trình bày là tay tổ chọc trời khuấy nước mặc dầu, nghênh ngang nào biết trên đầu có ai Trạng Quỳnh kia thì chưa được đúng và hay cho lắm.
Để hiểu ra chỗ này, xin mời các bạn đọc thêm phần giải thích chữ Trắng 壯 thì mọi việc trắng đen sẽ rõ ra như ban ngày liền thôi. Ở bên phải chữ Trắng 壯 là bộ Sĩ 士. Sĩ 士 là người có học vấn, trí thức hiểu biết hơn người. Hay sĩ 士 là học trò, những người chuyên nghiên cứu văn chương, chữ nghĩa, có tư cách, đạo đức thì đều được gọi là sĩ 士 cả. Hoặc người con gái, phụ nữ nào có tư cách, trình độ, hiểu biết như học trò thì cũng đều gọi là sĩ 士. Chữ Sĩ 士 này là dùng ám chỉ cho bà Đoàn Thị Điểm, tức nữ sĩ Hồng Hà. Chữ còn lại bên trái chữ Trắng 壯 là chữ Tường 爿. Tường 牆 có nghĩa là vách tường. Đồng thời, tường 詳 cũng có nghĩa là tỏ tường. Tỏ tường là hiểu rõ đầu đuôi, ngọn ngành sự việc. Vậy ai là người hiểu rõ, tỏ tường đầu đuôi sự việc? Thưa, đó chính là chú dê xồm, dê chúa Trạng Quỳnh kia chớ còn ai vào đây hòng trồng khoai đất này nữa? Nói như vậy bởi bên trái chữ Tường 詳 là bộ Ngôn 言. Ngôn 言 là lời nói, là văn chương, thơ phú, văn tự được mang ra đối đáp giữa hai bên của câu chuyện. Chữ còn lại bên phải là chữ Dương 羊. Dương 羊 tiếng Hán là con dê. Con dê ở đây chính là con dê chúa Trạng Quỳnh kia vậy!
Hai chữ Trắng 壯, Bạch 白 như đã giải thích này cũng được trình bày như hai chữ Da 䏧, Bì 皮 ở trên:
2- Trắng 壯:
Là trắng trẻo -𤽸-, hoặc Trắng -壯- là nói rõ ra, nói trắng ra. Người nói rõ, trắng ra sự việc là nữ sĩ Hồng Hà -士-, là chủ thể câu chuyện, câu đối. Còn người đứng nghe rõ ràng đầu đuôi, tỏ tường -詳- vụ việc chính là chú dê xồm, dê chúa Trạng Quỳnh, kẻ đang đứng chăm bẳm, hai mắt láo liên bên ngoài vách tường 牆 phòng tắm kia đó! Bớ làng! Bớ làng!
Bạch 白:
Là đã rõ, đã sáng tỏ. Hoặc Bạch 白 là chỉ cho cửa mình người phụ nữ. Bạch 白 thêm nghĩa là lỗ hổng, khe hở, trống rỗng, là nơi chị và chú -壯- cùng chui ra đó chú cuội Trạng Quỳnh ngồi gốc cây đa, chờ khi trăng lặn rình nàng nguyệt nga ạ. Đây là ý nói của bà Đoàn, không phải ý của chúng tôi. Bởi đây là câu chuyện dối đáp của hai người trong cuộc thời đó, nữ sĩ Hồng Hà và tay chọc trời khuấy nước Trạng Quỳnh. Giải thích văn, thơ thì phải giải theo ý tác giả, theo vụ việc của hiện trường, có sao nói vậy, không được nói thêm, bớt gì vào câu chuyện. Bạch 白 nghĩa chính là phần tự sự, trình bày câu chuyện, đầu đuôi sự việc cho người nghe và hiểu, gọi là biện bạch. Người biện bạch, trình bày là nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm. Còn người đứng bên ngoài vách tường -牆- lắng nghe câu chuyện, lắng nghe câu đối là con dê chúa, dê xồm -羊- Trạng Quỳnh, kẻ đang hí hửng, tí tửng chuyện bậy bạ, hắc ám trong đầu kia kìa!
Đây chúng ta mới chỉ hiểu sát nghĩa, liễu tri được bốn chữ Da 䏧, Trắng 壯, Bì 皮, Bạch 白. Chữ còn lại là chữ Điểm. Điểm là tên của bà Đoàn Thị Điểm 段氏點. Điểm 點 còn có nghĩa là nét chấm. Điểm 點 cũng là vết, là dấu, như vết mực, vết bẩn làm cho hoen ố, bẩn áo quần. Hoặc điểm 點 là chỗ, là nơi, và là thời điểm xảy ra vụ việc, câu chuyện. Vậy đó là thời điểm, địa điểm nào của câu chuyện đã đang xảy ra? Đó chính là căn phòng tắm, nơi nữ sĩ Hồng Hà đang tắm giặt thì bất chợt con dê chúa Trạng Quỳnh lần mò tìm tới tính chuyện xằng bậy. Lại lúc này cũng là thời điểm bà Đoàn đang vướng bận chuyện muôn thủa của người phụ nữ mà không tiện nói ra ở đây. Xin hết.
Tóm lại. Với câu đối vỏn vẹn năm chữ DA TRẮNG ĐIỂM BÌ BẠCH 䏧壯點皮白 như chúng tôi đã giải thích ở trên của bà Đoàn Thị Điểm khi xưa thiết nghĩ cho dù ngày ấy có tập trung lấy cuốc xẻng đào mồ mã ông cao tằng cố tổ dòng họ Trạng Quỳnh lên để đáp họa cũng không bao giờ được, chứ đừng nói chỉ riêng mỗi chú cuội Trạng Quỳnh. Vì thế, sau khi nghe nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm đưa ra câu đối nói trên thì Trạng Quỳnh liền trố mắt, đứng im thin thít, cứng ngắc, ngẩn tò te ngay tại chỗ, và không dám hó hé, rục rịch, cục cựa gì hết trơn hết trọi. Liền sau đó Trạng nhà ta tìm cách rón rén rút êm, có trật tự. Tội nghiệp.
Trong năm chữ nghiệt ngã này, thì hai chữ đầu Da Trắng 䏧壯, bên trái thuộc chữ Nôm 喃, mà Nôm 喃 cũng đọc là Nam 南. Nam 南 là hướng Nam, hoặc nam 男 là giới tính nam. Hay nam là cây nêm, vật dùng để nêm cán cuốc, cán cào cỏ cho chặt, lưỡi khỏi phải lung lay, lúc lắc. Nói khác đi, hai chữ Da Trắng 䏧壯, chữ Nôm này được nữ sĩ họ Đoàn dùng ám chỉ cho phái nam là Trạng Quỳnh. Còn hai chữ cuối, phía bên kia là Bì Bạch 皮白 thuộc chữ Hán 漢. Hán 漢 là người Hán, người Tàu, người Tàu thì ở phương Bắc 北. Bắc 北 ngoài nghĩa phương Bắc, thì Bắc 北 còn có nghĩa bên hữu, tay hữu, như người vợ thứ ba của Hoàng Đế Quang Trung về sau được sắc phong là Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. Bắc cung là hữu cung, là cung nằm bên tay hữu. Còn Tả cung nằm bên tay trái. Đây là sự đối lập, tương phản hết sức độc đáo, có một không hai của câu đối năm chữ do nữ sĩ Hồng Hà trong thời điểm nghiệt ngã bất chợt ngày ấy đưa ra để ứng phó với địch thủ đã đang có ý định không tốt, không hay trong tình thế bất dắc dĩ, nhà Phật gọi là ỨNG LÝ TÁC Ý, cho kịp thời, kịp lúc với tình huống trớ trêu, bi hài và cũng hết hết sức nguy hiểm để tự cứu mình thoát khỏi nanh vuốt nguy hiểm của chú cuội Trạng Quỳnh kia quả là tuyệt chiêu. Hết chỗ chê. Thật không còn gì để nói, để khen nữ sĩ họ Đoàn hơn được nữa. Phải không các bạn?
Nhưng để hiểu, để liễu nghĩa được bốn chữ, hai Nôm, hai Hán này thì cần phải có cái gương soi phản chiếu sự việc hai bên là chữ Điểm 點 đứng ở chính giữa. Thiết nghĩ, nếu không có chữ Điểm 點 đứng ở giữa này với các nghĩa đã giải thích ở trên thì các chữ đối lập hai bên sẽ không bao giờ được người đọc, người nghe liễu nghĩa ra sự thật câu chuyện là gì, và nó xảy ra ở tại đâu, trong thời điểm nào? Và đây chính là lý do thiết yếu để chú cuội Trạng Quỳnh kia sau khi nghe được câu đối mang tính điểm nhãn, điểm huyệt, dạy đời nghiệt ngã của chủ thể câu chuyện nên đành phải bỏ chạy mất tăm dạng, không dám hó hé, rục rịch gì trước tài nghệ văn chương, thơ phú có một không hai của nữ sĩ Hồng Hà vậy. Nói như vậy bởi kẻ thắng, người thua đều là chỗ quen biết, không hề xa lạ, ai giỏi, ai dở, sở trường, sở đoản của mỗi người tất cả hai phải biết về nhau rất rõ, từng chi tiết một. Và đây chính là một trong những lý do để nữ sĩ Hồng Hà mở miệng ra là chiến thắng, đè bẹp chú cuội Trạng Quỳnh rất dễ dàng, hệt như lúc thò tay lấy đồ trong túi ra vậy. Mặc dù chú cuội Trạng không phải là tay vừa vặn gì đâu?
Câu đối năm chữ nói trên được bà Đoàn nói ra khi xưa cũng chỉ để đám hậu sanh khả úy ngày sau đọc, nói nghe cho vui tai vui miệng lúc tập trung trà dư tửu hậu, chè chén say sưa nghiêng ngã chứ cũng chả ai hiểu đầu đuôi mô tê răng rứa chi chi cả. Nhưng lạ là ở chỗ, cũng có kẻ hợm mình, cho ta là hay giỏi, ngồi nặn óc, lấy câu RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM để đáp, họa lại câu mà chú cuội Trạng đã chấp nhận bó tay, bỏ chạy mất tăm dạng khi xưa. Chứ có mấy ai hiểu ra rằng câu đối của bà Đoàn về sau đã bị chỉnh sửa, tam sao thất bổn sai, bậy, mất dấu, chữ ĐIỂM biến thành chữ VỖ vô nghĩa, rỗng tuếch. Từ cái sai này nó sẽ dẫn đến những cái sai, thậm chí những cái ngu khác, chả ai biết đâu mà lần. Nếu hôm nay chúng tôi không làm việc chỉnh sửa, phục hồi chữ nghĩa này, thì tuyệt đối sẽ không có một ai hôm nay có thể ra tay chỉnh sửa hoặc giải thích được năm chữ vô cùng nghiệt ngã, hóc búa vừa mang tính một chọi một, thách đố cá nhân, vừa thách thức cả lịch sử văn học đất nước của nữ sĩ họ Đoàn kia.
Đọc qua phần giải nghĩa của chúng tôi, các bạn thấy câu đối năm chữ DA TRẮNG ĐIỂM BÌ BẠCH này của nữ sĩ họ Đoàn là câu hoàn toàn không có chút dung tục nào trong đó cả. Nhưng về sau, đám văn học ăn ở không sinh nhiều chuyện bậy Bắc Nam mới lấy câu đối này ra bàn luận lung tung, cho bà Điểm này nọ với đủ loại từ ngữ khó nghe, khó tiêu. Đây là cái dốt muôn thủa của đám văn học Bắc Nam vậy.
Dưới đây là câu chuyện liên quan đến tài ăn nói, đối đáp, xướng họa văn thơ một chạm một một mất một còn của nữ sĩ Hồng Hà, Trạng Quỳnh và các sứ thần phương Bắc khi họ đến nước ta thời ấy. Mời các bạn đọc lại đoạn trích này để xem tài nghệ của hai nhân vật lịch sử này từng phô diễn tài năng ăn học của mình ra sao trước những người đại diện cho trí tuệ đất nước, dân tộc phương Bắc phía bên kia màn sương.
Năm ấy, được tin sứ nhà Thanh khét tiếng hống hách sắp sang nước ta, vua Lê, chúa Trịnh tỏ ý lo ngại. Tin vào tài ứng đối của Quỳnh, triều thần giao cho trạng giữ việc tiếp sứ. Trạng cho dựng một ngôi quán nhỏ bên bờ sông Cái, xin vua triệu bà Điểm ra đó ngồi bán hàng. Còn mình tự quản một chiếc đò, nhận đón chở sứ bộ qua sông.
Mấy tên trong sứ bộ Tàu vừa đến nước ta, qua ngôi quán bà Điểm, nhác trông cô hàng nước xinh tươi, óng ả, liền thả lời bỡn cợt. Một tên líu lớ đọc bâng quơ:
Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh.
(Dịch nghĩa: Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày. Ý nói mỉa đàn bà nước này lẳng lơ).
Bà Điểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi nước cốt xuống đất, nói trống không:
Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất
(Dịch nghĩa: Bọn quan to, ông nhớn ở nước phương Bắc đều từ chỗ ấy mà chui ra cả).
Câu đối lọt vào tai bọn sứ bộ, chúng giật mình, câm họng. Dè đâu chị hàng bán nước mà tài học cũng siêu việt đến thế!
Tiếp đến lúc xuống đò, Quỳnh đã ăn mặc giả làm chú lái, cầm sào đợi sẵn… Đò ra giữa dòng sông, một tên trong đoàn sứ bộ hổng ruột, lỡ xổng ra một tiếng “bủm”. Hắn đã không biết sượng mặt, còn đọc một câu chữa thẹn lếu láo:
Lôi động Nam bang
(Sấm động nước Nam)
Trạng Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng thẳng, vạch quần đái vổng cần câu xuống nước mà nói:
Vũ qua Bắc hải
(Mưa qua bể Bắc)
Tên sứ Tàu giận điên tiết, xộc lại định đánh Quỳnh, Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:
Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ
(Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế)
Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Từ đó, cả bọn sứ Tàu bấm nhau ngồi im thin thít.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
***
3- DA TRẮNG ĐIỂM BÌ BẠCH LÀ GÌ?
HAY MA TRẬN CỦA CHỮ NGHĨA
Bài viết trước chúng tôi đã giải thích về câu đối năm chữ "Da trắng điểm bì bạch" mang những ý nghĩa gì của nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm rồi. Nhưng trong bài viết đó chúng tôi cũng chỉ mới giải thích các chữ với sự liên hệ băng ngang để tìm ra những giá trị bật nổi, đặc biệt, độc đáo của mỗi từ, chữ khi chắp nối chúng lại với nhau. Bài viết này hôm nay chúng tôi muốn các bạn cần phải hiểu năm chữ "Da trắng điểm bì bạch" theo một cách khác, đặc biệt hơn, với cách bố trí phương vị chữ nghĩa theo mật ý của chủ thể câu chuyện hòng dàn trận, đánh cho địch thủ tan tác, không còn manh giáp, phải quăng hết giày dép, mũ nón ôm đầu máu bỏ chạy thục mạng xì khói trắng khói đen quá buồn cười. Nó giống hệt như trận đánh phủ đầu mà Hoàng đế Quang Trung và đội hùng binh cứu viện Tây Sơn từng bố trí, nằm mai phục chờ sẵn, đợi đúng thời điểm sẽ bất ngờ chọc năm mũi tiến công vào năm cửa thành Thăng Long, nơi đám lính cọp beo Thanh triều đang trấn ngự vui xuân chờ qua tết kéo vào Phú Xuân bắt Nguyễn Huệ làm dê tế thần cuối năm năm 1788-1789 như chúng đã hồn nhiên, dõng dạc tuyên bố khi xưa. Dẹp sạch đám giặc đỏ Tây Sơn kia cho bỏ ghét. Chủ thể câu chuyện ở đây là bà Đoàn, chứ không phải là chúng tôi. Chúng tôi chỉ là người đứng ngoài cuộc câu chuyện, là kẻ hậu sanh, ngày nay có điều kiện thư thả, ngồi nhớ lại con đường đi qua của các bậc tiền nhân cổ đức khi xưa trong công cuộc dựng xây đất nước, phát triển văn hóa, khai sáng trí thức, sự hiểu biết cho mọi tầng lớp xã hội cũng xin mạo muội có đôi lời về câu đối thuộc dạng văn chương, chữ nghĩa trác tuyệt, hóc hiểm, có một không hai của nền văn học trung đại hầu khơi gợi cho con người ngày nay cần phải đặt ra niệm suy tư đúng đắn, rõ ràng, cụ thể để cùng nhau nhìn nhận lại những giá trị vĩnh hằng, bất biến của nền văn hóa dân tộc, đất nước. Đây là thiện ý của chúng tôi vậy.
Trước hết, mời các bạn làm theo như sau, đó là sắp xếp năm chữ "Da trắng điểm bì bạch" đúng như con số ngũ -năm- của hột xí ngầu là 2 trên, 2 dưới, và 1 ở chính giữa. Khi các bạn bố trí năm con chữ theo phương vị đúng như đã nói rồi, thì bây giờ bên tay trái các bạn, ở trên là chữ Da 䏧, dưới là chữ Trắng 壯. Phía bên kia, bên tay phải, trên là chữ Bì 皮, dưới là chữ Bạch 白. Ở chính giữa bây giờ là vị trí của chữ Điểm 點 còn lại. Các bạn lưu ý, xin lập lại một lần nữa, đây là sự sắp xếp chữ nghĩa theo mật ý của nữ sĩ Hồng Hà, người dàn trận đánh chữ nghĩa, văn chương trước kỳ phùng địch thủ thời ấy tục gọi là Trạng Quỳnh để xác định ai là người giỏi hơn ai, ai là kẻ phải thua cuộc, chuyển thắng thành bại, và sự bình ổn cho chủ thể sẽ được vãn hồi mau chóng nội trong tích tắc với năm chữ ma quái biến ảo khôn lường, quỷ khóc thần sầu, tiên thánh rơi lệ, ngậm ngùi, xin chắp tay cúi đầu chào thua, rút êm trước tài nghệ văn chương độc đáo của nữ sĩ họ Đoàn chứ đừng nói đó là nhân vật tục gọi là Trạng Quỳnh kia. Chứ đây không phải do chúng tôi ngồi tại chỗ suy diễn, vẽ vời ra đủ chuyện hòng đảo điên nhân tình, kích động đầu óc tò mò, hiếu kỳ, ưa tọc mạch của mọi người.
Bố trí chữ nghĩa, văn tự theo phương vị bốn hướng xong xuôi, tiếp theo, các bạn lấy thước hay vẽ tay cũng được, gạch sao cho thẳng một đường chéo từ chữ Bạch 白 bên tay phải, bên dưới lên chữ Da 䏧 bên trái. Tiếp nữa, các bạn gạch đường chéo còn lại từ chữ Bì 皮 bên phải xuống chữ Trắng 壯 ở dưới, bên trái. Khi các bạn gạch hai đường chéo hai bên trái phải, tạo thành dấu nhân như vậy xong rồi, vào lúc bấy giờ các bạn sẽ thấy điểm gặp nhau của hai đường chéo chính là chữ Điểm 點 nằm ngay ở vị trí chính giữa. Nói thêm lần nữa, đây không phải do chúng tôi ăn ở không ngồi suy diễn, vẽ vời, bày ra lung tung, đủ thứ chuyện tào lao thiên tướng, mà đây chính là một trong nhiều nghĩa của chữ Điểm 點. Theo tiếng Hán, Điểm 點 là nơi gặp nhau của hai đường chéo, danh từ chuyên môn gọi là Lưỡng tuyến đích giao điểm: nơi gặp nhau của hai đường chéo.
Sau khi chúng ta đã gạch xong hai đường chéo như đã nói, đồng thời, lúc bây giờ chúng ta cũng sẽ thấy có sự liên hệ hết sức chặt chẽ, chi tiết, cụ thể, logic của các chữ nằm trên hai đường chéo này. Như khi chữ Da 䏧 gặp chữ Bạch 白, chữ Bì 皮 gặp chữ Trắng 壯. Và với cách liên hệ, gặp gỡ, tương tác thế này của các từ, chữ không phải như cách mà chúng tôi đã nói, giải thích trên bài viết 2 Da trắng vỗ bì bạch là gì? mà các bạn đã đọc qua. Rồi với cách bố trí, sắp xếp chữ nghĩa thế này tất nhiên nó cũng sẽ có những cách giải thích khác nhau, mới hơn, độc đáo và bất ngờ hơn, không phải như cách giải thích ở bài viết trước. Dưới đây là sự giải thích chữ nghĩa theo cách bố trí phương vị ở trên. Mời các bạn đọc qua xem thế nào.
Bắt đầu từ chữ Bạch 白, như đã nói, Bạch 白 là trắng, màu trắng, hay Bạch 白 là sáng tỏ, rõ rệt, dễ phân biệt đâu ra đấy, không còn ở trong tình trạng u ám, mờ mờ tỏ tỏ, ma ma phật phật, u u minh minh gì nữa. Nói như vậy bởi chữ Bạch 白 gồm bộ Nhật 日 và bộ Phiệt 丿nhập lại ra chữ Bạch 白. Nhật 日 là mặt trời, mà mặt trời với ánh nắng, tia nắng -nét phẩy chữ phiệt 丿tượng trưng cho tia nắng, ánh nắng- khi quét, soi qua những đâu thì bóng tối, sự u ám ở nơi đó liền tan, biến và mọi vật khuất chìm, mờ mờ bao lâu liền sáng tỏ, bày hiện ra rõ ràng, dễ phân biệt, đâu ra đấy. Bóng tối mờ mờ ở đây là dụ cho tình trạng chú cuội Trạng Quỳnh đang ngồi núp ở gốc cây đa vào một đêm trăng sáng thời xa xưa, cuội Trạng lúc này chỉ chờ khi trăng lặn vào mây là sẽ rón rén dòm rình nguyệt nga lúc đang tắm. Tình cảnh vừa bi hài vừa ảo diệu cao sâu, thâm thúy này là được diễn, nói ra từ chữ Da 䏧 với bộ Nguyệt 月 bên tay trái và hai chữ Tịch 夕 nhập lại ra chữ Đa 多 bên tay phải mà các bạn cũng đã biết rồi. Nhưng nếu nói nhờ ánh sáng, tia sáng mặt trời từ bên này soi, chiếu qua mà mọi vật trong bóng tối bên kia được nhìn nhận, phân biệt ra dễ dàng, cụ thể thì cũng chưa được đúng và hay cho lắm. Chỗ này cần phải hiểu thêm như sau thì mới hết nghĩa, hết ý, nhất đúng với mật ý của chủ thể câu chuyện, người dàn binh bố trận, mở màn trận đánh chữ nghĩa văn chương có một không hai trong lịch sử văn học, và trận đánh chữ nghĩa lịch sử này đã đẩy, đưa kỳ phùng địch thủ Trạng Quỳnh rơi vào tình thế thảm bại cay đắng, nhục nhã ê chề đến muôn phần.
Như đã nói, trong chữ Bạch 白 ngoài bộ Nhật 日 còn có bộ Phiệt 丿. Phiệt 丿có nhiều nghĩa, nghĩa chính, muốn nói ở đây là trâm anh thế phiệt, và trâm anh thế phiệt là ám chỉ cho dòng dõi, gia tộc của nữ sĩ Hồng Hà. Đến đây, dù muốn hay không, ít hay nhiều, chúng ta cũng cần phải đọc qua tiểu sử và thành phần xuất thân của bà Đoàn để thử xem những gì được bà cho biết về lai lịch, tông tích của mình trong mấy chữ vắn tắt, cô đọng nói trên là đúng hay không.
Tiểu sử bà Đoàn Thị Điểm
Bà Đoàn Thị Điểm, hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Hiến Phạm (còn gọi là Giai Phạm, tên nôm là làng Giữa), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.
Theo gia phả họ Đoàn, Tằng tổ của Bà Điểm là Ông Lê Công Nẩm, làm quan võ tới chức Thái Thường Tự Thiếu Khanh, được tước phong Thiêm Hào Tử; Nội tổ là Ông Lê Doãn Vi, người có tài văn học, làm quan đến chức Xã quan; Thân phụ là Ông Lê Doãn Nghi đậu Hương Cống (Cử Nhân) năm 21 tuổi. Từ đây, Ông đổi qua họ Đoàn, gọi là Đoàn Doãn Nghi. Ông có một thời gian dài dạy học ở thôn Lạc Viên, huyện An Dương, nay thuộc Hải Phòng.
Mặc dù là phận gái, nhưng với tư chất thông minh đặc biệt, ngay từ thuở nhỏ bà Đoàn Thị Điểm đã được học đủ Tứ Thư, Ngũ Kinh… lại được mẹ dạy cho học nữ công gia chánh nên đến năm 16 tuổi, bà đã nổi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi. Quan Thượng thư Lê Anh Tuấn, vốn quen biết Đoàn Doãn Nghi, lại mến tài văn chương và đức hạnh của Đoàn Thị Điểm nên đã nhận bà làm con nuôi. Kể từ đó, bà về ở nhà của dưỡng phụ tại trường Bích Câu, kinh thành Thăng Long. Đây là thời gian bà đọc được rất nhiều sách vở quý trong kho sách của quan Thượng thư, nên vốn kiến thức được mở rộng, lại tiếp xúc với nhiều người danh vọng, khoa bảng vì vậy tiếng tăm về tài ứng đối văn chương, về hoa tay khéo léo của tài nữ họ Đoàn càng lan xa. Khi dưỡng phụ có ý tiến cử bà vào cung Chúa Trịnh để dạy các cung nữ, bà kiên quyết từ chối, vì không muốn bị gò bó trong chốn triều đình.
Năm 1724 nghe tin cha ốm nặng, tình hình chính trị ở Thăng Long lúc đó lại rối ren, bà đã xin phép Thượng thư về quê phụng dưỡng cha.
Sau khi cha mất, anh trai bà là Đoàn Doãn Luân mở trường dạy học. Nhưng ông Luân mất sớm, bà lại đem gia đình lên Sài Trang, ở đây bà được tiến cử vào cung Chúa Trịnh dạy học nhưng khi ở trong cung, thấy rõ sự thối nát của triều đình, nên bà lại xin trở về quê nhà.
Năm 1739, giặc dã nổi lên khắp nơi, bà cùng mẹ, chị dâu và hai cháu tản cư đến làng Chương Dương bên bờ sông Nhị Hà, gần Hà Nội. Lúc đầu, bà làm nghề xem mạch, bốc thuốc, gần như một tay nuôi sống cả gia đình nhưng chí hướng của bà là nối nghiệp cha và anh mở trường dạy học, mong đem hết tài năng của mình để truyền lại cho thế hệ sau, đào tạo lớp người mới, vừa có kiến thức cao vừa có đạo đức để giúp dân, giúp nước. Bà nhận thấy, từ trước tới nay chưa có một phụ nữ nào dạy học mà có học trò thành đạt cả. Với quyết tâm và tài năng của mình bà xin mở trường dạy học đào tạo nhân tài. Học trò theo học rất đông và đúng với lòng mong ước của bà, trong số học trò, có ông Đào Duy Doãn ở làng Chương Dương, sau này thi đỗ Tiến sĩ năm 1763.
Năm 1743 bà kết hôn với ông Nguyễn Kiều-một người học rộng tài cao (18 tuổi đỗ Giải nguyên, 21 tuổi đỗ Tiến sĩ). Sống với nhau chưa được bao lâu thì quan Thị lang Nguyễn Kiều nhận được lệnh phải đi sứ sang Trung Quốc. Bà Đoàn Thị Điểm, một mình chăm sóc cả hai gia đình nội ngoại. Trong khoảng thời gian này, bà nhận được bản Chinh Phụ Ngâm Khúc viết bằng Hán văn của Đặng Trần Côn. Đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ, bà dịch ra thơ Nôm bản Chinh phụ ngâm này, cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, bản dịch Chinh phụ ngâm của Hồng Hà nữ sĩ được xem là tác phẩm ưu tú nhất của nền thi văn trung đại Việt Nam. Chính tác phẩm này đã đưa tên tuổi của bà lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà. Tương truyền, bà Đoàn Thị Điểm viết sách nhiều nhưng đến nay hầu hết bị thất lạc, hậu thế chỉ còn biết đến một vài tác phẩm của Hồng Hà nữ sĩ (trong đó có Truyền kỳ tân phả viết bằng chữ nho).
Tháng 8 năm 1748, trên đường theo chồng vào Nghệ An, bà bị ốm nặng và mất ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão 1748. Phần mộ của bà hiện nay an táng tại phường Phú Thượng quận Tây Hồ, Hà Nội.
Bà Đoàn Thị Điểm được người đời sau tôn kính không chỉ vì tài văn thơ điêu luyện, đặc sắc, mà còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng đáng và là mẫu người phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đại. Bà là ngôi sao sáng trong hàng ngũ những nữ sĩ Việt Nam, một nhà giáo, một lương y tài đức vẹn toàn. (Nguyễn Dũng)
Đoạn trích này chúng tôi lấy trên trang mạng, của tác giả Nguyễn Dũng nào đó. Như vậy, chúng ta đã biết, gia thế của bà Đoàn ngày xưa được xem là dòng dõi quan quyền, địa vị, được trọng vọng trong xã hội thời đó, vì thế, bà Đoàn phải thuộc hàng thế phiệt trâm anh đặc biệt như bà đã cho biết qua câu đối năm chữ tuyệt hay lưu truyền dân gian muôn thủa là quá đúng, không còn phải bàn cãi gì nữa ở đây. Như thế, theo đúng nghĩa giải thích, chữ Bạch 白 có nghĩa là biện bạch, như khi người dưới nói với người trên thì gọi là biện bạch. Người dưới nói với người trên chính là thái độ và những lời nói mào đầu vụ việc của Trạng Quỳnh với bà Đoàn với ý định xin mở cửa phòng tắm bước vào. Đồng thời, cũng qua chữ Bạch 白, bà Đoàn đã đưa ra câu đối năm chữ không ngoài mục đích vừa thách thức khả năng văn chương, tài ăn học của địch thủ vừa mang tính khai mở, răn dạy, giáo đầu, chỉ ra cái gì đúng, cái gì sai, cái gì hợp lý, cái gì vô lý trong những hành động và lời nói của Trạng Quỳnh vào trong thời điểm vừa gay cấn, kịch tính vừa bi hài lúc đó. Đây chính là nội dung, sự liên hệ chữ nghĩa tuyệt hay của đường gạch chéo từ vị trí Đông sang Tây, từ chữ Bạch 白 Hán tự sang chữ Da 䏧 Nôm tự vậy.
Đường gạch chéo còn lại là từ chữ Bì 皮 kéo xuống chữ Trắng 壯. Cả hai đường gạch chéo này xin các bạn lưu ý là đều xuất từ phía bên tay hữu, tức ở hướng Bắc, nói như thế bởi chủ thể câu chuyện là người nữ, là người đã đang nắm thế chủ động, điều khiển mọi việc trước mắt theo ý của mình. Còn hướng ngược lại bây giờ lâm vào thế bị động, đối tượng vào lúc bấy giờ được xem là kẻ dưới cơ, chưa biết thế trận sẽ toang vào lúc nào, và y sẽ bỏ chạy mất dép, ngã sấp mặt u đầu, bưu trán, xịt máu mũi vào lúc nào. Chúng ta hãy chờ xem hồi sau sẽ rõ.
Như các bạn đã biết, Bì 皮 có nghĩa là da. Lại Bì 比 cũng đọc là Bỉ 比, Bỉ 比 là chữ dùng để so sánh, đánh đọ giữa hai bên, hai sự vật với nhau để thử xem bên nào hơn, bên nào thua, bên nào giỏi, bên nào dở, bên nào nặng, bên nào nhẹ. Do đó, y cứ vào nội dung câu chuyện, khi nói đến Bỉ 比, phía bên này, chỉ mình, là phải nói đến Thử 此, phía bên kia, bên ấy, chỉ người, cũng như khi nói âm thì cũng phải nói dương, nói thượng là phải nói đến hạ, vvv... Đây chính nguyên tắc bất di dịch của những từ, chữ thuộc dạng đối đáp, xướng họa theo ngôn ngữ, chữ viết Hán tự vậy. Bì 比 ở đây cũng đọc là tỵ, tỳ, tì, tỷ, tý. Và Tỵ 巳 là chi thứ sáu trong 12 chi Tý Sửu Dần Mẹo, vvv...
Chúng tôi đã có nói trên bài viết trước, rằng trong chữ Trắng 壯, chữ đối diện với chữ Bì 皮 đã giải thích gồm hai chữ nhập lại, đó là chữ Tường 爿 và bộ Sĩ 士. Sĩ 士 trước hết là chữ nói về lai lịch, thành phần xuất thân của nữ sĩ Hồng Hà thuộc dòng dõi con nhà trâm anh thế phiệt, nổi tiếng một thời, là người có ăn học, đầy đủ ngũ thường nhân lễ nghĩa trí tín, có công dung ngôn hạnh, nết na, thùy mị đàng hoàng. Phần này chúng ta đã biết. Riêng chữ Tường 爿 chúng ta cần được biết thêm. Tường 牆 trước hết là bức tường thấp. Sau, tường có nghĩa là tỏ tường. Tỏ tường là đã hiểu ra đầu đuôi vụ việc, ngọn ngành của câu chuyện úp úp mở mở, hư hư thực thực gì đó. Vậy chuyện đó, chuyện úp mở, thực hư đó là chuyện gì? Muốn biết, chúng ta chỉ còn việc đào sâu vào từng từ, chữ mật mã trong văn bản, ngoài cách này ra thì không còn cách nào khác hơn được nữa. Bên trái chữ Tường 詳 là bộ Ngôn 言. Ngôn 言 là ngôn ngữ, là lời nói được triển khai, viết thành văn chương, thơ phú, văn tự, văn phong của những người trong cuộc nói ra trong thời điểm hiện tại. Chữ bên phải chữ Tường 詳 là chữ Dương 羊. Dương 羊 là con dê. Con dê ở đây là ám chỉ cho kẻ có ý tà vạy đứng rập rình, ló thụt ngoài phòng tắm lúc bà Đoàn đang tắm. Khỏi nói chúng ta cũng đã biết kẻ có ý tà vạy, bậy bạ, e hèm kia là Trạng Quỳnh rồi.
Đúng không?
Đúng hay sai, vậy xin chờ xem hồi sau sẽ rõ. Hạ hồi phân giải. Lo gì.
Như đã nói, chữ Bì 皮 còn đọc là Bỉ 比, và Bỉ 比 là chữ dùng để so sánh, đánh đọ giữa hai bên, hoặc hai con người để thử xem hai bên, hai con người ai đúng ai sai, ai giỏi, ai dở, bên nào trọng, bên nào khinh. Do đó, để làm sáng tỏ, tức viết, nói ra chỗ này thì chủ thể câu chuyện đã mượn hoặc sử dụng chữ Trắng 壯 để dựng lại hiện trường của vụ việc xảy ra ngay trong thời điểm gay cấn lúc đó. Vì thế, chúng ta thấy chữ Trắng 壯 gồm hai chữ đại diện cho hai tính cách hai con người, đó là chữ Tường 爿 và chữ -bộ- Sĩ 士. Hai chữ này chúng tôi đã giải thích, và các bạn cũng đã đọc qua, nắm bắt được đầu đuôi sự việc thế nào rồi.
Với cách dàn binh bố trận, bày ra bát quái mê hồn trận chữ nghĩa thế này theo phương vị như chúng tôi đã trình bày, giải thích nội dung của từng từ, chữ qua các bài viết, ở đây là hai đường gạch chéo với tâm điểm gặp nhau ở giữa là chữ Điểm 點. Điểm 點 như đã nói là một dấu chấm, hay là vết, như vết mực, vết bẩn có thể sẽ làm hoen ố áo quần. Hoặc điểm là hạt, là giọt, như giọt mưa, giọt máu. Điểm 點 cũng là điểm mốc để nhận dạng, xác định cho vụ việc gì đó, như cột mốc đường bộ, cột mốc giải tỏa nhà cửa. Điểm 點 khỏi nói các bạn cũng đã biết, là nơi giao nhau của hai đường chéo, tạo thành dấu nhân. Điểm 点 còn là nơi, chỗ, chốn nào đó hiện đã đang xảy ra vụ việc gì đó của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Điểm 點 thêm nghĩa là dạy, bảo, chỉ bày, nhà phật gọi là điểm đạo, điểm nhãn, nhà võ gọi là điểm huyệt. Điểm 點 nói rộng ra là còn dùng để chỉ vào bộ phận nào đó trong cơ thể con người, như mắt, tai, mũi, miệng, tim, gan, thận, phổi, vvv... Điểm 點 cũng còn là việc này, điều kia...
Điểm 點 nghĩa chính ở đây là tên cúng cơm của bà Đoàn thị Điểm 段氏點. Ngoài ra, để hiểu, để xác định cho rõ ràng, cụ thể hơn nữa cho chỗ quan trọng, nghiệt ngã này của văn bản chỉ vỏn vẹn năm chữ mật mã thần thánh, chúng ta nên trở lại với hai đường gạch chéo hai bên trái phải là hơn.
Đi tìm và xác định lại lai lịch một con người
qua câu đối năm chữ thần thánh năm xưa
Như các bạn đã biết, Điểm 點 là nơi gặp nhau của hai đường gạch chéo từ chữ Bạch 白 đến chữ Da 䏧, và từ chữ Bì 皮 đến chữ Trắng 壯. Với hai đường gạch chéo này, chúng ta sẽ có một điểm gặp nhau ở chính giữa. Qua cách chơi chữ, dàn trận thế này của nữ sĩ Hồng Hà, nếu tính từ chữ Bạch 白 gồm nét phẩy là bộ Phiệt 丿cọng với bộ Nhật 日 đến chữ Da 䏧 gồm bộ Nguyệt 月 và chữ Đa 多, nói tóm tắt, gãy gọn, rút ngắn thời gian là từ bộ Nhật 日 đến bộ Nguyệt 月 là của hai thời điểm mặt trời mọc và thời điểm mặt trăng mọc. Giữa hai thời điểm này là chính ngọ, giữa trưa, tiếng dân gian gọi là lúc mặt trời đứng bóng. Thời điểm này được tạo ra bởi do hai đường gạch chéo như đã nói. Trong tiếng Hán, để chỉ cho trường hợp đứng bóng, giữa trưa, chính ngọ này thì có chữ Thưởng 晌. Cách chơi chữ điệu nghệ, sở trường, tuyệt luân, xin dập đầu bái phục vạn lần, có một không hai của nữ sĩ Hồng Hà là ở chỗ này đây thưa các bạn. Qua hai đường gạch chéo, lấy ra điểm chính giữa chính là ám chỉ cho chữ Thưởng 晌 với ý nghĩa đứng bóng, giữa trưa như đã nói.
Theo những gì được chúng tôi lục lạo, tìm hiểu trong mấy ngày vừa qua, thì lai lịch, tiểu sử nhân vật từng được người đời truyền tụng, ca ngợi không hết lời là Trạng Quỳnh với những câu chuyện huyền thoại hư hư thực thực, có có không không, nửa người nửa ngợm, đậm đặc chất liêu trai chí dị với những trò ma ma quái quái, xuất quỷ nhập thần thuộc dạng có một không hai của xứ Đàng Ngoài là như sau.
Nguyễn Quỳnh (1677-1748) là một danh sĩ thời Lê-Trịnh, từng đỗ đầu kỳ thi Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không hề đỗ Trạng nguyên.
Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên -có trang chép là Vĩ Hiên- quê tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa.Thân sinh ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương.Thuở nhỏ, ông học với ông nội và cha (vốn là giám sinh ở Quốc Tử Giám). Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên, nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng. Về sau, triều đình bổ nhậm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, đỗ khoa Sỹ vọng được bổ làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm.
Tuy không đỗ cao, Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc. Đương thời đã có câu: "Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam" (nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông). Sách "Nam Thiên lịch đại tư lược sử" đã nhận xét về ông: "... Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước...".
Tác phẩm còn lại của Nguyễn Quỳnh gồm một số bài ký, văn tế mẹ, văn khóc em (vốn tài hoa, nhưng chết yểu ở tuổi 14) và hai bài phú chép trong tập: "Lịch triều danh phú". "Lịch triều danh phú" là tuyển tập của các danh sĩ thời bấy giờ, tất cả đều đỗ đại khoa, chỉ có hai người đỗ Hương cống là Nguyễn Quỳnh và Đặng Trần Côn.
Tương truyền ông là bạn thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Do tính cách trào phúng nên dân gian thường đồng hóa ông vào nhân vật Trạng Quỳnh-một ông Trạng dân gian nổi tiếng với tính trào lộng. Để tôn vinh ông, nhà nước Việt Nam đã cho xây dựng nhà lưu niệm Trạng Quỳnh tại quê hương ông...
Hầu hết sự ghi chép của các trang mạng đều nói như thế về lai lịch, tiểu sử nhân vật Trạng Quỳnh. Đọc đến đây, ít hay nhiều, chúng ta cũng có một vài điểm thống nhất, rằng Trạng Quỳnh hay Nguyễn Quỳnh ngoài tên cúng cơm do cha mẹ đặt trong khai sinh, giấy tờ thì ông còn có tên thường gọi là Thưởng. Cái tên thường gọi này theo phong tục, tập quán của người Việt xưa và nay nếu chúng ta tìm hiểu, đọc trên tài liệu ghi chép của lịch sử và của các trang mạng cung cấp thông tin về nhân vật Trang Quỳnh thì có thể không đúng, chính xác gì cho lắm, vì thời gian trôi qua đã quá lâu, và cũng vì do tam sao thất bổn. Nhưng đây là cái tên được chính người trong cuộc của câu chuyện xảy ra từ xa xưa mà ngày nay hãy còn trong điển tích văn học với câu đối năm chữ mật mã, thần thánh "Da trắng điểm bì bạch" là nữ sĩ Hồng Hà nói, viết ra thì chắc chắn. Đúng đây là cái tên thường gọi của nhân vật huyền thoại, tục gọi là Trạng Quỳnh kia rồi vậy. Thưởng.
Đây chúng ta cũng chỉ mới dựa theo đường gạch chéo thứ nhất từ chữ Bạch 白 đến chữ Da 䏧, tức từ hướng Đông đến hướng Tây theo ma trận chữ nghĩa do nữ sĩ Hồng Hà soạn, dàn ra để ứng chiến, gài bẫy, đánh tan tác ý đồ xâm lăng, mộng bành trướng của con dê chúa Trạng Quỳnh kia. Đồng thời, cũng qua đường gạch chéo được sự cho phép đúng nguyên tắc của chữ nghĩa Hán tự mà nữ sĩ Hồng Hà đã cho lịch sử biết rõ mặt mũi, tên tuổi đối tượng đang rình rập bà tắm giặt có tên là thường gọi là Thưởng, tức Trạng Quỳnh, một quái kiệt với những màn hý lộng quỷ thần, xem coi trời đất như cỏ rác trong thời kỳ đó khiến từ vua chúa, quan quân, dân dã ai nấy cũng đều phải e dè, lắc đầu, kiêng mặt, không dám chọc ghẹo, đụng chạm đến sợi lông của y. Hiện cũng vẫn còn đường gạch chéo còn lại từ chữ Bì 皮 đến chữ Trắng 壯. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thử xem trong đường gạch chéo này còn có những mật ý gì của chủ thể câu chuyện đã cố ý gài, trấn yểm trong ấy nữa hay không.
Như các bạn đã biết, chữ Bì 皮 cũng còn đọc là Bỉ 比. Bỉ 比 là chữ được sử dụng để so sánh, đánh đọ hai vật để thử xem hai bên như thế nào. Vì thế, khi nói đến Bỉ 比 là phải nói đến Thử 此. Thử 此 là bên ấy, người kia, Bỉ 比 là bên đây, người này. Với cách chơi chữ thế này, chữ Trắng 壯 gồm bộ Sĩ 士 và chữ Tường 爿 nhập lại đọc theo âm Nôm là chữ Trắng 壯. Nhưng nếu hai chữ này nhập lại đọc theo âm Hán thì đó là chữ Tráng 壯. Tráng 壯 tiếng Hán là mạnh mẽ, hào hùng, cường kiện, như hùng tráng, bi tráng, hoành tráng. Tráng 壯 còn có nghĩa là người đã ở ngưỡng 30, 40 tuổi, như thành ngữ Hán ngữ có câu "Nhân sanh thập niên viết ấu, nhị thập viết nhược quan, tam thập viết tráng: người ta 10 tuổi là ấu niên, 20 tuổi là thành niên, 30 mươi tuổi là tráng niên". Tráng 壯 cũng có nghĩa là tháng Tám âm lịch. Và Tráng 壯 còn đọc là Cống 貢. Người đỗ kỳ thi Hương xưa kia gọi là Cống sĩ 貢士.
Như vậy, đọc đến đây, chúng ta đã hiểu, nhưng với điều kiện là chúng ta cũng cần phải đọc lại tiểu sử, lai lịch nhân vật huyền thoại Trạng Quỳnh kia một lần nữa xem sao. Tài liệu trang mạng còn cho biết thêm, người tục gọi Trạng Quỳnh có tên cúng cơm là Nguyễn Quỳnh. Nguyễn Quỳnh sinh năm 1677, mất năm 1748, thọ được 71 tuổi. Lội ngược dòng thời gian vô ngôn, vô tận không biết đâu mà lần, nhưng nhờ căn cứ vào năm chữ thần thánh, tuyệt hay, gom cả sự lý đầu đuôi câu chuyện với quá nhiều những đồn đoán thực hư hư thực, có có không không "Da trắng điểm bì bạch" của người trong cuộc là nữ sĩ Hồng Hà mà chúng ta có thể lột phăng dần ra tuổi tác, ngày tháng năm sinh của hai nhân vật lịch sử này. Có thể trong thời điểm hai nhân vật lịch sử này gặp nhau qua điểm mốc nhận dạng là câu đối bất hủ năm chữ "Da trắng điểm bì bạch" thì lúc này nhân vật Trạng Quỳnh, người có tên thường gọi là Thưởng vào tầm khoảng 50 tuổi hoặc đã gần 60 tuổi rồi. Chúng tôi đặt ra cỡ tuổi già nua như vậy cho Trạng Quỳnh bởi chúng tôi căn cứ vào năm sinh của bà Đoàn Thị Điểm. Theo tài liệu lấy trên trang mạng, bà Đoàn sinh năm 1705. Nếu dựa vào mốc tuổi, năm sinh 1705 này của bà Đoàn, thì chẳng nhẽ vào lúc Trạng Quỳnh vừa lứa tuổi 40 đúng như ý nghĩa của chữ Tráng 壯 cho biết thì đây là năm 1717. Năm 1717 này thì bà Đoàn chỉ mới vừa độ tuổi 13 nếu bà sinh năm 1705 đúng như ghi chép của lịch sử. Với lứa tuổi này thì không thể nào bà Đoàn có thể trong một tình huống hoàn toàn bất ngờ, bị động lại nảy lên sáng kiến, làm ra được câu đối độc đáo, tài tình, tuyệt chiêu năm chữ "Da trắng điểm bì bạch" trong trường hợp đã đang đối diện kia. Đó là chúng ta chưa nói lứa tuổi này bà cũng hãy còn quá bé nhỏ, cơ thể chưa phát triển toàn diện, và không thể Trạng Quỳnh lúc này là người đã vào lứa 40 lại đi rình mò một em bé 13 tuổi tắm giặt để làm gì.
Do đó, đứng trước trường hợp này, dù chúng tôi hay bạn, hoặc bất cứ một ai khác, chúng ta chỉ còn mỗi việc duy nhất, đó là tăng độ tuổi của nhân vật Trạng Quỳnh lên cao hơn nữa cho đúng với chữ Tráng 壯 mật mã mà nữ sĩ Hồng Hà đã trấn yểm, cài trong văn bản. Chúng tôi cho rằng lúc bà Đoàn và Trạng Quỳnh gặp nhau trong tình huống dở khóc dở cười với nhân chứng là câu đối năm chữ "Da trắng điểm bì bạch" là vào năm Nhâm Tý 1732. Vậy tuổi của bà Đoàn vào thời điểm này là 28, tính từ năm sinh Ất Dậu 1705.
Nhưng theo chúng tôi tìm hiểu, năm sinh của bà Đoàn không phải là năm Ất Dậu 1705, mà đó phải là năm Mậu Tý 1708 thì mới đúng với những gì đã được bà cho biết trong câu đối năm chữ. Khi nói như vậy đó là chúng tôi căn cứ, dựa vào hai đường gạch chéo để tính ra tuổi của bà và Trạng Quỳnh, người có tên là Thưởng như đã nói. Như chúng ta đã biết, cái chiều rộng muốn nói ở đây là đường tưởng tượng kéo từ phương Đông sang phương Tây gọi là quảng 廣, còn từ phương Bắc sang phương Nam gọi là mậu 袤. Phương Bắc, phương Nam là ứng cho hai chữ Bì 皮 và Trắng 壯. Xin nhắc lại, Bì 皮 còn đọc là Bỉ 比. Bỉ 比 và Thử 此 là hai chữ dùng để so sánh giữa hai sự vật hai bên. Khi bà Đoàn với dụng ý muốn đưa những thông tin cần thiết của hai người qua câu đối năm chữ như đã nói thì tất nhiên. Trong đó, ngoài tên tuổi của bà -Điểm 點- thì còn có tên tuổi, mặt mũi của người đối diện tục gọi là Trạng Quỳnh, tên thường gọi là Thưởng kia nữa. Thì việc còn lại là bà cũng phải cho lịch sử biết độ tuổi chính xác của hai người nữa chứ?
Nếu chúng ta chấp nhận, nữ sĩ Hồng Hà thuộc tuổi Mậu Tý 1708. Còn tuổi của Trạng Quỳnh là năm Đinh Tỵ 1677 như thông tin lấy trên trang mạng. Và năm hai người gặp nhau với nhân chứng, điển tích là câu đối năm chữ "Da trắng điểm bì bạch" vẫn còn mãi đến ngày nay chính xác là năm Nhâm Tý 1732 như đã nói. Thời điểm này bà Đoàn được 25 tuổi, Trạng Quỳnh đã là 55 tuổi. Xin lưu ý. Đây là năm ngồi ghế nhiếp chính, cai trị đất nước của vua Lê Thuần Tông, còn gọi là Lê Duy Tường 黎維祥!
Tóm lại. Bài viết này chúng tôi cung cấp cho người đọc những thông tin rất quan trọng để làm sáng tỏ lại những ẩn khuất lịch sử cách đây đã vài trăm năm, thời của nữ sĩ Hồng Hà, kèm theo là nhân vật tục gọi là Trạng Quỳnh. Dưới đây là phần sắp xếp trở lại những thông tin được lấy ra từ câu đối năm chữ "Da trắng điểm bì bạch", cùng với tài liệu lấy trên trang mạng về lai lịch hai con người, một già một trẻ trong điển tích văn học xa xưa mà ngày nay vẫn còn truyền tụng trong điều kiện hết sức mơ hồ, thực thực hư hư, chả biết đâu mà lần.
1- Đường gạch chéo từ chữ Bạch 白 đến chữ Da 䏧 đã xác địch cho chúng ta biết câu chuyện này xảy ra vào lúc giữa trưa, chính ngọ, dân gian gọi là mặt trời đứng bóng. Và người đứng rình nữ sĩ Hồng Hà tắm chính là Trạng Quỳnh, nhân vật này có tên thường gọi là Thưởng. Xác định này của bà Đoàn là rất chính xác, nó trùng lặp với thông tin ghi chép trong lịch sử, trên các trang mạng hôm nay.
Cũng qua hai chữ Bạch 白 và Da 䏧 ở hai đầu, Bà Đoàn cũng đã cho biết thân thế của mình thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, con nhà gia giáo, lễ nghĩa, có ăn học đàng hoàng. Và bà đã lấy tài ăn học, thông minh xuất chúng của mình ra để cảnh cáo, đánh phủ đầu nhân vật Trạng Quỳnh qua điển tích, hình tượng chú cuội ngồi gốc cây đa, chờ khi trăng lặn rình nàng nguyệt nga -chữ Da 䏧- vô cùng độc đáo của ca dao tục ngữ người Việt.
2- Đường gạch chéo còn lại, từ chữ Bì 皮 đến chữ Trắng 壯 cung cấp cho lịch sử biết rõ tuổi tác của hai người trong cuộc. Thứ nhất, chữ Trắng 壯, còn đọc là Tráng 壯 theo tiếng Hán xác định nhân vật trạng Quỳnh ngay trong thời điểm xảy ra câu chuyện đã vào ngưỡng tuổi 55. Đó là năm Nhâm Tý 1732. Năm này là năm ngồi ghế nhiếp chính, cai trị nhân dân của vua Lê Thuần Tông 黎純宗, tức Lê Duy Tường 黎維祥. Lê Duy Tường 黎維祥 sinh ngày 16 tháng 3 năm 1699, là vị hoàng đế thứ 13 của triều Lê Trung hưng nước Đại Việt, đồng thời là hoàng đế thứ 24 của nhà Hậu Lê. Lê Duy Tường 黎維祥 lên ngôi năm 1732 cho đến năm 1735, vỏn vẹn làm vua chỉ có bốn năm. Xác định như vậy bởi bên trái chữ Trắng 壯 là chữ Tường 爿, đây là chữ sử dụng phép nhất tự-đồng âm-đa nghĩa. Chữ Tường 祥 này mới đúng là tên của vua Lê Duy Tường 黎維祥. Còn bên phải chữ Trắng 壯 là chữ -bộ- Sĩ 士. Chữ -bộ- Sĩ 士 là ám chỉ cho hai nhân vật trong cuộc cũng thuộc hàng trí thức lỗi lạc, có tiếng tăm vào lúc bấy giờ. Đó là Nguyễn Quỳnh, tục gọi là Trạng Quỳnh, người rất giỏi văn thơ quốc âm, đặc biệt có tài đối đáp kinh dị, hơn người, từ vua chúa đến quan quyền thời đó hấu hết đều e dè, nễ mặt, cả các sứ thần phương Bắc mỗi khi sang nước Việt cũng đành phải bó tay, cứng miệng, đứng trố mắt, ngồi thộn một cục trước tài ăn nói, đối đáp nhanh như điện xẹt của con người lạ kỳ này. Nguyễn Quỳnh từng đỗ đầu kỳ thi Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh hay Sĩ vọng. Người đỗ kỳ thi Hương xưa kia gọi là Cống sĩ 貢士. Có thể đây là năm 1718 theo như tài liệu trang mạng cho biết. Nhân vật còn lại là nữ sĩ Hồng Hà thì chúng ta đã biết rồi.
Riêng chữ Bì 皮, 比 như đã nói là chữ được Hồng Hà nữ sĩ sử dụng trong văn bản mang tính cách để so sánh, đánh đọ giữa các sự việc hai bên, hai đầu từ, chữ, đó là mật mã ám chỉ cho các nhân vật gồm Trạng Quỳnh và vua Lê thuần Tông, tức Lê Duy Tường 黎維祥 và chủ thể câu chuyện. Đồng thời, qua chữ Bì 皮, 比 Hồng Hà nữ sĩ còn muốn cho lịch sử biết rõ các nhân vật liên quan câu chuyện thuộc năm sinh tuổi con gì. Như chữ Bì 比 này còn đọc là tỵ, tị, tỷ, tỳ, và cũng là tý. Tý 子 là chi đầu trong 12 con giáp Tý Ngọ Mẹo Dậu. Còn Tỵ là chi Tỵ 巳. Tý 子 và Tỵ 巳 là năm sinh của Hồng Hà nữ sĩ và chú cuội Trạng Quỳnh. Đó là năm Mậu Tý 1708 và năm Đinh Tỵ 1677. Đồng thời, Tý cũng là năm Nhâm Tý 1732, là thời gian trị vì của vua Lê Thuần Tông, tức Lê Duy Tường 黎維祥. Chúng tôi xác định như vậy bởi trước năm 1732 là thời điểm trị vì của vua Lê Duy Phường, tức Vĩnh Khánh hoặc Hôn Đức Công. Lê Duy Phường lên ngôi năm 1729, làm vua đến năm 1732 thì ra đi. Vỏn vẹn chỉ được bốn năm. Rồi sau thời gian trị vì của vua Lê Thuần Tông -Lê Duy Tường- thì đã qua thời điểm khác với vị vua khác, thời điểm này không thể đưa vào câu chuyện này được bởi chữ Tường 爿,祥 là để ám chỉ cho trường hợp duy nhất. Đó là thời điểm vua Lê Duy Tường còn tại vị.
3- Hai đường gạch chéo như đã nói là tượng trưng cho hai chữ Mậu 袤 và Quảng 廣. Từ Bắc đến Nam gọi là Mậu 袤. Từ Đông đến Tây gọi là Quảng 廣. Mậu 袤 như chúng ta đã biết là chữ được Hồng Hà nữ sĩ ám chỉ cho năm sinh của bà, năm Mậu Tý 1708. Còn chữ Quảng 廣 là ám chỉ cho tên tuổi, mặt mũi của nhân vật tục gọi là Trạng Quỳnh. Đó là trường hợp mượn chữ Quảng 猤 này để lấy ra chữ Quý. Quảng 猤 hay Quý 猤 cũng đọc là quýnh 炅, 炯, 烱. Và Quýnh 炯, 烱 còn đọc là Huỳnh 黃. Huỳnh 黃 ở đây là tên cúng cơm, khai sinh, trên giấy tờ của cha mẹ đặt cho nhân vật gọi là Nguyễn Huỳnh, tục gọi Trạng Huỳnh, tên thường gọi là Thưởng. Chứ trong lịch sử xứ Đàng Ngoài tuyệt đối xưa nay không hề có nhân vật, người nào gọi là Nguyễn Quỳnh hay Trạng Quỳnh với những hành tung quái dị, hư hư thực thực từng làm điên đảo nhân tình, vua chúa của thời kỳ ngựa xe, khăn đóng áo dài chân đi guốc mộc, nói thì bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, viết thì bằng chữ Hán của Tàu ấy cả. Đây có thể do sự ghi chép sai lầm hoặc do tam sao thất bổn của người xưa, của con cháu trong dòng họ mà từ chữ Huỳnh đã bị người ta xúm hiểu sai lệch nên mới viết, biến thành chữ Quỳnh như sự mặc định, bảo thủ của giới nghiên cứu văn hóa, văn sử học chuyên và không chuyên cùng miệng lưỡi đồn loang của dân gian qua bao cuộc dâu bể, đổi thay. Trong tác phẩm Ngô Gia Văn Phái của Ngô Thì Nhậm chúng tôi phát hiện rất nhiều những bài văn, bài thơ của người này lại bị cho là của người khác. Trong khi những người này từng chống đối Tây Sơn và Nguyễn Huệ ra mặt, nhất chưa bao giờ họ có điều kiện bước chân vào xứ Đàng Trong. Thì làm sao có thể họ sẽ viết về lăng mộ, dấu tích Quang Trung Nguyễn Huệ hiện vẫn còn trên đất Phú Xuân được chứ?
Nói thêm đoạn. bài viết này chúng tôi cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng để làm sáng tỏ lại những góc khuất về cuộc đời của hai nhân vật nổi tiếng lịch sử. Đó là nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm và nhân vật tục gọi là Trạng Huỳnh, không phải Trạng Quỳnh, tên thường gọi là Thưởng trong câu chuyện đối đáp giữa hai bên với câu đối năm chữ thần thánh, ảo diệu, biến hóa khôn lường "Da trắng điểm bì bạch" khiến địch thủ là Trạng Huỳnh đành phải cứng miệng, bó tay, đứng trố hai con mắt ếch, không thể nào tìm ra câu, chữ họa lại hòng mở cửa bước vào phòng tắm của nữ sĩ Hồng Hà. Và sau đó Trạng Huỳnh đành phải chấp nhận thua cuộc, im lặng rút lui trong êm đẹp, có trật tự, cho dù mình cũng là tay quái kiệt, chưa bao giờ biết cúi đầu, chịu thua trước bất cứ một ai trên lĩnh vực văn chương, đối đáp, xướng họa.
Thiết nghĩ, với câu đối năm chữ nghiệt ngã, độc đáo, có một không hai của nền văn học cổ thế này cho dù ngày đó có lấy cuốc xẻng đào hết mồ mã giòng họ, ông cao tằng cố tổ của Trạng Huỳnh lên để xướng, họa lại câu thách đố của nữ sĩ Hồng Hà cũng không bao giờ được, chứ đừng nói đó là Trạng Huỳnh, người đỗ đầu kỳ thi Hương 1718 vào thời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu là Vĩnh Thịnh-Bảo Thái. Dám nói, câu đối này chỉ duy nhất một người sẽ xướng, họa lại được mà thôi. Người đó là ai? Xin thưa, đó chính là nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm, người đã ra câu đối. Bởi bà là người đã đưa ra nó, thì bà cũng phải đưa ra được câu xướng, họa, phản biện lại. Nhưng điều này đã không bao giờ xảy ra. Vì thế, câu đối này được xem là câu không bao giờ có câu đối lại của bất cứ một ai. Nó được xem là câu đối thần thánh, bất khả tư nghì, bất khả xâm phạm vậy.
Thiết nghĩ, muốn giải câu đối này thật ra không khó, cái khó nhất là ở chỗ. Trước hết, cần phải chỉnh sửa, phục hồi lại chữ bị sai lạc, "điểm" chứ không phải "Vỗ", "Da Trắng điểm bì bạch". Khi chữ nghĩa đã qua chỉnh sửa, phục hồi, trả lại đúng nguyên bản gốc cho văn bản xưa thì ai cũng có thể mang năm chữ này ra phân tích, giải thích được cả. Nhưng tại sao xưa nay không có người làm được chuyện này? Và rất tiếc từ cái sai, bậy này lại kéo sang cái sai, bậy khác, đó là người ta sử dụng năm chữ bậy bạ, tào lao bí đao là RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM để đối, xướng lại câu năm chữ thần thánh, bất khả tư nghị như chúng tôi đã phục hồi, chỉnh sửa giải thích, phân tích ở trên. Ai là người đưa ra câu xướng bậy bạ, tào lao bí đao nói trên? Ai?
Hoàn toàn năm chữ thần thánh, ảo diệu, biến hóa khôn lường "Da trắng điểm bì bạch" của nữ sĩ Hồng Hà khi xưa không hề có một chút dung tục nào cả như giới văn học Bắc Nam xưa nay từng xúm nhào vô đồn đoán, kiến giải lung tung, tào lao như thế qua cách giải thích cặn kẽ, cụ thể, chi tiết của chúng tôi hôm nay.
Cũng vẫn còn một bài cuối nữa về câu chuyện giữa nữ sĩ Hồng Hà và nhân vật Trạng Huỳnh, tên thường gọi là Thưởng với bài thơ Khóc ông Phủ Vĩnh Tường mục đích để xác định hai nhân vật lịch sử này sau thời gian đụng độ nảy lửa qua câu đối năm chữ nói trên họ có còn gặp nhau lần nào nữa hay không. Các bạn chờ đọc nhé. Hay lắm.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.