Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

SAO ANH KHÔNG VỀ CHƠI THÔN VĨ...

 

SAO ANH KHÔNG VỀ CHƠI THÔN VĨ HAY 
TÌM VÀO CÔ ĐƠN, ĐẤT QUY NHƠN GẦY
ĐÓN CHÂN CHÀNG ĐẾN...

Chợt giật mình đánh thụi và cũng chợt thú vị lâng lâng khi bỗng dưng phát hiện ra có bao điều kỳ dị, hấp dẫn lúc đọc qua nhiều câu chuyện bươi ra lắm nỗi chia ly, tan tác khiến người phải vào tù, kẻ mãi ra đi, người trôi dạt, kẻ bơ vơ tứ tản muôn phương từ những án thụ được trương lên các nhật báo trong mỗi sớm mai...

 

Giới tao nhân mặc khách Bắc Nam xưa nay thử hỏi có còn ai là người không còn nghe biết đến tên tuổi, mặt mũi nhà thơ tài hoa, lỗi lạc, một trong tứ linh "long lân quy phụng" của xứ Bàn thành, từng được gọi là "Bàn thành tứ hữu" Hàn Mặc Tử hay không?

 

Trong bài viết này hôm nay chúng tôi không cần phải nói nhiều về tiểu sử hoặc những bài thơ bắt đầu từ thể Đường luật kéo đến thể thơ tự do, ngẫu hứng của thi sĩ lỗi lạc Hàn Mặc Tử giai đoạn về sau. Mà chúng tôi chỉ muốn đề cập, nói thẳng tắp lự về bài thơ được xem là hay nhất của người thi sĩ tài hoa này. Đó là bài ĐÂY THÔN VĨ DẠ, nói đầy đủ là Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ.

 

ĐÂY THÔN VĨ DẠ hay Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ có thể nói là bài thơ được giới văn học hai miền Nam Bắc xưa nay tham gia bình, giảng nhiều nhất, tốn công sức nhất trong tất cả các bài thơ của Hàn thi sĩ như đã nói. Chúng ta chưa nói bài thơ này cũng đã được đưa vào giảng dạy cho học sinh ở các trường trung học bởi tính chất hết sức đặc biệt của nó. Nói hết sức đặc biệt bởi bài thơ này có liên quan mật thiết đến một người con gái, có tên rất đẹp là Hoàng Thị Kim Cúc, quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của bà ở chính trên miền đất thần kinh cố cựu mộng mơ mà dư luận từng cho rằng đó một trong những người thầm thương trộm nhớ đầu đời của Hàn thi sĩ...

 

Ngang đây, trước hết, chúng tôi yêu cầu các bạn cũng cần phải đọc lại tiểu sử trích ngang và gia thế của bà Hoàng Thị Kim Cúc ra sao cái đã trước khi đào sâu, đi xa vào bài thơ nói về bà ở trên của Hàn Mặc Tử. Tài liệu chúng tôi lấy trên trang mạng cho biết như sau:

 

"Chị Hoàng Thị Kim Cúc, pháp danh Tâm Chánh, tự Thể Hạnh, sinh ngày mồng 8 tháng 11 năm Quý Sửu (5/2/1913).

 

Thân phụ là cụ ông Hoàng Phùng, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Khuê. Chánh quán làng Xuân Tùy, Thừa Thiên. Trú quán tại thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.

 

Buổi thiếu thời sau những năm theo chân Thầy Mẹ công tác ở một số tỉnh Đàng Trong, học xong bậc sơ học và tiểu học, sau về Huế học trường Đồng Khánh hết cấp trung học rồi tiếp tục giảng dạy tại đây cho đến ngày về hưu.

 

Vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống Nho phong cao quý, lại được nung đúc với niềm tin Phật rạt rào và sâu sắc, chị Hoàng Thị Kim Cúc trong khoảng thời gian trưởng thành gần 50 năm đã trọn vẹn đem hết tâm hồn, tình cảm và ý chí phục vụ cho lợi ích của mọi người, nhất là đối với giới trẻ trong bao cảnh giao động của đất nước vào những năm trước mùa thu 1945 và mãi cho đến tận bây giờ..."

 

Riêng tập sách "Hành trình đến với thơ Hàn" của người giữ lửa thơ Hàn, tục gọi là bút lửa Dzũ Kha có cho biết thêm về bà Hoàng Thị Kim Cúc như sau. Cũng xin phác thảo đôi nét về ngòi bút lửa Dzũ Kha. Dzũ Kha hiện dựng lều cỏ trên đồi thi nhân dùng bút lửa viết lại tất cả những bài thơ của Hàn Mặc Tử trên gỗ thông nàng để giới thiệu với mọi người xa gần về con người tài hoa, lỗi lạc nhưng có số phận mong manh "nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương" này. Dzũ Kha quê gốc ở Phù Cát, trước thường trú khu vực 6 phường Lê Hồng Phong-Quy Nhơn. Sau chuyển vô phường Ghềnh Ráng, đầu tiên Dzũ Kha dựng lều cỏ viết thơ Hàn ở dưới chân dốc, sát vách núi, đường lên mộ Hàn Mặc Tử. Lều cỏ sau được Dzũ Kha chuyển lên gần đồi thi nhân, nằm trong khu vực mộ Hàn Mặc Tử.

 

"...1932 bước vào đời làm việc đầu tiên ở Sở Đạc điền Quy Nhơn, và cũng vào năm ấy yêu người yêu đầu tiên là Hoàng Thị Kim Cúc, người gốc Huế sinh năm 1913 (vì Hàn Mạc Tử tính tình nhút nhát rụt rè nên chỉ dám tỏ bày qua thơ).

 

Kim Cúc bị tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/8/1988. Nằm Bệnh viện Chợ Rẫy 12 ngày đêm. Đưa về Huế và mất vào ngày 03/02/1989. Có thể nói đám tang của bà lớn nhất ở Huế từ xưa tới nay, bởi vì bà là Phó ban hướng dẫn Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam...".

 

Đến đây, chúng ta cũng đã tạm biết chút đỉnh về thân thế, tiểu sử và thành phần xuất thân tạm thời của bà Hoàng Thị Kim Cúc, người trong mộng có thể là đầu đời của Hàn thi sĩ.

 

Bây giờ, chúng tôi xin mời các bạn đi vào nội dung chính của bài viết này. Đó là nội dung của bốn câu khổ đầu bài thơ ĐÂY THÔN VĨ DẠ hay Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ. Mời các bạn đọc lại bốn câu của khổ thơ này:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền...

người

Theo như cách chơi chữ hết sức điệu nghệ của câu thứ nhất "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" của Hàn Mặc Tử thì câu này dùng để ám chỉ cho chữ Hoàng. Hoàng , tiếng Hán là kíp, là gấp rút, cấp bách, là mau mau lên với chứ, vội vàng lên với chứ? Hoặc Hoàng còn là nhàn rỗi, rảnh rỗi. Hay Hoàng cũng là luýnh quýnh, cuống quýt, có thể do chủ thể tâm tư không được yên hoặc do dự nên không quyết hẳn. Nói chung Hoàng là ám chỉ cho tâm thần chủ thể -tác giả bài thơ- bất an hoặc do dự bất quyết.

 

Hoàng cũng còn có nghĩa là đi đây đi đó ngao du sơn thủy hữu tình, đẹp xinh. Như vậy, chúng ta đã quá rõ, câu thơ thứ nhất của khổ thứ nhất bài thơ ĐÂY THÔN VĨ DẠ được Hàn Mặc Tử dùng để ám chỉ cho chữ Hoàng với các nghĩa như chúng tôi đã giải thích, nhất nghĩa đi đây đi đó ngao du sơn thủy hữu tình. Đây là ý nghĩa chính của một trong các chữ Hoàng. Còn thật sự, chữ Hoàng mà Hàn Mặc Tử muốn nói đến chính là chữ Hoàng Thảo Nhất Điền Bát 艹一田八 này đây !

 

Thưa các bạn chữ Hoàng Thảo Nhất Điền Bát 艹一田八 11 nét này mới đúng là chữ Hoàng, tức họ Hoàng của bà Hoàng Thị Kim Cúc nếu được hiểu, được viết theo đúng chữ Hán tự. Còn những chữ Hoàng khác, được Hàn Mặc Tử sử dụng chỉ mang tính bóng gió, nói khác đi, đó là phương pháp, kỹ thuật đánh tráo khái niệm với cách viết, cách hiểu của Hán ngữ là Nhất tự-Đồng âm-Đa nghĩa: cùng một chữ và một cách đọc giống nhau nhưng với những nghĩa lý hoàn toàn khác nhau. Những ai lâu nay từng đọc các bài viết giải thích mật mã truyện Kiều của chúng tôi thì hầu hết đều biết cách sử dụng Hán ngữ đa dạng, tài tình, điêu luyện của Thanh Tâm Tài Nhân Khiêm Trọng Nguyễn Du rồi vậy.

 

Câu tiếp theo câu "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?""Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên". Câu này dùng để chỉ cho chữ Thị , 10 nét và 11 nét. Thị 10 nét hay Thị 11 nét đều có chung nghĩa là nhìn, là trông, hay nên xem xét kỹ, coi cho kỹ lại những sự việc gì đó đã đang xảy diễn ra ở chung quanh mà người ta muốn nói, muốn mách bảo cho mình biết. Nói đúng hơn, rõ hơn, sắc nét hơn câu "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên" Hàn Mặc Tử chỉ lấy duy nhất chữ "Nhìn", vì chữ này là chủ ngữ của câu dùng để ám chỉ cho hai chữ Thị , như đã nói. Còn những chữ còn lại "nắng hàng cau nắng mới lên" chỉ mang tính trợ ngữ hoa lá cành um tùm, rập rạp đọc cho vui tai vui miệng của đám chữ nghĩa ăn bám, bu đeo đánh lận con đen, lừa đảo thiên hạ chứ chẳng làm nên trò trống, tích sự gì cả.

 

Cũng xin nói cắt ngang chỗ này. Lâu nay nhóm văn học khùng khùng điên điên cũng thường hay xúm kéo ra Huế, mò tìm về ngay tại nhà bà Hoàng Thị Kim Cúc ở Vĩ Dạ để thử xem khung cảnh nơi đây có giống với những gì mà Hàn thi sĩ miêu tả trong thơ hay không mà sao chả thấy mô tê răng rứa chi chi cả mới lạ quá chớ?

 

Đây là nói về chữ Thị , với các ý nghĩa như đã nói. Riêng chữ Thị thuộc dạng Nhất tự-Đồng âm-Đa nghĩa dùng để lót vào họ tên của người phụ nữ theo như văn hóa, tập tục và truyền thống lâu đời của các nước Á đông, tức của bà Hoàng Thị Kim Cúc thì phải là chữ Thị 4 nét này đây !

 

Câu thứ ba nối tiếp của khổ thứ nhất bài thơ Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ đọc là "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Câu này được xem là một mật mã vô cùng đặc biệt được Hàn Mặc Tử dùng để ám chỉ cho chữ Kim 8 nét. Vậy câu thứ ba "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" khổ thứ nhất bài thơ Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ được giải thích như thế nào để ra được chữ Kim 8 nét xin làm ơn cho biết chút với?

 

Trước hết, các bạn cần phải biết, hoặc nếu các bạn hỏi rằng tại sao chúng tôi giải thích câu "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" ra thành chữ Kim 8 nét thì các bạn cần phải đọc đoạn sau đây thì sẽ rõ đầu đuôi sự việc. Chữ Vương nếu đọc theo phép "nhất tự-đồng âm-đa nghĩa" thì có hai nghĩa, đó là Vương có g và Vươn không g. Vương có g là chữ Vương với 3 nét ngang và 1 nét đứng thế này đây . Còn Vươn không g thì cần phải bắt, phải bước qua nhịp cầu Nôm tự thì ngữ và nghĩa của nó mới có thể phơi bày ra cụ thể, rõ ràng, chi tiết. Chữ Vươn không g khi viết, hiểu theo tiếng Nôm sẽ ra chữ thế này . Tại đây, theo quy luật vay mượn hoặc nói theo mưu chước của tam thập lục kế là "chỉ tang mạ hòe: chỉ mặt gốc dâu nhưng chửi mắng cây hòe te tua khiến cây hòe đâm ra ngơ ngác, rồi bực mình cự nự lại rằng. Mắc mớ gì mày lại chửi tao te tua như thế chứ?". Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên phải mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ, trình bày nghĩa lý, tư tưởng. Vươn do đó còn đọc là Viên. Mà Viên , theo nghĩa Nôm có nghĩa là vườn. Thêm nữa, cũng có dạng chữ Vương được viết theo lối dị thể hoặc Lệ thư như chữ sau đây 𥝍. Chữ Vương 𥝍 này có 6 nét, khác với chữ Vương 4 nét mà các bạn đã biết.

người

Nói ngắn gọn nhưng rất súc tích như thế này để cho các bạn dễ hiểu, dễ nhớ hơn nữa. Để hiểu cho ra mật mã chữ Kim 8 nét qua câu thứ ba "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" thì các bạn cần phải hiểu thật đúng như sau. Hai chữ "Vườn ai" được Hàn Mặc tử dùng ám chỉ cho chữ Vươn không g viết theo nghĩa Nôm, không phải theo nghĩa Hán. Như đã nói, Vươn không g theo nghĩa Nôm còn đọc là Viên. Mà Viên , là vườn. Còn chữ "ai" là trá hình, là cái bóng ngã, nếu hình ngay thì bóng ngay, hình cong thì bóng cong của chữ Nhân 2 nét đó thôi. Bốn chữ "Vườn ai mướt quá" chính là mật mã hai chữ Nhân và Vươn không g theo nghĩa Nôm hoặc Vương , 𥝍 có g theo nghĩa Hán. Riêng hai chữ "mướt quá" chỉ là đám tá sứ -quân thần tá sứ- tiền hô hậu ủng rồng rắn râu ria lôi thôi luộm thuộm vác cờ chiêng kèn trống đi theo hô khẩu hiệu kiêm đập gõ rùm beng inh ỏi bắt điếc đầu điếc óc cho đầy đủ thủ tục hòng tôn, đẩy chủ thể là ông vua -quân- lên cao ngất ngưỡng ngồi vuốt râu cười khà khà ha hả chứ chả gì cả!

 

Còn ba chữ bơ vơ, côi cút còn lại "xanh như ngọc" là chỉ vào bộ Ngọc 5 nét. Đây là nói, phân tích chi tiết , cụ thể ra từng chữ từ trước đến sau, từ đầu đến cuối của dạng văn viết hay văn nói, chứ theo đúng nguyên tắc của cách viết mật mã thì khi đặt bút làm bài thơ này thì Hàn Mặc Tử hoặc bất cứ một người nào khác, kể cả bạn cũng phải viết ra trên giấy ba chữ "xanh như ngọc" -bộ Ngọc - trước tiên. Kế đó, Hàn Mặc Tử hay chính bạn lúc này sẽ viết thêm chữ "Vườn" -chữ Vươn không g, tức Viên - đứng đầu dòng. Cuối cùng, Hàn thi sĩ hạ bút viết nốt ba chữ còn lại "ai mướt quá " nằm lọt thỏm giữa câu là ra câu mật mã "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" dùng ám chỉ cho chữ Kim 8 nét. Mật mã viết, hiểu đơn giản thế thôi.

 

Với cách diễn đạt thế này, thật ra mà nói, vào lúc này chúng ta cũng chỉ mới có hay mới viết ra được bộ Ngọc 5 nét ở dưới và bộ Nhân 2 nét ở trên. Đem ghép hai chữ (bộ) Ngọc và Nhân này lại nó cũng vẫn chưa ra chữ, ra nghĩa gì cả. Do đó, chúng ta cần phải hiểu lại cách chơi chữ của Hàn Mặc Tử là thế nào, đúng hay sai. Câu "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" thật ra là một câu hỏi mang tính tu từ vừa ẩn dụ vừa chơi chữ. Vậy "tu từ ẩn dụ" là gì?

 

"Ẩn dụ" là một biện pháp tu từ, mà theo đó, dùng để gọi tên các sự việc hoặc hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác với nét tương đồng nhằm tăng tác dụng hữu hiệu cho tính gợi hình, gợi cảm của nó. Ở đây là gợi hình. Còn "tu từ chơi chữ" là một trong nhiều biện pháp tu từ được vận dụng linh hoạt các đặc điểm về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt để chỉ ra hay nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ với mục đích gây cảm hứng thú vị, hấp dẫn cho người đọc. Vậy "tu từ chơi chữ" ở đây nên hiểu là một trong những cách độc đáo dùng chữ nghĩa tiếng Việt để viết, nói ra một chữ Hán hay Nôm nào đó của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

 

Tu từ có nhiều cách như sau:
-Tu từ so sánh
-Tu từ nhân hóa
-Tu từ ẩn dụ
-Tu từ hoán dụ
-Tu từ điệp ngữ
-Tu từ nói quá
-Tu từ nói giảm nói tránh
-Tu từ chơi chữ

 

Như đã nói, câu "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" cũng chỉ mới viết ra được hai chữ Ngọc ở dưới và Nhân ở trên. Nhưng đây là một câu hỏi vừa mang tính chơi chữ vừa mang tính ẩn dụ của biện pháp tu từ, vì thế, chúng ta có quyền đánh vào bên trái bộ Ngọc 5 nét chữ (bộ) Chủ-đối diện bộ Phiệt丿- để ra chữ Kim 8 nét, đồng thời cũng để trả lời cho câu hỏi "khu vườn này của ai mà xanh mướt màu ngọc xinh đẹp, nên thơ như thế?". Ngay chỗ hỏi là đã sẵn câu trả lời. Đây là chủ trương, lập trường của thiền tông. Sở dĩ chúng ta phải làm như thế vì theo định nghĩa trong Hán ngữ thì khi vật hay sự việc gì cần được xác định, nên hay chẳng nên, đúng hay sai thì lúc đó đánh vào đó dấu (chữ) Chủđể ghi nhớ, đúng hơn là để xác định cụ thể cho sự việc, vấn đề. Bộ Chủ trong trường hợp này vì thế là một tu từ dùng để xác định hay hoàn thành trách nhiệm của mình trong câu vậy. Trong đó, chữ "ai" cũng phải được xem là một tu từ dạng nghi vấn, tức tu từ chơi chữ.

 

Câu cuối cùng của khổ thơ thứ nhất là "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" khỏi nói thì các bạn cũng đã quá dư biết câu này được Hàn Mặc Tử sử dụng để ám chỉ cho chữ Cúc 11 nét. Đây là nói theo sự việc khi đã xong xuôi, phủi tay, hoàn chỉnh hoặc lúc tấm màn nhung đã từ từ khép lại, khán giả đồng loạt đứng lên ra về. Chứ lúc bình thường, khi sự việc mới bắt đầu, chưa có gì xảy ra thì đố bạn hay bất cứ một người nào đó có thể giải nghĩa dưới tất cả mọi hình thức để câu "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" mang nghĩa tả cảnh, tả tình hay, đẹp, thuần túy này như giới văn học Bắc Nam từng đăng đàn giảng thuyết đủ mọi cách kiểu mà cũng chả ra con giáp nào cả rồi sẽ được hiểu ra dễ dàng tuy đã quá trễ tràng và cũng không ít những ngỡ ngàng pha lẫn nỗi bẽ bàng. Đó chính là chữ Cúc quốc ngữ hay chữ Cúc Hán ngữ!

 

Điều đó không bao giờ có thể có thể xảy ra! Nhưng nếu bạn cà tửng, cho rằng chúng tôi sẽ làm được tất! Vậy bạn có thể vui lòng cho biết câu Kiều 2947 "Năm mây bỗng thấy chiếu trời" này là mật mã của chữ gì hay không? (nhướng mắt...)

người

Mà thôi, ba cái chuyện này thôi hãy để đó tính sau. Lôi thôi, rắc rối lắm. Chậc, tự nhiên khi không lôi ba cái chuyện giữa trời vào cắt ngang vụ việc đang hồi gay cấn, hấp dẫn xem mà được à? Vậy, như đã nói. Để hiểu được cách giải nghĩa này, các bạn chỉ còn cách duy nhất. Đó là tiếp đọc và đọc cho đến chữ cuối cùng của bài viết này. Ngoài cách này ra thì không còn cách nào khác khả dĩ tốt hơn, hay hơn được nữa. Các bạn hiện vẫn còn đang nghe đấy chứ?

 

Như đã nói, câu thứ tư "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" là mật mã của chữ Cúc 11 nét. Trước hết, Cúc tiếng Hán là hoa cúc, sau, hai chữ "Lá trúc" là chỉ cho bộ Thảo 4 nét, có khi Thảo viết lối giảm nét còn 3 nét như thế này . Hai chữ "che ngang" tiếp theo hai chữ "lá trúc" dùng chỉ cho bộ Bao 2 nét nằm dưới bộ Thảo , 4 hay 3 nét. Ngay chỗ này, chúng ta cần phải hiểu ra ngay liền, không được chậm trễ đến phút giây. Bộ Thảo , 4 hay 3 nét là để tượng trưng cho hoa lá cỏ cây, thảo mộc, tức cho hoa cúc, hay chữ Cúc nằm trên bộ Bao 2 nét. Nói như vậy cũng có nghĩa là bộ Bao 2 nét hữu ý vô tình đã làm vật ngăn cản, che chắn ở giữa bộ Thảo và chữ còn lại nằm dưới bộ Bao .

 

Và bộ Bao , trong câu "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" như thế đã được Hàn Mặc tử thay thế bằng ba chữ "che ngang mặt". Vậy Bao là gì mà có thể "che ngang mặt" hoặc xen vào đứng ngang xương ở giữa hai chữ trên dưới như thế chứ? (nhướng mắt...)

 

Khi nêu lên được câu hỏi như thế thì chúng ta, tôi anh chị vào lúc bây giờ sẽ thấy sự việc không còn đơn giản, thuần túy rằng đây chỉ là câu hay là bài thơ tả cảnh, tả tình hay đẹp hoặc lời đáp từ của Hàn thi sĩ dành riêng cho người trong mộng đầu đời Hoàng Thị Kim Cúc nhân một lời mời của người đẹp quê hương đất thần kinh cố cựu mộng mơ vào năm 1939 như giới văn học từng nắc nỏm ca ngợi hay từng dày công tra cứu, tìm hiểu. Vì thế, chúng tôi và các bạn cần phải làm rõ nghĩa chữ Bao 勹 2 nét này cho bằng được mới thôi. Bao tiếng Hán có nghĩa là bao che, bao bọc, nói khác đi, rõ hơn, chữ Bao 2 nét này được nhập từ một dấu phẩy là bộ Phiệt丿1 nét và nét ngang gãy cụp xuống bên phải tượng trưng cho cánh tay con người.

 

Phiệt丿có nhiều nghĩa, nhiều chữ, ở đây chúng tôi chỉ lấy ra nghĩa duy nhất của chữ duy nhất. Phiệt là chỉ cho dòng họ, gia thế nào mà từng có địa vị, thế lực đáng gờm, nếu không muốn nói là có máu mặt, và điều kiện tất nhiên song song kèm theo phải là hạng giàu có trong xã hội, có của ăn của để dư giả, thậm chí thừa mứa. Vì vậy, trong xã hội xưa nay từng mệnh danh, đặt, gọi những gia đình, tộc họ hoặc những người nào có diễm phúc sinh vào những gia đình, tộc họ có địa vị quyền quý, cao sang, trọng vọng như thế là dòng dõi "thế phiệt trâm anh". Ví dụ, ở Mỹ từng có các nhà tài phiệt nổi tiếng, đứng đầu gồm Rockefeller (dầu mỏ), Cornelius Vanderbilt (đường sắt), John Jacob Astor (bất động sản), vvv...

 

Ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại cũng có những nhà tài phiệt đáng nể về mức độ giàu có, như tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Lê Phước Vũ, Huỳnh Phi Dũng, Đặng Lê Nguyên Vũ, Đoàn Nguyên Đức, vvv... Đó là chưa nói vào thời trước giải phóng 1975 ở miền Nam từng có nhà tài phiệt khét tiếng được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu. Hoặc bốn ông trùm giàu có, tầm cỡ như Trương Văn Bền (xà bông Cô Ba), Hứa Bổn Hòa-chú Hỏa (bất động sản), Quách Diệm (nông sản-thực phẩm) và Nguyễn Tấn Đời (gạch bông-ngân hàng).

 

Ở trên là nói về những nhà tài phiệt giàu có đáng nể trong xã hội trước và sau giải phóng ở Việt Nam. Còn những người được gọi là "quân phiệt" thì lại khác với những nhà "tài phiệt". Bởi giới "quân phiệt" này xuất phát từ quân sự và chính trị. Giới "quân phiệt" từng được mệnh danh là "chủ nghĩa quân phiệt". "Chủ nghĩa quân phiệt" là trào lưu tư tưởng của một chính phủ hay của quần chúng với chủ trương tăng cường sức mạnh tối ưu về quân sự. Mặc dù bản chất của chủ nghĩa quân phiệt rất hung tợn, cả độc tài nhưng nó luôn khôn khéo ẩn núp dưới chiêu bài là để bảo vệ hay đòi hỏi quyền lợi của quốc gia, dân tộc. Chủ nghĩa quân phiệt luôn luôn là yếu tố quan trọng, sống còn của những ý thức hệ đế quốc, đôi khi đa mang tính xâm lược của nhiều quốc gia trong suốt chiều dài lịch sử loài người. Những đất nước tiêu biểu, đại diện cho các chủ trương quân phiệt như Đế quốc La Mã, Đế quốc Phổ, Đế quốc Anh, Đế quốc Nhật Bản, Đế quốc Mông Cổ, Đức Quốc xã và cả Đế quốc Mỹ!

 

Sau Thế chiến thứ hai, chủ nghĩa quân phiệt xuất hiện và lan truyền qua nhiều nước sau thời kỳ thực dân tại châu Á (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Myanmar và Campuchia của Pon Pot) và ở châu Phi (như Liberia, Nigeria và Uganda). Các chế độ quân phiệt cũng thấy hiện lên ở Mỹ Latinh, như chính quyền cực hữu của Augusto Pinoche ở Chile đã giành được quyền lực nhờ các cuộc đảo chính thành công, trong đó chính là nhờ dựa vào sự ủng hộ của Hoa Kỳ, trong khi ở những nước khác chính phủ quân sự nhiều khi lại có khuynh hướng thiên tả, như chính phủ của Hugo Chasvez ở Venezuela được dân bầu lên.

 

Khuynh hướng của chủ nghĩa quân phiệt là muốn trang bị vũ khí đến phong phú, đa dạng ngoài sức tưởng tượng của con người, khiến vai trò của quân đội gia tăng gấp bội trong chính trị đối nội lẫn đối ngoại. Hoặc là nó cần phải áp sử dụng luật bạo động trấn áp bất thành văn hệt như áp sử dụng vũ khí để hỗ trợ cho lĩnh vực chính trị. Vì thế, chủ nghĩa quân phiệt thường tạo ra một lãnh tụ độc đoán, có nhiều quyền lực và đôi khi cũng rất hung tợn, độc ác. Những xã hội tùng phục chủ nghĩa quân phiệt thường chú trọng đến những tập quán quân sự và địa vị, như phân chia cấp bậc, huy chương, danh dự và tước phong anh hùng cho người này, người kia.

 

Chủ nghĩa quân phiệt không đồng nghĩa với bộ phận quân đội. Bởi nó nói lên một định hướng xã hội thiên về tư tưởng quân sự. Một xã hội nặng về quân sự không phải lúc nào cũng dẫn tới chiến tranh. Ngược lại, cũng có những cơ quan, trụ sở quân sự mà khi nhìn thì không hề thấy có nét quân phiệt nào trong đó.

 

Những đặc điểm của chủ nghĩa quân phiệt:
-Say mê quyền lực và tính ưu việt
-Ca tụng bạo lực, chiến tranh và vũ khí
-Khoe khoang sức mạnh và sự bất khuất
-Hay làm chuyện bao đồng, tham gia vào chuyện riêng thiên hạ

 

Trong những xã hội mà bị quân sự hóa nặng nề, thường là có một thể chế độc tài, các thành viên thường bị đòi hỏi, từ bỏ giá trị cá nhân và đạo đức để phục vụ vô điều kiện cho chính phủ quân đội. Con người được giáo dục, mài dũa rằng phải từ bỏ cá tính riêng của mình để có được đặc tính chung dễ thích hợp với xã hội và môi trường đó. Riêng lãnh tụ được thần tượng hóa tuyệt đối đến một cách. Như các nhà độc tài Hit Le và Pon Pot vậy. Người ta vì vậy dễ dàng chấp nhận chế độ đó mà không cần phải xét lại hay suy tư, nghĩ ngợi gì gì cả.

 

Sự trau dồi về quân sự thường xuyên cũng chỉ với mục đích là để huấn luyện cho binh lính tuân lệnh, phục tùng chủ trương, đường lối vô điều kiện, nhất không đắn đo khi cần phải thực hiện lệnh... càn quét, giết người. Con người do bị ảnh hưởng của tập thể nên từ đó họ đã dần lãng quên, từ bỏ tính cách của riêng mình. Những hệ thống cai trị mang tính quân phiệt như vậy được duy trì vững chắc nhờ ở sự kiểm soát con người chặt chẽ, khắng khít. Một mặt khác, để chiêu dụ con người làm theo những mệnh lệnh, chủ trương tuyệt đối của chính sách, đường lối độc tài quân phiệt thì người ta cần phải nêu, đưa ra những phần thưởng xứng đáng nào đó đối với các quân nhân, binh sĩ, như việc tăng lương, thăng chức, đặc cách người này, người nọ vào các địa vị hấp dẫn nào đó thì mới có thể khuyến khích hay phỉnh dụ hoặc người ta rồi sẽ tự động thực hành, đi theo con đường, chủ trương của mình...

 

Ở Trung Quốc từng xuất hiện thời kỳ quân phiệt bắt đầu từ năm 1916, sau cái chết của Viên Thế Khải, và kết thúc trên danh nghĩa vào năm 1928 với thắng lợi của chiến dịch Bắc phạt và sự kiện Đông Bắc trở cờ, bắt đầu thời kỳ chính phủ Nam Kinh. Tuy nhiên, trên thực tế, sự cát cứ vẫn tồn tại cho đến khi cuộc nội chiến Trung Quốc kết thúc vào năm 1949.

 

Danh sách dưới đây thể hiện các nhà quân phiệt chính yếu cùng với phe cánh của mình từng phân chia thành các nhóm Nam-Bắc ở Trung Quốc.

 

-Đoàn Kỳ Thụy
-Từ Thụ Tranh
-Đoàn Chi Qúy
-Cận Vân Bằng
-Vương Ấp Đường
-Lư Vĩnh Tường
-Trương Kính Nghiêu

 

Đây là nói thời gian, sự việc của quá khứ, thực chất, trong hiện tại Trung Quốc được xem là nước hoàn toàn tuân phục theo chủ trương quân phiệt với mục đích khống chế và bá chủ hoàn cầu. Liệu điều này có trở thành hiện thực hay không chúng ta cũng cần phải có thời gian để thử xem cục diện, kết quả của nó rồi sẽ diễn ra như thế nào.

 

Đến đây, các bạn đã tạm hiểu về từ "phiệt" được dùng để chỉ về những đối tượng, lĩnh vực nào trong xã hội rồi. Còn trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn nói, đề cập đến chữ Phiệt mà thi sĩ Hàn Mặc Tử đã nói trong câu thứ tư của khổ thứ nhất. Đó là chữ Phiệt丿1 nét, tức nét phẩy của bộ Bao 2 nét mà các bạn đã đọc, đã biết. Hàn Mặc Tử khi viết câu thơ này với chữ Phiệt丿1 nét, tức nét phẩy như đã nói thực ra là để chỉ cho chữ Phiệt 14 nét này đây với những ý nghĩa như chúng tôi đã nói. Chữ Phiệt 14 nét này gồm bộ Môn 8 nét bao bên ngoài, nằm lọt bên trong là bộ Nhân 2 nét bên trái, bên phải là bộ Qua 4 nét nhập lại ra chữ Phiệt . Nhân là người. Qua là cái mác, là loại vũ khí dùng để đi đánh nhau. Hay Qua là đánh nhau, như có câu "nhật tầm can qua: ngày gây sự đánh nhau". Hoặc câu "đảo qua tương hướng: người trong một đảng quay lại phản đảng. Hay trường hợp khi những người cùng trong một tổ chức, đoàn thể mà gây sự, đánh nhau thì gọi là "đồng thất thao qua".

 

Khi nói, viết về chữ Phiệt 14 nét với các ý nghĩa giải thích phải chăng Hàn Mặc Tử muốn nhấn mạnh tính chất vụ việc đã không hề đơn giản khi hữu ý vô tình ông đã làm quen với bà Hoàng Thị Kim Cúc, con của một gia đình cũng thuộc dòng dõi giàu có kiêm thế lực của đất thần kinh cố cựu mộng mơ chăng?

 

Trong chữ Phiệt có bộ Môn , và Môn  tiếng Hán là cửa, tức muốn bước qua cửa ngôi nhà "thế phiệt trâm anh", gia đình nề nếp, quyền quý nếu không muốn nói là khắt khe, xét nét của bà Hoàng Thị Kim Cúc thì Hàn Mặc Tử trước hết phải đụng độ, phải đối diện với những người -bộ Nhân - có đầy đủ mọi thế lực, cũng có thể sẵn sàng gây sự hay đánh nhau -bộ Qua - trong gia đình, dòng họ của người trong mộng đầu đời kia chăng?

văn

Nhưng hãy khoan, chúng ta cũng cần phải khôn ngoan, chưa thể nói, bàn sâu vào chỗ nghiệt ngã trong trường hợp vô cùng gay cấn này giữa Hàn Mặc Tử và gia đình bà Hoàng Thị Kim Cúc. Mà chúng ta nên đào sâu vào các lớp ngữ nghĩa, từ chữ đã được Hàn thi sĩ từng công bố công khai trên giấy trắng mực đen cái đã qua bài thơ nổi tiếng mà giới tao nhân mặc khách Bắc Nam xưa nay từng xúm phất tay, ngoắt tay cho là bài thơ trữ tình, đầy chất lãng mạn, du dương kiêm liêu trai chí dị bởi những câu chữ đầy tính mơ hồ, huyễn hoặc như "Mơ khách đường xa, khách đường xa, Áo em trắng quá nhìn không ra. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà".

 

"Che ngang" ủa, quên, "che ngang mặt" như đã nói là ba chữ mang tính mật mã ám chỉ cho bộ Bao 2 nét gồm nét phẩy -bộ Phiệt丿- và nét ngang gãy cụp tượng hình cho cánh tay con người. Ngang đây, chúng ta cùng dõng dạc đồng thanh cất tiếng hỏi lớn. Cánh tay gì thế? Xin thưa cánh tay quyền lực của gia đình tài phiệt, thế phiệt trâm anh đất thần kinh cố cựu mộng mơ chứ chẳng gì cả!

 

Sở dĩ chúng tôi phải nói hết ý như thế là bởi theo nghĩa Hán ngữ thì "ngang " -che ngang- ngoài các nghĩa như ngang nhiên , ngang ngạnh , nghĩa còn lại nếu hiểu theo, viết theo Nôm tự chính là ngỡ ngàng  và... ngáng . Ngáng tức là có ai đó đã cà tửng chơi ngẳng thò, đưa cái gì đó ra ngáng ngang chân, ngang lối đi tới của người nào đó khiến cho người đó đành phải đứng lại, không sao đi tới được nữa. Và người đó sau đã phải cảm thấy quá ngỡ ngàng, bẽ bàng cho số phận, cuộc đời của mình sao trái ngang, đắng cay lắm vậy. Đó là chúng tôi chưa muốn nói đến vụ việc có khúc cây gì đó đã "ngáng" ngang đường đi khiến ông Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An bị vấp ngã té chúi mũi cắm đầu xuống đất rồi lại văng qua hàng lan can bảo hộ cao ngất ngưỡng rồi mất dạng hẳn luôn từ dạo đó khiến không còn ai thấy biết gì cả mới thiệt là chuyện lạ!

 

Riêng câu chuyện văn chương, thơ phú này ở đây thì đâu có gì để gọi là kỳ lạ xảy ra đâu? Bởi ngay sau khi bài thơ Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ xuất hiện thì thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng vẫn còn sờ sờ ra kia cùng với những bài thơ được tiếp tục sáng tác cho đến ngày thi sĩ nhắm mắt ra đi. Hú vía!

 

Chúng ta trở lại với câu chuyện văn thơ. Các bạn đã hiểu ba chữ "che ngang mặt" được Hàn Mặc Tử dùng chỉ cho bộ Bao 2 nét với các ý nghĩa sâu-rộng đã giải thích. Chữ còn lại của "che ngang mặt" là chữ "mặt". Chữ "mặt " này nếu bắt qua hiểu theo Nôm tự sẽ có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là chỉ mặt mày, tức khuôn mặt con người. Nghĩa thứ hai "mặt" là bề mặt, hay là phía bên mặt, bên tay phải. Như thế, chúng ta đã thấy quá rõ nét tượng hình cánh tay của bộ Bao một phần nằm bao trọn bên tay phải, phần còn lại che ngang -nằm ngang- trên đầu được viết dính với nét phẩy là bộ Phiệt丿.

 

Hai chữ còn lại của câu thứ tư khổ thứ nhất Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ"chữ điền". Từ "chữ" được Hàn Mặc Tử bắt qua Nôm tự thì từ đó mới có thể trình bày, nói ra ngữ nghĩa cần phải nói của nó. Nhưng không riêng từ "chữ" này, mà trong câu thứ tư cũng còn nhiều chữ, từ được hiểu, viết theo tiếng Nôm mà chúng tôi đã giải thích. "Chữ " tiếng Nôm là chữ nghĩa, chữ viết. "Chữ " còn đọc là tự, là tợ. Và Tự cũng có nghĩa là... tử. Nói khác đi, để lấy ra chữ Tử là một chữ trong bút hiệu của mình thì Hàn thi sĩ phải bước qua lĩnh vực chữ Nôm thì mới có điều kiện để moi, móc, tìm ra từ, chữ như ý. Đó là chữ Tự , và từ chữ nối nhịp cầu này thì chữ Tử từ đó mới có điều kiện xuất hiện để làm tròn nhiệm vụ, bổn phận mà chủ thể đã đang đặc cách, giao phó cho sứ mệnh cao cả, thiêng liêng.

 

Chữ cuối cùng của câu là chữ "điền". "Điền " là ruộng, hay điền là đồn điền, điền thổ, điền trạch. Chữ Điền được Hàn thi sĩ ám chỉ cho Sở đạc điền. Sở đạc điền là nơi làm việc của Hàn thi sĩ trong thời gian vào sinh sống ở Quy Nhơn. Theo như thông tin trên trang mạng cho biết, vào tháng 06 năm 1916, sau khi cha mất, gia đình Hàn Mặc Tử về Quy Nhơn sống với người anh cả. Năm 1932 Hàn Mặc Tử vào làm việc ở Sở đạc điền thuộc khu vực Quy Nhơn. Nghĩa của đạc điền là đo ruộng, vậy công việc của nhân viên, của Hàn Mặc Tử khi vào làm việc ở Sở đạc điền là quản lý, nắm rõ sổ sách về diện tích ruộng đất địa phương.

 

Đọc ngang đây, chúng ta đã rõ, cụm chữ "che ngang mặt chữ điền" là những chữ dùng để ám chỉ cho sự việc có cánh tay nghiệt ngã của nhà tài phiệt hay của gia đình giàu có, thế lực đưa ra chắn ngang mặt khiến Hàn thi sĩ không thể nào đưa chân bước đi tới được nữa. Và đi đến đâu, để làm việc gì thì chúng ta ắt cũng đã rõ cả rồi. Riêng hai chữ "Lá trúc" là ám chỉ bộ Thảo , 4 hay 3 nét, tức ám chỉ cho chữ Cúc, vì Cúc hay Huệ, Lan, Đào, Mai, Hồng gì gì đi nữa thì tất cả cũng thuộc tộc họ cỏ cây hoa lá, thảo mộc. Nói khác đi, bộ Bao là cánh tay nghiệt ngã của nhà tài phiệt từng đưa ra chắn ngang sự qua lại, thông thương, tìm hiểu của hai đương sự trong cuộc là Hoàng Thị Kim Cúc -trúc - và Hàn Mặc Tử -chữ , điền - vậy.

 

Nhưng đây là nói, là giải thích theo ý nghĩa ẩn khuất, che đậy của các chữ quốc ngữ nằm trong câu "Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Còn nói theo chữ Cúc Hán ngữ thì trong chữ Cúc này cũng vẫn còn một chữ nữa. Đó là bộ Mễ 8 nét nằm dưới bộ Bao 2 nét mà chúng ta chưa nói, chưa đá động, thăm hỏi gì đến. Mễ là chữ được nhập lại từ bộ Mộc 4 nét và bộ Chủ 1 nét nằm ở trên, bên trái, đối diện bộ Chủ là bộ Phiệt丿1 nét nằm bên phải. Mễ tiếng Hán là gạo, hay các loại ngũ cốc đã loại bỏ vỏ cũng gọi là Mễ . Như vậy, Mễ là chỉ chung, tổng hợp cho các loại ngũ cốc, thực phẩm, như mè, đậu, bắp, lạc, nếp, gạo, bo bo, vvv...

 

Mễ cũng còn có thêm nghĩa. Đó là chữ dùng để chỉ cho các nhà giàu có có của ăn của để, dư dật lúa gạo, ngũ cốc, bạc vàng, ruộng đất thì cò bay thẳng cánh, chó chạy ngay đuôi... Nói chung Mễ là ám chỉ cho nhà bá hộ, điền chủ, tài phiệt giàu có và lắm thế lực. Bởi trong chữ Mễ như đã nói nó được nhập, nói khác đi, phải có sự tham gia của bộ Chủ và bộ Phiệt丿thì bộ Mộc đơn lẻ, đơn côi, đơn điệu kia mới có thể chắp cánh biến, hóa ra chữ Mễ là chữ dụ cho các loại tổng hợp ngũ cốc, lúa gạo, thực phẩm. Chủ là điền chủ, Phiệt丿là tài phiệt.

 

Ngang đoạn này, chúng ta cũng nên dành chút đỉnh thời gian đọc lại về tiểu sử song thân của bà Hoàng Thị Kim Cúc xem thế nào. Thân phụ của bà Kim Cúc là cụ Hoàng Phùng, thi đỗ Tú Tài, giỏi Hán học kiêm cả Tây học, làm Thương Tá Sở Địa Chính tại Qui Nhơn (chứ không phải là tham tá sở Đạc điền như thi sĩ Quách Tấn viết). Còn thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Khuê. Theo như xác định của tư liệu nhà Nguyễn, thì những người phụ nữ nào mang tên họ là Tôn Nữ là đều có dính dấp, liên quan đến dòng họ vua chúa của triều đình. Tài liệu chúng tôi lục tìm trên trang mạng cho biết như sau về hai chữ Tôn Nữ đặc biệt này:

 

Tôn Nữ 孫女 là tên gọi của những người con gái trong họ Nguyễn Phúc, có liên quan đến các vị Hoàng đế nhà Nguyễn. Riêng con gái của vua Minh Mạng hay con cháu của ông cũng đều áp dụng theo một cách đặt chữ lót sau đây:

 

-Con gái của Hoàng đế gọi là Hoàng nữ 皇女. Hoàng nữ 皇女 khi được sắc phong thì trở thành Công chúa và có tên hiệu riêng. Công chúa về sau có anh hay em trai làm Hoàng đế thì được gọi là Trưởng công chúa 長公主, có cháu làm Hoàng đế thì được gọi là Thái trưởng công chúa 太長公主.

-Con gái hoặc cháu gái các Hoàng tử, tức cháu nội của Hoàng đế, thì phải căn cứ vào thứ bậc của anh hoặc em trai mà đặt. Con trai của Hoàng tử là Công tử 公子, cháu trai gọi là Công tôn 公孫, còn con gái gọi là Công nữ 公女.

-Cháu nội của Hoàng tử gọi là Công tôn nữ 公孫女, xuống nữa là Công tằng tôn nữ 公曾孫女, xuống một bậc nữa là Công huyền tôn nữ 公玄孫女. Và để đơn giản các đời kế tiếp chỉ gọi là Tôn Nữ 孫女 với ý nghĩa là cháu gái.

 

Như vậy, cụ bà Tôn Nữ Thị Khuê chính là con cháu trong dòng tộc vua chúa triều Nguyễn. Chữ Phiệt丿1 nét bên tay phải bộ Mễ chính là dùng để chỉ cho sự xuất thân hay địa vị cao quý, quyền uy trong xã hội phong kiến của thân mẫu bà Hoàng Thị Kim Cúc. Còn thành phần xuất thân của cụ ông Hoàng Phùng có thể cũng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội đương thời, như con nhà bá hộ, điền chủ, ruộng lúa bề bề trong tay mà ngày nay gọi là đại gia, tỷ phú.

 

Thế thì, với thành phần xuất thân của song thân, gia đình bà Hoàng Thị Kim Cúc như vậy thì thử hỏi. Hàn Mặc Tử khi xưa làm sao có thể chắp nối mộng yêu thương của mình với người con gái mà ông từng thầm thương trộm nhớ bao lâu? Hoặc nói ngược lại, khi biết cô con gái yêu quý, ngà ngọc của mình đem lòng tơ tưởng với chàng nhà thơ nghèo kiết xác thuộc thành phần nghèo khó hiện tạm trú lây lất xứ sở Bàn thành thì liệu ông bà bá hộ-tài phiệt kia có sanh tâm rẻ rúng và tìm mọi cách ngăn chặn hay không? Đó là chúng ta chưa đề cập đến trở lực vô cùng to lớn, kinh khủng khác là niềm tin, đức tin tôn giáo, tín ngưỡng giữa hai bên. Nếu quả thật song thân bà Kim Cúc biết rõ gia đình Hàn Mặc Tử theo đạo Thiên chúa thì sự ngăn cấm tình duyên của ông bà đối với cô con gái ngà ngọc được cưng chìu như trứng mỏng làm sao không càng ngày càng thêm khe khắt, quyết liệt đến nhường nào!

 

Phải không các bạn?

 

Chúng ta đọc tiếp đoạn nói về chữ nghĩa. Nếu nói Mễ là chữ dùng chỉ cho nhà bá hộ, giàu có, thì Mễ cũng còn để chỉ cho ruộng, đất, bởi lúa gạo, ngũ cốc được trồng trọt, gieo cấy từ trên các địa giới ruộng, đất khác nhau để cho ra các sản phẩm, thực phẩm nông nghiệp khác nhau. Như vậy, qua nhiều cách ví dụ và cách hiểu đa dạng khác nhau mà Hàn Mặc Tử đã cho chúng ta biết rõ chữ nghĩa đôi khi cũng cần phải được hiểu qua nhiều góc độ, trường hợp, không phải cố định theo kiểu hễ một chữ thì chỉ có một nghĩa riêng biệt. Ví dụ, chữ Điền -ruộng, đất, sở đạc điền- là cái bóng hắt, ngã của chữ Mễ -lúa, gạo, ngũ cốc- nằm trong chữ Cúc 11 nét vậy.

 

Khi chữ Mễ nếu được hiểu là chữ Điền như đã nói -ruộng, đất, sở đạc điền- thì bộ Thảo ở trên bộ Bao  2 nét dùng để ám chỉ cho chữ Cúc . Nhưng nếu chữ Mễ được sử dụng để chỉ cho nhà bá hộ, tài phiệt giàu có, thế lực là gia đình, cha mẹ bà Hoàng Thị Kim Cúc thì bộ Thảo  3 nét ở trên bấy giờ đã tự động rùng mình hô biến, hóa thành hai chữ "Lá trúc". "Lá trúc" như vậy bây giờ cần phải được hiểu dùng để ám chỉ cho thi sĩ Hàn Mặc Tử, không phải cho bà Hoàng Thị Kim Cúc nữa. Lưu ý. Theo văn hóa Á đông, Trúc được tượng trưng cho người quân tử khí tiết thanh cao, trong sạch. Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã từng nói thế này về mình, mời các bạn đọc lại:

 

"Cái đời tôi tôi chưa xem ra gì nữa là danh vọng..."

 

Có thể nói, chỉ những người yêu văn chương tha thiết thì họ mới có thể xem thường danh lợi, bạc tiền. Như Hàn Mặc Tử là một ví dụ chẳng hạn. Nhưng nếu một người chỉ biết danh vọng, bạc tiền thì lúc này văn thơ, chữ nghĩa đối với họ chỉ là thứ rác rến dơ bẩn mau mang ném vào sọt rác cho khuất mắt, xong việc. Đây là hai mặt đối lập của hai hạng người, một hạng chạy theo danh lợi, bạc tiền. Hạng còn lại rất xem thường, coi khinh danh lợi, bạc tiền. Tiêu biểu cho hạng sau là thi sĩ Hàn Mặc Tử, tác giả bài thơ để đời Ở ĐÂY THÔN DẠ mà chúng tôi đang giải thích những ẩn nghĩa thâm trầm, khuất chìm của nó trong bao lâu...

 

Dưới đây, chúng tôi xin cô đọng, viết, nói rất ngắn gọn lại bốn câu khổ thứ nhất Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ để cho các bạn dễ hiểu, dễ nhớ nằm lòng hơn nữa. Chứ giải thích thế này nhiều khi lại quá lòng vòng, quanh quẩn tam quốc diễn nghĩa và dễ gây ra mớ rối rắm bòng bong thế nào.

 

Hoàng= Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Thị= Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Kim= Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Cúc= Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

 

Tóm lại. Bài thơ Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ với bốn câu thơ khổ đầu mang những ý nghĩa thâm trầm, ẩn khuất của tâm sự tác giả ký gửi đã được chúng tôi làm sáng tỏ cụ thể, chi tiết và các bạn cũng đã đọc qua. Thì với nội dung toàn bài thơ thế này, cùng với phần giải thích của chúng tôi hôm nay thì có thể nói. Mối tình của Hàn Mặc Tử đối với bà Kim Cúc khi xưa chỉ là mối tình đơn phương, đơn điệu, đơn tuyến, đơn côi. Cũng có thể bà Kim Cúc từng đem lòng thương yêu say đắm Hàn thi sĩ ngay từ lúc ban sơ nhưng do trở lực nghiệt ngã trước hết là từ thành phần xuất thân của gia đình hai bên, sau là do tín ngưỡng ràng buộc của tôn giáo nên bà đành phải chấp nhận, nghe theo lời cha mẹ cho được yên thân. Nhận lấy riêng cho mình sự chia lìa mặc dù bà chưa bao giờ cho ai biết mình từng có tình ý gì với nhà thơ tài hoa nhưng mang tội nghèo khổ và bệnh tật, bạc mệnh kia. Chuyện này thì chỉ hai người trong cuộc mới biết rõ ràng, cụ thể, chi tiết hơn ai hết. Người thứ nhất là tác giả bài thơ sáng tác vào năm 1939. Chỉ một năm sau đó thì tác giả ngẫu hứng "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" cũng đã ra đi do bệnh tật nghiệt ngã, đau thương quật ngã. Người thứ hai còn lại cũng đã ra đi sau đó vào năm 1989. Đúng nửa thế kỷ về sau.

 

Thưa các bạn bài viết này chúng tôi chỉ làm cái công việc duy nhất là giải mã những câu mang tính mật mã mà tác giả đã ký gởi trong bốn câu khổ đầu Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ. Tuyệt đối chúng tôi không thêm thắt, đơm đặt gì vào trong câu chuyện này cả. Mà chúng tôi hay chúng ta hãy để cho sự thật đó của hai con người từng xuất hiện và từng lừng lững đi qua trong quá khứ của dòng văn học đất nước, dân tộc mãi mãi được ngủ yên. Trong bài viết này hôm nay chúng tôi chỉ muốn nói đến vấn đề duy nhất. Sự mù mờ, thui chột của văn học Việt Nam với quá nhiều những bài viết vu vơ, rỗng tuếch chả đâu vào đâu của rất nhiều tác giả khi dựa vào bốn câu khổ đầu để dựng diễn ra nhiều câu hỏi ngớ ngẩn, tầm phào, ví dụ, bà Kim Cúc có mời tác giả về thăm nhà ở Vĩ Dạ hay không? Nếu không, thì tại sao tác giả lại nêu lên câu hỏi như thế? Ngay cả người trong cuộc là bà Kim Cúc cũng đâm ra phân vân, ngờ vực, ngơ ngác khi nói rằng:

 

"Nhà tôi đâu có cây cau nào đâu mà nói là "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên?"

 

Hoặc như bài viết dưới đây được chúng tôi lấy trên trang mạng trong giáo trình ngữ văn của các thầy cô giáo và học sinh khiến cho tình cảnh đã khó hiểu lại càng thêm khó hiểu, nếu không muốn nói là bát nháo, lộn xộn hơn nữa đối với bốn câu khổ đầu bài thơ mà chúng tôi đã giải thích cụ thể, chi tiết. Mời các bạn đọc qua cách phân tích, bình giảng của văn học nhà trường xem sao:

 

"Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn ở thôn Vĩ Dạ. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ:

 

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

 

Câu hỏi vừa như lời trách cứ nhưng lại nhẹ nhàng, dịu ngọt như một lời mời. Nghệ thuật trách và mời trong câu thơ thật khéo léo, uyển chuyển, ngọt ngào như nét duyên của người con gái. Qua lời mời gọi dịu dàng, tác giả đưa ta đến với một bức tranh thiên nhiên nhiên tuyệt mĩ của thôn Vĩ:

 

"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,"

 

Thôn Vĩ Dạ là một thôn làng thơ mộng nằm kề sát thành phố Huế bên bờ sông Hương. Qua ngòi bút tinh tế của tác giả, vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ hiện lên càng lấp lánh hơn, như một điểm nhấn của thiên nhiên. Đến với bức tranh thôn Vĩ Dạ, cảnh đầu tiên hiện ra trong tầm nhìn chính là "hàng cau". Nhà thơ nói đến hàng cau trước tiên vì cau là một loài cây thanh nhã, ngay thẳng gợi lên sự bất khuất, thuỷ chung. Cau trồng thành hàng lối tạo nên vẻ đẹp chuẩn mực, ngay ngắn, giàu tính tạo hình, gây ấn tượng đẹp trong tâm trí người đọc. Vẻ đẹp của hàng cau còn có thêm một chi tiết đẹp hơn tô điểm, đó là "nắng hàng cau", "nắng mới lên". Những hàng cau trồng theo hàng lối đón ánh nắng lấp lánh khiến cho ánh nắng dường như cũng trải dài, trải dài thành từng tầng sáng theo từng ngọn cau bao phủ lấy thôn làng ngõ xóm. Từ "nắng" ở đây lặp lại hai lần làm ta dường như cảm nhận được ánh nắng ấm áp lan toả khắp nơi, tạo nên sức sống cho bức tranh thôn Vĩ Dạ.

 

Câu thơ thứ ba bật lên như một sự ngạc nhiên thích thú: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Bức tranh thiên nhiên không chỉ có ánh vàng của nắng mà còn có màu xanh tràn nhựa sống của cây lá hoa cỏ. "Mướt quá" gợi lên cho ta thấy sự tràn trề sức sống của cây cối xanh tốt. Màu "mướt quá" làm dịu đi trong ta những bụi bặm, khiến tâm hồn cảm thấy như tươi trẻ hơn. Màu xanh được so sánh với "ngọc" càng khiến cho bức tranh thiên nhiên dường như cao quý, thuần khiết hơn, không nhiễm bụi trần. Câu thơ cũng thoáng hiện lên hình bóng của ai đó qua thông tin "vườn ai" mà tác giả còn để ngỏ. Và để đến câu thơ tiếp theo, hình bóng ấy hiện ra một các rõ ràng hơn:

 

"Lá trúc che ngang mặt chữ điền."

 

Hình bóng con người hiện lên làm cảnh vật dường như sinh động hẳn lên. "Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Thấp thoáng trong khu vườn xanh mướt lá, hiện ra một gương mặt "chữ điền" phúc hậu vừa thực, vừa ảo, vừa gần nhưng lại vừa xa bởi "lá trúc che ngang". Gương mặt trong câu thơ như đang dõi theo bước chân người khách nhưng lại vô cùng dịu dàng, e ấp. Câu thơ đẹp vì có sự hài hoà giữa cảnh vật và con người. Như vậy chỉ với vài nét chấm phá, Hàn Mặc tử đã phác hoạ được cảnh vật và con người ở thôn Vĩ Dạ một cách vô cùng sinh động, vừa quen thuộc gần gũi lại thi vị độc đáo. Đoạn thơ gợi lên trong tâm hồn người đọc bao nỗi niềm, cảm xúc về quê hương yêu dấu..."

 

Nếu các bạn đọc qua những giải thích của chúng tôi ở trên đối với bốn câu khổ đầu bài thơ Ở ĐÂY THÔN VĨ DẠ thì khi đọc tới trích đoạn này của văn học nhà trường -cũng còn quá nhiều, rất nhiều bài phân giảng nữa của văn học nhà trường. Đó là chưa nói những bài phân giảng của văn học xã hội- thì bạn mới thấy rằng văn học Việt Nam thật ra xưa nay đã hoàn toàn thui chột, mù mờ khi xúm đặt bút bình cùng thuyết, giảng bài thơ này của Hàn Mặc Tử với quá nhiều sự ngây ngô, hồn nhiên cụ và cù lần lửa thế nào!

 

Quê quá!

 

Chợt giật mình đánh thụi và cũng chợt thú vị lâng lâng khi bỗng dưng phát hiện ra có bao điều kỳ dị, hấp dẫn lúc đọc qua nhiều câu chuyện bươi ra lắm nỗi chia ly, tan tác khiến người phải vào tù, kẻ mãi ra đi, người trôi dạt, kẻ bơ vơ tứ tản muôn phương từ những án thụ được trương lên trên các nhật báo trong mỗi sớm mai...

 

Miền trung thương nhớ,
lúc 17h05 ngày 15 tháng 11 năm 2019
Bốn niệm xứ

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang