CHƯƠNG MƯỜI BA
HAY BỐN BỀ BÁT NGÁT XA TRÔNG...
Cái gì của Tây Sơn hãy trả lại cho Tây Sơn.
Có người hỏi, con người sau khi chết đi về đâu?
Đây là một câu hỏi ngớ ngẩn, buồn cười. Vì con
người sinh ra từ... sáu trần, sống trong sáu trần,
vậy chết trở về sáu trần chứ còn đi đâu nữa?
Đội cái mũ trên đầu mà hỏi cái mũ của tui đâu?
Đây là bốn câu Kiều 1036, 1037, 1038, 1039 sẽ chỉ, vạch ra cho tất cả mọi người, nhất giới văn sử học và đám Kiều học khùng khùng điên điên biết rằng xưa nay tất cả chỉ là những người mù, chẳng hiểu gì về lịch sử Tây Sơn cũng như Truyện Kiều một chút nào cả. Tội nghiệp.
Câu mật mã 1036 như sau:
... Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia...
Câu Kiều 1036 này là Khiêm Trọng Nguyễn Du sử dụng để ám chỉ cho chữ Hoàng 黃 12 nét. Nằm ở trên hết là bộ Thảo 艸 4 hay 6 nét. Thảo 艸 là cỏ cây, thảo mộc, hoa lá. Vậy bụi hồng là dụ cho bộ Thảo 艸 4 hay 6 nét này vậy. Riêng chữ dặm không biết các bạn còn nhớ gì chăng? Dặm là Lý里, hay Lý 里 cũng là dặm, tuy khác chữ nhưng cùng một nghĩa. Theo định nghĩa trong Hán Việt Tự Điển, một dặm có 360 bước. Lại một dặm Anh đo được 5020m +1 tấc của Tàu. Nhưng chúng ta tính chi đơn vị đo chiều dài của Anh, của Tàu cho rắc rối, luộm thuộm, vòng vo tam quốc? Mà chúng ta chỉ nên hiểu đơn giản thế này thôi cho chắc cú. Một dặm có 360 bước. Và 360 ngắn này (dặm) được dụ cho một nét ngang, là bộ Nhất 一.
Bốn chữ "bụi hồng dặm kia" là để dụ cho bộ Thảo 艸 4 hay 6 nét và bộ Nhất 一 1 nét.
Tiếp theo là bốn chữ mật mã "Cát vàng cồn nọ..."
Cát vàng là dụ cho bộ Điền 田 5 nét, vì điền là đất, là cát. Còn "cồn nọ" là bộ Bát 八 2 nét. Xin bạn chú ý, bộ Bát 八 2 nét dụm lại ở đầu trên, dưới chân dạng ra mới trông như một cồn cát vậy. Nhưng chữ Bát 八 viết thế này trông giống như đụn rơm, cột rơm, chưa ra dáng cồn cát một chút nào. Nếu các bạn biết và hiểu lối viết thư pháp, bạn sẽ thấy chữ Bát 八 đôi khi được các nhà thư pháp trình bày hai nét tượng trưng trông giống như dấu ô /\ được viết dãn hai chân tối đa vậy. Bạn cũng có thể hiểu hai chữ "cồn nọ" mới trông như chóp núi Phú Sĩ ở Nhật, hoặc chóp núi Chóp Chài ở Tuy Hòa-Phú Yên. Nếu các bạn chưa hình dung ra chữ (bộ) Bát 八 dạng mật mã được Nguyễn Du ẩn dụ trong văn bản dạng này, vậy chúng tôi mời các bạn xem qua những cồn cát được cấu tạo từ thiên nhiên, chưa hề qua bàn tay động chạm của con người như các hình ảnh dưới đây.
Bạn có thấy "Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia" chưa? Chưa à?
Đây là dạng cồn cát mà cồn này nối tiếp cồn kia, và cứ thế trải dài ra vô tận theo chiều ngang. Những cồn cát dạng này thì không cao lắm. Lại cũng có những cồn cát mà đỉnh đụn lên rất cao, như ảnh sau đây.
Dưới đây là một dạng cồn cát độc đáo nữa thuộc khu vực miền Trung mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho con người và vùng miền, địa giới nơi đây. Thiết nghĩ, với các dạng cồn cát đa dạng, nhiều kiểu cách thế này trong thiên nhiên mà ngày xưa Khiêm Trọng Nguyễn Du quả thật với một đầu óc tưởng tượng quá phong phú, tinh tường khi chỉ cần đảo mắt qua là đã nhẹ nhàng nhặt góp những sáng tạo từ thiên nhiên để vẽ, để diễn ra các ký tự mật mã độc đáo có một không hai trong nền văn học Việt Nam, chấp luôn cả thế giới như thế!
Song có điều rất đáng tiếc là 90 triệu dân Việt xưa và nay lại xúm cho đây là sáng tác của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu. Còn Nguyễn Du chỉ có công qua Tàu lượm lặt mang về rồi đem bản gốc mò mẫm dịch qua thơ lục bát đọc cho vui tai vui miệng lúc trà dư tửu hậu. Người ta cho thế.
Để xem rồi đây giới văn sử chuyên nghiệp và chính quyền các cấp sau khi đọc được những bài viết văn sử được công bố tự do, rộng rãi của chúng tôi thì họ sẽ có thái độ xử lý, tính toán như thế nào về những phát hiện này. Hoặc họ vẫn giả đò im lặng, tảng lờ vì không thể can đảm, gồng mình, dám đứng ra khai nhận khả năng yếu kém, cùn nhụt trước nhân dân, quần chúng, nếu không muốn nói là quá ngu dốt của mình đối với các văn bản văn sử sai lệch của đất nước mãi đến hôm nay đã có người phát hiện chỉ, vạch ra những sai trái tồn nghi từ bao lâu.
Chúng ta chờ xem sự việc rồi sẽ ra sao vậy.
Riêng hai chữ "Cát vàng" chúng ta cần hiểu thật sát nghĩa như sau.
Khu vực chùa Thiền Lâm ngày xưa chúng tôi nghe ôn Chơn Trí -trụ trì chùa Thiền Lâm- nói rất rộng, đến vài trăm hecta chứ không phải là ít. Phủ Dương Xuân được các chúa Nguyễn cho xây dựng trong khu vực chùa Thiền Lâm này. Sau phủ Dương Xuân đã được đổi thành Cung Điện Đan Dương của Hoàng đế Quang Trung. Bởi khi đã đánh chiếm, lấy được Thuận Hóa danh tướng Nguyễn Huệ đã cho cải tạo phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn thành Cung Điện Đan Dương, làm nơi ở của ông và gia đình. Bắc Cung Hoàng Hậu thì ở chùa Kim Tiên gần đó vài trăm mét. Nghĩa là chùa Kim Tiên vẫn nằm trong khu vực hệ thống quản lý đất đai của chùa Thiền Lâm hoặc của phủ Dương Xuân.
Chùa Kim Tiên ngày nay. Trong Truyện Kiều Khiêm Trọng Nguyễn Du mã hóa chùa thành Quan Âm các
Ngang đây, đoạn này, chúng ta cần nên hiểu rộng, bao quát hơn nữa đoạn mang tính tự sự này của Nguyễn Du. Các câu Kiều 1036, 1037, 1038, 1039 được trích từ đoạn Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích của tiết mùa xuân. Nhưng thật ra, theo chúng tôi, phải nói, gọi là lầu Tương Bích chứ không phải Ngưng Bích. Tương ở đây là tương tư, nhớ tưởng, vì thời gian này Thúy Kiều, tức Hoàng Thị Thu Mai mới vừa vào Phú Xuân nên tâm trạng thường hay nhớ nhà, nhớ mẹ và các em cùng lời ước nguyện trăm năm bền chặt tơ duyên với chàng Khiêm Trọng Nguyễn Du ở vườn Thúy hôm nào.
Riêng chữ Bích thì có sự tích hẳn hoi, rõ ràng như sau.
Xin mời các bạn đọc một vài đoạn trích ngắn trong tập Bắc Cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế của tác giả Nguyễn Đắc Xuân. Sách do NXB Thuận Hóa phát hành tháng 10 năm 2014:
"Ở ấp Bình an, huyện Hương Thủy, tương truyền chùa do Bích Phong hòa thượng dựng, bản triều Thế tông sửa lại. Phía trước chùa dựng lầu Vọng tiên, quy chế rộng rãi, có giếng sâu hơn 30 trượng, nước rất trong mát, tương truyền trước có tiên nữ thường tắm đêm ở đây, nên cũng gọi là giếng Tiên".
Sách Đại Nam Nhất thống Chí thời Duy Tân viết về chùa Kim Tiên có chi tiết mới hơn.
Phiên âm: "Kim Tiên tự, Bình An ấp. Tương truyền Bích Phong hòa thượng sở tạo, bản triều Thế tôn niên gian trùng tu, kim bích huy hoàng, tiền kiến Vọng Tiên lâu, quy chế hoành lệ. Hậu kinh binh hỏa toại phế, kim ấp nhân, nhân di chỉ trùng tu. Tiền hữu cố tỉnh, thâm tam thập dư xích, thủy thậm thanh liệt. Tương truyền tích hữu tiên nữ dạ dục tỉnh thượng hựu danh tiên tỉnh"
Dịch nghĩa: Chùa Kim Tiên: Ở ấp Bình An[1]. Tương truyền chùa này do hòa thượng Bích Phong[2] làm ra, đời vua Thế Tôn[3] bản triều trùng tu, sơn thiếp xanh vàng rực rỡ, trước dựng lầu Vọng Tiên, quy chế tráng lệ. Sau gặp nạn binh hỏa[4] bỏ hoang phế nay người trong ấp[5] nhân theo nền cũ làm lại; trước chùa có giếng xưa[6] sâu hơn 30 trượng, nước rất trong sạch. Tương truyền xưa có tiên nữ ban đêm tắm ở giếng ấy, nên cũng có tên là Giếng tiên (Thừa Thiên Phủ, tập Thượng, trang 86).
Chú thích:
[1] Tên địa danh Bình An mới có từ đầu triều Nguyễn. Trước đó thuộc vùng lâm lộc của xã Dương Xuân.
[2] Chưa tra cứu được tiểu sử. Người cùng thời có thiền sư Giác Phong (?-1741) khai sơn chùa Báo Quốc.
[3] Tức Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng đế, thường gọi là Võ Vương (1738-1765), người cho xây dựng lại chùa Kim Tiên "sơn thiếp xanh vàng rực rỡ", "tráng lệ".
[4] Tức chiến tranh với Nhà Tây Sơn từ năm 1786 đến năm 1801.
[5] Nay tức là thời điểm soạn thảo lại bộ Đại Nam Nhất Thống Chí dưới triều Thành Thái (1889-1906) và xuất bản thời Duy Tân (1907-1916) đầu thế kỷ XX. Bộ Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.
[6] Giếng xưa tức là giếng Tiên. Giếng Tiên hiện nay vẫn còn tại vị trí phía nam của hông sau chùa Kim Tiên. Chứng tỏ chùa Kim Tiên thời chúa Võ Vương (cuối thế kỷ XVIII) xây mặt về hướng nam. Chùa Kim Tiên hiện nay quay mặt về hước tây.
(Trích trang 20-21-22- BCHHLNH THỜI Ở HUẾ)
Tập sách này của Ng.Đ.Xuân tập hợp quá nhiều những cái sai, không có trong lịch sử!
Như vậy, căn cứ vào những gì có thật tại hiện trường chùa Kim Tiên, nơi ở xưa kia của Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai, chúng tôi dám khẳng định rằng. Câu Kiều 1033 đúng ra là..."Trước lầu tương bích khóa xuân" chứ không phải..."Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân" như các bản Kiều hiện đang thủ giữ. Bởi Nguyễn Du khi viết lại những gì từng xảy ra của thời kỳ này tất nhiên phải viết đúng như thật, nhất các địa giới ở Phú Xuân, như lầu tương bích ở chùa Kim Tiên, nơi ở của người xưa.
Lầu tương bích tức là lầu Vọng Tiên như trích đoạn chúng tôi đã trích từ tài liệu khảo cứu của tác giả Nguyễn Đắc Xuân trong tập sách BCHHLNH Thời Ở Huế. Tương như đã giải thích là tương tư người xưa, và nỗi nhớ nhà ray rức đến khôn nguôi của Thúy Kiều, người sau này là Bắc Cung Hoàng hậu. Lại tương có thể cũng là tương truyền, bởi chú thích đã cho biết quá rõ với câu văn "chùa tương truyền do Hòa thượng Bích Phong xây dựng". Riêng chữ bích có hai nghĩa như sau:
1- Bích tức Bích Phong, là Hòa thượng Bích Phong, người sáng lập chùa Kim Tiên như chú thích đã cho biết.
2- Bích còn là xanh, màu xanh, màu xanh biếc của cỏ cây hay màu xanh của ngọc. Bởi chú thích còn cho biết lầu Vọng Tiên được thiếp (sơn, phết) màu xanh-vàng rực rỡ, tráng lệ. Thông thường hai màu này để gần nhau thì màu xanh sẽ lấn át, đè hẳn màu vàng xuống để chiếm phần nổi trội. Hoặc khi đứng ở xa nhìn bạn cũng chỉ thấy tuyền một màu xanh thôi. Do đó Nguyễn Du đặt, gọi, mã hóa lầu Vọng Tiên thành lầu tương bích là rất đúng với cố sự Kim Tiên khi xưa lắm vậy. Nhưng quan trọng nhất là chỗ này đây. Tương tiếng Hán có một âm là tưởng. Và tưởng ở đây là tưởng tượng, hay còn gọi là vọng tưởng, tức sự nhớ nghĩ, hồi tưởng và tương tư lại những gì đã từng trôi qua, đi qua trong quá khứ...
...Đôi khi chợt nghe tiếng tâm tư vọng nẻo về,
Ngược dòng thời gian đưa hồn đi tìm quá khứ...
(HAI KỶ NIỆM MỘT CHUYẾN ĐI)
Khi chúng tôi về chùa Kim Tiên vào các năm 2013, 2014, 2015 thì Thượng tọa trụ trì Kim Tiên Thích Giác Đạo cho biết vị trí sông Hương chảy ngang qua trước mặt chùa. Rất tiếc chúng tôi không tìm đâu ra một điểm cao nhất nào trong chùa hiện nay để từ đó có thể quan sát vị trí con sông lịch sử này. Nhưng nếu có thì cũng không thể thấy vì nhà cửa và cây cối hiện đã che mất tầm nhìn đôi mắt. Từ vị trí chùa Kim Tiên đến sông Hương theo đường chim bay vào khoảng 1km5 trở lại.
Như vậy, ngày xưa đứng từ lầu Vọng Tiên, cả dưới mặt đất bằng phẳng trước chùa thì với khoảng cách 1km5 cùng một không gian thoáng rộng, chưa bị chiếm hữu bởi nhà cửa xây dựng san sát và cây cối um tùm như hiện nay, chúng ta sẽ thấy rõ ràng trước mắt dòng Hương giang đang lững lờ êm trôi, và hai bên bờ sông là những cồn cát, doi cát vàng kéo dài xa đến ngút tầm mắt cùng những lùm cây, bãi cỏ xanh rì quần tụ theo lý duyên hợp, duyên sinh.
Thưa các bạn,
trong thiên nhiên có bao điều hay lạ, kỳ thú. Con người từ xa xưa đã biết dựa vào những sự việc hay lạ, độc đáo này từ bà mẹ thiên nhiên để khơi nguồn cảm hứng cho tiềm năng sáng tạo. Như nhà bác học Acchimet đã phát hiện sức đẩy của nước khi đang tắm, để rồi khoa học từ đó đã ứng dụng nguyên lý này chế ra tàu ngầm lặn sâu dưới nước. Newton phát hiện định luật vạn vật hấp dẫn nhờ nằm dưới gốc táo, thấy quả táo rơi. Những chiếc xe hơi mang hình dáng và màu sắc xinh xắn, dễ thương mà các bạn đang thấy như Citroen, Volkswagen, Renault, vân vân và vân vân... Hầu như đều được sao chép, liên tưởng từ hình dáng các con vật nhỏ bé, dễ thương như bù rầy, con cóc, con rùa, vvv...
Ở đây, trong câu chuyện tình sử bi ai chưa từng có tiền lệ trong lịch sử này thì Thi hào Nguyễn Du cũng như các nhà thơ thời phong kiến xa xưa đã biết dựa vào bàn tay diệu kỳ và sự mách bảo của thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng liền nảy óc liên tưởng, khơi nguồn sáng tạo ra dạng văn thơ mật mã độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học. Mà nếu các bạn hay đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự khi đọc qua các dạng mật mã độc đáo này thì cũng chỉ biết đây là loại văn thơ tả cảnh, tả tình hay đẹp, lạ của Nguyễn Du. Thế thôi.
Có thể nói đây chính là cái chết vô cùng đau đớn, non trẻ từ trong trứng nước, đúng hơn là cái mịt mù, mất gốc từ nguồn cội mà không thể sửa chữa cho nổi cách nào của giới văn sử học Việt Nam mãi từ xưa cho đến hôm nay.
Như vậy, bạn đã hiểu rồi. Câu bát 1036 "Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia" là dụ cho chữ Hoàng Thảo Nhất Điền Bát 黃. Và Hoàng 黃 chính là để ám chỉ cho nhân vật Thúy Kiều, người con gái bí ẩn, thực hư trong câu chuyện có thật của nước Việt nước non ngàn dặm ra đi khi ngồi tương tư, nhớ nhà, nhớ mẹ và các em ở lầu Tương Bích là người thuộc giòng họ Hoàng, Hoàng Thị Thu Mai, không phải Công Chúa Lê Ngọc Hân, con vua Lê Hiển Tông như lịch sử từng nhầm lẫn tội nghiệp. Và thi hào Nguyễn Du Khiêm Trọng đã bật đèn xanh, thông báo cho lịch sử biết rõ như vậy về câu chuyện bí mật nơi thâm cung bí sử nhưng rất kín đáo bằng những danh từ, chữ nghĩa mà mới đọc qua ai ai cũng sẽ mặc định. Đây là dạng văn chương tả cảnh, tả tình hay, đẹp. Tuyệt đối không một ai có thể đặt niệm nghi ngờ rằng đó chính là những mật mã ẩn dụ để rồi từ đó sẽ có cơ hội lần tìm lại giá trị miên viễn của lịch sử đất nước xa xưa.
Tiếp theo là câu lục 1037:
... Bẽ bàng nắng sớm đèn khuya...
Câu lục 1037 này là mật mã viết ra chữ Thị 侍. Trước hết, xin các bạn hiểu chữ Thị có nhiều nghĩa như sau. Đàn bà khi xưng mình tự gọi là thị. Hay thị là phải, là đúng, điều gì ai cũng phải công nhận thì gọi là thị, tức như thế đấy, như có cụm từ Như thị ngã văn: tôi nghe như vầy. Lại thị là xét rõ, hay là nhìn kỹ, coi kỹ lại hình như người ta muốn nói, muốn nhắc nhở điều gì hệ trọng lắm đấy. Đừng có đứng ngơ ngác như con nai vàng mà khổ ra đấy! Đã nói rồi mà sao chẳng muốn nghe?
Nhưng nghĩa chính của Thị 侍 ở đây là hầu, ngồi hầu: thị tọa. Hoặc kẻ hầu, như nội thị 内侍: kẻ hầu trong. Vì vậy, chữ Thị 侍 này được ghép từ bộ Nhân 亻2 nét bên trái và chữ Tự 寺 6 nét bên phải. Nhân 亻là người, Tự 寺 là dinh quan, ghép lại gọi là tự nhân: người hầu trong dinh quan. Thêm Tự 寺 cũng là chùa, nơi tu hành của những người theo Phật giáo.
Chữ Tự 寺 được ghép từ hai chữ (bộ) Sĩ 士 3 nét và Thốn 寸 3 nét. Sĩ 士 là học trò, hoặc người nào có tài ăn học, nghiên cứu về đường học vấn đều gọi là sĩ. Lại nếu một người phụ nữ giỏi văn thơ, có tư cách thì sẽ được gọi là nữ sĩ, như nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm... Bạn nên nhớ, Nguyễn Du đã cho chúng ta biết Thúy Kiều là người ngoài tài giỏi về ngón đàn hồ cầm, còn là người làm thơ cũng rất tuyệt vời, nhặm lẹ. Vì vậy chữ (bộ) Sĩ 士 chính là để dụ, chỉ cho tài năng văn học hơn người của Bà vậỵ
Còn bộ Thốn 寸 nghĩa là tấc, một tấc, một tấc là dụ cho sự ngắn ngủi, nhỏ bé, không đi được đường xa, dài, như khi nói thốn bộ nan hành: tấc bước khó đi. Lịch sử đã cho chúng ta biết quá rõ. Bắc Cung Hoàng Hậu ra đi khi tuổi đời vừa được 27 tuổi. Tuổi này đối với đời sống của một con người trăm lo ngàn tính thì thật là quá ngắn ngủi và nhỏ bé, chưa làm được một việc gì để được gọi là. Kể từ khi Bắc Cung Hoàng Hậu vào Phú Xuân cùng Nguyễn Huệ vào đầu năm Đinh Mùi 1787 cho đến khi Bà ra đi vào năm Kỷ Mùi lịch sử 1799. Thì trong thời gian 12 năm này chưa một lần Bà về lại cố hương Bắc Ninh. Nên thành ngữ thốn bộ nan hành: tấc bước khó đi được diễn rộng từ bộ Thốn 寸 3 nét tóm tắt ôi sao lại quá đúng, quá hay và bùi ngùi, xúc động đến như thế?
Ngày nay chúng ta thử hỏi, Nguyễn Du viết truyện Kiều là viết cho chính mình, viết cho lịch sử triền miên chinh chiến của nước Việt mến yêu chưa bao giờ bình yên lấy một ngày hay là viết hộ cho tâm trạng, nỗi lòng của người xưa?
Chữ Thị 侍 như đã nói là ám chỉ cho người hầu, tức địa vị Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai từ khi bắt đầu vào Phú Xuân đã phải chịu dưới sự khống chế, điều khiển và hoạnh họe, lườm ngó từ các bà vợ lớn của Nguyễn Huệ. Đó là bà... Tú Bà xứ Quảng và bà Hoạn Thư... Bùi Thị Nhạn. Nghĩa là đùng một cái khi đang sống trong ấm êm, hạnh phúc, tự do cùng gia đình ngoài kia thì Thúy Kiều khi vào đến đây bỗng nhiên lại lâm vào tình cảnh bi đát, phiền não, dở khóc dở cười như vậy khiến cho Bà chợt cảm thấy ốt dột, hổ thẹn và "bẽ bàng", ngỡ ngàng vô cùng cho thân phận bèo giạt hoa trôi của mình đến thế nào!
"Nắng sớm đèn khuya" có nghĩa là thức khuya dậy sớm, vì nếu ở tại nhà thì bạn có quyền ngủ dậy trễ, hay dậy giờ nào cũng được, cũng xong, không ai nói gì cả, cùng lắm chỉ là những trách cứ và vài cái nhíu mày nhưng cũng rất nhẹ nhàng nếu bạn thuộc diện con cưng, người có sắc đẹp, lại siêng năng ăn học. Vậy thức khuya dậy sớm là những hành động đã được ghép vào khuôn khổ sinh hoạt có quy củ, điều lệ dưới quyền giám sát trực tiếp của các bà vợ lớn của vua, ủa, nói lộn, của Nguyễn Huệ, vì thời điểm này Nguyễn Huệ vẫn còn là tướng, nằm dưới quyền điều động của Nguyễn Nhạc kia mà!
Đây chính là ý nghĩa thâm trầm của câu lục 1037:
... Bẽ bàng nắng sớm đèn khuya...
là để dụ cho chữ Thị 侍, tức nội thị 内侍: người hầu trong. Nhưng chữ Thị 侍 này không phải là chữ Thị dùng để lót trong tên họ của người phụ nữ, ở đây là của Bắc Cung Hoàng hậu. Mà chữ Thị dùng dể lót trong tên họ Bắc Cung Hoàng Hậu là chữ Thị 4 nét này đây 氏! Đây là cách sử dụng Hán ngữ đa dạng trên nguyên tắc nhất tự-đồng âm-đa nghĩa. Nói chữ này nhưng phải hiểu qua chữ khác, nghĩa khác. Do đó, nếu chúng ta không chịu động não tư duy mà chỉ lẳng lặng chấp nhận những gì đã có, đã được các nhà Kiều học kiến giải, tưởng giải như xưa nay thì chúng ta cũng sẽ chỉ hiểu biết có bấy nhiêu là bấy nhiêu. Và kết quả là chúng ta đã đang dậm chân tại chỗ, chết chìm tại chỗ trong vũng lầy do chính chúng ta đào xới và ngụp lặn từ lâu trên những trang viết, bài thơ nào đó.
Tiếp theo, câu bát 1038 sẽ cho chúng ta biết mật mã đã được sử dụng, biến hóa tài tình, điêu luyện như thế nào của thi hào Nguyễn Du Khiêm Trọng cốt để che đậy vừa nửa kín vừa nửa hở tên tuổi, mặt mũi của người ngàn năm thương hoài một bóng hình ai...
... Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng...
Thông thường, khi bạn muốn chia sẻ đến cho mọi người một số tiền tích lũy, góp gom từ bao lâu hay một ít vật chất nào đó để tất cả cùng nhau vui vẻ và thưởng thức tấm chân tình thương tưởng, lá lành đùm lá rách của bạn. Hoặc có khi bạn là người đang phân xử một vụ kiện cáo về quyền thừa kế của mấy anh chị em nhà kia, từ di chúc của cha mẹ để lại sau khi quá vãng.
Phần nhiều trong những trường hợp đã nêu thì phần quyết định của sự công bằng, hợp tình hợp lý bây giờ không phải ở số tiền và của cải ít nhiều hoặc ở người này, người kia mà đang ở chính nơi bạn. Nếu bạn thu xếp, tính toán không kỹ hoặc sự làm việc không có tiêu chí, định hướng rõ ràng, cụ thể của chức năng nghề nghiệp và trách nhiệm, bổn phận, nhất thiếu cả lòng bác ái, vị tha. Thì thế nào trong vụ phân xử cũng sẽ xảy ra trường hợp kẻ ít người nhiều, hoặc người thì bị tước đoạt, kẻ khơi khơi lại được thừa hưởng của trên trời rơi xuống. Vì vậy, để không cho xảy ra những trường hợp đáng tiếc, thiệt thòi với người này, người kia thì người đứng trong vai trò phân chia, phân xử cần phải thấy rõ tầm quan trọng từ vị trí, nơi đứng của chính mình.
Nhưng ở đây nào có của cải, vật chất gì đâu để phải ngồi tính toán chuyện hơn thua và phân chia cho công bằng, hợp lý?
Điên rồi à?
Đúng như vậy, bạn chưa điên và chúng tôi cũng đang rất tỉnh đây mà! Nhưng do chúng tôi muốn cho bạn hiểu cách sử dụng mật mã hiểm hóc, đa dạng và thần tình của Nguyễn Du cho nên mới đưa ra nhiều dẫn dụ để đưa bạn bước dần vào sinh lộ. Chứ hồi giờ các bạn đã rớt ra ngoài quỹ đạo sinh tử và mãi mãi đi lang thang không định hướng hệt như những hành tinh vô danh đã từng tan hoại, biến mất tăm dạng trong vũ trụ vô biên vô cùng vô tận không bến bờ kia vậy.
Do đó, bạn biết không? Chữ Thu 愀 được Nguyễn Du viết có bộ Hòa 禾 5 nét ở giữa. Hòa là thăng bằng, công bằng, hay hòa là hòa hợp hay hòa giải, mặc dù trong tự điển tiếng Hán đã giải thích hòa là lúa, lúa chưa cắt rơm rạ đi gọi là hòa. Khi ở giữa chữ Thu 愀 là bộ Hòa 禾 5 nét thì rõ ràng, quá rõ ràng, là buộc bắt chữ bên trái, bên phải chữ Thu 愀 phải là bộ Tâm 忄3 nét và bộ Hỏa 火 4 nét.
Tâm 心 là tình, tình ở đây, trong chữ Thu là tình cảm, là lòng thương yêu đối với người nào đó hay giữa những người nào đó. Còn Hỏa 火 là lửa, lửa cháy, nhà cửa bị cháy gọi là hỏa. Hay Hỏa 火 là tức, giận, hễ khi nổi giận thì gọi là động hỏa. Hỏa 火 cũng có nghĩa là chung, cùng. Lại Hỏa 火 cũng có nghĩa khi không cùng ở với nhau nữa thì gọi là tán hỏa. Chỗ này là muốn nói đến sự chia lìa giữa Thúy Kiều Thu Mai và Khiêm Trọng Nguyễn Du. Tức tấm lòng chung thủy -đồng tâm- của hai con người đã bị chia lìa do tình hình thời cuộc và hoàn cảnh éo le đẩy đưa, trói buộc.
Hoặc hay Hỏa 火 cũng chính là thứ lửa độc có một không hai do miệng mồm con người vận công thâm hậu thổi ra, phun tuôn ra từ tận trong gan ruột, từ tận trong tâm dục sâu thẳm, ngút ngàn tham, sân, si, tỵ hiềm, tự cao, hận, hại của bản năng gốc mỗi một con người!
Như chúng tôi đã đưa các bạn đi được một đoạn dù chưa xa lắm vào trong quỹ đạo xoay quanh mặt trời. Khi Bắc Cung Hoàng Hậu Thúy Kiều lần đầu theo Nguyễn Huệ vào Phú Xuân thì bất ngờ Bà đụng độ liền ngay với hai bà vợ lớn của Nguyễn Huệ. Bà thứ nhất Nguyễn Du cà tửng đặt cho một biệt danh là... Tú Bà. Bà này quê ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, thuộc giòng họ Phạm, có giấy tờ cụ thể, chứng minh hẳn hoi. Không phải là bà ở Tuy Viễn gì đó như đám lịch sử mê man bất tỉnh nhân sự đã tập trung ghi chép, hay bắt loa kéo điện nói điếc đầu điếc óc lâu nay.
Bà thứ hai lại còn nghiệt ngã, ác liệt hơn bà thứ nhất nữa mới chết chứ! Đó là bà... Hoạn thư... Bùi Thị Nhạn. Quê bà này ở Tây Sơn hạ đạo chính hiệu con nai vàng ngơ ngác đấy nhé!
Và cả hai bà này nếu bạn đã từng đọc Kiều một vài lần rồi thì bạn tất chẳng biết. Bà nào bà nấy cũng xúm xuống tấn vận công, ra sức thi đua thổi, phun vào mình mẩy người đẹp Thuý Kiều toàn là những thứ lửa độc, tức lửa tham sân si. Để nói cho ngay chong chóc, trúng phong phóc một cách đó là lửa... gờ eng ghen.
Trận thứ nhất như Nguyễn Du cho biết, Thúy Kiều liền rút dao tự sát tại chỗ khiến bà Tú Bà thất kinh hồn vía, liền hét gia nhân băng bó, cứu chữa kịp thời. Trận thứ hai khi bà Hoạn thư họ Bùi lợi dụng, chờ chồng đi vắng liền chớp thời cơ, hô một đám tiểu yêu sắm sửa gậy gộc, dây trói chèo thuyền qua sông... Tiền Đường 前堂 bắt trói Thuý Kiều mang về đánh đập nhừ tử từ chết cho đến bị thương. Có thể nói đây là trận đánh gờ eng ghen chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người khi dám dùng tàu thuyền vượt sông biển bắt trói địch thủ đem về tư gia tra xét, đánh đập của quý bà có thứ máu gờ eng ghen kinh khủng như vậy.
Xét ra, tầm cỡ gờ eng ghen của bà Năm nào đó thời chế độ VNCH khi đánh ghen vũ nữ Cẩm Nhung thật ra cũng còn thua xa bà Hoạn thư họ Bùi ở Tây Sơn hạ đạo này. Bởi đó chỉ là đánh trên cạn, trên bộ. Và khi đánh xong cả tớ lẫn thầy đã hèn nhát như thỏ đế xúm bỏ lủi mất tăm dạng. Còn ở đây là đường đường chính chính dùng thuyền vượt biển bắt trói địch thủ mang về tại tư gia để công khai tra tấn, đánh đập ngang nhiên, đàng hoàng. Vậy bà Hoạn thư họ Bùi này nếu không gọi là bà trùm, bà chúa đánh ghen có tầm cỡ nhất trong lịch sử đánh ghen loài người thì phải gọi là bà gì bây giờ nhỉ?
Như đã nói, bên này là chồng kính yêu, bên đây là sự hờn ghen, đố kỵ nguy hiểm. Vậy đứng ở giữa chúng ta không biết Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai phải sống làm sao, đối xử cách nào cho trọn vẹn nghĩa tình với đôi bên, vì dù sao, xét cho công bằng, hợp lý. Mình cũng chỉ là kẻ đến sau mà thôi. Chỉ xin các bạn đừng cho chúng tôi bịa chuyện, nói tào lao thiên tướng là được.
Do đó, để có thể sống cho trọn vẹn nghĩa tình trong trường hợp tiến thoái lưỡng nan, bất đắc dĩ, thậm chí, là thập phần nguy hiểm, ngàn cân treo sợi tóc, này thì Nguyễn Du đã viết chữ Thu 愀 phải có bộ Hòa 禾 ở giữa. Bởi nếu không có bộ Hòa 禾 này thiết nghĩ Thúy Kiều sẽ không thể nào sống nổi trong nghịch cảnh trái ngang như thế cho dù chỉ một vài ngày, đừng nói đến 12 năm dài đăng đẳng ở phương trời viễn xứ giữa những người hoàn toàn xa lạ, khác biệt về văn hóa, tập tục, cách ăn uống, trang phục, nhất về ngôn ngữ, cách phát âm, tiếng nói vùng miền.
Thật ra, chữ này không phải là chữ Thu, mà là chữ Thiểu 愀, nhưng Thiểu cũng là Thu, vì Thu còn đọc là Thiểu 愀. Thiểu 愀 là tâm trạng buồn rầu, lo lắng, rơi lệ, lặng im, thiểu não, không nói gì. Hay Thiểu 愀 là xỉu mặt, xìu mặt, tiu nghỉu, buồn bã, không được vui. Ý nghĩa chữ Thiểu 愀 này vì vậy cũng tương đương với chữ Thu 秋 9 nét như sau. Chữ Thu 秋 này đúng nghĩa của nó là mùa thu. Và mùa thu thì muôn vật điêu linh, khí trời sầu thảm, cho nên ai có tâm sự, dáng điệu buồn bã, thương xót, thê thảm chất chứa, ấp ủ trong lòng thì gọi là thu khí. Thơ Đỗ Phủ có câu "Vạn lý bi thu thường tác khách: ở xa muôn dặm ta thường làm khách thương thu".
Thu 秋còn là lúc, là buổi gặp chuyện buồn phiền gì đó nên tâm trạng con người không được vui vẻ, hân hoan. Hay Thu 秋 là lúc nguy ngập mất còn, là thời buổi gặp nhiều chuyện rối ren, không may làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên hiện tại.
Đến đây, chúng ta đã hiểu. Nguyễn Du mượn chữ Thiểu 愀 với bộ Hòa 禾 5 nét ở giữa và bộ Tâm 心 4 hoặc 3 nét 忄bên trái, bên phải là bộ Hỏa 火 4 nét chỉ để dẫn ra câu bát "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" chính là để chỉ cho chữ Thu mà chúng tôi đã giải thích ở trên. Còn đúng ra chữ Thu họ tên của Hoàng Hậu phải là chữ Thu 9 nét này đây 秋.
Ghi chép lịch sử đã cho chúng ta biết rất rõ. Sau khi Bắc Cung Hoàng Hậu Hoàng Thị Thu Mai ra đi thì triều Phú Xuân đã long trọng làm lễ truy tặng, sắc phong cho Bà danh hiệu rất cao quý là Như Ý Trang (Nhân?NV) Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu.
Tất cả các chữ nghĩa của danh tước hiệu cao đẹp này thôi các bạn nên tự giải thích, hiểu lấy, dễ quá mà. Riêng chúng tôi xin điểm vào tử huyệt chết người: Thuận tức là Hòa! Hay Thuận là tùy thuận, là tùy theo hoàn cảnh, môi trường mà sống, mà thích ứng, mà luồn lách để vượt qua tất cả mọi chông gai, khó khổ, hoạn nạn thì mới có thể dong buồm về bến đỗ bình yên trên biển đời giông tố bão bùng.
Chữ Thu 愀 -秋- tóm lại đã được thi hào Khiêm Trọng Nguyễn Du phù phép úm ba la úm bà là hô biến thành câu bát 1038 dài dòng, luộm thuộm, hoa lá cành màu mè đỏ xanh vàng tím như thế. Và chúng tôi khi giải thích mật mã này tuyệt đối cũng đúng y như thế. Không sai một ly hào nào cả.
Dựa vào mưu mô, trí tuệ bạn sẽ thâu tóm được tài sản, vật chất. Nhưng bạn không thể dùng tài sản, vật chất để đổi lấy trí tuệ. Xin các bạn khắc xương ghi cốt cho sự thật này nhé.
Câu lục 1039 tiếp theo cũng là một câu đầy ý vị và trữ tình thế nào. Nhưng để thâm nhập được câu lục 1039 này bạn nên nhớ lại lời chúng tôi đã có nói ở các chương trước. Thơ Lục Bát là đường đi của nhân quả nghiệp báo, nó không phải tầm thường như các loại thơ tân tiến, độ chế 123, 456, 91011 lung tung chữ chả giống con giáp nào trong 12 con giáp mà các nhà thơ thời đại tân tiến văn minh du nhập từ Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Nga, vân vân và vân vân đâu.
Chữ cuối câu bát 1038 là chữ "lòng", chữ "lòng" này hạ xuống gặp chữ thứ sáu của câu lục là chữ "đồng". Nhưng bạn cũng cần phải biết, chữ "lòng" này là chữ đã bị chia phân chứ không phải còn nguyên vẹn. Sự chia phân, liên hệ này của dạng thơ độc đáo Lục Bát cũng giống như khi máu đen chảy về tim lọc ra máu đỏ rồi phân phối ra khắp lục phủ ngũ tạng để duy trì sự sống của cơ thể một con người. Thơ Lục Bát vì thế cũng ví như hệ tuần hoàn của cơ thể, nó không như loại thơ tân tiến, độ chế rẻ tiền, mất trật tự, lung tung chữ nghĩa làm rối loạn, tắt nghẽn sự lưu thông mạch lạc đã được định hình rõ ràng, cụ thể từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ thô đến tế rất vi diệu của cơ thể con người.
Chữ "đồng" của câu lục 1039 nếu các bạn cà tửng cho rằng đó là loại chén đồng đặc biệt được sản xuất dùng để uống trà của những nhà quý tộc, hoặc của những người trong hội tao đàn thời xưa ấy các bạn đã nhầm to! Chữ "đồng" này cũng không phải đồng hội đồng thuyền như những người trong hội tao đàn, hội văn chương vẫn thường hay gặp theo định kỳ để đàm đạo văn thơ, chữ nghĩa. "Đồng" ở đây là đồng sinh, đồng tử, tức những lời thệ hải minh sơn giữa hai tâm hồn trong trắng, thanh sạch, thơ ngây của hai con người mà từ khi gặp gỡ qua giây phút ban sơ họ đã bị tiếng sét ái tình đánh gục ngã, chết lên chết xuống thê thảm. Để rồi sau đó không lâu trong cuộc trường chinh khói lửa đi tìm miền đất hứa của những người anh em, người chị em con Hồng cháu Lạc thì người dạt trôi phương trời lữ thứ, kẻ ôm khối tình si quờ quạng, lang thang đi tìm mãi một bóng hình...
... Thương hoài ôi ngàn năm còn đó,
đá mòn mà tình có mòn đâu,
Tình đầu là tình cuối người ơi.
Suốt đời mình nguyện cầu lứa đôi...
(THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM)
Khi chữ "lòng" ở trên đã không còn nguyên khối thì chữ "đồng" ở dưới cũng phải có trách nhiệm, bổn phận nói rõ, chỉ rỏ ra đường dây nhân quả đã đi, phải đi như thế nào để không lỗi nhịp như sự phối hợp réo rắt, ngân nga, nhấn nhá trầm bổng tuyệt hay của một cung đàn. Bạn vẫn đang nghe đấy chứ?
Mai là chữ có nhiều cách viết, cách hiểu, nhưng ở đây chữ Mai đã được, không phải, đã bị Nguyễn Du mặc định, tức khóa chặt cửa vào đến vĩnh cửu, mãi mãi mất rồi! Và tất nhiên bạn không làm sao thay đổi hoặc rờ rẫm, sờ mó gì được đến từ, chữ này cho nổi cách nào. Ngoại trừ có một quái kiệt giang hồ võ lâm nào đó vào một ngày nắng đẹp từ trong bụi nhảy ra ung dung tiến đến địa giới X hô đúng câu thần chú ám hiệu: Vừng ơi, mở cửa ra! thì cánh cửa đóng chặt ngàn năm thương hoài một bóng hình ai mới chịu từ từ sịch mở ra mà thôi...
Cách viết chữ Mai 脢 ấy như thế này đây.
Bên trái chữ Mai là bộ Nguyệt 月 4 nét, bên phải là chữ Mỗi 每 8 nét. Xin các bạn lưu ý, chữ Mỗi 每 đây không phải là tính từ, như khi nói: "Khả năng, sức khoẻ của tôi chỉ làm được mỗi việc gác cổng thôi". Mỗi này là tính từ, nó mang tính cách giới hạn, xin bạn lưu ý giùm cho. Còn Mỗi 每 mà bạn và chúng tôi đang tìm hiểu thuộc về danh từ, danh từ này được sử dụng như đơn vị tính để xác định và liên kết lại sự ít nhiều trong tổng thể của thời gian, sự việc hay những cái đồng loại. Như khi nói: Cứ mỗi ngày ở Quy Nhơn hiện nay có 50 người bị nhiễm độc nặng thực phẩm bẩn. Như vậy, mỗi ngày là đơn vị tính của thời gian tháng năm. 50 người là đơn vị tính, hay nói khác đi, đây là hệ luỵ (liên hệ) của số ít người trong tổng số dân ở Quy Nhơn chỉ trong mỗi một ngày.
Chữ Mỗi 每 của chữ Mai là đơn vị tính, dùng chỉ cho con người, số ít người lúc này đang làm gì, nói gì trong một đêm trăng thơ mộng huyền ảo xa xưa. Vì bên trái chữ Mai 脢 có bộ Nguyệt 月 4 nét. Nguyệt 月 là trăng, mặt trăng. Chữ Mỗi 每 được ghép từ bộ Nhân 亻2 nét viết theo lối biến thể nằm ở trên và chữ Mẫu 母 6 nét nằm ở dưới. Nhân 亻là người, tức mỗi người, mỗi người ở đây là chỉ vào hai nhân vật Thúy Kiều và Khiêm Trọng. Và Mẫu 母 là mẫu mực, chuẩn mực. Bởi hai con người này đều là những người nổi tiếng, và họ đều có phẩm chất khác lạ, tốt đẹp hơn người, chứ họ không tầm thường, dung tục như những hạng thường nhân khác trong xã hội đương thời. Nói chữ này nhưng yêu cầu bạn không được cố định tư tưởng mà phải hiểu rộng qua những chữ khác, vì chữ Mẫu 母 6 nét ở trên chỉ có nghĩa là mẹ.
Như vậy, sau khi bạn đọc qua cách giải thích của chúng tôi về ngữ nghĩa chữ Mai 脢 12 nét thì xin bạn liên hệ, đọc lại câu lục 1039 để biết khả năng sử dụng, biến hóa từ ngữ của Nguyễn Du đã càng lúc càng điêu luyện, thâm hiểm đến bực nào.
... Tưởng người dưới nguyệt chén đồng...
Khi đọc qua câu lục 1039 này thế nào chúng tôi cũng biết các bạn sẽ đâm ra nỗi ngờ vực to tổ tướng rằng. Tại sao bộ Nguyệt 月 nằm một bên chữ Mỗi 每 mà ở đây lại nói dưới nguyệt là thế nào? Nói như vậy chứng tỏ tư tưởng các bạn hiện đang chứa đầy ắp tham sân si đố mạn hận hại. Đội cái mũ chình ình trên đầu mà bạn hỏi cái mũ của tui đâu? Đó, chính những trạng thái dục ác pháp này đã giam nhốt bạn lại trong vũng sa lầy đã quá lâu khiến bạn khó mở rộng cửa tư duy, hiểu biết. Tội nghiệp.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng...
Thưa bạn,
đồng ý vị trí mặt trăng bao giờ cũng nằm ở trên cao với khoảng cách vật lý xa thăm thẳm ngút ngàn nhưng ánh trăng thì rọi sáng bàng bạc, lấp lánh ở hai bên và trước sau, trên dưới, nói chung quanh người bạn ở đâu, lúc nào cũng có ánh trăng chiếu rọi, bám bu cả. Bạn có nhớ, nhà thơ Lý Bạch có làm bài thơ cho biết, khi thức giấc ông nhìn thấy ánh trăng nằm phía trước giường ông ngủ. Bài thơ đó được nhà thơ Trương Nam Hương dịch như sau:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt.
Đê đầu tư cố hương.
(TĨNH DẠ TỨ)
Trước giường trăng sáng rọi,
Ngỡ đất nằm trong sương.
Ngẩng đầu ngóng trăng sáng,
Cúi đầu thương cố hương.
(NỖI NHỚ TRONG ĐÊM TĨNH)
Từ ngữ "dưới nguyệt" cần phải hiểu mang ý nghĩa như vậy, còn "chén đồng" như đã nói là chén rượu thề thốt đồng sinh đồng tử của Thuý Kiều Hoàng Thị Thu Mai và Nguyễn Du Khiêm Trọng trong một đêm trăng thơ mộng huyền ảo xa xưa. Nhưng muốn biết sự việc từng đã diễn ra trong quá khứ như thế nào, và hai con người mẫu mực nết hạnh từng cùng thề thốt ra làm sao trong đêm huyền ảo hôm ấy thì bạn cần phải đọc đoạn văn xuôi trong Khiêm Vân Kiều Truyện thì mới biết rõ thực hư. Chúng tôi cũng xin chịu khó trích lại đoạn văn ấy để cho các bạn có điều kiện tham khảo rộng hơn nữa về câu chuyện có thật này của những con người đã từng xuất hiện và đi qua trong lòng lịch sử dân tộc, không phải chuyện hư cấu ở tuốt bên kia màn sương...
... Lại nói, Thúy Kiều đề xong bài thơ tình, định gửi cho Kim Trọng, song gấp rút chưa tiện dịp, nghĩ đi nghĩ lại, nấn ná mấy ngày nữa. Một hôm Viên ngoại định đưa vợ con đi mừng tiệc thọ ở nhà bên ngoại. Thúy Kiều liền cáo bệnh xin ở nhà. Chờ cho cha mẹ và hai em đi rồi, vội vàng sửa soạn mấy món ăn và một đồ rượu ngon, đi vào vườn sau, định tìm gặp Kim Trọng để cảm tạ về chuyện trả thoa bữa trước. Vừa đến đầu tường trông sang, thấy Kim Trọng đã thẩn thơ ngồi đó.
Kim Trọng thoạt thấy Thúy Kiều, liền dẫm chân nói:
-Con người sao mà nhẫn tâm thế! Không đoái tưởng gì đến nhau cả, khiến tiểu sinh trông chết đi được!
Thúy Kiều nói:
-Thiếp há không biết tình chàng tha thiết sao, nhưng cha mẹ và các em luôn ở bên cạnh, làm sao mà rời ra được!
Kim Trọng nói:
-Nàng đã thấu nỗi khổ, tôi dù thác cũng cam tâm. Thế sao bữa nay lại cả gan đến đây?
Thúy Kiều nói:
-May rằng bữa nay cả nhà đều đi dự tiệc thọ, thiếp cáo bệnh không đi, mới có thể lại gặp nhau để tạ ơn bữa trước.
Kim Trọng cảm tạ và nói:
-Cảm ơn nàng chịu khó.
Rồi tựa thang lên hẳn tường. Hai người giáp mặt, tưởng như gặp tiên, vui không thể tả. Thúy Kiều lấy bài thơ trước ra, trao cho Kim Trọng, và nói:
-Tình hiện ra lời, chàng cứ coi đây, đủ thấy tình thiếp trong ấy.
Kim Trọng xem xong, vừa kinh ngạc, vừa vui mừng, tấm tắc khen:
-Nàng tài tình như vậy, khiến lòng này xiết bao hân hoan! Thơ này có thể nói rằng, lặng lẽ hoa rơi, phẩm người như cúc, thật đã nên tài tuyệt đỉnh, khiến cho tiểu sinh đành ngậm miệng, không thể thêm bớt một lời.
Thúy Kiều mỉm cười, nói:
-Thơ vị tất đã hay lắm, chỉn e vì chàng quá yêu, nên mới yêu cả đến thơ mà thôi. Nhưng thôi, chuyện thơ hãy tạm gác, thiếp còn một việc muốn bàn!
Kim Trọng vội hỏi:
-Việc gì?
Thúy Kiều nói:
-Thiếp dự bị một hồ rượu, muốn cùng chàng đàm luận suốt ngày, hiềm nỗi tường cao ngăn cách, biết tính sao đây?
Kim Trọng mừng quá nói:
-Nàng đã có ý tốt như thế, sao không vượt qua tường để gặp nhau?
Thúy Kiều nói:
-Không nên! Cách nhau chỉ một bức tường, mạo hiểm trèo leo, vạn nhất sẩy ngã, thì làm thế nào? Thiếp nghe nói vườn này trước kia vốn của một nhà, sau chia đôi, lấy giả sơn làm chỗ ngăn cách. Như vậy thì ở chỗ hẻo lánh, thưa thớt, thế nào cũng có lối thông với nhau. Thiếp với chàng, ta vào hang núi tìm kỹ một lượt, hoặc có chỗ nào có thể chui qua được, ắt hơn là mạo hiểm trèo leo rất nhiều.
Kim Trọng nói:
-Phải đấy! Chúng ta xuống tìm xem.
Tìm đến một chỗ, chợt thấy một lỗ nhỏ, hơi có ánh sáng lọt qua, chỉ có mấy hòn đá vụn chồng lên, ngăn cách phía dưới. Hai người mừng quá và nói:
-Cầu Lam có lối rồi!
Kim Trọng vội lấy thiết như ý, nhằm nơi có lỗ sáng ngoặc luôn mấy cái, làm cho vôi vữa rơi vãi tả tơi, ngay cả đất đá cũng tụt xuống, lộ ra một lỗ hổng to, có thể cúi mình chui qua được.
Kim Trọng lập tức chui qua, rồi bước ngay lại ôm chầm lấy Thúy Kiều. Thúy Kiều vội chống chế và nói:
-Sáu lễ chưa thành, sao lại giở lối càn rỡ thế?
Kim Trọng nói:
-Đội ơn nàng đã hứa làm vợ chồng. Việc này vợ chồng không sao tránh khỏi, có gì càn rỡ? Nay nàng cự tôi, phải chăng là đã đổi lòng?
Thúy Kiều nói:
-Không phải là đổi lòng! Thiếp có lời xin thưa: Thiếp nghĩ trai gái yêu nhau là nguyền ước gia thất, vị tất đã hại đến danh giáo. Chỉ giận ban đầu thì quá nặng vì tình, lỡ làng chiều theo ý chồng, kịp đến thành lễ kết hôn, đã không còn là người xử nữ[1], ngỡ là tình sâu vô hạn, mà hóa ra là việc xấu to. Chẳng qua, tại người con gái không biết tự yêu mình, mở đường cho người con trai si mê khinh bạc, dù ăn năn thì việc đã rồi. Xưa kia, như Thôi, Trương thật là tốt đôi vừa lứa.
Giả sử ban đầu Oanh Oanh quả quyết gieo thoi[2], thì sau này tất tránh khỏi cái đau thương bị Trương Sinh ruồng bỏ. Trước có chính thì sau mới chính được, tiếc cho Oanh Oanh đã coi nhẹ thân mình để chiều ý Trương Sinh. Trương Sinh ngoài tuy âu yếm, nhưng trong lòng thực đã khinh rẽ. Người ta thấy Trương Sinh bỏ Oanh Oanh trong buổi trẩy kinh mà không biết rằng đã bắt đầu từ lúc ôm chăn. Tới khi lại tìm đến nhau, muốn tránh khỏi cái đau đớn của chàng Tiêu, làm sao mà được nữa!
Cho nên, thiếp xin chàng tính cuộc trọn đời, còn thiếp thì giữ mình theo đạo chính, cùng nhau thưởng nguyệt ngâm thơ, thổi tiêu hát khúc, cực hưởng cái nhã thú tài tử giai nhân, mà đừng rơi vào cái nếp xấu gian phu dâm phụ. Như thế thì đôi ta có thể làm gương cho khách phong lưu danh giá muôn đời! Há không phải là việc tốt đáng lưu truyền, đáng bắt chước ư?
Kim Trọng nói:
-Sơ tâm ngưỡng mộ, há không muốn trộm ngọc thèm hương? Nay đã được nghe lời ngay thẳng, tự thấy dâu bộc hóa thành hà châu, vụng trộm đều là tà tịch, làm cho người ta không dám sinh tình yêu, mà sinh lòng kính nể, tuy đa tình, nhưng không chút xấu thẹn...
Chú thích:
[1] Xử nữ là gái đồng trinh.
[2] Xưa có Tạ Côn đời nhà Hán, ghẹo cô gái hàng xóm, bị cô ta ném con thoi vào mặt, gãy mấy cái răng.
Thúy Kiều nói:
-Đã định đi, thì đợi thiếp đưa hồ rượu đến, để cùng chàng vui hội "phốc điệp"[1]. Nói đoạn quay vào. Giây lát đem ra một hồ rượu và một hộp món ăn. Kim Trọng vội đón lấy, cùng Thúy Kiều chui qua lỗ hổng.
Thúy Kiều nói:
-Có thư đồng ở nhà không?
Kim Trọng nói:
-Từ bữa gặp nàng, đều cho về hết!
Hai người cùng bước vào thư phòng. Thúy Kiều thấy phía trên có treo biển đề ba chữ "Lai Phượng hiên", lại thấy hai bên chứa đầy thi thư kinh sử, rất là thanh nhã, nhân nức nở khen:
-Một thư phòng u nhã tiêu sái thật!
Kim Trọng nói:
-Thế mà không thương kẻ đọc sách này âm thầm buồn chết đi sao?
Thúy Kiều nói:
-Bây giờ thì không còn âm thầm buồn bã gì nữa chứ?
Kim Trọng nói:
-Nếu muốn cho khuây khỏa lòng buồn, trừ phi được gần gũi chị Hằng bên cành đan quế.
Thúy Kiều nói:
-Thường Nga ở trên trời kia, dễ gì mà được!
Kim Trọng nói:
-Nói đây là trỏ vào Thường Nga sống kia, chớ đâu dám mơ tưởng hão huyền đến người trên trời.
Thúy Kiều nói:
-Thiếp đâu dám so sánh với Thường Nga, song ngọc trắng giá trong thì tựa như không kém!
Kim Trọng nói:
-Thôi! Tôi xin mượn hoa cúng Phật, dám hỏi Thường Nga đã may áo lụa xanh chưa?
Rồi rót rượu đưa mời Thúy Kiều. Thúy Kiều đỡ chén, nói:
-Áo xanh, đã may xong rồi, chỉ đợi dịp dâng chàng thôi!
Uống xong, cũng rót một chén mời Kim Trọng và nói:
-Xin lấy chén rượu này làm đồ khăn lược của thiếp!...
Kim Trọng đỡ chén nói:
-Đội ơn cho chén quỳnh tương. Xin chúc cho đôi ta cùng lên cõi thọ!
Kim Trọng uống xong, liền lấy những thơ từ thường ngày ngâm vịnh đưa cho Thúy Kiều xem và xin chỉ giáo.
Thúy Kiều xem xong, nói:
-Lòng như gấm, miệng như thêu, thật là danh nho nổi tiếng một thời. Không biết thiếp có đủ phúc phận để hưởng thụ được chăng?
Kim Trọng hỏi:
-Sao nàng lại nói câu lạnh lùng như vậy? Hay còn có điều gì ngờ vực tôi chăng?
Thúy Kiều nói:
-Không phải thiếp ngờ chàng, nhưng nhớ lại lúc thiếp còn nhỏ, từng gặp một thầy tướng. Thầy ta bảo rằng: "Thiếp một đời tài tình, nghìn thu bạc mệnh, dù có công bình Ngô, không tránh được mối hận Tây Giang". Lại bữa trước, sau khi đi hội Đạp thanh về, thiếp nằm mơ thấy Lưu Đạm Tiên bảo thiếp đề mười khúc Đoạn trường. Mộng triệu như thế, e rằng không thể xứng đôi được với một người chồng như chàng...
Nói xong ứa nước mắt. Kim Trọng tưới chén rượu xuống đất, thề rằng:
-Kim Trọng tôi nếu không lấy được Vương Thúy Kiều làm vợ, thì xin như chén rượu này!
Thúy Kiều vội gạt nước mắt, nói:
-Thiếp chót dại rồi! Buổi đầu hội họp, sao dám kể chuyện đoạn trường!
Bèn ngữa chén, rót rượu, đối ẩm rất vui. Chợt Thúy Kiều trông lên vách, thấy treo một bức tranh tùng bách mà chưa có tiêu đề, liền hỏi Kim Trọng:
-Bức vẽ này xanh nhạt vàng phai, nét bút rất khéo, mà sao không đề vịnh?
Kim Trọng nói:
-Bức này do tay tôi vẽ, chưa kịp vịnh đề. Nếu nàng có hứng, xin giúp tôi tăng thêm vẻ đẹp, có được không?
Lúc này Thúy Kiều rượu đã ngà say, trong lòng khoan khoái, bất giác nguồn thơ lai láng khôn cầm, bèn nói:
-Chàng đã có lòng ủy thác, thiếp xin vâng lời, đâu dám giấu dốt!
Liền cầm bút đề ngay một bài tứ tuyệt:
Tháng mười chớm rét, lá chưa rơi,
Vàng nhạt xanh thưa, nhánh ngắn dài.
Đầu trời cuối đất mưa như xối,
Vô tình hữu ý xót thương ai!
Thúy Kiều đề xong, Kim Trọng thấy nàng tài thơ mẫn tiệp, ý tứ tân kì, thì nức nở ngợi khen:
-Thật là lời châu ý ngọc, dù mười lăm tòa liên thành cũng không đổi được.
Thúy Kiều nói:
-Tán dương thái quá, ý chàng rất sâu!
Kim Trọng nói:
-Mấy lời khen qua loa, ý tôi chưa bày tỏ được muôn một!
Thúy Kiều hỏi:
-Nếu theo ý chàng thì như thế nào?
Kim Trọng nói:
-Như ý tôi, trừ phi nhà vàng đợi khách thuyền quyên, mới đáng!
Thúy Kiều nói:
-Kẻ bạc mệnh như thiếp, thì hưởng thụ sao nổi một người như chàng?
Kim Trọng nói:
-Cứ ý tôi xem ra thì nàng là tiên nữ trên giời tạm thời trích giáng cõi trần. Kẻ thư sinh nhỏ mọn phàm tục này được gần bóng ngọc, dù đốt hương thờ phụng còn e phạm lỗi bất kính, há riêng chỉ ở nhà vàng mà thôi!
Thúy Kiều nói:
-Đội ơn chàng quá yêu, thiếp xin ghi tạc. Không biết kiếp này thiếp có thể báo đáp được tình sâu của chàng không?
Vừa nói, vừa vật mình lăn vào lòng Kim Trọng, nức nở khóc ròng.
Kim Trọng nói:
-Thường nghe có câu: "Lòng bền dù đá cũng mòn". Chí nguyện đôi ta như vậy, tất trời xanh cũng rủ lòng thương, mà cho được việc vuông tròn!
Thúy Kiều nói:
-Tạo hóa ghét doanh mãn[2], rồi đến tài sắc lại càng ghét ghen quá lắm, chàng há không biết chuyện Hồng Kiều hay sao?
Nói xong, đưa vạt áo lên che mặt mà khóc.
Kim Trọng nói:
-Nàng cứ yên tâm, nếu muôn một xảy ra sự biến không ngờ, thì tôi sẽ vào sinh ra tử, cho vẹn lời thề, chứ không phải như tuồng bạc hạnh, để phụ tấm tình chí thiết của nàng đâu!
Vừa nói, vừa đỡ Thúy Kiều ngồi dậy, rồi lại uống rượu.
Thúy Kiều nói:
-Thôi! Ngày đã muộn rồi, e rằng cha mẹ thiếp về, vỡ chuyện không tiện!
Kim Trọng nghe Thúy Kiều đòi về thì buồn rầu ứa lệ, nói chẳng ra lời. Thúy Kiều nói:
-Thiếp cũng không nỡ rời chàng, nhưng nghĩa không thể được. Thôi! Xin chàng vững tâm, đợi ngày hợp cẩn[3]. Nếu nhờ giời mà cha mẹ thiếp chưa về thì chúng ta sẽ rong đuốc sang đây thâu đêm, cùng tiêu khiển.
Kim Trọng chỉ gật đầu lẳng lặng mà thôi. Thúy Kiều thu nhặt hồ, hộp ra về. Kim Trọng theo tiễn đến bên giả sơn, bỗng nghe tiếng gõ cửa, liền trốn chạy về. Thúy Kiều vội cất giấu hồ, hộp, rồi ra mở cửa. Thì ra không phải cha mẹ, mà là bên nhà bà con sai người đến báo với Thúy Kiều:
-Ông viên ngoại đêm nay không về, bảo cô sớm đóng cửa ngoài mà ngủ thôi!
Thúy Kiều nói: "Biết rồi đấy". Rồi cài cửa và mừng thầm: "Chàng Kim kể ra cũng có duyên, cái ước "rong đuốc" có thể thực hiện được đây". Bèn vội vã sửa soạn rượu và đồ nhắm, rồi lại theo lối giả sơn đi thẳng sang thư phòng Kim Trọng. Lúc bấy giờ Kim Trọng đang ngồi tựa ghế, thiu thiu, Thúy Kiều bước vào, gọi:
-Tương Vương còn mơ mộng chưa tỉnh à? Thần nữ đã xuống dương đài đây!
Kim Trọng giật mình, tỉnh giấc, hỏi:
-Là mộng chăng? Hay là thực đó?
Thúy Kiều nói:
-Dẫu là tỉnh, nhưng không hẳn không phải là mộng, chàng nên nhận rõ như thế!
Kim Trọng nói:
-Nếu như vậy, thì hóa ra mở mắt mà thấy chiêm bao. Xin hỏi nàng vì cớ gì lại có dịp qua đây?
Thúy Kiều nói:
-Nay cha mẹ không về, thiếp lại mang rượu và cá sang chơi vườn Kim Cốc[4].
Kim Trọng mừng quá, nói:
-Hãy khoan uống rượu! Thời gian quý hóa khó gặp, huống chi ba sao giữa trời. Nên đính kết thề ước xong đã, rồi cùng uống rượu cho vui cũng không muộn!
Chú thích:
[1] Ngày xưa ở Trung Quốc cứ đến tháng hai thì trai gái mở hội "phốc điệp" (bắt bướm) để vui với nhau.
[2] Doanh mãn, nghĩa là đầy đủ. Ý nói, bất cứ việc gì mà con người được hưởng quá ư đầy đủ thì tròi ghen ghét.
[3] Lúc vợ chồng mới về với nhau, đêm tân hôn uống chung chén rượu, gọi là hợp cẩn.
[4] Kim Cốc là cái vườn hoa nổi tiếng của Thạch Sùng đời nhà Tấn. Thạch Sùng thường họp khách ở đấy, uống rượu, ngâm thơ.
Thúy Kiều nói:
-Thề phải có văn, xin chàng thảo cho!
Kim Trọng liền viết lá thư thề. Lời rằng:
"Hai người đồng tâm là Kim Trọng và Vương Thúy Kiều, sinh giờ... ngày... tháng... năm... cẩn dâng một nén tâm hương, một chung rượu lễ, xin thề ở trước anh linh trời cao đất dày: trộm nghe vợ chồng chuộng nghĩa, nghĩa còn, trọn kiếp khôn lay; nhi nữ đa tình, tình còn, sống thác không phụ. Trước đây, Kiều muốn nghi gia, Trọng mong thành thất, thương tài mến sắc, đã sâu kết mối đồng tâm. Giờ đây, Trọng lo lúc đầu, Kiều ngại đến sau, trải mật phơi tim, dám thề nguyền đến ngày khác. Trai thề chín thác không thay, gái nguyện trọn đời một tiết, dầu tai biến khôn lường, giữ lời nguyện ước, nếu trái lời thề này, xin trời thần soi xét".
Hai người cùng lạy trời đất, đọc minh thư xong, mới cùng nhau chén tạc chén thù, rất là vui vẻ. Rượu chừng ngà ngà say, Kim Trọng nói:
-Đêm nay gặp nhau chuốc chén, vui vẻ rất mực, song tôi còn mong mỏi một điều quá phận sự, không hiểu nàng có chịu cho chăng?
Thúy Kiều nói:
-Ngoài việc cẩu hợp ra[1], chàng sai bảo việc gì, thiếp cũng xin vâng.
Kim Trọng nói:
-Điều răn cẩu hợp, tôi đã nghe dạy rồi, đâu còn dám nhắc tới nữa. Việc tôi thỉnh cầu là, nghe nói ngón hồ cầm của nàng rất cao điệu. Không biết có thể gẩy một khúc, để cho tôi được nghe cái điệu chưa được nghe chăng?
Thúy Kiều nói:
-Hồ cầm là ngón thiếp thích, tiếc gì lại chẳng đàn hầu chàng nghe. Song, thời gian có hạn, chuyện tình lo nói chưa hết, còn rỗi đâu tính chuyện hồ cầm? Huống chi hồ cầm để bên nhà thiếp, cần lấy phải đi lại lôi thôi mất công. Vậy xin đợi khi khác thiếp sẽ đàn hầu chàng nghe, chàng nghĩ thế nào?
Kim Trọng nói:
-Không phải tôi không biết tình dài đêm ngắn, nhưng hâm mộ đã lâu, được nghe chốc lát cũng thỏa bình sinh. Còn như hồ cầm thì tôi cũng có.
Nói đoạn, vào lấy cây đàn ra, quỳ xuống, hai tay nâng đưa cho Thúy Kiều. Thúy Kiều vội vàng đỡ dậy và nói:
-Chàng vì ngón đàn nhỏ mọn của thiếp mà quỵ lụy với thiếp như thế, chẳng là không xứng đáng lắm sao?
Kim Trọng nói:
-Quỵ lụy, chẳng qua là muốn tỏ chút tình nóng vội đó thôi! Xin thương lấy chút tình nóng vội đó mà vui lòng cho nghe, xiết bao vinh hạnh, có gì là không xứng đáng!
Thúy Kiều nói:
-Chàng chung tình như thế, thiếp chết cũng đáng đời, tiếc gì không gẩy!
Liền đưa mấy ngón tay thon nhỏ, khua động dây tơ, ban đầu nghe như hạc kêu, kế đến như vượn hót, lúc khoan như gió thoảng, lúc gấp như mưa rào; âm điệu du dương, thanh vận ai oán, như hờn như tủi, như khóc như than.
Kim Trọng để tai lắng nghe, vui mừng không xiết, lúc thì sửa áo ngồi yên, lúc thì gật đầu khen ngợi, cũng có lúc im lặng thở than. Gẩy mãi cho đến lúc đẩu chuyển sao dời, đồng hồ đã điểm canh ba Thúy Kiều mới dừng tay, thưa rằng đã trọn khúc...
Chú thích:
[1] Lấy vợ lấy chồng không đủ lễ chính đáng.
(Kim Vân Kiều Truyện, trang 32-42)
Chúng tôi chép lại nguyên văn đoạn Thúy Kiều và Khiêm Trọng gặp nhau nhân ngày gia đình đi mừng thọ bên ngoại. Và trong đêm vui này hai người đã cùng nhau thề ước thủy chung, nguyện sống chết có nhau đến ngày đầu bạc răng long.
Nhưng mong muốn, ước nguyện của lòng người là một chuyện, còn sự thật lại là một chuyện. Hai chuyện đôi khi vốn chả ăn nhập, liên hệ gì đến nhau. Vì trong thời điểm này nếu bạn chịu khó nới rộng tầm nhìn cho thật rộng, thật sâu để thấy diễn biến toàn diện bề mặt của xã hội và lịch sử đất nước chúng ta vào ngay thời điểm hậu bán kỷ 18. Nếu không nhầm hình như danh tướng Tây Sơn-Nguyễn Huệ vào đúng thời điểm này đang sắp sửa kéo đội quân chinh phạt bách chiến bách thắng từ Phú Xuân ra chinh phục Bắc Hà sau khi nghe qua lời luận dẫn lý sự viên dung của tướng tha hương Nguyễn Hữu Chỉnh thì phải...
...Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc,
Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương.
Rút dây vâng mệnh phụ hoàng,
Thuyền lan chèo quế thuận buồm vu quy.
Trăm ngàn dặm quản chi non nước,
Chữ nghi gia mừng được phải duyên.
Sang yêu muôn đợi ơn trên,
Rỡ ràng vẻ thúy nối chen tiếng cầm...
(AI TƯ VÃN)
Nhưng câu chuyện thề hẹn đó của hai con người mẫu mực, nết hạnh cũng không phải là chuyện đem ra bàn luận vào lúc này. Chúng tôi chỉ muốn chứng minh cho các bạn thấy và hiểu rõ một điều. Hai chữ chén đồng của câu lục 1039 chính là để chỉ cho trường hợp thề ước đồng sinh đồng tử giữa Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai và Khiêm Trọng Nguyễn Du trong một đêm thơ mộng xa xưa nào đó của thời họ mới bắt đầu quen nhau.
Trong đêm thề ước này có thể không hẳn là một đêm giữa trời vằng vặc trăng soi, nhưng do chữ Mai 脢 gồm bộ Nguyệt 月 và chữ Mỗi 每 nhập lại nên câu mật mã 1039 Nguyễn Du cần phải dẫn ra, viết ra như thế để dành riêng cho mỗi quái kiệt giang hồ võ lâm nào đó có đầu óc trinh thám tò mò, đặt niệm soi mói, tìm hiểu. Chứ những mật mã, ám hiệu này tuyệt đối không dành cho hạng văn chương, thơ phú Bắc Nam. Bởi từ khi tập truyện tình sử chốn quan trường này bất ngờ xuất hiện và lừng lững đi vèo qua trong dòng chảy mài miệt văn học của dân tộc, đất nước đến nay đã hơn hai trăm năm nhưng có một nhà văn sử học nào biết chuyện gì cho ra chuyện gì đâu?
Vậy bạn đã hiểu chén đồng là mật mã ám chỉ cho chữ Mỗi 每, là lời thề thốt đồng sinh đồng tử, trăm năm gắn bó thủy chung son sắt của mỗi người, Hoàng Thị Thu Mai và Nguyễn Du rồi chứ gì?
Và để nói cho rõ ràng, cụ thể hơn nữa, câu lục 1039: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" là tâm sự bùi ngùi, đau xót của Khiêm Trọng Nguyễn Du khi nhớ đến người con gái tên Mai 脢, Thu Mai 秋脢, nói đầy đủ là Hoàng Thị Thu Mai 黃氏秋脢, người đã trót quên lời thề đồng tử đồng sinh, trăm năm gắn bó thủy chung với mình trong vườn thúy thơ mộng ngày xưa để đi đến với kẻ thù, với tình địch không đội trời chung là... tướng giặc Từ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ.
Đến đây, các bạn đã hiểu tại sao chúng tôi đã căn cứ vào đâu, tài liệu nào để lật ngược lịch sử, dám nói rằng Bắc cung Hoàng hậu là Hoàng Thị Thu Mai, không phải Công Chúa Lê Ngọc Hân, con vua Lê Hiển Tông. Bởi Truyện Kiều là Nguyễn Du viết lại những sự kiện xảy ra thời nông dân Tây Sơn nổi lên khống chế toàn bộ giới quân sự, chính trị Đàng Trong, Đàng Ngoài. Trong đó tất nhiên Nguyễn Du phải kể lại sự tình uẩn khúc, lỡ làng, lâm ly bi đát của chính mình với người ngàn năm thương hoài một bóng hình ai Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai.
Câu chuyện đã khởi đầu tại điện Kính Thiên-Bắc Hà, khi vua Lê Hiển Tông đang còn tại vị. Sau đó là tại Phú Xuân với Cung điện Đan Dương, tọa lạc gần chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ hiện nay. Các địa danh như Vô Tích, Lâm Tri, Quan Âm các, Chiêu Ẩn am, sông Tiền Đường, vvv... tất cả đều ở tại Phú Xuân. Ngay cả ngôi mộ nàng ca kỹ Lưu Đạm Tiên mà chị em Thúy Kiều gặp giữa đường nhân đi chơi tiết Thanh Minh và dự hội bà dạo quanh -không phải hội Đạp Thanh- cũng vẫn nằm tại Huế chứ không ở đâu xa xôi tuốt bên kia màn sương như đám văn sử học Bắc Nam và thế giới đã từng mặc định cứng ngắc trong đầu. Ngôi mộ này thưa các bạn chính là Ngôi Tháp của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai đã được Khiêm Trọng mã hóa ra danh từ là Lưu Đạm Tiên, chứ thật ra chả có nàng Lưu Đạm Tiên nào ở bên Tàu hoặc trên cuộc đời này cả. Lưu Đạm Tiên chúng tôi xin xác định đó là một mật mã chết người mà chỉ khi bắt tay vào đi tìm những bí mật để làm sáng tỏ ẩn khuất lịch sử Nhà Tây Sơn thì đầu óc chúng tôi mới bùng vỡ ra một điều:
Mật mã LƯU ĐẠM TIÊN này muốn nói, muốn cho biết những gì!
Ngôi mộ nằm ven đường mà chị em Thúy Kiều bắt gặp dịp đi chơi tiết Thanh Minh là Ngôi Tháp đổ nát này đây!
Vậy nếu các bạn có niềm tin với chúng tôi, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn đến ngay điểm X để lấy tấm bia do vua Quang Toản dựng lập sau khi Bắc Cung Hoàng Hậu ra đi vào một mùa đông buồn bã của năm Kỷ Mùi 1799 lịch sử. Trên tấm bia này tất nhiên là ghi tạc, khắc tên tuổi và ngày tháng năm sinh, năm mất của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, cùng người dựng bia là vua Quang Toản. Có thể còn có cả gia đình Hoàng Hậu. Nhưng các bạn cần phải hiểu rằng thời điểm này Nhà Tây Sơn vẫn còn tồn tại, vì lúc này đang là năm Kỷ Mùi 1799.
Như vậy, tấm bia này có thể sẽ nằm trong hai trường hợp như sau:
Thứ nhất: Do vua Quang Toản dựng lập, vì là người kế vị vua cha, đại diện cho triều Phú Xuân.
Thứ hai: Nếu không, thì tấm bia này do gia đình Hoàng Hậu dựng lập. Theo chúng tôi, những người sau đây sẽ đứng tên dựng lập là bà Nguyễn Thị Huyền, vợ chồng Nguyễn Du, Thúy Vân và Vương Quan, tức Hoàng Quang.
Tấm bia vua Quang Toản dựng lập cho Hoàng hậu được Nguyễn Du thế vào tấm bia tại Ngôi Tháp ở trên này đây!
Bia có chín chữ Hán mật mã đắp nổi bằng vôi THIÊN THAI NGỰ TÍCH DIỆU HOA LÃO CHI THÁP.
Còn Công Chúa Lê Ngọc Hân, con vua Lê Hiển Tông, chị Công Chúa Ngọc Bình, cô của Hoàng tự tôn Lê Duy Kỳ, sau là vua Lê Chiêu Thống lại chả dính líu, ăn nhập gì đến Nhà Tây Sơn, đến câu chuyện dài hơi của Khiêm Trọng Nguyễn Du hay Thanh Tâm Tài Nhân cả. Nếu có dính líu, thì đó có thể là sự quan hệ của Gia Long với Công Chúa Lê Ngọc Hân mà lịch sử còn lưu truyền, ghi chép. Chuyện này thì chúng tôi không đặt nặng sự quan tâm. Hãy để con cháu Gia Long, nhà Nguyễn Gia Miêu tìm hiểu về câu chuyện này của ông bà mình là hơn.
Như đã nói, năm Kỷ Mùi 1799 Nhà Tây Sơn vẫn đang còn tồn tại tại Phú Xuân. Nhưng chỉ hai năm sau là đã bàn giao Phú Xuân lại cho Nguyễn Ánh. Vậy trong hai năm này tình hình chính sự khắp các nơi rất là nhốn nháo, xôn xao trước sức tấn công dồn dập, khó liệt của quan quân nhà Nguyễn trên nhiều mặt trận. Phú Xuân vì thế lúc bấy giờ là nơi tập trung tất cả mọi thông tin từ chiến trường các nơi tới tấp gởi về. Và cũng vì thế, gia đình Bắc cung Hoàng hậu không thể nào để tấm bia ghi tên tuổi của Bà tại ngôi mộ mà triều Phú Xuân đã an táng, dựng lập cho Bà. Buộc bắt gia đình Hoàng hậu bấy giờ phải đến cạy tấm bia lịch sử ấy đem chôn giấu một nơi bí mật khác, nếu không muốn nắm xương tàn của Bà rồi sẽ bị đám vua quan hăng tiết triều Nguyễn tàn phá, hốt đem đổ sông biển cho thỏa lòng uất hận đang ngùn ngụt tận trời cao!
Còn chuyện nhà nghiên cứu lịch sử Huế Nguyễn Đắc Xuân viết sách cho biết Bắc cung Hoàng hậu khi mất được an táng tại chùa Kim Tiên, hoặc nói Bà là Công chúa Lê Ngọc Hân thì đây chỉ là tin gà vịt nhảm nhí, hoàn toàn sai sự thật, không có một căn cứ nào cả. Nguyễn Đắc Xuân chỉ dựa vào mớ tài liệu nhập nhằng, mơ hồ của các nguồn sử liệu do các nhà sử học chuyên, không chuyên ghi chép tùy hứng để viết ra hai tập Bắc Cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế và Đi tìm Cung điện Đan Dương-Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung.
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý, nhất trí Cung điện Đan Dương mà tiền thân của nó đã được vua Quang Trung cho tu sửa lại từ Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn do Nguyễn Đắc Xuân cung cấp là đúng sự thật, vì trong truyện Kiều Nguyễn Du cũng cho biết như thế. Những gì còn lại của hai tập sách này không có giá trị gì đối với sự thật. Khi đọc qua hai tập sách này chúng tôi chỉ lấy ra một vài thông tin cần thiết, đúng đắn, còn lại chúng tôi gạt ra ngoài lề, vì để trong đầu làm gì những tin tức vô bổ, nhập nhằng, dễ dẫn con người đi lạc vào lộ trình thăm thẳm không biết đâu là bến bờ tương lai ngày mai.
Vả lại, Nguyễn Đắc Xuân là người Huế, mà đã là người Huế thì đừng bao giờ nên thò thọc vào những gì liên quan đến Nhà Tây Sơn-Nguyễn Huệ. Tốt nhất, Nguyễn Đắc Xuân nên nghiên cứu, và nên viết những gì đó cho nhà Nguyễn Gia Miêu là hay và cũng dễ thành công nhất. Như những sách vở, tài liệu mà Nguyễn Đắc Xuân đã cung cấp lâu nay cho dư luận xã hội vậy. Còn chuyện của Nhà Tây Sơn, của Quang Trung và Bắc cung Hoàng hậu thôi nên để đó cho con cháu Tây Sơn hoặc những người yêu thích lịch sử đánh giặc cứu nước của dân tộc tìm hiểu, và viết về ông bà, tổ tiên của mình là chính xác, đúng đắn hơn bất cứ một ai khác.
Tóm lại. Bốn câu Kiều 1036, 1037, 1038, 1039 đã cho chúng tôi biết đúng đắn, chính xác Bắc Cung Hoàng Hậu là Hoàng Thị Thu Mai, không phải Công Chúa Lê Ngọc Hân như lịch sử đã ghi chép và lưu truyền. Nguyễn Du đã vô cùng khéo léo mã hóa tên tuổi của người xưa ra bốn câu lục bát lồng trong những sự việc, tình cảnh khác nhau mà nếu khi đọc qua ai ai cũng sẽ nghĩ đây chỉ là văn thơ tả cảnh tả tình hay đẹp, độc đáo mà thôi.
... Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng nắng sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin phương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ...
Xin các bạn lưu ý, những từ, chữ in đậm là chỉnh sửa của chúng tôi cho đúng với sự thật lịch sử, sự thật của văn bản gốc Nguyễn Du. Như chữ phương của câu bát 1040 là phương hướng, là tình hoài niệm, thương nhớ người xưa được người ta diễn ra các câu lục bát như: "Người đi biết về phương nào, Bỏ ta với ngọn trúc đào bơ vơ"...
Nhưng phương cũng còn có nghĩa, vật gì hình thể ngay thẳng, vuông vắn thì gọi là phương. Nghĩa là người nào tính hạnh ngay thẳng, đoan chánh được gọi là phương. Vậy phương là chỉ cho Bắc Cung Hoàng Hậu, người đang bơ vơ ở phương Đàng Trong. Đây là nói theo văn thơ của Nguyễn Du, người đang ở phương này. Chứ sự thật ở trong kia có khi lại khác, nó không phải như chúng ta đang ngồi ở phương này đặt niệm tư duy theo quan điểm mang tính cách áp đặt tưởng tượng cá nhân lên phương kia. Đây là điều mà chúng tôi mong muốn các bạn cần phải thông hiểu cho tới nơi tới chốn trên tất cả mọi vấn đề, không phải chỉ truyện Kiều.
Lời văn, tâm sự, nỗi niềm trắc ẩn của Hoàng Hậu Thu Mai trong bài bài thơ Ai Tư Vãn đã cho tất cả chúng ta biết rõ đời sống của Bà ra sao sau khi vào Phú Xuân cùng chồng. Đồng ý lúc đầu Bà cũng gặp rất nhiều khó khăn khi vào đây với các bà vợ lớn của Nguyễn Huệ. Nhưng đừng nói chỉ là chuyện vợ chồng, ngay trên công việc làm ăn kinh tế hay học tập, lao động chính bạn cũng gặp muôn vàn thử thách, khó khăn khi chuyển đến một chỗ làm mới, chỗ ở mới. Phải một thời gian sau tất cả mới đi vào ổn định.
Nếu bạn là người từng trải, bạn sẽ hiểu chúng tôi nói đúng sai. Còn nếu bạn là người mới bước chân vào đời, bạn sẽ cho chúng tôi nói bậy, và Nguyễn Du nói đúng. Do đó, buộc bắt ở trên chúng tôi phải trích các khổ trong bài thơ Ai Tư Vãn để làm chứng cứ cho tâm trạng Hoàng Hậu khi Bà đã an trú tại Phú Xuân giữa các bà vợ lớn qua sự tiếp xúc buổi ban đầu phải như thế của Nguyễn Huệ. Bạn nên đọc hết bài Ai Tư Vãn để hiểu sâu hơn nữa tư tưởng và quan điểm Hoàng Hậu Thu Mai trong thời gian chung sống cùng chồng tại Phú Xuân.
Bài viết này chúng tôi lấy Chương mười ba của bài viết Dấu tay trên chữ, dày 200 trang với mục đích giải thích, công bố cho lịch sử hôm nay biết rõ ai là người qua Tàu chúc thọ vua Càn Long năm Canh Tuất 1790. Tất nhiên những giải thích này chúng tôi đều dựa vào Truyện Kiều của Nguyễn Du với những câu mật mã đồng dạng như các câu mật mã mà các bạn đọc trong bài viết này hay nhiều bài khác vậy.
Có thể chúng tôi rồi cũng sẽ đưa bài viết Dấu tay trên chữ này lên trang w bonniemxu.com để các bạn đọc và biết rõ những sự thật bao quanh câu chuyện mà xưa nay đã trở thành quá nhiều những huyền thoại dệt thêu. Ai là người qua Tàu chúc thọ vua Càn Long năm Canh Tuất 1790?
Chào các bạn
Phủ Quy Nhơn, ngày 03 tháng 02 năm 2017
Người thứ bảy
***