NHỮNG MẬT MÃ VÔ CÙNG ĐỘC ĐÁO TRONG KIỀU
Câu Kiều 1601 "Được lời như cởi tấc son..." chính là mật mã của chữ Văn như ảnh chụp, chớ không phải của chữ Văn 文 vuông vức, thô kệch, nghèo nàn ý tưởng để cho các nhà thơ, nhà sáng tác văn học làm điểm khởi phát cho những liên tưởng vô cùng độc đáo lấy trên vi tính mà các bạn đã đang thấy trước mắt.
Chữ Văn ảnh chụp với nét kéo xiên xuống bên phải cho thấy đầu trên của nó hở với nét ngang của bộ Đầu 亠 2 nét. Chỉ với chữ Văn viết, trình bày theo lối thư pháp viết tay thế này thì ngày xưa thi hào Nguyễn Du mới có thể viết ra được câu lục "Được lời như cởi tấc son...". "Cởi" ở đây cũng có nghĩa, đồng nghĩa với mở. Và mở hay "cởi" chính là chỉ ngay vào chỗ hở hoặc điểm không dính chung với nét ngang bộ Đầu 亠 của đầu trên nét xiên kéo xuống bên phải. Lưu ý! Còn với chữ Văn 文 lấy trên trang mạng, máy tính xuống thế này sẽ không bao giờ viết ra được câu lục "Được lời như cởi tấc son..." cho nỗi cách nào. Phải không các bạn? Có giảng, giải, chỉ ra được chỗ khuất lấp, rối rắm, đặc biệt vô cùng này thì chúng ta mới biết chữ viết bằng bút-giấy-mực khác xa một trời một vực với loại chữ lấy trên trang mạng, máy tính. Đây nói về chữ Hán Nôm.
Còn tại sao câu 1601 "Được lời như cởi tấc son..." lại là mật mã của chữ Văn, và nó mang những ý nghĩa bí mật gì, muốn nói về vụ việc gì thì các bạn cần phải đọc qua một bài viết khác, đó là bài 2 Thuận phong một lá vượt sang bến Tề. Chỉ đến khi đọc đến bài viết này thì các bạn sẽ biết rằng truyện Kiều là do ai sáng tác, người Tàu hay người Việt, thi hào Nguyễn Du đóng một vai trò, trách nhiệm gì đối với hai tập tình sử chốn quan trường này, một bằng văn xuôi, chữ Hán, thể chương hồi, và một bằng thể thơ lục bát chữ Nôm dài ngút ngàn 3254 câu chắp nối với những sự kiện có thật trong lịch sử, từng xảy ra tại kinh đô Phú Xuân, thời vua Quang Trung đóng đô và ra đi tại đây.
Viết thêm đoạn. Nét ngang bộ Đầu 亠 chính là chữ "tấc" hoặc bộ Nhất 一 trong câu. Còn dấu chấm, tức bộ Chủ 丶là chữ "son" chớ chẳng gì cả. Hầu hết những giảng, giải hoặc phục hồi chữ nghĩa, câu cú, trả lại sự thật cho văn bản Kiều của chúng tôi đối với những mật mã do chính tay thi hào Nguyễn Du thực hiện, ẩn giấu, nén, cài, trấn yểm trong 3254 câu lục bát truyện Kiều là chính xác đến từng milimet. Không sai vào đâu được. Thế mà tại sao giới nghiên cứu chữ nghĩa, văn hóa, văn sử học hai miền Bắc Nam lại câm miệng như hến, tảng lờ, quay mặt, lạnh lùng như thế? Họ đang âm mưu, tính toán, dùng chước gì đây?