Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NGUYỄN DU VIẾT KIỀU TỪ KHI NÀO?

NGUYỄN DU VIẾT KIU TỪ KHI NÀO?
Kết thúc truyện Kiều, câu chuyện tình sử chốn quan trường dài ngút ngàn, thăm thẳm 3254 câu lục bát dắt dẫn người đi qua bao đồi núi, sơn khê, khe lạch chập chùng, sương giăng tứ phía, um tùm cỏ nội hoa ngàn, ẩn chứa biết bao nhiêu là những sự thật lịch sử đất nước, dân tộc mà cũng chả ai biết chuyện gì cho ra chuyện gì từ ấy đến nay, hơn hai trăm năm với bao cuộc dâu bể lớp chồng lớp chỉ bằng hai câu hết sức đơn giản, khiêm hạ, Nguyễn Du hạ bút chốt, viết thế này:

 

Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài điểm canh...

 

Câu 3254 cuối cùng chúng tôi chỉnh lại một chữ sai bậy, chữ "điểm", "điểm canh", không phải "trống", "trống canh". Khi chỉnh lại như vậy, là chúng tôi cũng đã trả lại cho cho lịch sử những gì vốn là của nó. Còn nếu không chỉnh lại, cứ để y nguyên câu, chữ như vậy của các văn bản hiện hành thị trường văn học lá đỗ muôn chiều ba miền Bắc Trung Nam, thì không bao giờ chúng ta có thể có đủ điều kiện hòng làm sáng tỏ lại góc khuất lịch sử mà người ta hằng thắc mắc bao lâu:

 

Thi hào Nguyễn Du viết Kiều từ năm nào? Và ngồi ở đâu để viết?

 

Trước hết, để làm sáng tỏ các câu hỏi trên, tôi anh chị cần đọc phần giải thích các từ, chữ cần giải thích trong hai câu kết thúc Kiều nói trên.

 

Theo định nghĩa, giải thích của các sách tự điển tiếng Việt, hai chữ "dông dài" có nghĩa như sau:
1-dông dài: Kéo dài thời gian một cách vô ích vì không có định hướng cụ thể: kể lể dài dòng, nói chuyện dông dài.
2-Lông bông, lêu lỗng, để thời gian vô ích quá nhiều: ăn chơi dông dài.

 

Sách Đại tự điển chữ Nôm của Trương Đình Tín, Lê Quý Ngưu chú "dông dài" như sau:
Dông : dông dài, chạy rông. Dông 𣳔 cũng đọc là sông, rụng, rộng, vùng.
Dài : là chiều dài.

 

Các chữ còn lại cũng cần phải được hiểu cho rõ ràng, cụ thể, không được hiểu kiểu qua loa, đại khái, mờ nhạt, chụp giựt.

 

Canh : là canh khuya. Lại canh còn là ngôi thứ 7 hàng thập can Giáp, Ất, Bính, Đinh, vvv...
Điểm : là chấm, chấm là một nét chấm, như tam điểm thủy: ba nét chấm của bộ thủy . Điểm ở đây là danh từ, dùng để chỉ vào giờ khắc, thời gian nào đó. Hoặc điểm là nơi gặp gỡ, giao nhau của hai đường chéo, gọi là lưỡng tuyến đích giao điểm: điểm gặp nhau của hai đường chéo. Điểm còn là hạt, giọt, như châu điểm: hạt trai, tiểu vũ điểm: giọt mưa phùn; đậu điểm: dấu chấm hết câu. Tóm lại. Điểm là nhằm vào, nói vào, nói đến, trỏ, chỉ vào nơi nào đó, việc gì đó mà chủ thể muốn nói, nhắc cho mọi người chú ý, tìm hiểu, không được lơ là, mất cảnh giác.

 

Hai chữ "điểm canh" của câu bát 3254 có nghĩa Nguyễn Du ngầm cho lịch sử biết rõ rằng năm Canh Ngọ (canh) 1810 chính là thời điểm (điểm) mình ngồi viết hai tập truyện Kiều, một bằng thơ lục bát 3254 câu, một bằng văn xuôi thể chương hồi, chữ Hán.

 

Đây chỉ mới là năm bắt đầu ngồi viết Kiều của tác giả. Còn để hiểu năm nào là năm Nguyễn Du kết thúc viết Kiều, thì tôi anh chị cần phải đọc phần giải thích câu lục 3253 sau đây thì sẽ bừng lên sự giác ngộ, sự việc sẽ được hiểu ra ngay liền. Đó cũng như trường hợp ngày trước nhà thơ Tố Hữu/Ngô Thì Nhậm hạ bút viết Từ ấy, nói cho mọi người biết rõ tư tưởng, cảm nghĩ của mình là thế nào lúc này sau khi bắt gặp con đường cách mạng và người phất cờ lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc vậy.

 

Như đã nói, "dông dài" là kéo dài thời gian một cách vô ích vì không có định hướng cụ thể: kể lể dài dòng, nói chuyện dông dài. Đây chỉ là nghĩa phụ, nghĩa nói, viết đọc nghe cho vui tai vui miệng chút đỉnh lúc nhàn cư vi bất thiện của tôi anh chị. "Dông 𣳔" nghĩa phụ của nó còn đọc là rộng. Rộng ở đây là chiều rộng, là một nét đứng sổ dọc thế này. Ai học môn hình học cũng không còn xa lạ gì. Nhưng nếu không có người nói, vỗ, vạch, chỉ ra cho thấy ý nghĩa thâm trầm của câu, chữ thì cũng đành chịu thua, bế tắc, mù tịt, ngồi thộn một cục, chả hiểu được việc gì cho ra việc gì. Còn "dài", của "dông dài", là chiều dài, là một nét ngang . Hai nét rộng, dài  này, cùng là bộ nhất, nếu nhập lại theo ý điểm chỉ của chữ "điểm" câu 3254 "Mua vui cũng được một vài điểm canh: lưỡng tuyến đích giao điểm/điểm gặp nhau của hai đường chéo/hoặc của hai nét ngang dọc" thì chúng ta sẽ có chữ Thập như sau . Thập là mười. Mười là mười năm. 10 năm là thời gian ngồi viết Kiều của Nguyễn Du, bắt đầu từ năm 1810 đến năm 1819 (1820).

 

Còn để nói rõ hơn nữa về câu lục 3253 "Lời quê chắp nhặt dông dài" thì cần phải hiểu ra như sau. Câu này là mật mã, để viết ra chữ mão . Mão là ngôi thứ tư hàng thập nhị chi Tý Ngọ Mẹo Dậu. Mão còn là giờ mão, từ 5h sáng đến 7h là giờ mão. Lệ thường, thời phong kiến, giới quan lại, cán bộ nhà nước bắt đầu vào làm việc từ giờ mão, nên gọi là điểm mão. Khi xưng tên tuổi, thì dạ lên cho người biết, gọi là ứng mão. Sổ sách gọi là mão bạ. Mão còn là tỷ mão. Tỷ mão dùng để ví cho trường hợp, như thời trước, lập ra ngày giờ định sẵn, đi rút tiền từ ngân khố nhà nước/thu tiền lương, về phát lương cho cán bộ, quan chức gọi là tỷ mão. Hoặc khi so sánh, đối chiếu sự việc gì đó của hai bên cũng gọi là tỷ mão. Sự so sánh, đối chiếu sự việc giữa hai bên ở đây chính là ở chữ "dông /𣳔", còn đọc là rộng, với chữ "dài" cũng của câu 3253. Chẳng những chỉ câu lục 3253 "Lời quê chắp nhặt dông dài" mà còn của bất cứ câu lục nào khác, như chúng tôi từng nói trên các bài viết, đây là câu chủ ngữ dùng để dẫn chuyện, câu bát nối tiếp theo là câu vị ngữ, dùng bổ túc ý thiếu sót, chưa đầy đủ cho câu chủ ngữ. Trong câu bát 3254 tiếp theo "Mua vui cũng được một vài điểm canh" có chữ "điểm", "điểm canh". Vậy, "điểm" của "điểm canh" chính là để chỉ, để điểm vào hai vị trí: can Canh và chi Mão .

 

Mão ở đây là năm Kỷ Mão 1819, cũng là năm Canh Thìn 1820, là năm thi hào Nguyễn Du ra đi. Nói thế cũng có nghĩa từ năm Canh Ngọ 1810 đến năm Kỷ Mão 1819 là thời gian Nguyễn Du ngồi viết Kiều vậy.

 

Năm Canh Ngọ 1810 đến năm Canh Thìn 1820, khi Nguyễn Du đã không còn nữa, là 10 năm, đó là thời gian Nguyễn Du ngồi viết Kiều. Đến đây, chúng ta đã biết thời gian Nguyễn Du ngồi viết Kiều là từ năm Canh Ngọ 1810 đến năm Kỷ Mão 1819. Câu hỏi còn lại là Nguyễn Du ngồi viết ở đâu? Xin thưa ngay liền, đó là tại quê nhà Nghi Xuân-Hà Tĩnh. Khi xác định như vậy là chúng tôi căn cứ, dựa vào điểm chỉ của thi hào trong câu với hai chữ "điểm canh". Canh là Canh Ngọ, các bạn đã biết. Nhưng để hiểu xa, rộng hơn, tới bờ tới bến vấn đề, câu chuyện, các bạn cần phải đọc tiếp tục. Không còn cách nào được nữa. Trong chữ Canh gồm bộ Nghiễm 广, và bộ Nhân , bộ Ký nhập lại ra chữ Canh . Nghiễm 广 là nhà từ đường của cụ Nguyễn Nghiễm, thân sinh Nguyễn Du lập ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Bắt đầu khi soạn viết Kiều, Nguyễn Du đã về đây, tại nhà từ đường dòng họ này ngồi viết. Có như vậy thì Nguyễn Du mới có đủ điều kiện, từ cơm ăn nước uống, thuốc men trị bệnh tật, giấy bút mực, tài liệu tra cứu, nhất sự tự do, không bị ngoại duyên tác động, như sự ngăn cản, theo dõi, rình mò của các cán bộ triều Nguyễn nếu họ biết Nguyễn Du đã đang làm công việc vô cùng nguy hiểm này. Vì nói gì thì nói, Nguyễn Du cũng là người của triều Lê trong bối cảnh nước mất nhà tan, không nơi nương tựa, từng bơ vơ, lang thang trên khắp nẻo đường chiến cuộc, lịch sử gọi thời gian mất định hướng, như thuyền không bến đỗ này của thi hào là 10 năm gió bụi, Nguyễn Du cũng từng xác định như thế về thân phận bèo dạt hoa trôi của mình là "một phen thay đổi sơn hà, mảnh thân chiếc lá biết là về đâu" do cuộc cách mạng Tây Sơn quạt bùng lên chạy sang tìm cứu cánh, gặp minh chủ hòng tìm ra con đường tiến thân để mưu cầu sự nghiệp, manh áo chén cơm nuôi thân và gia đình, vợ con. Do đó, để hoàn thành, cũng như có chỗ ngồi yên viết được hai tập truyện lịch sử một thơ, một văn xuôi rút ruột để đời này thì mọi sự, mọi việc Nguyễn Du phải nhờ trông vào một tay tảo tần, tháo vát, cơm nước sớm hôm, thuốc men khi cần của hiền thê Thúy Vân, người em song sinh chắp mối duyên lỡ làng của người xưa.

 

Như đã nói, Nghiễm 广 là dụ cho nhà từ đường của cụ Nguyễn Nghiễm, thân sinh Nguyễn Du ở Nghi Xuân, Hà tĩnh. Nhân là người, người ở đây là Nguyễn Du. Ký , là ghi chép truyện ký, hồi ký, bút ký. Nguyễn Du ngồi viết hồi ký về câu chuyện tình sử chốn quan trường dài ngút ngàn 3254 câu lục bát chữ Nôm và tập văn xuôi, chữ Hán, thể chương hồi Kim Vân Kiều Truyện ngay tại từ đường Nguyễn Nghiễm ở Nghi Xuân Hà Tĩnh. Chữ "canh " của "điểm canh" đã nói, đã cho chúng ta biết sự thật như thế quá rõ. Chúng ta cũng cần hiểu thêm cho chỗ quan trọng này. Theo ghi chép niên biểu Nguyễn Du trong tập thơ chữ Hán, vào năm 1809, Nguyễn Du được triều Nguyễn phân bổ, điều chuyển về làm việc tại Quảng Bình, chức Cai học bạ -cai bộ- tương đương chức Bố chính. Cai bộ 該簿 là coi về sổ sách, một chức quan lớn dưới triều Gia Long. Bố chính là chức quan đứng hàng thứ hai trong tỉnh, nếu tỉnh lớn: là Tổng đốc, Bố chính án sát. Còn tỉnh nhỏ: là Tuần vũ, Bố chính án sát. Bố chính coi về vấn đề tiền bạc, tài chính, còn án sát coi việc hình. Trong hồi ký Kiều, hai câu 2949-2950 Nguyễn Du cũng có cho biết mình đã về Quảng Bình làm việc như sau:

 

Kim thì cải nhậm Nam Bình,
Chàng Vương cũng trấn nhậm thành Phú Dương...

 

Quảng Bình và Hà Tĩnh giáp giới, liên địa với nhau. Vì thế, việc qua lại giữa hai nơi lúc ấy đối với Nguyễn Du hết sức thuận tiện để ngồi viết hồi ký, kéo dài đến 10 năm. Và tất nhiên, Nguyễn Du trong thời gian đó có thể chỉ viết được vào ban đêm, còn ban ngày là phải dành thời gian cho công việc, phục vụ triều đình. Đó cũng là để tránh sự theo dõi của vua quan, cán bộ triều Nguyễn cho công việc vô cùng nguy hiểm mà nếu bị lộ ra thì chẳng những chỉ mỗi Nguyễn Du rơi đầu, chết thê thảm, mà còn cả tộc họ, vợ con cũng bị tru di, giết sạch, không còn một ai nữa. Đụng tới đám vua chúa độc tài, muốn giết ai là giết, chém ai là chém này thì đừng hòng. Những vụ việc từng xảy ra trước đó đối với con cháu, quan binh Tây Sơn và những người, những tổ chức nào đứng lên chống lại vương triều mới này hơn ai hết Nguyễn Du ắt biết đã quá rõ vì từng mục sở thị, chứng kiến trước mắt hằng ngày khi còn làm việc, phục vụ dưới triều Gia Long ngay tại kinh đô Phú Xuân.

 

Cũng có thể để viết lại câu chuyện tình sử chốn quan trường cho mau, được thuận tiện, thì Nguyễn Du phải viết cả nơi làm việc, trong căn nhà dành cho cán bộ ở lại cư trú, ngủ nghĩ. Nhưng tiện nhất, và an toàn nhất, là về nhà từ đường ở Nghi Xuân Hà Tĩnh, vì ở đây vừa có tài liệu tra khảo, vừa có sự chăm sóc của bàn tay người vợ hiền Thúy Vân, em song sinh của người xưa.

 

Đây chúng ta nói thời gian Nguyễn Du còn làm chức Cai học bạ ở Quảng Bình. Sau đó, vào năm 1813 Nguyễn Du đã được triệu hồi về kinh đô Phú Xuân, được đặc cách lên chức Chánh sứ, tương đương với chức Bộ trưởng Bộ ngoại giao bây giờ, chuẩn bị tư thế, hành trang, giấy tờ dẫn phái đoàn ngoại giao Phú Xuân qua đàm phán, nói chuyện với triều Thanh. Một năm sau phái đoàn ngoại giao mới quay về lại Phú Xuân. Nghe nói Nguyễn Du chuẩn bị dẫn phái đoàn đi tiếp một chuyến nữa, nhưng bất chợt triều đình nhận được tin cụ đã ra đi. Theo ghi chép lịch sử, người ta cho cụ bị bệnh dịch gì đó, cứu chữa không được. Chớ thật ra cụ đã quyết định tự vận bằng cách nhảy sông Tiền Đường 前堂, đúng nơi mà người xưa đã từng nhảy, sau khi viết xong tập hồi ký dài 3254 câu lục bát chữ Nôm. Trong bài thơ luật Đường tựa Thi vân của Tiến sĩ năm Kỷ Hợi 1779 Phạm Quý Thích có nói việc này rất rõ. Đó là hai cú nhảy quyên sinh, tự vận, một trước một sau của những người trong "hội đoạn trường" là người đẹp Thúy Kiều và Nguyễn Du. Bài thơ này sau đã bị tam sao thất bổn, sai rất nhiều câu, khiến về sau không ai còn biết gì nữa khi đọc qua văn bản sai lệch, bậy bạ bởi mớ chữ nghĩa lung tung, rối rắm, mù mờ của nó. Chúng tôi lại là người có khả năng chỉnh sửa, phục hồi, trả lại sự thật cho văn bản, cho những bài thơ dị dạng này. Ai từng đọc các bài giải Kiều lâu nay của chúng tôi trên trang mạng cũng đều biết việc chỉnh sửa này là thế nào, đúng hay sai. Như chữ "điểm" thay chữ "trống" vậy. Chữ thứ 6 này của câu 3254 phải là một thanh trắc với dấu hỏi, đó là chữ "điểm", chớ chữ thứ 6 này không thể là thanh trắc với dấu sắc được. Muốn vậy, để biết trong hai chữ thì chữ nào đúng, thì yêu cầu người đọc thơ, xử lý văn bản phải giỏi phép thẩm âm: đọc thầm. Nếu chưa biết gì về phép thẩm âm mà cho chúng tôi sao lại chỉnh sửa văn bản của người khác như thế thì hãy coi chừng. Cũng như chưa biết phép thẩm âm mà đặt bút làm thơ thì văn thơ của mình chưa bao giờ đạt kết quả khả quan về hai mặt: từ và ý. 

 

Khi đã về Phú Xuân làm việc, chức Chánh sứ, từ năm 1813, có thể trước đó nữa, vì ghi chép lịch sử không cho biết chính xác thời điểm thi hào rời Quảng Bình về Phú Xuân làm việc từ năm nào, thì Nguyễn Du tất nhiên cũng phải thâu gom, mang hết những giấy tờ, tài liệu, những trang viết dang dở tập hồi ký từ nhà từ đường ở Nghi Xuân về kinh đô để viết tiếp tục. Chớ lúc này Nguyễn Du không thể chạy ra vô giữa Phú Xuân và Hà Tĩnh để ngồi viết hồi ký. Sau khi viết xong hai tập hồi ký, tại Phú Xuân, ngay trước miệng hùm nanh sói, một bằng văn xuôi, chữ Hán, một bằng 3254 câu lục bát, chữ Nôm. Sau đó, Nguyễn Du đã tìm nơi chôn giấu hai tập hồi ký này cũng ngay tại Phú Xuân. Tiếp đó, thi hào đã ra sông Tiền Đường 前堂, tại vị trí người xưa đã nhảy quyên sinh, tự vận như đã nói, nhảy xuống đấy để kết liễu mạng sống của mình. Nhưng trước khi kết thúc mạng sống của mình, Nguyễn Du có làm bài thơ mà chúng tôi gọi là bài thơ tuyệt mệnh, tựa Vọng Thiên Thai Tự. Chính những câu, chữ trong bài thơ đã nói cho chúng tôi biết rõ sự tình như thế của sự việc, của thi hào sau khi đã viết xong hai tập hồi ký tình sử chốn quan trường.

 

Câu bát 2950 "Chàng Vương cũng trấn nhậm thành Phú Dương" ý nói Văn, không phải Vương, Quan lúc này được triều Nguyễn phân bổ làm việc ngay tại triều, bên cạnh vua Gia Long, tức gần mặt trời, là chữ Dương .

 

Tóm lại. Một tác phẩm nào, dù là của văn học hay âm nhạc, thì nó cũng phải đi qua bốn giai đoạn của cái gọi là sanh bệnh già chết, như đời sống một con người vậy, không khác. Ở đây là truyện Kiều, chúng ta đang nói, bàn về hai câu kết cuối cùng của 3254 câu lục bát truyện Kiều, chúng tôi thường nói, gọi là câu chuyện tình sử chốn quan trường. Hai câu kết 3253-3254 này như vậy là hai câu đoạn cuối của một tác phẩm, gọi là chết, đúng như quy trình sanh bệnh già chết của đời sống con người. Nói thế bởi với những giải thích ở trên, chúng ta đã hiểu, câu lục 3253 "Lời quê chắp nhặt dông dài" được thi hào đất nước dùng để chỉ, viết ra chữ mão . Mão là năm Kỷ Mão 己卯 1819. Năm thi hào quyết định ra đi. Câu bát 3254 "Mua vui cũng được một vài điểm canh" nối theo là mật mã của chữ Canh . Canh là can Canh , là năm Canh Ngọ 庚午 1810, năm thi hào bắt đầu ngồi viết tập hồi ký dài thăm thẳm, ngút ngàn, đưa người đọc băng qua bao nhiêu núi đồi, sông suối chập chùng mù sương giăng mắc, lên cao xuống thấp, thoắt ẩn thoắt hiện của câu chuyện lịch sử có thật của nước Việt, người Việt với các nhân vật trục xuất hiện vào hậu bán kỷ 18, thời điểm xuất hiện phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn với linh hồn bất tử cuộc khởi nghĩa là thủ lĩnh Nguyễn Huệ, kéo theo bao nhiêu vệ tinh xoay quanh con người với quá nhiều những dệt thêu đã trở thành huyền thoại, hệt như câu chuyện cổ tích thần tiên mộng mỵ.

 

Ở phần nhập đề, hai câu lục bát 1-2 Nguyễn Du đã cho lịch sử biết rõ đó chính là hành trạng, nói khác đi, là biệt nghiệp, nhân quả mà mình phải cưu mang, gánh chịu trong suốt cuộc đời, của thế kỷ với những tháng năm trồi hụp, chơi vơi, lây lất khắp bốn phương trời còn lại rồi vậy. Không phải sao?

 

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau...

 

Hơn ai hết, Nguyễn Du ngày ấy đã tự biết tài năng của mình thuộc diện hiếm, quý, duy nhất, có một không hai, không phải thời đại nào cũng có, cũng sản sinh ra con người với những thiên phú trời cho như thế. Nhưng oái ăm thay, trời xanh kia sao không công bằng, khi cho Nguyễn Du thừa hưởng được loại tài năng, phẩm chất vô địch thiên hạ, dưới gầm trời không tìm đâu ra được người thứ hai, thì đồng thời đấng cao xanh cũng trao, cũng ấn cho Nguyễn Du cái mệnh sống, tuổi thọ rất mỏng manh thế nào với những lênh đênh, trồi hụp, bảy nổi ba chìm cùng với vận nước, thể chế, cục diện chính trị sao đổi thay xoành xoạch. Nhưng không phải chỉ mỗi Nguyễn Du được trời cho có được cái biệt tài duy nhất, độc đáo và cái mạng sống vốn rất mỏng manh, lay lắt như thế trong kỷ hiện tại, mà lồng trong đó, kéo theo trong bối cảnh lịch sử éo le, nghiệt ngã thời ấy là còn có cả người đẹp Thúy Kiều, và người đã quạt bùng lên ngọn lửa cách mạng, xua quân càn quét, đập tan tất cả các thế lực chính trị từ Đàng Trong, Đàng Ngoài cũng cùng chung một số phận như nhau. Để từ đó thi hào đất nước mới có lý do, có cớ để ngồi suy ngẫm, trầm tư, viết lên câu bát 66 tuy nói là viết cho nàng ca kỹ vắn số Đạm Thiên với nắm mộ nằm bơ vơ, hiu quạnh ven đường, trong tiết Thanh minh không ai viếng thăm, nhang tàn khói lạnh bao lâu dưới trời phong sương tuế nguyệt:

 

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương...

 

Chúng ta thử hỏi. Nguyễn Du viết, tâm sự thay cho nàng ca kỹ Đạm Thiên bạc số hay viết cho nỗi bất hạnh, dày vò, tan tác như hoa rơi giữa trời sương gió của đời sống chính mình?

 

Câu bát 2 "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau..." như thế được xem đó chính là câu móc nối, nói khác đi, là câu báo trước cho thuyết tài mệnh tương đố vốn xưa nay vẫn thường hay đi kèm cặp, vận vào số mạng con người với nhau, để cùng tạo ra chùm nhân quả với nhau trong suốt câu chuyện kéo dài, bắt đầu từ hai câu sanh 1-2, cho đến hai câu cuối mà như đã nói là dùng điểm vào hai năm của quãng thời gian 10 năm ngồi viết hồi ký để kết thúc đời sống đau khổ, khốn nạn của một thiên tài văn học hãn hữu đất nước vậy.

 

Sau khi viết xong 3254 câu lục bát Kiều, như đã nói, thi hào đất nước còn làm thêm bài thơ tuyệt mệnh Vọng Thiên Thai Tự để nói hết những gì cần phải nói lần sau cuối, đồng thời, qua đó cũng báo cho lịch sử ngày sau biết nơi chôn giấu hai tập truyện Kiều, một bằng văn xuôi, chữ Hán, một bằng 3254 câu lục bát, chữ Nôm. Xong xuôi, thi hào đất nước mới tìm đến sông Tiền Đường 前堂, nhảy xuống, ngay vị trí mà người xưa đã từng nhảy quyên sinh, tự vận do uất hận dồn nén, cùng đường, do không còn lối thoát thân khi bị gã vua tặc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc bức hiếp sau khi đã cùng đám loạn tướng phục kích, ám hại được chồng của mình là tướng giặc Từ Hải/Nguyễn Huệ tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường vào tháng 09 năm 1792. Cú nhảy tuyệt mệnh của thi hào tài mệnh tương đố Khiêm Trọng Nguyễn Du về sau được tiến sĩ năm Kỷ Hợi 1779 Phạm Quý Thích gọi là "tái vị trường: đau khổ nối đau khổ, tuyệt vọng nối tuyệt vọng" của những người trong "hội đoạn trường" trong bài thơ luật Đường, tựa đề là Thi vân:

 

Giai nhân nhất vị đáo Tiền Đường,
Bán thế yêm hoa tái vị trường...

 

chớ không phải:

 

Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường,
Bán thế yên hoa trái vị thường.

 

bậy bạ, tào lao bí đao con khỉ gió như thế.

 

Xin thành kính chắp tay, cúi đầu trước lịch sử đất nước, quê hương.

 

Rằng tình nên trọng rằng tài nên thương...

 

Bài viết xin dừng ở đây.

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang