ĐỌC LẠI VĂN BẢN VỤ ÁN SÔNG TIỀN ĐƯỜNG
Trong Kiều, câu 2457 ghi là:
Đóng quân làm chước chiêu an...
Câu này có nhiều chữ sai so với nguyên bản, trước hết, đó là chữ "dùng" đã bị chỉnh sửa thành chữ "làm". "Dùng" ở đây nên hiểu là khi hữu sự thì trí óc, tư tưởng, tâm ý niệm của con người sẽ được người ta mang ra vận sử dụng cho công việc cần thiết gì đó. Vì thế, nó phải được viết là "dùng", "dùng chước", chớ không phải là "làm", "làm chước" như các bản Kiều hiện có mặt trên thị trường văn học Việt Nam thủ giữ cứng ngắc như thế.
Các chữ sai còn lại trong câu là hai chữ "chiêu an". Nguyên gốc của nó, của chữ nghĩa tác giả sử dụng có mục đích hẳn hoi, đàng hoàng, đó là hai chữ gợi lại câu chuyên xa xưa, "Lưu Bang" chớ không phải "chiêu an". Vậy "Lưu Bang" là gì hay "Lưu Bang" là ai? Xin thưa, "Lưu Bang" là Hán Cao Tổ Lưu Bang, là nhân vật lịch sử có thật, sống cách đây 200 năm trước công nguyên. Thời đó, khi giặc Hung Nô xâm phạm xuống vùng chiến lược phía nam, Hán Cao tổ Lưu Bang đã thân chinh giao chiến với giặc Hung Nô, bị Mạo Đốn vây khốn ở Bạch Đăng sơn (phía đông huyện Đại Đồng tỉnh Sơn Tây ngày nay). Lúc đó Lưu Bang đã dùng kế của Trần Bình, sai người tặng một món lễ hậu cho vợ của Mạo Đốn là Yên thị, thỉnh cầu bà ta giúp đỡ giải vây.
Khi sứ giả nhà Hán mang vàng bạc châu ngọc sáng lóng lánh đến trước mặt Yên thị, Yên thị đã động lòng. Tiếp đó, sứ giả lại đưa ra một bức tranh mỹ nữ, nói với Yên thị: "Hoàng đế trung nguyên sợ rằng Đại vương sẽ không chịu rút quân, nên chuẩn bị đem người đẹp này trước tiên tới cho Đại vương xem". Yên thị vội nói: "Không cần, không cần như vậy, chỉ cần ta khuyên giải giúp là được rồi". Thế là tối hôm đó, Yên thị đã thuyết phục được Mạo Đốn, hạ lệnh cho quân lính mở cửa, nhờ vậy, Lưu Bang thoát được khỏi vòng vây. Đây là một trong nhiều dẫn chứng lịch sử đã từng dùng tiền bạc mua chuộc nội gián để giải vây tình thế cấp bách, ngàn cân treo sợi tóc vậy.
Như vậy, căn cứ vào những câu chuyện từng xảy ra trong lịch sử với tích Lưu Bang dùng tiền bạc, ngọc ngà mua chuộc, lo lót hòng chuẩn bị cho âm mưu, kế hiểm nào đó có lợi cho bản thân và tổ chức, phe phái. Thì khi trần thuật lại câu chuyện tại kinh đô Phú Xuân thời Quang Trung Nguyễn Huệ đóng đô tại đây đã từng xảy ra những gì để rồi sau đó phải bị Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc và đám loạn tướng phục kích ám hại ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 là Nguyễn Du cũng phải ghi, trần thuật câu chuyện đúng lại như vậy, không sai ly hào nào. Đó là việc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc nhỏ to dàn xếp, tổ chức, bàn mưu, dùng kế hối lộ, lo lót, cho đám quan tướng thân tín, cột kèo mang vàng bạc châu báu tới tâu bẩm, dâng lên cho Bắc cung Hoàng hậu, vợ của vua Quang Trung hòng mua chuộc, lấy lòng, đòi hỏi, và đưa ra những yêu sách gì đó có lợi cho âm mưu, kế hoạch tiến đánh Phú Xuân, phục kích, ám hại Quang Trung tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 vào tháng 9 năm Nhâm Tý 1792 như đã nói.
Câu 2457 sai bậy, vô nghĩa, lạc loài đó chúng tôi chỉnh sửa lại như sau cho đúng với những gì từng xảy ra trong lịch sử:
Đóng quân dùng chước Lưu Bang...
Tiếp theo, là câu 2458:
Ngọc vàng gấm vóc sai quan thuyết bàn...
Câu này có một chữ sai, đó là chữ "bàn", "bàn luận", "bàn luận" là nói chuyện, chớ không phải "hàng", "thuyết hàng" như các văn bản Kiều xưa nay ôm ấp, thủ giữ như gìn vàng giữ ngọc. Còn "quan" ở đây chính là chữ -nhất tự, đồng âm, đa nghĩa- được Nguyễn Du dùng ám chỉ thẳng vào mặt quan Thiếu phó Trần Quang Diệu, chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân, một trong những loạn tướng từng cùng bắt tay, phối hợp, dẫn, rước Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc từ thành Đồ Bàn An Nhơn về tập kích, đánh phủ đầu, ám hại Quang Trung Nguyễn Huệ ngay tại triều đình Tây Sơn bên bờ sông Tiền Đường 前堂. Thời điểm này căn cứ vào ghi chép của lịch sử, nhất trong bài thơ Ai tư vãn do Hoàng hậu Thu Mai sáng tác đã cho biết Quang Trung Nguyễn Huệ hiện đang bị chứng bệnh đau gì đó hành hạ:
Từ nắng hạ mưa thu trái tiết,
Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên.
Xiết bao kinh sợ lo phiền,
Miếu thần đã đảo thuốc tiên lại cầu.
Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước,
Phương pháp nào đổi được hay chăng?
Ngán thay máy tạo bất bằng,
Lòng trời giáo giở vận người biệt ly...
Cọng với việc người từng được xem là trung thành, tận tụy, dám hy sinh tất cả để bảo vệ sơn hà xã tắc, cho nhà Tây Sơn là danh tướng Võ Văn Dũng hiện đang ở bên Tàu với công tác ngoại giao trọng yếu giữa hai nước hòng chuẩn bị cho kế hoạch, mưu mô táo bạo gì đó. Với hai lý do cơ bản, trọng yếu này là đủ để cho đám loạn tướng, đại diện là Trần Quang Diệu thừa sức rước, dẫn đội quân cảm tử với lá cờ thêu bốn chữ Đại Quan Chinh Phủ -không phải Đại quan chiêu phủ, bản văn xuôi- từ thành Hoàng đế An Nhơn ra bủa vây, dàn trận, tấn công, đánh phủ đầu kinh đô Phú Xuân, phục kích, ám hại Quang Trung Nguyễn Huệ rất dễ dàng, không một chút khó khăn, mệt nhọc nào cả.
Câu 2460 tiếp theo sự việc có một chữ sai, đó là:
Hai tên thế nữ ngọc vàng nghìn cân...
chớ không phải:
Hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn cân...
"Thế nữ" ở đây là ám chỉ cho hai vị trí vô cùng trọng yếu của hai nhân vật nữ chủ chốt trong triều Tây Sơn tại kinh đô Phú Xuân. Đó là nữ tướng Bùi Thị Xuân và bà tả cung Bùi Thị Nhạn. Hai người đàn bà họ Bùi này theo lịch sử cho biết là có bà con, họ hàng thân thuộc, gần gũi với nhau. Nhưng chữ dùng ám chỉ những ẩn khuất lịch sử vô cùng trọng đại đã bị chỉnh sửa, biến thành chữ bậy bạ, tào lao, vô nghĩa là "thể", "thể nữ". Trong khi "thế nữ" là chữ được Nguyễn Du sử dụng chỉ vào hai vị trí của hai con người có một thế lực rất lớn trong triều đình Phú Xuân là nữ tướng Bùi Thị Xuân và bà tả cung, sau là chánh cung Bùi Thị Nhạn. Trong Kiều Nguyễn Du cà tửng đặt cho bà tả cung-chánh cung Bùi Thị Nhạn chết một cái tên là Hoạn Thư. Bà chúa trùm đánh ghen.
Chỉ có chấp nhận hành động, việc làm mà trong bộ môn văn học ngày nay gọi là Đọc và hiểu văn bản thì từ đó chúng ta mới có điều kiện, cũng như mới bắt đầu có thể cùng ngồi xuống bàn bạc, nói chuyện để làm sáng tỏ lại những ẩn khuất lịch sử hậu bán kỷ 18 qua tác phẩm rút ruột để đời của thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều. Còn nếu chúng ta không chấp nhận tư tưởng, việc làm gọi là Đọc và hiểu văn bản vốn rất cần thiết, quan trọng cho công tác sàng lọc, thẩm định và đánh giá lại toàn bộ những tác phẩm văn học cùng những tác giả liên hệ của đất nước, dân tộc qua các thời kỳ đang là hay trong những cuộc chuyển giao lịch sử mà óc tưởng tượng phong phú, đa dạng đã ra ngoài sức của tôi anh chị. Thôi thì những bài viết mang tính điều tra khám phá án cá biệt dạng này của chúng tôi cũng đành phải ném quách vào sọt rác cho xong, vì nó chẳng mang lại chút giá trị, lợi ích nào cả cho những ai.