2- VỌNG THIÊN THAI TỰ
Chữ Vọng 望 trong tựa đề bài thơ Vọng Thiên Thai Tự có nghĩa là thấy, cũng như Văn 聞 là nghe. Mà cái gì, việc gì hễ đã thấy, đã nghe thì phải tưởng, phải nhớ và phải biết. Bạn biết rồi. Có những sự việc khiến người ta chỉ nhớ, biết với thời gian ngắn hạn dăm ba ngày, vài ba tháng, vài ba năm. Nhưng có những sự việc, những hình ảnh rồi sẽ làm cho người ta phải nhớ, phải biết và tất nhiên là phải mặc định cho đến suốt cuộc đời. Hoặc đôi khi mang sang cả thế giới bên kia trên một lộ trình thăm thẳm cho một tương lai ngàn sau.
Tượng Phật bằng đất sét tươi, dát vàng, tại chánh điện chùa Thiên Thai
Như khi người ta nói:
...Người ơi khi cố quên là khi càng nhớ thêm.
Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ, mơ vui là lúc ngàn
đắng cay xé tâm hồn...
(SẦU LẺ BÓNG)
Hoặc:
...Ai đi tìm ai suốt đời...
Và:
...Kiếp này chưa trọn chữ duyên,
Nguyện xin kiếp khác vẹn tuyền lửa hương...
(AI TƯ VÃN)
Đây chính là con đường mà đạo Phật gọi là tái sanh luân hồi. Tức sự trở lại của chủ thể đối với nghiệp báo nhân quả. Nói rõ hơn nữa là giữa chánh báo và y báo. Chánh báo là chủ thể. Y báo là tất cả những hình ảnh, sự việc bên ngoài sẽ tuần tự tác động trực tiếp, gián tiếp vào chủ thể hay vào chánh báo.
Thầy Chánh Phụng, trụ trì chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng
Chúng ta cũng nên hiểu thêm chỗ rất dễ bị nhập nhằng này. Báo thì gồm có tiền báo, hậu báo và hiện báo. Tiền báo là những quả báo đã xảy từ trước đó. Hậu báo là những quả báo chỉ xảy ra mãi về sau. Hiện báo là những quả báo sẽ xảy ra ngay trong hiện tại. Còn chánh báo là quả báo ở giữa tiền báo và hậu báo. Vì tiếng Hán chánh tức là giữa. Chứ hiện báo không phải là chánh báo. Mà hiện báo là những nhân quả, sự việc rồi sẽ tác động nhiều cách lên trên chánh báo, tức con người. Có hiểu được như vậy thì bạn sẽ không còn bị nhập nhằng bởi các từ ngữ, chữ nghĩa đôi khi đã bị mọi người hiểu sai và nói sai. Và từ đó trở thành loại mặc định cứng ngắc rất khó sửa chữa.
Chánh điện chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng
Như vậy, qua sự liên tưởng đối với nhiều vấn đề và cách chuyển ngữ văn thơ thì có thể nói. Các nhà dịch văn thơ khi dịch bài thơ Vọng Thiên Thai Tự do thiếu hoặc non nớt kinh nghiệm nên đã dịch chữ Vọng thành ra chữ thấy hoặc trông. Trông Chùa Thiên Thai và Nhìn Lên chùa Thiên Thai. Dịch thế này là hết thuốc chữa rồi ôi các cụ dịch giả văn thơ kia ơi!
Đường vào ngôi chùa lịch sử Thiên Thai
Đúng ra các cụ phải dịch bốn chữ Vọng Thiên Thai Tự thành Nhớ Thiên Thai Tự hay Nhớ Thiên Đài Tự, hoặc Nhớ Chùa Thiên Thai, Nhớ Chùa Thiên Đài thì mới đúng với ý nghĩa của sự việc xảy ra tại ngôi chùa chứa đựng cả một trời bí mật này và của cả tâm ý niệm tác giả bài thơ. Chủ thể đối với nhân quả, sự việc. Nói tóm gọn cho dễ hiểu dễ nhớ hơn nữa là người trong cuộc. Chứ có ai ở không đâu mà đi trông -giữ- chùa hoặc đứng tuốt ở xa mắt nhắm mắt mở ngó lên chùa làm gì mà kỳ dị như thế chứ?
Điên hết rồi à?
Sau đây là những sự việc, những áng văn thơ và những hình ảnh có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của ngôi chùa với một trời bí ẩn Thiên Thai ở kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế.
Trải bao thỏ lặn ác tà, Ấy mồ vô chủ ai mà ghé thăm...
Ảnh trên hết là tượng Phật chánh điện chùa Thiên Thai. Ảnh kế là thầy Chánh Phụng, còn gọi là Tâm Nghĩa, trụ trì chùa từ sau giải phóng đến nay. Ảnh ba là chánh điện chùa. Kế ảnh ba là đường vào Thiên Thai. Ảnh sau cùng là một Ngôi Tháp đã rất xưa, nằm bên tay phải chánh điện -đứng ngoài nhìn vào- tục gọi là Tháp đen. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy ngôi Tháp này y hệt ngôi tháp của Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai ở kiệt 51 Minh Mạng. Chỉ có điều Ngôi Tháp này lớn hơn, độ 8-10 so với Ngôi Tháp ở kiệt 51 Minh Mạng. Đây chính là điều mà chỉ có duy nhất chúng tôi để tâm lưu ý khi chính thức bắt tay vào việc xác định sự liên hệ của những bí mật tại kiệt 15 và 51 Minh Mạng qua điềm chỉ của thi hào Nguyễn Du ngay từ đầu truyện Kiều. Đoạn chị em Thúy Kiều đi chơi tiết Thanh Minh rồi gặp mộ nàng Lưu Đạm Tiên nằm bơ vơ bên vệ đường...
(còn tiếp)