06/11/2022 04:PM
NGHI ÁN VĂN HỌC:
AI LÀ TÁC GIẢ HAI SẮC HOA TIGÔN?
Theo ghi chép trong văn học, vào tháng 7 năm 1937, tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy ở Hà Nội đăng truyện ngắn "Hoa Ti gôn" của nhà văn Thanh Châu. khoảng 2 tháng sau, thì tòa soạn nhận được một phong bì dán kín, do một thiếu phụ trạc 20 tuổi, dáng bé nhỏ, thùy mi, nét mặt u buồn mang đến gửi cho chủ bút tờ báo trên, trong ấy chỉ vỏn vẹn có bài thơ Hai sắc hoa ti gôn, dưới ký tên là TTKh. Có thể nói đây là lần duy nhất người thiếu phụ ấy xuất hiện. Từ đấy không thấy tăm hơi, nói năng gì nữa.
Từ khi Hai sắc hoa tigôn của tác giả TTKh được chọn đăng lên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy vào năm 1937 như đã nói, thì ngày ấy đã dấy, rộ lên nhiều tin đồn, có người cho TTKh là Nguyễn Bính, cũng có người cho đó là Thâm Tâm, tác giả Tống biệt hành. Song, cho dù có là của ai đi nữa, thì Hai sắc hoa tigôn vẫn là một kiệt tác của văn học mà gần cả trăm năm trôi qua khó có tác phẩm nào sánh kịp. Dù đó là Tống biệt hành của Thâm Tâm, Ở đây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mặc Tử, hai bài thơ rất nổi tiếng, từng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, cấp THPH. Nói thế bởi đây là bài thơ làm theo thể thơ cũ, còn giữ đúng hồn cốt, đúng niêm luật bằng trắc thơ xưa, không chạy theo thể thơ mới, tự do, phá chấp của phương tây, như hai bài thơ nói trên, tuy rằng cũng hay đấy, nhưng xét về luật lệ thơ ca, xuất xứ từ phương đông, cái nôi văn hóa, văn minh của nhân loại, thì đã kém đi phần giá trị nhiều rồi vậy.
Như câu hỏi tựa đề, ai là tác giả Hai sắc hoa tigôn? Để trả lời cũng như để giở lại câu hỏi mà gần cả thế kỷ trôi qua như cái chợp mắt giấc ban trưa chưa từng có câu trả lời dứt khoát, cụ thể rằng ai là TTKh, là tác giả Hai sắc hoa tigôn, bài viết này hôm nay sẽ giải đáp cho những thắc mắc đó. Thiết nghĩ, từ ấy đến nay, bắt đầu từ một sáng tháng 9 năm 1937 tại tòa soạn báo tiểu thuyết thứ bảy, 85 năm, đâu phải ít, thế mà bộ môn văn học cũng vẫn cứ tình trạng ú ớ, lớ ngớ, mù tịt như thuở nào. Thế là thế nào?
Nhà thơ Thâm Tâm 1917-1950
Mấu chốt câu chuyện nằm ở khổ cuối bài thơ, như sau:
𝘕𝘦̂́𝘶 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘳𝘢̆̀𝘯𝘨 𝘵𝘰̂𝘪 đ𝘢̃ 𝘭𝘢̂́𝘺 𝘤𝘩𝘰̂̀𝘯𝘨,
𝘛𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘰̛𝘪! 𝘕𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘢̂́𝘺 𝘤𝘰́ 𝘣𝘶𝘰̂̀𝘯 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨?
𝘊𝘰́ 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘮 𝘯𝘨𝘩𝘪̃ đ𝘦̂́𝘯 𝘭𝘰𝘢̀𝘪 𝘩𝘰𝘢 𝘷𝘰̛̃,
𝘛𝘶̛̣𝘢 𝘵𝘳𝘢́𝘪 𝘵𝘪𝘮 𝘱𝘩𝘢𝘪 𝘵𝘶̛̣𝘢 𝘮𝘢́𝘶 𝘩𝘰̂̀𝘯𝘨.
Câu thứ nhất có chữ "𝘤𝘩𝘰̂̀𝘯𝘨", "𝘤𝘩𝘰̂̀𝘯𝘨 夫重" là người đã có gia đình, vợ con, "𝘤𝘩𝘰̂̀𝘯𝘨 夫重" tiếng Nôm còn đọc là trùng 冲. Trùng 冲 cũng đọc là trong 冲. Trong 冲 đọc là trung 中. Trung 中 cũng đọc là chung 鍾. Chung 鍾 là cái chuông. Chuông 鍾 gọi đủ bộ là chuông khánh 鍾磬, đó là các loại nhạc khí dùng trong nhà chùa những khi tập hợp tăng chúng làm nghi lễ gì đó, hoặc được kết hợp cùng với chuông mõ hỗ trợ giữ nhịp điệu cho việc tụng kinh của tông phái Tịnh độ tông trong việc cúng kính, cầu an cầu siêu những khi hữu sự.
Chữ khánh 磬 ở dưới là bộ thạch 石, ở trên, bên trái là chữ thanh 声, chữ còn lại bên phải là bộ thù 殳. Thanh 声 là thanh danh, chữ dùng để chỉ vào tên tuổi, mặt mũi người nào đó, đây thuộc chữ Nôm, hay thanh 声 là tiếng (tiếng Hán), là âm thanh phát ra từ đâu đó, có khi của con người, loài vật, hay của các loại vật thể cứng mềm lúc va chạm phát ra tiếng kêu. Ở đây, hai chữ "𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘰̛𝘪" của câu thứ hai khổ cuối cùng bài thơ đích thị là một tiếng kêu, nó như đang hiển thị, bộc lộ sự thảng thốt, bàng hoàng, pha lẫn nỗi bi ai, thương cảm, chua xót của tâm trạng từng bị đè nén bao ngày tháng nay được dịp tuôn trào, bùng vỡ của người nào đó vậy. Vậy người đó là người nào? Vì sao họ lại phát ra tiếng kêu đau thương, phẫn chí như thế?
Chúng ta tiếp tục đọc và đọc. Thế thôi. Trong một nghĩa nào đó đọc cũng tương đương với đi. Có đi thì tương lai mới rộng mở dưới từng bước chân. Nói khác đi, con người có dám can đảm mở ra một con đường máu hay không để thay đổi tương lai. Còn cứ ngồi ì ở đó phỏng chúng ta sẽ làm được gì?
Thanh 声 có cách viết khác, như sau 聲, dưới hết là bộ nhỉ 耳. Nhĩ 耳 là tai, dùng để nghe. Thanh 聲 là tiếng, là âm thanh, chữ gần giống, cùng nghĩa chữ khánh 磬, chỉ khác chữ cuối, là nhĩ 耳 hay thạch 石, thuộc tiếng Hán. Như đã nói, chữ ở dưới hết của chữ khánh 磬 là chữ bộ 石. Thạch 石 là đá. Xưa kia, người ta lấy đá quý, còn gọi là ngọc, chế ra cái khánh, gọi là ngọc khánh, cũng có loại khánh chế tác bằng gỗ, bằng đồng thau, treo trên cái giá bằng gỗ.
Hai chữ "𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘰̛𝘪" trong câu thứ hai khổ cuối được tác giả TTKh ám chỉ, ví von cho tiếng kêu, âm thanh phát ra của cái khánh 磬, bằng ngọc, mà ở dưới là chữ thạch 石, vật liệu được dùng chế ra cái khánh.
Chữ còn lại bên phải là chữ thù 殳. Thù là đồ binh khí, dài một trượng hai thước, không có mũi nhọn, dùng trong chiến tranh thời xưa. Mà chúng ta tìm hiểu chi ba thứ đồ binh khí đâm chém, giết người ấy? Ở đây đang nói về văn thơ mà? Thù 酬 còn có nghĩa là mời rượu, đền đáp lại, như khi chủ mời khách nâng ly gọi là thù 酬, uống xong, khách rót mời lại chủ gọi là tạc 酢. Chén thù chén tạc những vui buồn. Thù 雔 còn có nghĩa là đôi chim, tình bè bạn, hoặc thù 讎 là thù ghét, căm hận, không ưa.
Câu thứ ba khổ cuối có chữ "𝘵𝘩𝘢̂̀𝘮", "𝘵𝘩𝘢̂̀𝘮 𝘯𝘨𝘩𝘪̃". "𝘛𝘩𝘢̂̀𝘮 忱" cũng đọc là thâm 煁. "𝘛𝘩𝘢̂𝘮 煁" hay "𝘵𝘩𝘢̂̀𝘮 忱" là sự thành thực, tâm ý thành thực, không gian dối, tráo qua trở lại, rất thành khẩn, thật lòng, như thầm từ: lời thành khẩn, nói ra tự đáy lòng. Thâm có nhiều cách viết, như thêm cách sau đây 愖. Chữ thâm 愖 này cũng mang nghĩa thành thực, lòng dạ đáng tin, không thay đổi lời hứa. Chữ thâm 愖 này, bên trái là bộ tâm 忄, bên phải là chữ thậm 甚. Thậm 甚 là phó phụ từ, chữ dùng bổ túc cho một động từ, danh từ, tính từ, như các chữ rất, lắm, sẽ... Chữ thâm 愖 này cho ra nghĩa, người có cái tâm này là người rất thành thực, đáng tin lắm, như: người xa xăm quá tôi buồn lắm..., tôi buồn lắm là ám chỉ, có ý muốn nói rằng ai đó sẽ không bao giờ thay đổi lập trường, quyết định, lời nói của mình bao giờ cả. Vậy người đó là ai?
"𝘛𝘩𝘢̂𝘮 深" còn là chữ chiết tự chỉ sự: chỉ vào sự vật, ở đây là từ chữ nào đó, và biểu diễn, viết ra bằng chữ. Đó là bốn câu khổ thứ 10, chiết tự của chữ thâm 深. Hai chữ "𝘩𝘰𝘢 đ𝘰̉" thuộc bộ mộc 木: thảo mộc, cỏ cây hoa lá. Ba chữ "𝘤𝘩𝘢̂𝘯 𝘮𝘢̂𝘺 𝘷𝘢̆́𝘯𝘨" chỉ cho bộ mịch 冖: tịch mịch, im lặng, sự vắng vẻ, nằm trên, bên phải. "𝘕𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘢̂́𝘺" là bộ nhân 儿 đi (đi từ điểm nào đó ra bến) nằm dưới bộ mịch 冖, trên bộ mộc 木. Hai chữ "𝘴𝘢𝘯𝘨 𝘴𝘰̂𝘯𝘨" còn lại chỉ cho bộ thủy 氵, bên trái.
𝘛𝘰̂𝘪 𝘴𝘰̛̣ 𝘤𝘩𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘵𝘩𝘶 𝘯𝘢̆́𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘰̛́𝘵 𝘮𝘰̛̀,
𝘊𝘩𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘵𝘩𝘶 𝘩𝘰𝘢 đ𝘰̉ 𝘳𝘶̣𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘵𝘩𝘶.
𝘎𝘪𝘰́ 𝘷𝘦̂̀ 𝘭𝘢̣𝘯𝘩 𝘭𝘦̃𝘰 𝘤𝘩𝘢̂𝘯 𝘮𝘢̂𝘺 𝘷𝘢̆́𝘯𝘨,
𝘕𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘢̂́𝘺 𝘴𝘢𝘯𝘨 𝘴𝘰̂𝘯𝘨 đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘰́𝘯𝘨 đ𝘰̀...
Câu thứ tư của khổ cuối có chữ "𝘵𝘪𝘮", "𝘵𝘳𝘢́𝘪 𝘵𝘪𝘮", "𝘵𝘪𝘮 心" cũng đọc, cũng có nghĩa là tâm 忄, 心.
Như thế, với những gì vừa được giải thích qua mấy chữ mang tính chiết tự vừa giả tá vừa chuyển chú là 𝘤𝘩𝘰̂̀𝘯𝘨, 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘮, 𝘵𝘪𝘮 của khổ cuối Hai sắc hoa tigôn, chúng ta đã có các chữ khánh và thâm/tâm, hai nhân vật chủ chốt của văn bản. Khánh và Thâm Tâm là tên của hai con người có thật, sống trong thời ấy, một là nhà thơ Thâm Tâm, tác giả Tống biệt hành, một là người phụ nữ có tên đầy đủ là Trần Thị Khánh như thông tin, ghi chép lịch sử từng cho biết. Và như thế, qua giải thích, xin xác định, bài thơ Hai sắc hoa tigôn tác giả chính là nhà thơ Thâm Tâm, nói khác đi, TTKh cũng chính là Thâm Tâm, là các chữ được viết ghép từ hai chữ Thâm Tâm (TT) và chữ Khánh (Kh) chớ không gì cả.
Căn cứ vào những ý nghĩa thâm trầm vừa được giải thích qua mấy chữ chiết tự dùng cài nén, ẩn giấu những sự việc có thật của câu chuyện do tác giả TTKh, tức nhà thơ Thâm Tâm, viết trong văn bản. Thì có thể nói, tác giả và người phụ nữ tên Khánh ngày ấy từng là đôi bạn, nói khác đi, như ẩn dụ câu chữ, là đôi chim liền cánh liền cành, bạn tâm giao tri kỷ, từng ngồi đối ẩm chén tạc chén thù ngày lại ngày rất tâm đắc, họ đã từng trao cho nhau những lời thề non hẹn biển, sẽ tìm về sống chung thủy bên nhau dưới một mái nhà đến ngày răng long đầu bạc. Nhưng, vì lý do nào đó ngăn cản, cho nên họ không đến với nhau được. Người con gái tên Khánh kia vì thế phải sang ngang, đò tình đành lỡ chuyến. Bởi, trong bất cứ sự việc nào, nếu sự dằng dai, dây dưa kéo dài, thiếu tính dứt khoát có khi bên này, khi bên kia, khi cả đôi bên, thế nào tình thế cũng sẽ thay đổi, chuyển hướng bởi những tâm ý niệm con người nhiều khi hoạt động rất thầm kín song nó luôn trong tình trạng y cứ, dựa nương, lệ thuộc. Có như thế thì chủ thể mới có thể tồn tại, đứng vững được. Nói khác đi, theo giáo lý Phật giáo, để được tồn tại thì chánh báo phải lệ thuộc, dựa vào y báo. Theo đó, như văn bản cho biết, hoặc chính tác giả Hai sắc hoa tigôn từng nói hay từng bấm quẻ dự đoán, biết trước sự việc: "người ấy thường hay vuốt tóc tôi, thở dài trong lúc thấy tôi vui. bảo rằng hoa dáng như tim vỡ, anh sợ tình ta cũng vỡ thôi". Vì thế, việc gì đến nó phải đến. Có nhẽ sự việc ngày ấy là do bàn tay dàn xếp, quyết định từ gia đình người con gái tên Khánh kia chăng? Để rồi từ đó, khuất phía sau, trong mảng tối đen kia nào ai biết từng có một nhà thơ cô độc ngồi chắt chiu từng kỷ niệm thả mắt buồn nhìn áng mây trôi ngậm ngùi cho số phận hẩm hiu bên khung cửa sổ, ngày lại ngày qua...
Đ𝘢̂𝘶 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘭𝘢̂̀𝘯 đ𝘪 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘯𝘩𝘰̛̃ 𝘯𝘩𝘢̀𝘯𝘨,
𝘋𝘶̛𝘰̛́𝘪 𝘵𝘳𝘰̛̀𝘪 đ𝘢𝘶 𝘬𝘩𝘰̂̉ 𝘤𝘩𝘦̂́𝘵 𝘺𝘦̂𝘶 đ𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨.
𝘕𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘹𝘢 𝘹𝘢̆𝘮 𝘲𝘶𝘢́ 𝘵𝘰̂𝘪 𝘣𝘶𝘰̂̀𝘯 𝘭𝘢̆́𝘮,
𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘯𝘨𝘢̀𝘺 𝘷𝘶𝘪 𝘱𝘩𝘢́𝘰 𝘯𝘩𝘶𝘰̣̂𝘮 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨...
Thâm Tâm đứng hàng đầu, bên trái
Có điều, chúng ta không rõ, tác giả Hai sắc hoa tigôn sau ngày người yêu sang ngang, bỏ lại sau lưng cố nhân và một khung trời hoa mộng thoáng như giấc mơ qua thì đã từng có hờn trách, thậm chí, có căm thù, ghét hận gì người con gái tên Khánh kia hay không, đúng như trong văn bản, câu thứ hai khổ cuối cùng mà tác giả đã khơi gợi qua chữ thù 殳/酬/讎 chuyển chú: mượn nét chữ, cách viết có sẵn, thay hình đổi dạng thành chữ khác nhưng vẫn chung nghĩa, trong chữ thanh 聲 hay khánh 磬, tên của cô gái: đồ binh khí, thù tạc và thù ghét. Thù 姝 thêm nghĩa là con gái đẹp, và thù 殊 cũng là chấm dứt, xong hết.
𝘛𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘰̛𝘪! 𝘕𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘢̂́𝘺 𝘤𝘰́ 𝘣𝘶𝘰̂̀𝘯 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨?
Hai sắc hoa tigôn là một bài thơ hay, lồng trong đó là những chiết tự Hán Nôm mục đích dùng cài nén, ẩn giấu những tâm tư thầm kín, bí mật của câu chuyện buồn của tác giả mà vụ việc chỉ bùng nổ khi bài thơ bất ngờ được công bố trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy năm 1937 thì từ đó người ta mới xúm đoán già đoán non rằng đó là vụ việc gì, của ai, cũng có chuyện này nữa ư, lạ nhỉ, vvv...
Còn để xét cho hết lý hết tình. Thì Hai sắc hoa tigôn là bài thơ vi phạm vào nguyên tắc sống đạo đức của con người trong cuộc tồn sinh cộng trú. Đặt ví dụ, nếu sau khi bài thơ được đăng lên báo công khai chuyện thầm kín, riêng tư như thế, thì cái đời tư vốn từ bao lâu tĩnh lặng như mặt nước hồ thu của người con gái tên Khánh kia liệu có được ổn yên hay chăng? Hay nó sẽ bị người ta làm cho xáo tung lên? Rồi cuộc sống của cô gái tên Khánh đó vào lúc bấy giờ với người chồng đến sau sẽ như thế nào? Hoặc những lúc người chồng đó đi đâu, đến đâu thì làm sao không có tiếng đàm tiếu, nói ra thọc vào, dĩu môi chê bai của những kẻ ưa tọc mạch chuyện thiên hạ? Chưa nói, khi những đứa con của hai vợ chồng đó sinh ra và lớn lên, thì nó sẽ nghĩ gì, hành động, phản ứng thế nào trước những lời đàm tiếu, dị nghị của bạn bè, của những người trong xóm, đó, đó là kết quả của ái ân nhạt nhẽo với chồng tôi đó, đó là phiên bản của chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ, người ấy cho nên vẫn hững hờ đó. Ôi thôi, đủ mọi dị nghị, chê bai, điều tiếng từ miệng lưỡi của thiên hạ bao đồng. Đứa trẻ nào sẽ chịu nổi những dư luận mang tính đàn áp, tra tấn kiểu ấy?
Câu chuyện này cũng không khác câu chuyện giữa nhà thơ Hàn Mặc tử và bà Hoàng Hoa thôn Vĩ là mấy. Ngày ấy, sau khi bài thơ Sao anh không về chơi thôn Vĩ bất ngờ được Hàn Mặc Tử viết và công bố công khai từ năm 1939-1940. Thì người đẹp Hoàng Hoa thôn Vĩ đã phải xuất đầu lộ diện, từ tổ ấm chui ra, lên tiếng đính chính, phân bua đối với nhiều dạng thông tin, dư luận của nhiều người. Trong đó, nổi cộm, gồ ghề nhất là câu chuyện đã được đoàn cải lương Dạ Lý Hương mang lên dàn dựng, ca diễn trên sân khấu với kịch bản, hoạt cảnh vừa hay ho vừa gay cấn rằng do gia đình bà Hoàng Hoa quyết liệt ngăn cản, chê gia cảnh Hàn thi sĩ thuộc diện nghèo khổ, cấm không cho con gái mình quen với Hàn Mặc Tử, nên từ đó Hàn mới bị vỡ mộng, ôm mối sầu tương tư mãi mãi...
Như đoạn trích sau đây từ tập sách Lá trúc che ngang-chuyện tình của cô tôi, phần I của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hoa, cháu kêu bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng cô ruột:
Câu chuyện "không xứng mặt đông sàng" là do Quách tấn dàn dựng. Bài của ông đăng trong báo Văn số 73, trang 93 ra ngày 7/1/1967 nói về thân thế Hàn Mặc Tử, Quách Tấn đưa ra câu chuyện ông nội tôi không chấp nhận Tử vì chê thi sĩ không xứng mặt đông sàng. Bài này viết từ năm 1967 nhưng Cô không biết cho đến khi giáo sư Nguyễn Đình Niên đem báo Văn từ Nha Trang về Huế năm 1971 và đưa cho Cô xem. Lúc đầu Cô muốn giữ im lặng cho qua nhưng khi đoàn Dạ Lý Hương đưa lên sân khấu câu chuyện Hàn Mặc Tử, diễn đoạn Tử nhờ người đến cầu hôn, bị ông bà thân nhà gái từ chối, hắt hủi vì lẽ Tử không xứng mặt đông sàng, mà diễn viên trong vai ông nội và bà nội tôi thì đanh đá chua ngoa lắm. Cô không xem nhưng nghe những người xem rồi nói lại làm Cô xốn xang lắm. Cô liền viết thư cho Quách Tấn (15/1/1971) phiền trách ông đã viết nhiều điều quá sai sự thật. Trong bức thư thứ hai gởi Quách Tấn (15/3/1971), Cô viết: "Thầy tôi đổi vào Quy Nhơn tháng 2, 1932, làm việc ở sở Địa Chánh, đến tháng 8/1936 thì về hưu. Như vậy HMT không phải là tùy thuộc Thầy tôi. Vì theo ông cho biết thì Tử làm ở sở Đạc Điền. Hai sở này không liên hệ gì nhau cả. Suốt thời gian ở Quy Nhơn, Thầy tôi không hề gặp, hoặc biết mặt hay nghe tên tuổi Tử... thì làm gì có chuyện Thầy tôi nói Tử không xứng mặt đông sàng!...
Bức thư trả lời của Quách Tấn (23/3/1971) hứa sẽ sửa lại những điểm sai. Ông viết: "Nhận được thư và tài liệu chị gởi cho tôi, tôi rất mừng. Xin cảm ơn chị và sẽ theo tài liệu này sửa lại đoạn văn kia". Vậy là từ năm 1971 Quách Tấn hứa sẽ sửa lại những điều ông viết sai mà, 17 năm sau, trong cuốn hồi ký Đôi nét về Hàn Mặc Tử, ông vẫn viết: "Tử muốn đưa tình yêu vụng lén đến cuộc hôn nhân. Nhưng hôn sự bất thành! Bất thành không phải vì Tử gặp cảnh rủi ro của chàng Kim Trọng. Bất thành vì vấp phải trường hợp của Tản Đà khi nhờ người dạm hỏi Đỗ thị. Nghĩa là thân sinh của Hoàng Cúc -lúc bấy giờ làm tham tá sở Đạc Điền mà Tử là tùy thuộc- chê Tử không xứng mặt đông sàng".
(Tài liệu trích trang mạng, bài Những tư liệu mới nhất về sự thật mối tình Hàn Mặc Tử và Hoàng Thị Kim Cúc)
Thâm Tâm người ngồi thứ ba, từ phải sang
Đây là câu chuyện của Hàn Mặc Tử và bà Hoàng Thị Kim Cúc khi bất ngờ được đưa lên báo và nhiều dạng thông tin, dư luận, có cả đoàn cải lương Dạ Lý Hương tham gia dàn dựng hoạt náo cảnh, khiến từ đó người trong cuộc là bà Hoàng Hoa thôn Vĩ ngày ấy đã phải nhảy dựng, la làng, lên tiếng phân bua, cải chính, phản biện ráo riết để bảo vệ thanh danh cá nhân và gia đình, nhưng rồi đâu lại vào đấy đấy vào lại đâu. Làm gì cải chính cho nổi khi vụ việc đã được công khai rùm beng trên các dạng thông tin nghe nhìn như thế của chốn thị phi ba miền, kiểu hài hước, châm chọc hôm nọ một chiếc máy bay tông một chiếc ghe chài văng lên bờ?
Ở miền Nam ngày trước cũng còn có vụ tai tiếng trong âm nhạc, vụ 10 bài không tên của nhạc sĩ Vũ Thành An viết cho mối tình của mình với những cô gái nào đó. Thiết nghĩ, nếu khi bản nhạc được phát hành, hát trên sóng phát thanh các tỉnh thành, mà các cô gái trong câu chuyện lúc này đã yên phận cùng gia đình, chồng con, thì bất chợt một hôm gia đình chồng cùng mấy đứa con, cả cha mẹ chồng nghe bản nhạc hát, kể về người vợ, con dâu, người mẹ của mình như thế với người nhạc sĩ kia thì những người đó sẽ nghĩ thế nào? Họ có thấy xốn xang, khó chịu gì hay không? Chưa nói dư âm vẫn còn vọng vang mối tình của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển qua bản nhạc Thu, hát cho người, rồi Chuyện tình người trinh nữ tên Thi của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, chuyện tình huyễn mộng của Trịnh Công Sơn, chuyện đầy thị phi, tai tiếng của Phạm Duy qua nhạc phẩm Nửa hồn thương đau của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, vvv... Toàn là những chuyện chết người, vừa kích động óc tò mò vừa bẩy trí phán xét, thay vì người ta nên giấu kín, che đậy câu chuyện lại, hãy cho nó ngủ yên, xây cho nó một nấm mộ, chôn vùi tất cả vào quá khứ. Nhưng họ lại không làm thế, mà lại mang công khai ra giữa thanh thiên bạch nhật, ai cũng hay biết, mục đích để tạo danh lợi, sự nổi tiếng của cá nhân, chỉ có cô gái bất hạnh nào đó cùng gia đình, phía bên chồng là phải lãnh đủ những búa rìu chặt chém, đâm thọc của dư luận bao đồng.
Nói ra như thế đủ để chúng ta biết rằng giới văn thơ, âm nhạc Việt, cả thế giới, xưa nay toàn làm những chuyện trên trời dưới đất, chả giống ai, nhưng họ lại cho là hay đẹp, tài giỏi với những bài thơ, bản nhạc, câu chuyện được truyền tụng công khai, nhiều khi được dựng thành kịch, cải lương, sách truyện, cả phim ảnh. Nói như thế cũng có nghĩa, họ, giới văn thơ, âm nhạc, ca kịch, phim ảnh hầu hết đều có lối sống thiếu đạo đức, mất nhân cách, họ chỉ nghĩ cho bản thân họ, còn những người khác, chùm nhân quả liên quan trong câu chuyện, mặc, họ chả cần biết. Ở đây là câu chuyện của nhà thơ Thâm Tâm với bài thơ Hai sắc hoa tigôn với người con gái tên Khánh qua mấy câu, chữ mang tính chiết tự Hán Nôm ẩn giấu khéo léo mà chúng tôi đã giải thích, phơi bày sự thật trần trụi. Công tâm mà nói, các trường hợp này nếu xét cho thấu đáo, đó cũng tương đương với các chính sách, chế độ của nhà nước, chính quyền nào đó mà trong công cuộc cai trị nhân dân, đất nước họ chỉ biết cái lợi cho cá nhân, gia đình, đoàn thể của họ, còn quyền lợi, sự an nguy, hạnh phúc người dân họ ném qua một bên. Nếu những chế độ, nhà nước, chính sách nào suy nghĩ đơn phương đơn giản đơn điệu thuần túy như thế, không khác gì các trường hợp văn thơ nhạc kịch nói trên, thì sớm muộn cũng sẽ sụp đổ, bại vong với cách làm việc sai lạc, thiếu đạo đức, không bao giờ chịu gánh vác trách nhiệm của mình. Điều này đã từng xảy ra trong cổ kim lịch sử rồi, chẳng hạn như chế độ, chính sách nhà nước Nguyễn Gia Miêu, VNCH vậy.
Để chấm dứt tình trạng không hay, quá tai tiếng nói trên của các vụ việc xuất phát từ thơ ca, văn chương, âm nhạc, thì bây giờ giáo dục Việt Nam cần phải đưa môn đạo đức vào giảng dạy trong các trường học, từ cấp I, cấp II và cấp III, cả cấp đại học. Bởi trong các cấp học phổ thông của Việt Nam từ bậc tiểu học đến trung học, đại học chỉ có dạy những môn học chuyên về các lĩnh vực ngành nghề, tuyệt đối không có môn học đạo đức. Vì thế, khi học sinh mãn niên học, tốt nghiệp ra trường, đi làm, đi dạy, có khi bỏ ngang việc học với nhiều lý do, thì họ luôn làm những việc vi phạm pháp luật, mang tính gian dối, tráo trở, lừa đảo, nó hoàn toàn đi ngược với đời sống ổn yên, trầm lặng, hạnh phúc mà con người và xã hội, thời kỳ nào cũng từng ao ước, mong mỏi, khiến gây ra quá nhiều những phiền hà, khổ đau, bức xúc cho người, cho mình. Ai dám nói những bài thơ, bản nhạc kiểu Hai sắc hoa tigôn, Ở đây thôn Vĩ Giạ, Thu, hát cho người, 10 bài không tên, Chuyện tình nàng trinh nữ tên Thi, vvv... không từng làm đau khổ, bất an cho những người trong cuộc, có liên quan đến câu chuyện?
TTkh tức nhà thơ Thâm Tâm từng có bài thơ sử dụng cách chiết tự Hán Nôm để cài nén, ẩn giấu trong ấy những tâm tư, ý tưởng thầm kín của câu chuyện mà mình là người trong cuộc. Bài Tống biệt hành. Nay phát hiện thêm bài Hai sắc hoa tigôn này nữa. Bài trước sáng tác theo thể tự do phương tây, phá chấp, không theo niêm luật thể thơ cũ của phương đông. Bài sau còn giữ đúng niêm luật. Cả hai bài thơ này, một trước một sau, giới văn học Việt Nam từ ấy đến nay chưa bao giờ khám phá ra những bí mật từng được tác giả ẩn giấu, cài nén trong từng câu chữ qua cách chiết tự Hán Nôm mà chúng tôi đã cố gắng giải thích. Xảy ra tình trạng như thế là do các nhà phê bình, nghiên cứu văn học, cả các thầy cô giáo dạy văn thơ, chỉ dựa trên câu chữ của chữ quốc ngữ latinh abc để bình giảng. Trong khi các bài thơ này được tác giả sử dụng phần chiết tự Hán Nôm đan xen trong từng câu, chữ thì từ đó mới mở rộng được biên độ, tầng bậc chữ nghĩa, dắt đưa người đọc đi vào thế giới rộng sâu, đa chiều của ngôn ngữ. Có như thế thì người đọc qua đó mới có thể nắm bắt được cái lõi, hồn cốt bài thơ, rằng tác giả muốn nói, nhắn nhủ gì trong ấy. Còn nếu hiểu và giảng, luận theo con chữ abc latinh thì ai ai cũng sẽ cho đó là những câu tả cảnh tả tình hay đẹp. Sự thật nào có phải như thế. Có thể nói, đây là mặt hạn chế, khiếm khuyết muôn thuở của chữ quốc ngữ abc và cũng của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học, cả các thầy cô giáo dạy văn thơ vậy.
Tóm lại. TTKh chính là nhà thơ Thâm Tâm, tác giả bài thơ Hai sắc hoa tigôn đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy năm 1937. Ai chưa đọc bài Người đi, ừ nhỉ người đi thực chúng tôi viết thời điểm ca sĩ Phi Nhung ra đi thì vào trang w bonniemxu.com đọc để xem thử có phải đó chính là cách hành văn, là khẩu khí văn chương của một người hay không? http://bonniemxu.com/nguoi-di-u-nhi-nguoi-di-thuc