Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

TẤT CẢ RỒI SẼ MẤT...

TẤT CẢ RỒI SẼ MẤT,
CHỈ CÓ VĂN SỬ MỚI TỒN TẠI LÂU DÀI, BẤT BIẾN...
"Đài cao gương ảnh thi kim cổ..."

 

Câu thơ ở trên là câu thứ bảy của bài Đường luật Thăng Long Hoài Cổ, tác giả là nhà thơ trứ danh, lỗi lạc, có một không hai xuất hiện vào cuối kỷ 18 vắt qua đầu kỷ 19 của xứ Đàng Ngoài, tục gọi là Bà Huyện Thanh Quan.

 

Trong câu thơ bảy chữ ở trên, có chữ "thi ". "Thi " là văn, thơ, chữ nghĩa, văn chương của người này, người kia được làm ra, nói ra, viết ra cho sự việc gì đó. "Thi " nói chung có nhiều nghĩa, như chữ thi này còn đọc là thì. Thì là chữ ám chỉ cho tên lót của danh sĩ-tướng quân Ngô Thì Nhậm, một trong những vị quan ưu tú, xuất sắc nhất của xứ Đàng Ngoài với tài năng ăn học-văn học lỗi lạc, xuất chúng, từng đỗ Tiến sĩ của dòng họ Ngô Thì Tả Thanh Oai. Người mà sau này đã được Hoàng đế Quang Trung cất nhắc lên hàng thượng thủ, là cán bộ mẫu mực trong công cuộc xây dựng, kiến thiết quê hương, đất nước, một trợ thủ đắc lực cho Nhà Tây Sơn, cho Nguyễn Huệ với tài năng hãn hữu cá nhân quá đặc biệt như đã nói.

 

Nếu chữ "thi ()" này nhập với hai chữ "kim (), cổ " cuối câu đúng như nguyên tắc cho phép của luật thơ là Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次 mà chúng tôi đã từng nói quá nhiều thì sẽ cho ra chữ Cứ . Cứ đây chỉ là dạng chữ mật mã, ẩn dụ, mượn chữ này để ám chỉ cho chữ cứ khác, là chữ này đây . Chữ cứ này mới là chữ mà Bà Huyện nhắm đến, bởi nó mang nghĩa xác thực cho chứng cứ, bằng cứ hay căn cứ vào đây, vào chứng cứ này. Vậy chứng cứ đó là chứng cứ nào?

 

Đó chính là tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ bí mật nằm chếch về bên tay phải, trước chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế hôm nay. Trên tấm văn bia hết sức đặc biệt này, chữ nghĩa được tác giả trình bày, viết -khắc- như sau:

 

1- Bên tay phải có 12 chữ là Y PHU CÔNG TỘC CHƯỞNG CƠ DUỆ TOÁN PHU NHÂN KHAI TẠO
2- Bên tay trái có 14 chữ là THIÊN THAI TỰ ỨNG PHÁP SA DI NI HIỆU NHƯ ĐỨC HÚY PHÁP THÀNH
3- Ở giữa, gồm 2 trên, 2 dưới, là 4 chữ HIỂN LINH CHI THÁP 顯靈之塔

văn bia

Bài viết này chúng ta bàn về chữ Hiển , một trong 4 chữ HIỂN LINH CHI THÁP 顯靈之塔 ở giữa văn bia.

 

Hiển là rõ rệt, sáng tỏ, như cái gì mà ai đi qua đi lại cũng đều nhìn thấy biết, không bị che khuất tầm nhìn, thì gọi là hiển. Có thành ngữ xác địch cho trường hợp này, là hiển nhi dị kiến: rõ ràng dễ thấy. Hiển còn có nghĩa là vẻ vang, có danh vọng, địa vị, như hiển quý: sang trọng; hiển đạt: thành tựu, hiển giả: kẻ phú quý. Hiển còn là tiếng dùng để tôn xưng, bẩm kính với ông bà, tổ tiên, như hiển khảo; cha đã chết; hiển tỷ: mẹ đã chết, hiển tổ: ông nội đã chết. Tóm lại. Hiển  có nghĩa là bày ra, tỏ ra, lộ ra rõ rệt, rõ ràng, cụ thể khiến ai đi ngang qua lại cũng đều thấy biết dễ dàng, không có khó khăn, mệt nhọc chút nào cả. Thêm nữa, hiển là hiển hách, vẻ vang, là người có những chiến công hiển hách, vang dội một thời, như những chiến công bất tử đánh Nam dẹp Bắc, diệt giặc ngoại xâm, dẹp loạn cát cứ vùng miền, tiến tới thống nhất non sông, gom giang sơn về một mối của nhà quân phiệt đại tài, vô địch thiên hạ Hoàng đế Quang Trung chẳng hạn.

 

Trong chữ Hiển, chúng ta thấy bên phải là chữ Hiệt . Hiệt là tượng trưng cho đầu người, là bộ vị cao nhất trong cơ thể con người. Hoặc hiệt là vị trí đi đầu, dẫn trước của sự việc gì đó, như tờ giấy đầu tiên của một tập sách gọi là nhất hiệt. Hiệt còn để chỉ cho trường hợp, như chuột là con giáp đầu tiên, đứng trên hết trong 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mẹo, vvv... thì được gọi là giáp hiệt: con giáp đi đầu. Để làm sáng tỏ, nhấn mạnh cho chỗ này, thì trong chữ Hiển , bên trái còn có chữ Ti . Ti là sợi tơ. Lại Ti còn đọc là tí, tý. Và Tý là chi đầu trong Thập nhị chi, tức 12 con giáp. Tý ở đây được tác giả soạn văn bia ám chỉ là năm ra đi của Hoàng đế Quang Trung. Năm Nhâm Tý 1792. Và cũng để nói rõ hơn nữa, xác tín cho sự thật hơn nữa, thì trên chữ ti là bộ Nhật 4 nét. Nhật là mặt trời, là vua của bầu trời, là tượng trưng cho ngôi vua, người cai trị thần dân bách tính trong một đất nước.

 

Như vậy, chúng ta đã rõ, như đã nói, hiển cần phải được hiểu, được viết thêm chữ nữa, ở bên cạnh, đọc là hiển khảo 顯考: cha đã chết. Có hiểu được như vậy thì những gì được ẩn giấu, che đậy trong chữ Hiển mới được khai mở, bày ra rõ ràng trước con mắt hờ hững, bàng quan, lạnh nhạt của mọi người. Ở đây, qua chữ Hiển , chữ nói tắt của cha đã chết là tác giả văn bia Ngô Thì Nhậm dùng để ám chỉ vào thần tượng của đời mình, bậc anh hùng mã thượng Quang Trung Nguyễn Huệ, người xuất hiện trong cuộc đời chỉ với mục đích duy nhất: dẹp loạn cát cứ, đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất giang sơn, thiết lập nền quân chủ, cai trị đất nước bằng sức mạnh của quân đội hùng mạnh, đưa nhân dân bước vào đài xuân vui hưởng khúc âu ca muôn thủa như lời đã từng hứa thời còn ruổi rong chinh chiến khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam.

 

Thiết nghĩ, người soạn văn bia đánh tráo khái niệm, gài bẫy, loại tất cả mọi nghi vấn, dò xét, tìm hiểu của các thế lực chính trị thời ấy để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho bí mật lịch sử hiện ẩn khuất, che giấu dưới Cung Điện Ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng từ bấy đến nay là quá tuyệt. Không còn chỗ nào để tuyệt hơn được nữa. Và người mãi về sau này đã đọc được những bí mật lịch sử trên tấm văn bia mật mã, viết ra bài thơ luật Đường với câu "Đài cao gương ảnh thi kim cổ" xứng đáng là bậc thầy thượng thủ có một không hai trong lịch sử loài người. Phải không các bạn?

 

Viết thêm đoạn. Với chữ Hiển mang ý nghĩa như đã nói đã được Bà Huyện viết thành câu văn hết sức đặc biệt là:


Đá vẫn phơi gan cùng tuế nguyệt...

 

Gan ruột bên trong phơi bày hết ra bên ngoài cho mọi người đi qua lại nhìn thấy rõ ràng, cụ thể, chi tiết từng điểm một...

 

Nhưng câu mật mã tuyệt hay này sau đã bị sửa thành câu tào lao bí đao, vô nghĩa, trống không là:

 

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt...

 

Xin thành kính cúi đầu đảnh lễ những tài năng hãn hữu, xuất chúng của đất nước, dân tộc, dòng giống muôn đời của con Hồng cháu Lạc.

 

Lành thay! Lành thay!

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang