Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

1- THỦ THUẬT ALIBI ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM DỰNG LÊN CHỨNG CỚ NGOẠI PHẠM CỦA NGÔ THÌ NHẬM BÀ HUYỆN THANH QUAN

1- THỦ THUẬT ALIBI (ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM
DỰNG LÊN CHỨNG CỚ 
NGOẠI PHẠM CỦA 
NGÔ THÌ NHẬM & BÀ HUYỆN THANH QUAN)

Khỏi nói thì ai cũng quá biết bài thơ lồng trong ảnh văn bia bên dưới là của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng để biết như thật bài thơ này Bà Huyện làm ra với mục đích gì thì không phải ai cũng dễ biết. Sau đây là đính chính của chúng tôi về bài thơ mà từ hơn 200 năm nay giới văn học chuyên không chuyên Bắc Nam đều xúm mặc định cứng ngắc rằng bài thơ này Bà Huyện viết cho Thăng Long-Hà Nội!

 

Thật ra, bài thơ này Bà Huyện làm ra với mục đích duy nhất. Ám chỉ vào tấm văn bia mà các bạn thấy trong ảnh. Những ai đọc nhiều những bài viết của chúng tôi trên Fb, như lá thư gửi cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì ít hay nhiều mọi người đều hiểu ý chúng tôi muốn nói, muốn ám chỉ gì rồi. Đó chính là chúng tôi muốn xác định văn bia tại Ngôi Tháp trước chùa Thiên Thai Nội ở kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế là văn bia mật mã của danh sĩ Ngô Thì Nhậm làm ra chỉ với mục đích duy nhất. Ám chỉ đường xuống Cung điện ngầm nằm dưới chùa Thiên Thai, nơi đặt linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung!

văn bia
Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan chỉ vào văn bia ngụy trang trước chùa Thiên Thai này đây!

Nhưng muốn hiểu văn bia mật mã dạng này, cũng như muốn hiểu hoặc xác định bài thơ Thăng Long Hoài Cổ Bà Huyện làm ra với mục đích gì thì cần phải đem hai văn bản kết hợp lại với nhau thì sự việc mới được tuần tự phơi bày ra trước ánh sáng. Nhưng bởi do không hiểu chỗ bí mật, khác lạ, quá đặc biệt này mà làm sao ai hiểu cho nổi? Vì thế, hơn 200 năm vèo qua trong thoáng chốc bí mật về Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung sao cứ vẫn còn nằm im bất động trong bóng đêm cô tịch dưới Cung điện ngầm chùa Thiên Thai mãi như thế?

 

Riêng bài thơ mật mã Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện thì giới văn sử học, nhất bộ môn văn học nhà trường hai miền Bắc Nam thôi thì từ đó đã theo bản năng cố hữu muôn đời. Một hai cho rằng Bà Huyện viết cho tình hoài niệm cố đô yêu dấu chứ còn biết nói gì hơn nữa.

 

Phải không các bạn?

 

Đây là cái sai của giới văn học xã hội và văn học nhà trường. Kể cả cái sai của giới sử học chuyên không chuyên, nhất những người trong hành trình lặn lội đi tìm Lăng mộ, dấu tích Hoàng đế Quang Trung từ trước và sau giải phóng 75 đến nay.

 

Chúng tôi xin chỉ ra những cái sai trong bài thơ hiện nằm trong văn bản nhà trường và văn bản xã hội. Điển hình là hai câu luận:

 

"Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, 
Nước còn cau mặt với tang thương..."

 

Các bạn nào hiểu rành về văn phạm-ngữ pháp-từ vựng thì đều biết rằng trơ -bất động- là tĩnh từ, cau -co lại- là động từ. Hai từ ngữ khác biệt này đem ra đối đáp với nhau là sai! Chúng tôi sở dĩ dám nói như vậy là bởi căn cứ vào hiện trường có thật của lịch sử hiện vẫn còn nằm đó, phơi mình trong cô đơn tịch liêu, dưới trời phong sương tuế nguyệt nhưng không một người nào lưu ý từ khi bài thơ này ra đời cách nay hơn 200 năm!

 

Do đó, chúng tôi phải chỉnh lại hai câu luận ở trên trước để cho đúng với luật thơ Đường, sau nhất đúng với sự thật hiện trường lịch sử:

 

"Đá vẫn phơi gan cùng tuế nguyệt,
Nước đành ngoảnh mặt với tang thương"...

người đứng
Người trong ảnh là Giáo sư sử học Đỗ Bang, chúng tôi đưa lên để tìm hiểu về câu chuyện

Chưa nói hai câu thực cũng là hai câu sai trầm trọng. Hai câu này chúng tôi chỉnh lại như các bạn đã thấy trong ảnh. Bởi từ hai câu thực này thì mới có thể dẫn ra hai câu luận. Hai câu này nếu sai, không còn đúng với sự thật, tức hiện trường có thật của lịch sử thì làm sao, dựa vào đâu để có thể đưa ra hai câu dẫn -luận- vào từng chi tiết của sự thật, của điều tác giả muốn nói, muốn ám chỉ?

 

Nếu những người có tâm hồn, tư tưởng yêu văn thơ, yêu lịch sử đất nước, nhất dạng văn thơ mật mã dùng để ám chỉ những bí mật lịch sử, như bí mật Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung và nơi chôn giấu tập truyện Kiều gốc của Khiêm Trọng Nguyễn Du hiện còn hay đã mất tình cờ đọc được những bài viết của chúng tôi thì tất nhiên. Họ sẽ tìm đến yêu cầu chúng tôi hãy dành chút thời gian quý báu giảng giải cho họ hiểu rõ những mật mã nghiệt ngã nằm trong các bài thơ dạng này.

 

Nhưng rất tiếc là từ ngày chúng tôi lập Fb, rồi tuần tự đưa lên rất nhiều những thông tin quan trọng nghiệt ngã của lịch sử văn sử học nhưng chưa có một người nào làm được chuyện đơn giản mà trẻ con cũng làm được, cũng nói được như đã nói. Tìm đến người cung cấp thông tin để hàn huyên tâm sự hoặc vấn hỏi trực tiếp về những tìm tòi từ bao lâu trong công việc tưởng như dò kim đáy bể này. Cũng có thể họ "cố gắng" nói những lời cảm ơn tưởng đã quá thừa, cũng có khi rất khó khăn, chật vật thò tay rút đồng tiền to hơn bánh xe lửa mua mang tới chai nước trắng, nãi chuối đơn sơ đối với người cung cấp thông tin không cần thù lao, vật chất có một không hai như chúng tôi chẳng hạn.

 

Và như các bạn đã biết. Khi chúng tôi đưa lên Fb bài thơ Qua đèo Ngang thì có rất nhiều những câu bình luận mà nếu nói đó là những bình luận, phản biện rất hầm hồ, ngu dốt của những kẻ đá cá lăn dưa, có máu mặt thì sẽ không đúng, không hay, không đẹp. Còn nếu im lặng, cho qua thì hóa ra mình lại là người hèn nhát, run sợ trước những bọn du côn, mất dạy, xuất thân từ văn thơ sử-báo chí-quân đội-giáo chức đến như vậy hay sao?

 

Đó là việc đã xảy ra mà trên mạng xã hội ai cũng biết rồi. Nhưng đó là chuyện hôm qua. Còn hôm nay chúng tôi đưa tiếp lên một bài nữa, cũng của Bà Huyện dùng để ám chỉ bí mật Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung hiện còn hay đã bị Gia Long và quan binh triệt phá từ xa xưa. Đó là bài Thăng Long Hoài Cổ với những chỉnh sửa mà chúng tôi dám nói không sai đến một dấu chấm, dấu phẩy của Bà Huyện dùng để ám chỉ vào văn bia bí mật trước chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế hôm nay.

 

Nếu việc này không phải đích thân chúng tôi xử lý thì xã hội không ai có thể ra tay chỉnh sửa để trả lại những từ ngữ bị sai trong các bài thơ mang tính mật mã, ám chỉ bí mật lịch sử. Còn những bài thơ khác, không phải bí mật lịch sử quan trọng chúng tôi tuyệt đối không quan tâm. Chuyện đó của thiên hạ. Xen vào làm chi. 

 

Ai là người có khả năng hiểu rành thơ Đường luật, nhất hiểu câu chuyện lịch sử, cả hiểu hoặc giỏi về văn phạm-ngữ pháp thì có quyền bình luận những chỉnh sửa của chúng tôi. Nếu không thì đứng ngoài là hơn. Đừng nên chộn rộn, rầy rật theo bản chất địa phương tính tướng, tập quán vùng miền, tổ chức, phe nhóm. Không tốt đâu.

Miền Trung thương nhớ,
lúc 15h48 ngày 27 tháng 12 năm 2019
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang