4-RÀNH RÀNH CHIÊU ẨN AM BA CHỮ BÀI...
Ai đọc Kiều để giải trí hay đi tìm
những cái hay đẹp trong văn học thì
người đó chưa bao giờ hiểu được Kiều
Đọc qua các bài viết Rành rành Chiêu ẩn am ba chữ bài... các bạn cũng chỉ mới biết bà vãi "Ẩn Duyên" chính là bà vãi Vân Dương. Nhưng Vân Dương chỉ là tên làng, không phải tên thật của bà vãi, người đã hết lòng cưu mang, cứu giúp Thúy Kiều Thu Mai những khi nàng lâm nạn suốt trong thời gian lưu trú trên đất Phú Xuân. Lại "Ẩn Duyên" cũng không phải là tên của bà vãi, mà đây chỉ là một mật mã do Nguyễn Du sáng tạo, sử dụng để chỉ vào vị trí của ngôi làng Vân Dương vốn nằm bên bờ sông Như Ý.
Vậy các bạn muốn biết bà vãi bí mật này có tên thật là gì thì xin mời các bạn đọc tiếp bài viết 4- Rành rành Chiêu ẩn am ba chữ bài... thì sự thật sẽ dần dần được vén mở. Đồng thời qua các bài viết này chúng tôi muốn khẳng định trước tất cả các bạn, đúng hơn là trước 90 triệu dân Việt rằng. Truyện Kiều là của Việt Nam 100/100, không phải của Tàu, Nguyễn Du chỉ có công dịch chuyển từ văn xuôi, chữ Hán qua thơ lục bát kiếm tiêng huê hồng ăn kẹo lạc uống chè xanh như lâu nay toàn thể dân tộc, nhất đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự Bắc Nam đã xúm đè cứng ngắc, mặc định như thế!
Muốn biết bà vãi "Ẩn Duyên", còn gọi là vãi Vân Dương tên thật là gì thì các bạn phải đọc lại thơ Kiều, đoạn từ câu 2023 đến câu 2060 là lúc Thúy Kiều vượt rào, bỏ trú xứ ra đi vào lúc đêm khuya, cứ nhắm hướng tây mà đi mãi, đi miết. Thì sau đó nàng đã gặp bà vãi "Ẩn Duyên" ở Chiêu ẩn am ra mở cửa rước vào chùa. Lại sau khi hỏi thăm, nghe trình bày đầu đuôi ngọn ngành câu chuyện thì vãi "Ẩn Duyên" chấp nhận để Thúy Kiều ở lại chùa cùng với mình một thời gian.
Xin mời các bạn đọc lại đoạn trần thuật này xem sao. Nói là trần thuật thì phải là người trong cuộc, đúng hơn là chính tác giả hay nhân vật chính của câu chuyện kể lại hay viết lại thì mới gọi là trần thuật. Còn nếu nhân vật chính không nói, không viết mà phải qua một người khác viết hộ thì đó phải gọi là chấp bút. Dùng từ trần thuật là không đúng.
Nhưng ở đây, chúng tôi gọi trần thuật cũng có lý do chính đáng của nó. Các bạn cần phải hiểu sự thật đã xảy ra như thế này. Suốt trong thời gian Thúy Kiều Thu Mai sau khi đã rời Thăng Long Hà Nội vào Phú Xuân chung sống cùng Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ thì Nguyễn Du lúc này đang ở ngoài kia. Toàn bộ câu chuyện xảy ra tại Phú Xuân, trong chốn thâm cung bí sử Nguyễn Du làm sao biết được chuyện gì cho ra chuyện gì. Nguyễn Du chỉ có thể biết được nội tình sau khi tướng giặc Từ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ đã bị Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc và đám loạn tướng phục kích ám hại tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂, tức sông Hương. Và đây chính là lý do thuận tiện để hai người từ đó mới có thể dễ dàng gặp lại nhau. Và cũng tất nhiên là theo đó Thúy Kiều Thu Mai đã kể lại cho Khiêm Trọng Nguyễn Du nghe toàn bộ sự tình câu chuyện xảy ra trong cung cấm. Và cũng từ đây Nguyễn Du mới có thể biết tất tần tật sự việc xảy ra trong nội bộ triều đình Phú Xuân, nhất cái chết của Quang Trung Nguyễn Huệ là vì lý do gì? Và tại sao Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc cần phải ra tay hạ độc thủ người em đã từng vào sinh ra tử, sống chết có nhau với mình trong suốt cuộc khởi nghĩa với những ngày tháng đầu tiên gian nan khó khổ từ năm Tân Mão 1771 cho đến lúc kháng chiến đi vào thắng lợi hoàn toàn.
Như thế, xét về mặt toàn diện lịch sử, thì Tây Sơn Tam kiệt được xem là những người đầu tiên đã chính thức gom non sông đất nước về một mối sau một quá trình dựng nước giữ nước thăm thẳm dài lâu hơn 4000 năm của giòng giống Lạc Hồng. Thưa các bạn có nâng giá trị cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn Tam kiệt lên cao như thế thì chúng ta mới thấy tình hình chính trị trong thời đó đã diễn biến vô cùng phức tạp với rất nhiều thế lực tranh chấp giằng co trên mỗi địa giới chiếm hữu hoạt động suốt từ Đàng Trong, Đàng Ngoài. Cho dù cuộc kháng chiến sau này đã loại tất cả đám anh chị có máu mặt đang bao quanh, ló thụt hai miền để bước vào giai đoạn độc quyền thống trị. Và cái chết của Quang Trung Nguyễn Huệ chỉ là hệ quả tất nhiên của con đường chính trị cùng những khát khao thụ hưởng thành quả chiến đấu, lao động trong thời bình. Thế thôi.
Có thể Nguyễn Du lúc đầu đã không có ý định viết lại câu chuyện tình sử éo le, lâm ly bi đát của chính mình và người xưa đã được nhân quả xếp đặt, lồng trong không khí, bối cảnh thể chế chính trị của thời đó làm chi. Nhưng đùng một cái thì Thúy Kiều Thu Mai ra đi, nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương vào một mùa đông mưa gió đầy trời năm Kỷ Mùi lịch sử 1799. Và với tình hình thời cuộc bất ngờ thay đổi như vậy thì lúc này Nguyễn Du có thể đã lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, vô cùng đau khổ khi người xưa chợt đến chợt đi thoắt như giấc chiêm bao giữa trời xuân mộng. Nên sau đó Nguyễn Du mới đi đến quyết định. Viết lại tình sử éo le của mình để cho lịch sử ngày sau có thể hiểu phần nào đầu đuôi câu chuyện nước non ngàn dặm ra đi của người xưa và mối tình lỡ làng, tuyệt vọng, thầm kín của chính mình đã diễn ra như nào...
Đây chính là lý do để chúng tôi gọi là trần thuật vậy.
Xin mời các bạn...
...Nghĩ đi nghĩ lại quanh co,
Phật tiền sẵn có mọi đồ kim ngân.
Bên mình giắt để hộ thân,
Lần nghe canh đã một phần trống ba.
Cất mình qua ngọn tường hoa,
Lần đường theo bóng trăng tà về tây.
Mịt mù dặm cát đồi cây,
Tiếng gà điểm nguyệt, dấu giày cầu phương.
Canh khuya thân gái dặm trường,
Phần e đường xá, phần thương dãi dầu.
Trời đông vừa rạng ngàn dâu,
Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà?
Chùa đâu trông thấy nẻo xa,
Rành rành Chiêu ẩn am ba chữ bài.
Xăm xăm gõ mé cửa ngoài,
Trụ trì nghe tiếng rước mời vào trong.
Thấy màu ăn mặc nâu sồng,
Ẩn Duyên sư trưởng lòng lành liền thương.
Gạn gùng ngành ngọn cho tường,
Lạ thay nàng hãy tìm đường quẩn quanh:
"Tiểu thiền quê ở Bắc Kinh,
Quy sư, quy Phật tu hành bấy lâu.
Bản sư rồi cũng đến sau,
Dạy đưa pháp bảo sang hầu sư huynh".
Rày vâng diện hiến rành rành,
Chuông vàng, khánh bạc bên mình giở ra.
Xem qua sư mới dạy qua:
"Phải ni Hằng Thủy là ta hậu tình.
Chỉn e đường xá một mình,
Ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày".
Gởi thân được chốn am mây,
Muối dưa đắp đổi tháng ngày thong dong.
Kệ kinh câu cú thuộc lòng,
Hương đèn việc cũ trai phòng quen tay.
Sớm khuya lá bối phướn mây,
Ngọn đèn khêu nguyệt, tiếng chày nện sương.
Thấy nàng thông tuệ khác thường,
Sư càng nể mặt nàng càng vững chân...
Các bạn đã đọc qua 38 câu, từ câu 2023 đến câu 2060 là những câu mang tính cách dẫn chứng cho sự việc khi Thúy Kiều vì bất mãn cho cuộc sống chung với các bà vợ lớn của Nguyễn Huệ trong thời gian đầu mới vào Phú Xuân nên đã đi đến quyết định táo bạo. Có thể nói có phần hơi chụp giựt, nông nổi. Rời bỏ khu vực phủ Dương Xuân, nơi có chùa Kim Tiên và cũng là nơi đóng quân của doanh trại quân đội Tây Sơn nửa đêm trèo tường trốn ra ngoài để thực hiện cuộc vượt thoát đã nung nấu trong đầu từ bao lâu.
Chúng tôi ở đây sẽ không bàn sâu về vấn đề là tại sao Thúy Kiều Thu Mai lại tìm cách trốn thoát khỏi phủ Dương Xuân với người chồng đã được danh chính ngôn thuận, rằng việc đi đến hôn nhân là có sự tác hợp, đồng ý của triều đình nhà Lê, thay mặt là vua Lê Hiển Tông với danh tướng Nguyễn Huệ trước bá quan văn võ hai hàng đủ mặt. Ở đây chúng tôi chỉ muốn các bạn theo dõi và nắm bắt sự thật qua đoạn trần thuật, đúng hơn là bật đèn xanh của Nguyễn Du về tông tích, mặt mũi của bà vãi Ẩn Duyên. Các bạn hiểu ý chúng tôi rồi chứ?
Trong đoạn thơ này Nguyễn Du còn cho biết ngôi chùa mà bà vãi Ẩn Duyên đang ở có tên là gì. Còn Chiêu ẩn am chỉ là một mật mã mà chúng tôi đã giải thích trong các bài viết trước. Hơn nữa, Chiêu ẩn am là ngôi thảo am nhỏ nằm bên bờ sông Hương. Nó không phải là ngôi chùa mà Thúy Kiều đã bắt gặp trên đường vượt thoát lúc nửa đêm ra khỏi phủ Dương Xuân. Chỗ này xin giải thích ở sau vậy.
Cần đọc Kiều với đầu óc của nhà điều tra phá án
Câu 2030 là một mã độc đáo được Nguyễn Du dùng để chỉ cho lịch sử biết rõ tên tuổi, mặt mũi ngôi chùa mà bà vãi Ẩn Duyên đang trú ngụ có tên là gì. Câu mật mã, bật đèn xanh ấy như sau:
"Tiếng gà điểm nguyệt, dấu giày cầu phương..."
Chúng tôi tra trên trang mạng, cũng như đọc lại các bản Kiều hiện có mặt trên thị trường văn học lá đỗ muôn chiều của Việt Nam xưa nay thì đều thấy có sự thống nhất như sau về câu 2030 là: "... Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương...". Câu 2030 này theo chúng tôi là một câu mật mã chết người, không phải là câu tả cảnh tả tình dùng để ngâm, đọc cho vui tai thích miệng đối với những kẻ nhàn cư vi bất thiện, cả của đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự bèo bọt Bắc Nam kia!
Bởi vì đây là câu mật mã bật đèn xanh của Nguyễn Du đối với lịch sử cho nên chúng tôi phải chỉnh lại cho đúng với nguyên bản của truyện. Còn những chữ hiện nằm trong các văn bản Kiều hiện nay chỉ là những chữ sai lệch. Vậy những chữ in đậm là chỉnh sửa của chúng tôi. Các bạn có biết tại sao chúng tôi gọi câu 2030 là một mật mã chết người hay không?
Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ dân gian Việt Nam có nói. Hễ mỗi khi nghe tiếng gà gáy ban đêm thì thế nào trong xóm cũng có đàn bà con gái chửa hoang. Như câu:
"Gà cồ mà gáy đầu hôm,
Là có tin đồn gái xóm chửa hoang".
Nguyễn Du là người của thời xưa, cho nên những câu chuyện, điển tích dân gian thế này chắc Nguyễn Du phải là người từng chứng kiến nhiều những sự việc có thật như vậy xảy ra trong đời sống xã hội thời ấy. Nếu không thì cũng nghe kể lại từ những người thân, quen, láng giềng. Gái chửa hoang tức là gái có thai ngoài luồng. Hoặc nhiều khi có chủ ý, mục đích, chấp nhận tiếng đời cười chê, rủa chửi để kiếm con cháu nối dõi tông đường, an vui lúc tuổi già bóng xế của những người phụ nữ đơn côi, góa bụi.
Trong tiếng Hán thì chữ thai -có thai- có một âm là đài. "Tiếng gà điểm nguyệt" là một mật mã được Nguyễn Du vận dụng từ thành ngữ, tục ngữ dân gian để chỉ cho chữ Thai, tức Đài. Vì Thai có một âm là Đài.
Tiếp nữa. "Dấu giày cầu phương" là chỉ cho chữ Thiên 遷. Chữ Thiên bên trái là bộ Sước 辶 tượng trưng cho chiếc giày và dấu giày. Sước 辶 có nghĩa chợt đến chợt đi, hay Sước 辶 là bước chân di chuyển. Di chuyển thì phải có dấu giày để lại trên đất cát chứ? Bạn thấy ở bên phải bộ Sước 辶 là chữ Tiên 僊 đã được viết giảm nét theo dạng giản thể, tức bỏ chữ Nhân 亻bên trái đi, thế vào là bộ Sước 辶 như đã nói.
"Dấu giày cầu phương"như đã nói là một mật mã để ám chỉ cho chữ Thiên 遷 16 nét. Nhưng tại sao "dấu giày cầu phương" là để chỉ cho chữ Thiên 遷 16 nét thì các bạn cần đọc đoạn sau này thì mới có thể hiểu chuyện gì là chuyện gì qua lối sử dụng ngôn ngữ mật mã đa dạng, thuần thục, hóc hiểm của Thanh Tâm Tài Nhân Nguyễn Du. "Phương" nghĩa của nó là chỉ vào các phương hướng đông tây nam bắc. Mà thần thánh, tiên phật ở đâu nếu không ở vào các phương đông tây nam bắc, hoặc phương trên phương dưới? Chắc các bạn cho các bậc thần thánh tiên phật hiện đang trầm mình dưới biển sâu ngàn trượng, hay ở trong hang núi, rừng sâu thăm thẳm mù mịt, tuốt trên núi thượng du ma rốc cốc ken chứ gì?
Nói bậy cả. Mà các bậc thần tiên hiện đang ở trên 33 cõi trời như trong kinh văn Đức Phật đã từng thuyết giảng. Trộm nghe rằng. Sau khi sanh Thái tử được bảy ngày. Thì Hoàng Hậu Ma Gia ra đi, tái sanh về cung trời Đao Lợi. Và sau khi tu chứng đắc đạo quả, Đức Phật liền dùng thần túc thông bay lên cung trời Đao Lợi thuyết giảng giáo lý cho mẫu thân nghe. Chuyện này không biết là có hay không. Chỉ biết xưa bày sao nay nghe vậy. Ai nói bậy tui cũng nói theo. Khổ lắm.
Tóm lại. "Cầu phương" tức là người có bầu tâm sự buồn bã, uất ức gì trong nội hành nên mới động thân, mò đi cầu chư thần thánh tiên phật hiện đang ở các cõi trời cứu giúp, hộ trì. Mà trời tức là thiên. Và thiên cũng là "phương". Nói chữ này nhưng phải hiểu qua chữ khác. Đây là phương pháp để hiểu các dạng mật mã biến hóa trong ngôn ngữ chữ Hán chứ không phải đặc quyền của Nguyễn Du. Nguyễn Du chỉ là người biết nâng cách sử dụng mật mã này lên thành một kỹ thuật điêu luyện, thuần thục mà thôi.
Vì vậy, tuy chữ Thiên 遷 của câu mật mã được viết với bộ Sước 辶 và chữ Tiên 僊 giảm nét (bỏ chữ Nhân 亻) theo dạng giản thể chứ thật ra. Chữ Thiên phải được viết như sau đây thì mới đúng với sự thật của ngôi chùa mà bà vãi "Ẩn Duyên" đang ở. Chữ Thiên 3 nét ấy thế này 天.
Nếu lưu ý, bạn sẽ thấy trong chữ Thiên 遷 có chữ Tiên. Tiên trước nên hiểu là chỉ chung cho thần thánh tiên phật, những bậc qua tu hành đã giải thoát, không còn bị trói buộc trong vòng hạn hẹp của kiếp nhân sinh tầm thường nữa. Nhưng Tiên cũng là chỉ cho Bà Chúa Tiên Thúy Kiều Thu Mai, người có những sở trường đặc biệt, ít người sánh được, như tài làm thơ, và ngón hồ cầm tuyệt diệu mà Nguyễn Du từng chậc lưỡi nắc nỏm không ngớt miệng là: "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một phương...".
Tóm thêm. Câu Kiều 2030 được Nguyễn Du vận dụng những thành ngữ, tục ngữ dân gian để ám chỉ cho hai chữ Thiên Thai, tức Thiên Đài. Chùa Thiên Đài 天 臺 là ngôi chùa mà bà vãi Ẩn Duyên đang trú ngụ. Trước đó, là lúc Thúy Kiều Thu Mai sau khi thoát ra khỏi phủ Dương Xuân, nơi trú đóng của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và quân đội Tây Sơn đúng vào canh ba. Canh ba là từ 21h đến 1h sáng. Lúc này trống sang canh đã điểm được một phần như câu 2036 đã cho biết. Có thể ví dụ thời đó trống điểm canh được chia ra 1 canh là 30 tiếng. Câu: "Lần nghe canh đã một phần trống ba..." cho biết lúc này có thể Thúy Kiều nghe trống điểm đã được 10 tiếng. Và nàng đã vội vã trèo tường, băng đường lần theo hướng tây cho đến canh cuối, lúc trời đã sáng bẹt thì gặp ngôi chùa Thiên Đài 天 臺 như đã nói.
Lai lịch ngôi chùa lịch sử
Theo những gì chúng tôi góp nhặt được từ chùa Thiên Thai hôm nay, tức Thiên Đài ngày xưa. Thượng tọa-Tiến sỹ Thích Nguyên Đạt hiện là Phó Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đang trụ trì chùa. Thượng tọa Nguyên Đạt là chúng ở chùa Tây Thiên được bổ về đây trụ trì chính thức từ năm 2010. Thượng tọa Nguyên Đạt cho biết. Nghe nói chùa được xây dựng đâu từ năm Mậu Thìn 1748 thì phải. Trước năm 1959 có nhiều vị sư thầy người trong làng và người ở xa thay phiên đến ở đi liên tục.
Chùa Thiên -Kim- Đài nhìn từ dưới cấp, trong cổng lên
Sau năm 1959 có Hòa thượng Thiện Hỷ chùa Tây Thiên (ở gần chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng) lên ở và vận động dân làng đóng góp tài chánh, vật tư trùng tu lại chùa. Cũng trong thời gian này Hòa thượng Thiện Hỷ có làm lễ xuất gia cho chú Huế (bị mù) người địa phương. Và cho chú ở lại chùa để trông coi, quản lý mọi việc trong chùa.
Nếu bạn đi bộ với vận tốc trung bình, 1h khoảng 4km. Thì từ chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ ngày nay, nơi tọa lạc Cung Điện Đan Dương của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, tức phủ Dương Xuân ngày xưa, nơi Thúy Kiều Thu Mai vào một đêm tối trời đã cất mình qua ngọn tường hoa hòng thoát ra khỏi vòng vây hệ lụy nhân quả như Nguyễn Du đã nói tìm đường đến chùa Thiên Đài vào tầm 7km. Nhưng trước khi đến chùa Thiên Đài thì các bạn phải đi qua chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng rồi Lăng Khải Định trước đã. Rồi từ Lăng Khải Định vào đến chùa khoảng 1km.
Chùa Thiên Đài 天臺 hiện ở thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng hiện nay chùa được mang tên là Kim Đài 金臺. Theo Thượng tọa Nguyên Đạt cho biết thì khi về đây chùa đã có tên mới này rồi. Chứ trước kia chùa mang tên là Thiên Đài 天臺.
Cổng chùa Thiên Đài nhìn từ xa
Toàn bộ những thông tin về chùa Thiên Đài 天臺 chúng tôi được cung cấp chính từ trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Tiến sĩ Thích Nguyên Đạt. Thượng tọa Nguyên Đạt là người chuyên về tu thiền, thường hay hướng dẫn phật tử về chùa ngồi thiền, tập luyện hơi thở. Chúng tôi cũng thường hay về đây nghĩ lại trong những lần ra Huế đi thu thập tài liệu để chuẩn bị cho những bài viết liên quan đến các nhân vật và những ngôi chùa lịch sử có thật, thuộc diện bí mật được thi hào Nguyễn Du ẩn dụ rải rác trong truyện Kiều. Như bà vãi "Ẩn Duyên" và ngôi thảo am Chiêu ẩn am, Quan Âm các, tức chùa Kim Tiên chẳng hạn...
Câu Kiều 2043 là câu Nguyễn Du cho biết Thúy Kiều Thu Mai quê quán gốc ở Kinh Bắc, là quê hương quan họ Bắc Ninh Đàng Ngoài. Chứ không phải Bắc Kinh, thủ đô của Tàu. Do trong thơ lục bát phải xếp đặt từ ngữ theo luật bằng trắc, nên có khi tác giả phải đảo ngữ, chữ trước ra sau, chữ sau ra trước thì mới đúng với cách gieo vần của luật thơ. Có câu chuyện về chữ nghĩa như sau. Vào khoảng năm 2010 chúng tôi có làm một bài thơ, tựa đề là Người đi chưa kịp sáng. Làm xong qua nhờ một chú thanh niên ở gần bên đang học ở đại học Quy Nhơn gõ vi tính giùm. Thay vì gõ là: "Người đi chưa kịp sáng trời..." thì chú thanh niên ấy lại cà tửng gõ theo cách hiểu của mình là không nên nói ngược ngạo chữ nghĩa như thế: "Người đi chưa kịp trời sáng...!" .
Nếu các bạn hiểu ngôn ngữ diễn đạt của thơ hệt như cách hiểu thật thà, ngây thơ cụ của chú thanh niên đại học ở trên thì địa danh Kinh Bắc ở Việt Nam sẽ bị đẩy qua bên kia xứ Tàu ngay tức khắc không chậm trễ đến phút giây!
Bạn hiểu chứ?
Kế tiếp, là câu Kiều 2050, câu này là câu vãi "Ẩn Duyên" lên tiếng, xác định mối liên hệ quen biết với một nhân vật đặc biệt khác, cũng là người xuất gia tu hành trong chốn thiền môn. Đó là ni sư "Hằng Thủy".
Thưa các bạn,
thật ra nhân vật đặc biệt chốn thiền môn này không phải pháp danh là Hằng Thủy, mà là Bằng Thủy. Tại sao chúng tôi dám xác định cứng ngắc như thế? Và dựa vào tài liệu, thông tin nào để đưa ra xác định nghe có vẻ chắc ăn 100/100 đến vậy?
Cổng chùa Thiên Đài nhìn từ bên trong
Câu 2050 này, thưa các bạn cũng là một câu mật mã được Nguyễn Du dùng để chỉ vào địa giới mà ngôi thảo am Chiêu ẩn của vãi "Ẩn Duyên" hiện đang tọa lạc. Chứ thật ra không có ni sư "Hằng Thủy" nào là người tu hành ở trong câu chuyện đối đáp thực hư hư thực này cả!
Như đã nói. Chùa Thiên Đài hiện ở thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vậy, ni Bằng Thủy, không phải "Hằng Thủy", chính là xã Thủy Bằng này đây! Các bạn không ngạc nhiên đấy chứ?
Qua câu mật mã 2050 này Nguyễn Du muốn cho lịch sử ngày sau biết rõ ngôi chùa Chiêu ẩn am của vãi "Ẩn Duyên" trụ trì là ở đâu? Tọa lạc tại vị trí nào? Trong khi câu 2035 là câu Nguyễn Du cho biết rõ ngôi chùa vãi "Ẩn Duyên" trụ trì có tên là Chiêu ẩn am: "Rành rành Chiêu ẩn am ba chữ bài...".
Như vậy, có thể bạn đã biết hay chưa biết gì cả. Xã Thủy Bằng, thôn Châu Chữ chính là địa giới mà thảo am Chiêu ẩn của vãi "Ẩn Duyên" đang tọa lạc. Vị trí này nếu tính khoảng cách từ Cung Điện Đan Dương, tức Phủ Dương Xuân, nơi trú đóng của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và quân đội Tây Sơn đi bộ vào tầm khoảng 7km. 7km đi bộ trung bình mất khoảng gần 2 tiếng. Với khoảng cách này thì Thúy Kiều Thu Mai vào thời điểm ấy dù chỉ đi bộ thì cũng dư sức, không có gì là khó khăn cho lắm. Nhưng do nàng không biết đường, lại do mò mẫm, quờ quạng đi trong đêm tối nên phải mất đến 4 tiếng, khi trời đã sáng bẹt thì mới gặp ngôi chùa Thiên Đài 天臺. Chỉ xin bạn đừng cho câu chuyện này ở tuốt bên kia màn sương là được.
Thử hỏi các bạn. Xưa nay đã từng có ai khi nghiên cứu về Truyện Kiều mà từng chịu khó bỏ công, đi đến tất cả các địa danh có mặt trong truyện hay chưa? Chúng tôi chưa đưa ra một thách đố khác, không kém phần khắc nghiệt nhưng rất có lý, có tình là. Có ai từng đi bộ để thẩm định khoảng cách từ địa danh này đến một địa danh khác là bao xa, như từ địa danh Cung Điện Đan Dương đến chùa Thiên Đài 天臺 chẳng hạn...
Hoàn toàn không có một ai cả!
Chánh điện chùa Kim Đài nhìn toàn diện
Vì thế, xin các bạn đừng cho câu chuyện tình sử chốn quan trường này ở tuốt bên kia màn sương. Và Nguyễn Du nhân một lần đi sứ đã cuỗm được tập tiểu thuyết chương hồi văn xuôi, bằng chữ Hán của Thanh Tâm Tài Nhân mang về dịch ra thơ lúc bát đọc cho vui tai vui miệng những lúc nhàn cư vi bất thiện...
Hiểu như vậy tội lắm các bạn ạ!
Sau khi đọc kỹ lại văn bản truyện Kiều đoạn Thúy Kiều gặp vãi "Ẩn Duyên" tại am Chiêu Ẩn, cùng với kết hợp những lần đi thực tế tại ngôi chùa Thiên Đài 天臺 ở thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng thì chúng tôi dám xác định rằng. Thảo am của vãi "Ẩn Duyên" trụ trì ngày đó không phải là Chiêu ẩn am, mà là Châu ẩn am!
Các bạn lại ngạc nhiên, ngơ ngác nữa chứ gì?
Cũng đúng thôi. Bởi các bạn hiện đang là những người mù, chống gậy quờ quạng đi trong đêm tối. Hoặc các bạn là những người đã đang lọt trong hố sa lầy, ngầy ngụa từ bao lâu. Cho nên khi nghe qua cái gì, việc gì các bạn cũng trố mắt, ngạc nhiên rồi mới cắm đầu xuống đất, chỗng hai chân lên trời trông quá ư là tội nghiệp, bi đát.
Các bạn nghe lại cho rõ.
Tượng Đức Phật chánh điện chùa Thiên Đài hôm nay
Tại sao chúng tôi dám xác định thảo am của vãi "Ẩn Duyên" là Châu ẩn am, không phải Chiêu ẩn am là căn cứ vào những chứng cứ thực tế sau đây.
Chữ Châu là lấy theo tên của địa danh Châu Chữ. Câu 2036: "Rành rành Chiêu ẩn am ba chữ bài..." cần phải chỉnh lại như sau thì mới đúng với nguyên bản gốc: "Rành rành Châu ẩn am ba chữ bài...". "Châu" như đã nói là Châu Chữ. Còn từ "chữ" chính là chữ lấy ra của Châu Chữ. Giới văn học Bắc Nam xưa nay khi đọc qua câu 2036 thì đều mặc định, cho rằng thảo am của vãi "Ẩn Duyên" là Chiêu ẩn am. Đây là đọc và hiểu rồi mặc định theo văn bản Kiều. Chứ không một ai trong giới văn học trong nước, ngoài nước xưa nay chịu khó bỏ công đi tìm hiểu ngôi thảo am này hiện nằm ở đâu trên đất Trung Quốc? Và bây giờ nó vẫn còn đó, nằm phơi mình cô đơn dưới trời phong sương tuế nguyệt, trong quên lãng, thờ ơ để gặm nhắm nỗi sầu thiên cổ hay đã hư đổ, mất sạch hết dấu tích rồi!
Với chúng tôi thì sự việc không phải như vậy.
Yêu cầu các bạn phải hiểu lại như sau. Châu ẩn am chỉ là cách nói lóng, đồng thời đánh đố lịch sử tìm ra cách chơi chữ đôi khi hóc hiểm, nghiệt ngã, vô cùng khó hiểu, nhưng cũng đôi khi sự thật được đưa ra, nằm bày phơi trần trụi, chình ình trước mắt mọi người của Nguyễn Du. Câu 2036 này thưa các bạn không phải là câu nói bóng gió về tên tuổi, mặt mũi của ngôi chùa mà vãi "Ẩn Duyên" đang trú ngụ. Mà câu 2036 này chính là để ám chỉ địa danh nơi ngôi chùa tọa lạc. Đó là thôn Châu Chữ. Nhưng để làm sáng tỏ hơn nữa về địa danh tọa lạc của ngôi chùa thì Nguyễn Du đã phải bồi thêm câu 2050 như sau: "Phải ni Bằng Thủy là ta hậu tình...".
Văn sử học Việt Nam biết đây là cái gì không?
Bằng Thủy nói ngược lại là Thủy Bằng, xã Thủy Bằng ở thị xã Hương Thủy. Ni tiếng Hán là núi. Nếu có điều kiện, xin mời bạn đến thăm ngôi chùa này bạn sẽ thấy chùa nằm trên một đồi núi không cao lắm. Trước mặt chùa hiện nay là những thuở ruộng xanh tươi, có vài ao nước cạn. Phía sau chùa là triền đồi, dốc thoai thoải tiếp nối, trải dài, lên cao xuống thấp theo địa thế nhấp nhô, chập chùng. Căn cứ vào địa lý, cảnh quan bao quanh ngôi chùa hiện nay thì ngày xưa ở đây đúng là chốn thoát tục, bồng lai tiên cảnh nên thơ:
"Gửi thân được chốn am mây,
Muối dưa đắp đổi tháng ngày thong dong.
Kệ kinh câu cú thuộc lòng,
Hương đèn việc cũ trai phòng quen tay.
Sớm khuya lá bối phướn mây,
Ngọn đèn khêu nguyệt, tiếng chày nện sương.
Thấy nàng thông tuệ khác thường,
Sư càng nể mặt, nàng càng vững chân..."
Nhưng sự đời diễn biến nào hay đẹp như văn học, như tôi anh chị từng ra công dàn dựng, mường tượng bao giờ...
Thượng tọa-Tiến sĩ Thích Nguyên Đạt, Phó viện Phật học viện Thừa Thiên Huế là trụ chùa Kim Đài hiện nay
Như đã nói. Câu 2030 chỉ là câu xác định vị trí tọa lạc của ngôi chùa. Còn tên tuổi, mặt mũi của ngôi chùa thì đã được trá hình, sơn phết đỏ xanh vàng tím đủ sắc màu sặc sở khiến khi đọc qua ai ai cũng cảm thấy tâm hồn, tư tưởng lâng lâng chín tầng mây thượng giới trong câu tả cảnh tả tình hay đẹp kia rồi: "Tiếng gà điểm nguyệt, dấu giày cầu phương...".
Đọc đến đây, các bạn đã biết ngôi chùa mà vãi "Ẩn Duyên" trú ngụ có tên là gì rồi. Sau đó là diễn biến cuộc tiếp kiến giữa vãi "Ẩn Duyên" với nhân vật lịch sử đặc biệt có tên mật mã là Thúy Kiều, người sau này là Bắc cung Hoàng hậu, vợ thứ ba của Hoàng đế Quang Trung tìm đến tá túc trong những ngày mới chân ướt chân ráo trên đất Phú Xuân, sống chung với hai bà vợ lớn của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ. Một bà Nguyễn Du cà tửng đặt chết biệt danh là Tú Bà. Bà còn lại là Hoạn Thư.
Nhưng...
Chiêu Ứng Từ là tên do ai đặt?
Nhưng khi đọc đến đoạn này, các bạn tất sẽ nảy sinh ra sự nghi ngờ chính đáng, có lý rằng. Nếu sự thật đúng như thế thì ngôi thảo am bên bờ sông Hương tại sao lại mang tên là Chiêu Ứng Từ 昭應祠? Và ai đã đặt tên Chiêu Ứng Từ 昭應祠 này cho thảo am bên bờ sông Hương? Bà vãi "Ẩn Duyên" hay Nguyễn Du?
Thưa các bạn,
chuyện này không khó hiểu. Chúng tôi sẽ tuần tự trả lời những câu hỏi này như sau.
Khi bà vãi "Ẩn Duyên" vớt Thúy Kiều trên sông Hương, mang vào thảo am cứu sống. Thì lần hội ngộ này là lần sau sau lần gặp Thúy Kiều tại chùa Thiên Đài 天臺 ở thôn Châu Chữ. Các câu Kiều 2695-2696-2697-2698 đã cho biết sự tình diễn ra đúng như vậy. Các bạn đọc lại xem sao:
"Ẩn Duyên nghe nói mừng lòng,
Lân la tìm trú bên sông Tiền Đường.
Đánh tranh chụm nóc thảo đường,
Một gian nước biếc, mây vàng chia hai..."
Các câu mang tính tự sự này đã cho lịch sử biết rõ rằng. Bà vãi "Ẩn Duyên" sau khi nói chuyện với bà "Tam Hợp Đạo Cô" vớ va vớ vẩn nào đó thì liền tìm đến bên sông Tiền Đường 前堂. Ra tay làm một ngôi thảo am bằng tre cây, mái lợp tranh với dụng ý đợi chờ Thúy Kiều trôi sông để vớt lên mang vào hà hơi, cắt lễ cứu sống. Như vậy, thảo am này là mới làm, nhân chuyện bói quẻ biết Thúy Kiều trôi sông. Trước đó thì thảo am này chưa có. Còn ai đã đặt tên cho thảo am này là Chiêu Ứng Từ 昭應祠 thì có thể đó chính là Thúy Kiều Thu Mai. Bởi ngoài Bà là người được cứu sống trên con sông lịch sử và tại ngôi thảo am huyền thoại này thì không một ai có thể làm chuyện này được. Dù đó là vãi "Ẩn Duyên", chủ thảo am.
Châu Ứng Từ nhìn toàn diện. Thầy Pháp Tuệ đệ tử ôn Chơn Trí ngồi trên xe
Cũng có thể, thảo am bằng cây lá tranh tre đơn sơ sau đó đã được Bắc cung Hoàng hậu cho xây dựng lại bằng gạch vồ trét vôi, lợp ngói để được khang trang, bề thế và tôn nghiêm hơn trong việc cúng kính, thờ phượng những khi hữu sự. Nhưng về sau, khi Bắc cung Hoàng hậu đã ra đi và Nhà Tây Sơn cũng đã sụp đỗ sau cái chết bi thảm, bất ngờ của Hoàng đế Quang Trung thì dưới quyền kiểm soát khắc nghiệt của chính sách tân triều nên thảo am từ đó đã bị bỏ hoang phế, hư dột, không người chăm sóc, sửa sang. Tiếp đó là việc đi tìm nơi đặt bàn hương án, bài vị thờ cúng của người Tàu đối với 108 thương nhân người Hoa chết trên biển đời vua Tự Đức. Và họ đã chọn ngôi đền Châu Ứng, không phải Chiêu Ứng này để xây dựng trở lại làm nơi thờ phượng 108 thương nhân như đã nói.
Và cũng tất nhiên, khi đã chọn đền Châu Ứng làm nơi thờ phượng 108 thương nhân người Hoa thì những người chủ trương công việc phải làm giấy tờ xin phép với chính quyền sở tại. Và họ đã bị chính quyền sở tại yêu cầu là phải đổi tên từ Châu Ứng Từ thành Chiêu Ứng Từ với mục đích tẩy xóa dấu tích triều đại Tây Sơn.
Việc xóa dấu tích lịch sử này thì những người nghiên cứu sử thời Tây Sơn chắc chắn đều biết. Như triều Tây Sơn là triều nối tiếp triều Lê đến những 15 năm. Còn triều Nguyễn là đi sau triều Tây Sơn. Nhưng triều Nguyễn đã tìm mọi cách, tẩy xóa triều Tây Sơn và thế vào là triều Nguyễn nối tiếp triều Lê. Triều Tây Sơn chỉ được xem là đám thổ phỉ mọi rợ, không phải là một triều đại từng có vua chúa với hai hàng quan văn võ đao kiếm sáng rực trời đứng chầu trước sân tôn nghiêm, oai vệ. Thêm nữa cho việc danh chính ngôn thuận trong sự nghiệp chăn dân trị nước của Quang Trung Nguyễn Huệ là triều Tây Sơn đã được sự xác nhận, cấp phát ấn tín, bảo hộ đó là một nhà nước có vua chúa của Thanh triều từ bên màn sương kia cẩn thận, trang trọng, đàng hoàng.
Châu Ứng Từ đã bị nhà Nguyễn Gia Miêu sửa thành Chiêu Ứng Từ
Chúng tôi cũng chịu khó làm người siêng năng, chép ra đây một đoạn trích trong tập sách: "GIỞ LẠI MỘT NGHI ÁN LỊCH SỬ GIẢ VƯƠNG NHẬP CẬN-CÓ THỰC NGƯỜI SANG TRUNG HOA LÀ VUA QUANG TRUNG GIẢ HAY KHÔNG?" của tác giả Nguyễn Duy Chính, trang 47 để các bạn đọc lại những thủ đoạn thủ tiêu lịch sử của triều Nguyễn Gia Miêu đối với Nhà Tây Sơn:
"Đến như sự tích thời Tây Sơn, thì hồi đầu Gia Long đã có chiếu thiêu hủy hết. Vào năm Tự Đức, quan ngự sử Bùi Đình Trí (người An Lý, Hải Dương) dâng sớ xin sai quan biên soạn, sau vì có việc lại thôi. Vương Mãn cướp ngôi nhà Hán, họ Mạc cướp ngôi nhà Lê. Khi nhà Hán, nhà Lê trung hưng thì sự tích của Vương Mãn và họ Mạc cũng không vứt bỏ, vì sử là để khuyến khích và răn đe. Sao lại có chuyện sự tích 15 năm để cho mai một trong một lúc, không ai biết nữa? (Hai chúa Tây Sơn gồm Quang Trung 5 năm, Cảnh Thịnh 8 năm, Bảo Hưng 2 năm, gồm 15 năm). Thế thì lẽ khuyến khích và răn đe ở đâu? Hơn nữa, khi ấy nhà Lê đã mất, triều ta chưa lên, sự kế nối các triều Đinh, Lý, Trần, Lê trong 15 năm ấy, không thuộc Tây Sơn thì còn ai nữa?[1] Thiện Đình Đặng Xuân Bảng".
Đọc qua đoạn trích ở trên, chắc các bạn đã hiểu dã tâm thủ tiêu sự thật và công lao đánh đuổi ngoại xâm, dẹp loạn cát cứ, thống nhất non sông kiêm cai trị đất nước của triều Nguyễn đối với Nhà Tây Sơn rồi chứ gì? Như vậy, chuyện tẩy xóa, chỉnh sửa đền Châu Ứng Từ thành Chiêu Ứng Từ thiết nghĩ cũng không có gì đáng ngạc nhiên, sững sốt ở đây cả. Ngay đến ngôi chùa Kim Tiên kia cũng là một trong những phế tích từng bị bỏ hoang và hư đổ, cháy rụi của triều Nguyễn, không riêng đền Châu Ứng, chùa Thiên Đài, vv...
Nói đến những thủ đoạn ma mãnh, gian lận, tìm mọi cách thủ tiêu sự thật của vua quan triều Nguyễn thì có muôn vàn, ở đây không thể viện dẫn ra hết được. Riêng những gì được Nguyễn Du cung cấp trong truyện Kiều thì cũng vẫn còn lại mãi đó về những địa danh, những ngôi chùa và những con người có thật như chùa Kim Tiên, Thiên Đài, địa giới Vô Tích, Lâm Tri, bà vãi Vân Dương, tức "Ẩn Duyên", Thúy Kiều Thu Mai, vv...
Chúng tôi nói còn sót lại ấy bởi truyện Kiều cũng đã bị vua quan triều Nguyễn xúm đè chỉnh sửa, thủ tiêu sự thật rất nhiều. Nhưng cũng may là trong thời kỳ ấy không phải chỉ duy nhất có một bản kinh, mà còn có bản phường. Kinh là kinh đô Phú Xuân. Phường là 36 phố phường ở Hà Nội. Bản phường này thì vua quan triều Nguyễn không thể kiểm soát và tịch thu, thủ tiêu được. Vì nó ẩn trong dân gian, trong bí mật gia đình, không nằm trong tầm quản lý chính quyền. Cho nên vua quan triều Nguyễn chỉ có thể chỉnh sửa, tẩy xóa trên bản duy nhất là bản kinh. Còn bản phường có thể vì lâu quá nên đã bị bỏ quên, vùi lấp ở đâu đó trong mớ tài liệu bùng nhùng, lộn xộn xưa cũ của những hộ dân cư trú trên đất Thăng Long Hà Nội.
Chuyện này thì cũng không cần thiết lắm. Bởi chúng tôi đã có nói là đã tìm ra nơi chôn giấu truyện Kiều nguyên bản gốc do chính Nguyễn Du thực hiện. Bây giờ, chúng tôi đang chờ nhân duyên thuận tiện để lấy bản Kiều gốc, mang bày ra giữa thiên thanh bạch nhật. Đến lúc ấy thì phải quấy, trắng đen, ai đúng, ai sai sẽ được giải quyết ngay tức khắc, không còn cái cảnh tranh luận đúng sai, hơn thua gì ở đây nữa cho rộn chuyện. Các bạn vui lòng chờ đợi cho vậy.
Trong Kiều Nguyễn Du cho biết ai là người qua Tàu chúc thọ Càn Long. Không phải Phạm Công Trị
Các bạn cũng nên lưu ý lại câu 2698: "Một gian nước biếc, mây vàng chia hai..." giùm cho chút. "Mây" tức là vân, mà vân là Vân Dương. "Vàng" nghĩa là hoàng, mà Hoàng là họ của Hoàng hậu Thu Mai. Thảo am này ngày đó bà vãi Vân Dương ở một bên, Thúy Kiều Thu Mai ở một bên. Nguyễn Du cần phải nói rõ ra những sự thật đã từng xảy ra như thế nào trong thời ấy qua những câu như đã nói với tính cách thuần túy tả cảnh tả tình. Khiến khi đọc qua cũng rất ít người để tâm lưu ý. Duy chúng tôi là người chịu khó để tâm đọc ngoài văn bản, đón ý ngoài lời nên mới phát hiện ra dễ dàng những sự thật tàng ẩn trong các câu lục, câu bát mật mã này của Nguyễn Du. Người khác thì không thể, bởi tất cả đã xúm mặc định, cho truyện Kiều là của Tàu. Chính sự mặc định mơ hồ, bám đuôi truyền thuyết, truyền thống này đã triệt tiêu tất cả mọi thiện pháp, đường dẫn vào sự thật của 90 triệu dân Việt xưa nay hết rồi.
Chúng tôi đã giải thích và các bạn cũng đã hiểu về lai lịch ngôi chùa mà vãi "Ẩn Duyên" trú ngụ ở thôn Châu Chữ có tên thật là gì. Kể cả tiểu sử đền Châu Ứng bên bờ sông Hương cũng đã bị tẩy sửa, biến thành Chiêu Ứng Từ. Đây là sự liên hệ nhân quả của hai ngôi chùa mà người sáng lập ra nó chính là bà vãi "Ẩn Duyên", ân nhân của Thúy Kiều Thu Mai.
Nhưng khi đọc đến đây hoàn toàn các bạn cũng vẫn chưa biết mặt mũi, tông tích thật của bà vãi "Ẩn Duyên" là gì? Bởi danh từ "Ẩn Duyên" hay "Châu ẩn am" cũng chỉ là những mật mã để chỉ cho ngôi làng Vân Dương nằm bên bờ sông Như Ý và chùa Thiên Đài 天臺 ở thôn Châu Chữ. Vậy muốn biết vãi "Ẩn Duyên" tên thật là gì thì mời các bạn đọc tiếp phần sau đây sẽ rõ.
Bà vãi Ẩn Duyên có tên thật là gì?
Các bạn đọc lại các câu từ câu 2040 đến câu 2048 để xem có phát hiện được điều gì lạ trong các câu mà chúng tôi dám nói là chứa đựng rất nhiều những thông tin lịch sử quan trọng hay không?
"Ẩn Duyên sư trưởng lòng lành liền thương.
Gạn gùng ngành ngọn cho tường,
Lạ thay nàng hãy tìm đường quẩn quanh.
Tiểu thiền quê ở Bắc Kinh,
Quy sư, quy Phật tu hành bấy lâu.
Bản sư rồi sẽ đến sau,
Dạy đưa pháp bảo sang hầu sư huynh.
Rày vâng diện hiến rành rành,
Chuông vàng, khánh ngọc bên mình giở ra...".
Câu 2042 chúng tôi chỉnh lại hai chữ, chữ "thay" thế chữ "lùng" và chữ "quẩn" thế chữ "nói". Chữ "quẩn" hoặc chữ "nói" tuy cùng là thanh trắc, nhưng về âm giọng thì khi đọc, xướng lên là có một khoảng cách đến một trời một vực. Chưa nói ý nghĩa của hai chữ. Nói "quẩn quanh" là nói nhiều, nói lòng vòng những điều không ai yêu cầu, bắt buộc nhưng vẫn nói, cứ nói ra những gì muốn nói, muốn trình bày cho người kia, hoặc cho ai đó hiểu rõ đầu đuôi sự việc. Vì vậy, câu 2042 là một mật mã được dùng để chỉ cho chữ tuyên!
Tuyên tiếng Hán có nghĩa là thông báo, tuyên bố, hay nói rõ ra, đọc lớn lên, và làm cho thông, nói cho rõ sự việc gì có tính cách bí bí mật mật, lạ lạ hay hay để cho mọi người cùng hiểu, cùng giác ngộ và cùng xúm ồ lên một tiếng khoái chí, tay vỗ đùi đen đét thì mới vừa lòng, hả dạ. Chữ Tuyên này có 9 nét, ở trên cùng là bộ Miên 宀 3 nét, dưới là chữ Tuyên 亘 6 nét nhập lại ra chữ Tuyên 9 nét như sau 宣.
Câu 2048 cũng là một mật mã. Câu này chúng tôi chỉnh lại một chữ, chữ "ngọc" thay chữ "bạc". Mời các bạn đọc lại câu 2048:
"Chuông vàng, khánh ngọc bên mình giở ra..."
Các bạn có biết, tại sao chúng tôi dám chỉnh "khánh bạc" thành "khánh ngọc" hay không?
Nếu những người xuất gia, tu hành ở chùa chắc hẳn sẽ biết chỉnh sửa của chúng tôi đối với danh từ "khánh bạc" thành "khánh ngọc" là đúng hay sai. Còn những người không ở chùa, cũng không biết gì về đường lối tu hành của tông phái Tịnh độ tông chắc sẽ cho chúng tôi nói bậy, viết bậy. Chuyện này cũng chả sao. Bởi sự thật thế nào thì chúng tôi trả lại thế ấy cho đúng với nguyên bản gốc của truyện Kiều. Ai nói gì nói. Sự thật vẫn là sự thật.
"Bạc" ở đây bạn phải hiểu đó là một trong các loại kim khí được sử dụng đa dạng, hữu hiệu trong ngành công nghiệp máy móc, cơ khí, điện tử, như vàng, bạc, đồng, nhôm, chì, kẽm, thiếc, gang, antimon, vv... Riêng vàng, bạc, đồng thường được dùng để chế tác các vật dụng trang sức, làm đẹp khoe dáng của con người, như dây chuyền, nhẫn, lách, bông tai, ấn tín, con dấu, vvv... Hoặc các đồ pháp khí của nhà chùa để thờ phượng, cúng kính, dùng thực hiện các nghi lễ như tượng, chuông, tang, khánh cũng thường được chế tác bằng đồng pha thau, thêm vàng nguyên chất.
Bên trái là cái khánh. Bên phải là cái tang. Hai pháp khí loại này hỗ trợ cho việc tụng kinh của tông phái Tịnh độ
Cái khánh mà các bạn thấy trong hình là của hôm nay. Nhưng cái khánh ngày xưa, như trong văn bản truyện Kiều Nguyễn Du đề cập thì được làm bằng loại đá đặc biệt, gọi là ngọc. Chứ khánh không thể làm bằng bạc, vì công dụng của nó là phát ra âm thanh, hỗ trợ cho việc tụng kinh, công phu sáng trưa chiều tối của tín đồ tông phái Tịnh độ tông. Bạc cũng dạng đặc tính như chì, không thể phát ra âm thanh. Xin các bạn ghi nhớ nguyên tắc này của các loại pháp khí sử trong chốn thiền môn.
Như vậy, việc chúng tôi thay "khánh bạc" bằng "khánh ngọc" là rất chính xác. Không một ai có thể ý kiến, phản đối gì ở đây được.
Khi "khánh bạc" được thay thế bằng "khánh ngọc", thì chữ "ngọc" ở đây là một chữ mật mã để ám chỉ cho tên tuối, mặt mũi của bà vãi "Ẩn Duyên". Đó là khi bạn ghép chữ tuyên đã nói ở trên vào với chữ "ngọc" của "khánh ngọc" thì sẽ ra hai chữ Ngọc Tuyên. Ngọc Tuyên là tên tục, tên đời trong giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, còn gọi là tên kỵ húy của bà vãi "Ẩn Duyên", quê ở làng Vân Dương, nằm bên bờ sông Như Ý kia vậy.
Riêng chữ "khánh" của "khánh ngọc" cũng là một mật mã nữa để dùng chỉ cho pháp danh của vãi "Ẩn Duyên".
Cái khánh bằng đồng chùa Nành Bắc Ninh
Và để làm sáng tỏ hơn nữa về pháp danh cũng như địa vị của bà vãi Vân Dương Ngọc Tuyên trong chốn thiền môn. Thì chúng tôi yêu cầu các bạn đọc lại các câu Kiều sau đây thì sự việc mới được rõ ràng, chi tiết, cụ thể. Đó là các câu 2649-2650-2651:
"Ẩn Duyên từ tiết giã nàng,
Đeo bầu quảy níp rộng đường vân du.
Gặp bà Tam Hợp đạo cô..."
Câu 2651 xuất hiện bà "Tam Hợp đạo cô". Vậy bà "Tam Hợp đạo cô" này là ai? Ở đâu?
Bà "Tam Hợp đạo cô" này thật ra chỉ là một nhân vật hư cấu, không có thật, được Nguyễn Du dựng lên để ám chỉ vào một người duy nhất. Đó chính là bà vãi Vân Dương Ngọc Tuyên, không ai khác vào đây!
Ngôi chùa cổ Kim Đài
với chứng tích lịch sử vô giá là
tấm bài vị bí mật gồm 25 chữ Hán
Để hiểu cho ra đầu đuôi ngọn ngành sự việc có lắm điều rắc rối, lòng vòng, quanh quẩn, bí bí mật mật trong câu chuyện tình sử chốn quan trường này với những nhân vật hư hư thật thật, mờ mờ ảo ảo thật không hề dễ dàng một chút nào. Nhưng khó là khó với những người ôm trong đầu một thứ tư tưởng, mặc định cứng ngắc, mơ hồ rằng truyện Kiều là của Tàu, Nguyễn Du chỉ có công đi sứ lượm mót về dịch ra thơ lục bát đọc cho vui tai vui miệng lúc trà dư tửu hậu với đám tao nhân mặc khách lúc nào cũng chập chờn, nhốn nháo, kêu réo, hú hí điếc đầu điếc óc bao quanh nơi cư trú, làm việc. Chứ với chúng tôi là không khó một chút nào cả.
Ngang đây, xin mời các bạn đọc qua các thông tin, tài liệu sau đây do chúng tôi mằn mò sưu tầm, góp nhặt được trong những lần đi thực tế, thâm nhập nhiều nơi để liên hệ, xác định lại mối quan hệ nhân quả giữa truyện Kiều và các ngôi chùa cùng các địa giới, nhân vật lịch sử hiện vẫn còn nằm tản mác đó đây trên cố đô Phú Xuân.
Tại bàn thờ tổ sau chánh điện chùa Thiên Đài 天臺, tức Kim Đài có một bài vị ghi tên tuổi của một người mà Thượng tọa Thích Nguyên Đạt, trụ trì đời hiện tại xác định, đó là vị tổ khai sơn, sáng lập chùa Thiên Đài 天臺.
Bài vị nói ở trên viết bằng tiếng Hán, gồm 25 chữ, hàng đứng, như sau:
嗣臨濟正宗第三十七代上慶下會諱大森謚曰圓明大師貌痤
Dịch âm:
Tự Lâm Tế Chánh Tông Đệ Tam Thập Thất Đại Thượng Khánh Hạ Hội Húy Đại Sâm Thụy Viết Viên Minh Đại Sư Mạo Tòa.
Dịch nghĩa:
Long vị này là của ngài (Mạo Tòa 貌痤) Thượng Khánh Hạ Hội, thuộc dòng thiền Lâm Tế chánh tông, đời (Đại 代) thứ 37 (Tam Thập Thất 三十七). Pháp hàm thụy (Thụy Viết 謚曰) Viên Minh Đại Sư là danh hiệu do nhà nước, chính quyền sở tại phong tặng cho Ngài, người có hạnh kiểm, đạo đức và lối sống tốt đẹp và trí tuệ sáng suốt (Minh 明) tròn đầy (Viên 圓). Mang lại lợi ích thiết thực cho quần sanh thời còn hành đạo.
Khi gặp dạng bài vị thế này, thú thật chúng tôi nếu tra tự điển, ngồi tại chỗ diễn dịch ra nghĩa lý của nó thì có thể cũng tạm được. Nhưng không chắc chắn là đầy đủ, súc tích gì cho lắm. Vì thế, để cho bảo đảm cách dịch đầy đủ, hoàn bị nhất, chúng tôi phải tìm vào Hòa thượng Thích Đồng Chơn, trụ trì chùa Bình An ở gần Chợ Dinh (mới), thuộc phường Nhơn Bình thành phố Quy Nhơn.
Như hai chữ Thụy Viết được Hòa thượng Đồng Chơn dịch sáng nghĩa, đầy đủ là Pháp hàm thụy. Pháp hàm thụy là danh từ của nhà nước, chính quyền sở tại khi phong tặng cho bậc tu hành nào đó đã viên tịch mà đạo đức và trí tuệ người này thuộc vào diện quỷ thần phải chắp tay cáo lui, người người phải cúi đầu bái phục.
Như thế, bạn đã hiểu. Danh hiệu Viên Minh Đại Sư là do nhà nước, chính quyền sở tại phong tặng cho Ngài Khánh Hội. Còn Thụy Viết, tức Pháp hàm thụy là để chỉ cho việc làm, sự phong tặng danh hiệu của nhà nước, chính quyền sở tại thực hiện đối với những bậc tu hành đạo cao đức trọng, trí tuệ hơn người khi họ đã viên tịch.
Nếu chúng tôi không tìm vào Hòa thượng Đồng Chơn để tham khảo, học hỏi về nghĩa lý sâu rộng của dạng bài vị mà mình chưa bao giờ tiếp xúc, gặp gỡ để nghe giảng giải trực tiếp những từ ngữ có phần đặc biệt này. Mà chỉ ngồi tại chỗ tra tự điển, dịch theo sự hiểu biết biệt lập cá nhân thì không thể viết ra được những từ ngữ chuyên môn, đặc thù như thế. Như ba chữ Pháp hàm thụy, tức Thụy Viết là một chứng minh vậy.
Sau khi đọc qua bài vị với 25 chữ Hán tại chùa Kim Đài 金臺 chúng ta hiện cũng chỉ tạm thời hiểu biết như sau. Đây là tổ sư Khánh Hội 慶會, thuộc dòng tu Lâm Tế đời thứ 37 ở trụ trì chùa. Nhưng rất tiếc bài vị lại không cho biết tổ Khánh Hội 慶會ở trụ trì chùa vào ngày tháng năm nào, thời nào? Mà chỉ nói vắn tắt danh hiệu Viên Minh Đại Sư là do chính quyền, nhà nước phong tặng. Vì thế, ý nghĩa giải thích của bài vị dạng này so ra cũng không giúp được gì hơn trong việc làm sáng tỏ lại tông tích của ngài Khánh Hội 慶會, kèm theo lịch sử ngôi chùa.
Một vụ giết người...
Ông Leadbetter cằn nhằn khe khẽ vẻ mất kiên nhẫn khi người ngồi bên cạnh đứng dậy và lóng ngóng thế nào lại vấp chân ngã nhào ngay trước mặt ông, cái mũ của gã đó rơi xuống ghế phía trước nên hắn ta phải chồm người qua để nhặt.
Lúc này đang là đoạn cao trào của Not A Sparrow, bộ phim tâm lý ly kỳ đầy chất bi ai và đẹp đẽ này hết sức cảm động do dàn diễn viên toàn sao đóng mà ông Leadbetter đã đợi xem cả tuần nay.
Nhân vật nữ chính tóc vàng do Katherine Royal (mà theo ông Leadbetter là nữ diễn viên màn bạc hàng đầu thế giới) thủ vai, đang vừa trút nỗi căm phẫn vừa la khản cả giọng:
"Không đời nào. Tôi thà chết đói. Nhưng tôi sẽ không chết đói đâu. Hãy nhớ những lời này: Không con chim sẻ nào gục ngã cả..."
Ông Leadbetter cáu kỉnh nghiêng đầu qua trái rồi qua phải. Mấy cái người này! Tại sao họ không đợi đến hết phim... mà bỏ về ngay đoạn xúc động thế này cơ chứ.
À, giờ thì tốt hơn rồi. Cái ông ăn vận lịch sự lịch sự đáng ghét đó đã đi ra ngoài. Ông Leadbetter giờ lại được xem trọn màn hình và cả cô Katherin Royal đang đứng bên khung cửa sổ biệt thự Van Schreine ở New York nữa.
Và đoạn này cô đang lên tàu lửa, tay bế đứa con nhỏ... Tàu lửa ở Mỹ kỳ quặc thật, chẳng giống ở Anh chút nào.
Và giờ lại là cảnh Steve sống trong túp lều trên núi...
Bộ phim cứ thế chảy theo mạch cho đến tận cái kết đầy cảm động và pha chút màu sắc tôn giáo.
Ông Leadbetter thở phào vẻ thỏa mãn khi đèn trong rạp bật sáng.
Ông chậm rãi đứng dậy, mắt hơi nhấp nháy.
Ông không bao giờ vội vàng rời rạp chiếu phim. Lúc nào ông cũng mất một vài giây mới có thể quay lại với hiện thực tẻ nhạt của cuộc sống đời thường.
Ông liếc nhìn xung quanh. Chiều nay không có nhiều khán giả lắm. Cũng phải thôi, họ đang ở trường đua ngựa hết rồi còn đâu. Ông Leadbetter chẳng ưa gì mấy cái trò đua ngựa, đánh bài, uống rượu hay hút thuốc. Điều này càng khiến ông hứng thú với việc đi xem phim hơn.
Mọi người ai nấy đổ xô về phía lối ra. Ông Leadbetter cũng chuẩn bị theo sau. Người đàn ông ngồi hàng ghế trước ông đang rũ rượi xuống ghế. Ông Leadbetter cảm thấy giận dữ khi nghĩ ai xem bộ phim hay như Not a Sarrow mà lại ngủ được kia chứ.
Một quý ông giận dữ nói với người đàn ông đang ngủ mà chân anh ta thì duỗi ra chắn cả lối đi:
"Này ông gì ơi."
Ông Leadbetter đã tới được lối ra. Ông nhìn lại.
Hình như có chút náo động ở trong đó. Người bảo vệ rạp hát... một vài người khác... Có lẽ người đàn ông ở ghế trước ông đang say bí tỉ chứ chẳng phải đang ngủ...
Ông chần chừ rồi đi tiếp và thế nên ông đã bỏ lỡ tin giật gân trong ngày-một tin còn giật gân hơn cả chuyện gần nửa số người đã thắng cược trong cuộc đua St. Leger khi chọn con 85 chứ không phải con số 1.
Người bảo vệ nói:
"Có thể ông nói đúng thưa ông... Ông ta bị ốm... Sao? Chuyện gì thế thưa ông?"
Người kia rụt tay và vừa la lớn vừa nhìn vết bẩn dinh dính màu đỏ.
"Máu..."
Người bảo vệ la thất thanh.
Anh ta chợt thấy góc của vật gì đó màu vàng lòi ra từ phía dưới ghế ngồi.
Anh ta hô: "Trời ơi! Đó là ab-ABC."
(Trích CHUỖI ÁN MẠNG A.B.C, trang 206-208, Agatha Christie)
***
Xử lý một văn bản cần đọc đi đọc lại nhiều lần
Vâng, nếu các bạn chưa vừa lòng với thông tin quá mờ nhạt trên tấm bài vị về lai lịch của tổ Khánh Hội 慶會 do chúng tôi sưu tầm, cung cấp. Vậy ngang đây, chúng tôi xin mời các bạn trở lại câu Kiều 2048 để hiểu rõ, sâu sắc hơn những gì mà Nguyễn Du đã cố ý muốn cho lịch sử ngày sau biết rõ tổ Khánh Hội 慶會 là ai:
"Chuông vàng, khánh ngọc bên mình giở ra..."
Đọc qua câu này có thể các bạn chưa hiểu rõ thâm ý của Nguyễn Du. Với chúng tôi thì "chuông vàng khánh ngọc" là để chỉ cho hành động tập trung, gom góp các đồ pháp khí lại một chỗ. Mà tập trung cũng tức là hội lại, họp lại. Tức chỉ cho chữ hội. Và hội ở đây chính là chữ Hội 會 của Khánh Hội 慶會. Trong tiếng Hán, Hội 會 có nghĩa là họp, như khai hội 開會: mở hội, hay hội nghị 會議: họp bàn.
Đọc qua nhiều những câu giải mã của chúng tôi đối với những mật mã của Nguyễn Du chắc ít nhiều các bạn cũng đã nhận thấy phương pháp sử dụng mật mã của Nguyễn Du phần nhiều được tập trung, nhắm vào một số nguyên tắc cố định. Có khi Nguyễn Du sử dụng lối văn tả cảnh tả tình thuần túy hay đẹp để biến hóa ra mật mã. Như hai câu 55-56 dùng để chỉ cho chữ Thần 臣, tức Thìn:
"Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ giữa ghềnh bắc ngang..."
Đọc hai câu này đố ai nghĩ ra đó là chữ Thần 臣! Nhất khi chữ "giữa" bị sửa thành chữ "cuối".
Hoặc có khi Nguyễn Du cho mật mã ẩn dưới những nỗi niềm trắc ẩn, day dứt miên man, khôn nguôi của người này, người kia. Như đoạn Thúy Kiều Thu Mai trước lầu "Tương Bích" khi nhớ quê hương, gia đình, nhớ người dưới nguyệt chén đồng, tin phương luống những rày trông mai chờ hôm nào trong vườn thúy thơ mộng của cái thời nay đã cách xa ôi nghìn trùng:
"Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông nước vỗ mạn thuyền,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi..."
Các câu tâm sự này được Nguyễn Du dùng để ám chỉ cho chữ Hoàng 黄 Thảo Nhất Điền Bát 丱一田八 mà chúng tôi đã có nói trên bài viết BUỒN TRÔNG NỘI CỎ DÀU DÀU...
Lại có khi Nguyễn Du cao hứng, mượn cảnh sắc thiên nhiên trời mây sông nước để ẩn dụ cho dạng mật mã hư hư thực thực nào đó mà khi đọc qua người đọc tất sẽ bị xỏ mũi, lôi đi xềnh xệch, không còn biết trời trăng mây gió gì nữa hệt như một hành giả thiền tông khi đã xỏ mũi được chú trâu (tâm) hoang dã, hung hăng rồi dẫn đi đâu thì nó liền đi theo đó vậy (tranh số 5):
Tụng:
Tiên sách thời thời bất ly thân,
Khủng y túng bộ nhập ai trần.
Tương tương mục đắc thuần hòa dã,
Cơ tỏa vô ức tự trục thân.
Dịch:
Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân,
Ngại y chạy sổng vào bụi trần.
Chăm chăm chăn giữ thuần hòa dã,
Dây mũi buông rồi vẫn theo gần.
Giải:
Roi và dây chú mục đồng luôn luôn nắm trong tay không bao giờ rời. Chú sợ trâu nhảy vọt vào lùm bụi, nên phải luôn chăn thật kỹ. Bao giờ trâu được thuần rồi, thì chừng đó mới buông dây mũi không kềm chế nữa, trâu tự nó đi theo chú.
Bộ môn văn sử học Bắc Nam bị Thanh Tâm Tài Nhân Nguyễn Du xỏ mũi, chăn dắt như chú trâu hoang dã, hung hăng kia vậy nay đã được thuần thục, ngoan ngoãn, hiền lành lắm rồi. Nên hiện giờ tuy đã hơn 200 năm vèo trôi như giấc ngủ trưa mà sợi dây chăn dắt Nguyễn Du thả tự do mà chú trâu vẫn nằm im, không chống cự, nhảy nhót gì nữa. Ai làm gì làm, réo sao réo, mặc, văn học Bắc Nam vẫn cứ cho truyện Kiều là của Tàu. Xem ra nghệ thuật chăn trâu của Nguyễn Du cũng tài tình lắm ấy chứ?
Ha ha ha!
Chăn trâu
Như đã nói. Dạng mật mã hư thực thực hư, ảo ảo mờ mờ như câu Kiều 1036 dưới đây:
"Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia..."
Ai dám nói. "Cát vàng cồn nọ" không phải là chữ Điền 田 và chữ Bát 八?. Và "bụi hồng" là chữ Thảo 丱, "dặm kia" là chữ Nhất 一 ?. Ai dám nói?
Trong các trường hợp mật mã được Nguyễn Du sử dụng ở trên, thì trường hợp thứ nhất là mượn sự vật bên ngoài, đã có can thiệp của bàn tay con người để ám chỉ, viết ra. Trường hợp thứ hai là mượn tâm sự, nỗi lòng của nhân vật để liên tưởng và kết cấu, biến diễn ra mật mã. Trường hợp thứ ba là dựa vào trời mây sông nước hữu tình, hoàn toàn chưa có bàn tay con người đụng chạm để phát họa, vẽ ra mật mã hư ảo, hệt bức tranh thủy mặc chốn thần tiên thoát tục vậy. Riêng câu Kiều 2048 được Nguyễn Du dựng lên một trường hợp mà khi đọc qua khiến người đọc sẽ tự động thấy xuất hiện ra trước mắt một hoàn cảnh, sự việc cứ y như rằng. Người đẹp Thúy Kiều đã đang ôm một đống đồ pháp khí lỉnh kỉnh, linh tinh của nhà chùa như chuông, khánh, có thể có cả tang, mõ, dùi trốn thoát nơi ở ra đi. Ngờ đâu lạc vào ngôi chùa thấp thoáng ở xa xa. Và đó lại là chùa của bà vãi Vân Dương Khánh Hội đang trú ngụ tu hành.
Đây chỉ là tình cảnh, sự việc hoàn toàn không có thật trong lịch sử. Bởi một con người nào đó khi đã quyết định bỏ nhà ra đi thì người đó không điên gì lại mang vác một mớ đồ cồng kềnh, luộm thuộm nào chuông, mõ, tang, khánh lung tung, kè kè theo bên mình như vậy làm gì cho thêm vướng bận, khiến dễ bị phát hiện, hô hoán. Nhất đó là Thúy Kiều, một con người có thật và là một nhan sắc chim sa cá lặn, nghiêng nước nghiêng thành với những tài năng siêu việt, hiếm có vào thời ấy, kể cả nay. Họa may đó là Tế Điên Hòa thượng ở bên Tàu đội mồ sống dậy đi lang thang quậy phá thiên hạ thì nói còn dễ nghe. Cũng có thể đó là Bùi sinh do thất tình, chán nãn bởi không được giai nhân nào đó đáp trả, chắp mối duyên hờ hững nên từ đó đâm ra bất mãn thế thái nhân tình cục bộ, bèn tập trung xong nồi, sách vở, mèo con chó con nhét vào bao bố to đùng mang vác đi khắp hang cùng ngõ hẽm ở Sài thành khi xưa cho bõ ghét:
"Sài Gòn chợ Lớn rong chơi,
Đi lên đi xuống đã đời du côn..."
Có khi Bùi sinh tìm đến đứng trước cửa nhà người đẹp chỉ chỏ, nói lầm bầm gì đó một hồi rồi khoát tay, quay mặt bước thẳng một lèo mất dạng...
May ra tróc sơn thần thổ địa lên tra thì mới biết Bùi sinh đã nói những gì chăng?
Như đã nói. Chuyện Thúy Kiều đã bỏ nhà trốn đi mà lại cà tửng, vác theo một mớ đồ pháp khí lỉnh kỉnh nào chuông, mõ, khánh, tang rồi đem trình ra trước vãi "Ẩn Duyên" thật ra chỉ là một lớp lang bài bản, được Nguyễn Du cao hứng dàn dựng lên cho có cớ, có tuồng tích hòng mới dễ vẽ ra tên tuổi, mặt mũi bà vãi Vân Dương, tức Khánh Hội慶會 cho rõ ràng, hợp lý trước ba quân thiên hạ mà không một ai bắt bẻ, tra gạn, hỏi han gì được. Bởi cái tên "Ẩn Duyên" trước đó là dùng để ám chỉ con sông Như Ý, nơi có làng Vân Dương. Còn câu: "Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu..." là chỉ cho tên làng Vân Dương. Riêng hai chữ Khánh Hội 慶會 thì Nguyễn Du chắc bó tay, hết phép. Bèn nặn óc, chắp tay sau đít đi tới đi lui, nghĩ ra chuyện tào lao cắc cớ. Dựng lên tích tiếng gà điểm nguyệt cũng là lúc Thúy Kiều trèo tường bỏ nhà ra đi là để ám chỉ cho ngôi chùa Thiên Đài. Còn để viết ra hai chữ Khánh Hội 慶會 sao cho hợp lý, dễ nghe, đọc qua liền gật thì chỉ còn cách duy nhất. Đó là dựng lên trường hợp Thúy Kiều vác theo một mớ các đồ pháp khí dùng gõ mõ tụng kinh của nhà chùa thì mới có điều kiện, cơ sở hợp pháp viết ra được hai chữ Khánh Hội 慶會:
"Chuông vàng khánh ngọc bên mình giở ra..."
Như vậy, "khánh ngọc" là hai chữ nói tắt của pháp danh và tên đời của vãi Khánh Hội Ngọc Tuyên, trụ trì chùa Thiên Đài. Còn danh từ "Tam Hợp đạo cô" có hai ý nghĩa như sau. Thứ nhất. "Tam" là chữ nói tắt của Tam Thập Thất như trong bài vị bàn thờ tổ chùa Kim Đài 金臺. "Hợp" cũng là Hội, chữ lấy trong hai chữ Khánh Hội. Thứ hai. "Tam Hợp" hay "Tam Hội" là ẩn dụ cho đường lối tu hành của vãi Khánh Hội Ngọc Tuyên đã có từ xa xưa, là lấy Phật Lão Nho gộp chung, gọi là "Tam giáo đồng quy".
"Đạo cô" là ẩn dụ cho pháp tu của vãi Ẩn Duyên là nghiêng hẳn về môn lên đồng nhập bóng. Cho nên bà mới có khả năng biết trước Thúy Kiều Thu Mai sẽ trôi sông mà tìm vị trí thích hợp bên bờ sông Tiền Đường 前堂, lập ra thảo am Châu Ứng Từ để dễ dàng vớt nàng đưa lên cứu sống.
Bạn đã hiểu chuyện gì là chuyện gì chưa?
Ngược thời gian trở về
quá khứ phút giây chạnh lòng...
Tấm bảng hiệu KIM ĐÀI TỰ 金 臺 寺 mà các bạn thấy trước mắt chúng tôi nghe Thượng tọa Nguyên Đạt cho biết là từ xa xưa còn lại, nhà chùa thỉnh thoảng sơn phết lại thôi. Dòng lạc khoản hàng đứng, phía bên phải có 9 chữ, nhưng bị xóa mất ba chữ, còn lại sáu chữ là 年柒月日崇修 Niên Thất Nguyệt Nhật Sùng Tu. Niên 年 là năm. Thất 柒 là bảy, cùng nghĩa như chữ 七 này. Nguyệt 月 là tháng. Nhật 日 là ngày. Sùng 崇 là cao, như núi cao, tức chỉ cho trường hợp khi mình có lòng quý chuộng, tôn trọng ngôi cao quý nào đó thì gọi là sùng. Hay khi tôn trọng ai mà một lòng kính phục thì gọi là sùng bái, kính ngưỡng. Tu 修 là sửa sang, sửa chữa và phục hồi, như sửa sang, phục hồi nhà cửa, chùa chiền, sửa đường và sửa chữa các công trình nào đó, vvv...
Ba chữ Kim Đài Tự. Nhưng ngày xưa là Thiên Đài Tự
Với sáu chữ còn lại Niên Thất Nguyệt Nhật Sùng Tu 年柒月日崇修 nó chỉ giúp chúng ta tạm hiểu ý diễn bày dang dở như sau: "Một ngày... (Nhật) tháng 7 (Thất) của năm (Niên) được sửa chữa, trùng tu (Sùng Tu). Căn cứ vào những chữ còn lại cùng ý nghĩa được giải thích, cọng với sự suy diễn, chắp nối thì có thể những chữ bị xóa cho biết rõ năm và ngày chùa Thiên Đài 天臺 được trùng tu, sửa chữa. Chính xác đó là thời Tây Sơn đang cai trị đất nước. Và có thể đó là năm mà Hoàng Đế Quang Trung vẫn còn. Chứ bước qua thời Cảnh Thịnh thì tình hình chính trị nội bộ đã biến chuyển, căng thẳng lắm rồi bởi cái chết của Hoàng đế Quang Trung vào năm 1792. Và ít nhiều Bắc cung Hoàng hậu vào thời điểm ấy cũng bị phe đối lập quy chụp, kết tội là đã thông đồng, âm mưu với đám loạn tướng cùng Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc để ám hại Hoàng đế Quang Trung.
Với tình hình chính trị rối mù, căng như sợi dây đàn vào lúc này như đã nói thì Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai cũng khó mà chủ động đứng ra trùng tu, sửa chữa chùa Thiên Đài 天臺 để cho vãi Ẩn Duyên Khánh Hội được đẹp lòng. Còn trường hợp, nếu như sau lưng Hoàng hậu lúc này vẫn có những người thân tín để Bà dựa lưng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích chẳng hạn thì có thể chùa được trùng tu, sửa chữa dưới thời vua Cảnh Thịnh.
Tóm lại. Dù cho chùa Thiên Đài 天臺 được Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai cho trùng tu, sửa chữa dưới thời Quang Trung hay Cảnh Thịnh thì đó cũng vẫn là dưới thời Tây Sơn. Và đây chính là lý do để ngôi cổ tự này cùng với rất nhiều ngôi chùa khác, có liên hệ mật thiết đến Tây Sơn phải bị chung số phận. Kế hoạch triệt tiêu, tẩy xóa, quét sạch dấu tích phe đối lập dưới chính sách cai trị độc tài triều Nguyễn.
Căn cứ vào những gì do Thượng tọa Thích Nguyên Đạt và các thầy trẻ chùa Kim Đài 金臺 cho biết. Thì ngôi cổ tự Kim Đài 金臺 có đã từ lâu lắm rồi. Ngài Khánh Hội 慶會, tức vãi Khánh Hội Ẩn Duyên chỉ là người nối nghiệp dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 37 ở trụ trì, trông coi, quản lý chùa mà thôi. Và cũng căn cứ vào dòng lạc khoản chỉ còn sót lại sáu chữ hàng đứng trên bảng hiệu chùa Kim Đài 金臺, chúng tôi dám khẳng định ngôi cổ tự này đã được Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai vào đời Tây Sơn, khi Hoàng Đế Quang Trung còn sống Bà đã cho tiến hành trùng tu, sửa sang lại cho bề thế, khang trang hơn. Nhưng khi nhà Tây Sơn sụp đỗ, nhà Nguyễn lên, thì ngôi cổ tự này đã bị tàn phá, bỏ hoang, nhiều vật dụng trong chùa như kinh sách, cốt tượng, đồ pháp khí có thể đã bị tiêu hủy, đốt sạch,một số do dân làng thừa cơ lén lấy mang về làm của riêng, nên chùa chẳng còn chi.
Thủ phạm vụ tẩy xóa, thủ tiêu dấu tích lịch sử này như đã nói chắc không ngoài bàn tay của vua quan, binh tướng triều Nguyễn.
Hiện chùa cũng còn sót lại một di tích nữa. Đó là cái đôn hình lục giác được tạc, đẽo, chế tác bằng đá xanh, rất đẹp, với hình hoa văn trang trí xung quanh. Hình thức của cái đôn này chứng tỏ nó là của triều đình ban tặng cho nhà chùa. Chứ ngoài dân dã không ai lại bỏ công ngồi tạc, đẽo quá công phu, tỷ mỷ những đồ vật chỉ mang tính chất kê lót, đôn cao như vậy rồi mang vào dâng cúng cho chùa chiền. Chúng tôi có chụp lại những di tích này đưa lên bài viết để làm chứng tích cho ngôi chùa lịch sử Thiên Đài 天臺 ở thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, thành phố Huế, nơi Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai từng ở tu hành, cơm rau đạm bạc qua ngày, trau dồi đức hạnh cùng với vãi Khánh Hội Ẩn Duyên thời xa xưa ấy.
Di tích xưa chùa Thiên Đài còn sót lại cái đôn hình lục giác này đây. Ảnh chụp lúc 08h46 ngày 03 tháng 07 năm 2017
Chúng tôi cũng không rõ là khi đọc đến ngang đây, có một ai khởi lên ý niệm. Nếu bà vãi Khánh Hội Ngọc Tuyên đã có mối giao hảo sâu nặng ân tình với Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai như vậy, thì chắc chắn là nhà nước Tây Sơn, mà đại diện là Hoàng đế Quang Trung tất cũng phải có những ưu ái vượt bực đối với bà vãi đặc biệt này chứ?
Bởi những gì chúng tôi đã nói ở trên dù sao đó cũng chỉ là những suy luận và áp đặt. Chứ hiện tại không có một chứng cớ nào để nói rằng chùa Thiên Đài được trùng tu, sửa chữa dưới thời Tây Sơn cai trị đất nước. Nhưng nếu có một chứng cớ cụ thể, chi tiết nào đó được mang ra giải trình nghe sao cho hợp lý thì có thể sẽ chứng minh được lập luận ở trên là có cơ sở vững vàng để mọi người có thể an tâm, đặt vào đó một niềm tin bất động.
Đúng, câu hỏi của các bạn rất hay, bởi nó sẽ vạch ra một hướng tiếp cận, tức hướng giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, nghi ngờ chưa được nói tới trong bài viết. Vậy ở đây chúng tôi sẽ trả lời ngay vào câu hỏi của các bạn.
Thưa các bạn,
đọc hết tất cả các bài viết mang tựa đề Rành rành Chiêu ẩn am ba chữ bài... các bạn đã hiểu ý chúng tôi chỉ tập trung vào luận điểm, vấn đề duy nhất. Bà vãi Vân Dương Ngọc Tuyên, tức Khánh Hội 慶會 không hoạt động, làm gián điệp nằm vùng lấy tin tức quân đội, nhà nước Tây Sơn cung cấp cho Nguyễn Ánh trong kia. Mà đây chỉ là do triều Nguyễn và con cháu, dòng họ của họ cố tình dựng lên việc bà vãi Vân Dương Ngọc Tuyên làm gián điệp nằm vùng với mục đích duy nhất là tìm mọi cách thủ tiêu, tận diệt nhà Tây Sơn trên rất nhiều phương diện, trong đó có sử dụng, tức mượn Phật giáo làm công cụ cho mục đích, âm mưu tối thượng này!
Nhưng nhà Nguyễn và con cháu, dòng họ đã nhầm to! Bởi trong truyện Kiều Nguyễn Du đã công bố cho lịch sử ngày sau biết rõ con người, phẩm chất của vãi Vân Dương Ngọc Tuyên là như thế nào rồi. Và một khi đã là chỗ thâm giao tri kỷ, là thầy trò với Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai, thì không thể có chuyện bà lại đi làm gián điệp nằm vùng, lấy tin tức Tây Sơn báo cho Nguyễn Ánh trong kia. Nếu vãi Vân Dương Khánh Hội thật sự là người vô đạo đức, bất nhân, có tâm địa xấu ác như vậy thì làm gì có chuyện nhà nước, chính quyền Tây Sơn lại điên khùng lập bài vị, phong tặng cho bà những danh hiệu cao quý, tốt đẹp và trang trọng như thế?
Nhưng lấy gì, căn cứ vào đâu để nói tấm bài vị với 25 chữ trang trọng Tự Lâm Tế Chánh Tông Đệ Tam Thập Thất Đại Thượng Khánh Hạ Hội Húy Đại Sâm Thụy Viết Viên Minh Đại Sư Mạo Tòa là của chính quyền, nhà nước Tây Sơn phụng lập, sắc phong cho vãi Khánh Hội Vân Dương?
Hay! Quá hay! Tuyệt vời! Xin chân thành cảm ơn bạn đã liên tiếp đưa ra nhiều câu hỏi rất hay khiến cho vấn đề, câu chuyện cứ tưởng đâu là sẽ trôi, sẽ đi qua dễ dàng với những cách tiếp cận thờ ơ, dễ duôi nhưng đã bất chợt. Dừng lại đúng lúc, và được trịnh trọng đặt lên bàn hội nghị, buộc bắt tất cả phải cùng nhìn nhận trở lại vấn đề, câu chuyện đúng như sự thật của nó. Để rồi tất cả cùng nhau luận bàn, làm việc cho tới nơi tới chốn với tinh thần lấy pháp luật và sự thật làm mục tiêu cứu cánh cho sự nghiệp.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn những câu hỏi quá tuyệt của bạn vậy.
Ai là thủ phạm giết người?
...Ngoài trời đang mưa. Thora Grey mặc một chiếc áo khoác đen, váy và khăn quàng bằng lông. Chiếc mũ nhỏ đội lệch trên mái tóc vàng óng ả.
Cô đi thẳng đến và nói với Franklin Clarke, bàn tay cô chạm vào cánh tay anh và đợi anh trả lời.
"Doncaster-vào ngày lễ St. Leger."
Chúng tôi ngồi xuống bàn luận. Không hẹn mà chúng tôi đều có mặt đông đủ, nhưng lễ hội đua ngựa chắc chắn làm cho kế hoạch chúng tôi chuẩn bị trước đây trở nên phức tạp hơn.
Một cảm giác chán nản thoáng qua trong đầu tôi. Nói cho cùng nhóm sáu người này có thể làm được gì dù họ quan tâm đến vụ án nhiều đến đâu đi nữa? Sẽ có vô số cảnh sát chờ đợi và ở trong tình trạng báo động, họ sẽ canh gác tất cả những nơi mà tên giết người có khả năng sẽ xuất hiện. Thêm sáu cặp mắt nữa thì sẽ giúp thêm gì chớ?
Như để trả lời cho câu hỏi trong đầu tôi, Poirot cất cao giọng, ông nói như một ông hiệu trưởng hay cha xứ giảng bài.
"Mes enfants-các cháu ạ", chúng ta không được phân tán sức mạnh của mình. Chúng ta phải xử lý vụ này có phương pháp và theo tư duy riêng của mỗi người. Để tìm ra sự thật chúng ta phải tìm kiếm từ bên trong chứ không phải từ bên ngoài. Mỗi người trong chúng ta phải tự hỏi mình rằng chúng ta biết gì về tên giết người? Chúng ta phải dựng lên bức tranh tổng hợp về người đàn ông mà chúng ta sẽ tìm kiếm."
"Chúng ta chẳng biết gì về hắn cả," Thora Grey thở dài vô vọng.
"Không, không đâu cô gái ạ. Không đúng. Mỗi chúng ta đều biết một điều gì đó về hắn-nếu chúng ta biết được mình đã biết gì. Tôi tin cái chúng ta biết vẫn ở đó nếu chúng ta có thể nắm bắt được."
Clarke lắc đầu.
"Chúng tôi không biết gì cả-không biết hắn ta già hay trẻ, trắng hay đen! Không ai trong chúng ta từng thấy hắn hay nói chuyện với hắn! Chúng ta đã lật đi lật lại mọi thứ chúng ta biết rồi còn gì."
"Chưa hẳn là tất cả đâu! Ví dụ cô Grey nói với chúng ta cô không thấy hay không nói chuyện với ai lạ vào ngày ngài Carmichael Clarke bị giết cả."
Thora Grey gật đầu: "Đúng thế mà."
"Thật không? Cô à, phu nhân Clarke kể với chúng tôi rằng từ cửa sổ phòng bà ấy đã thấy cô đứng nói chuyện với một người đàn ông ở cửa trước."
"Bà ấy thấy tôi nói chuyện với một người lạ ư?" Cô gái có vẻ ngạc nhiên thật sự. Chắc hẳn vẻ trong trẻo và tinh khiết của cô chẳng có ẩn chứa điều gì không chân thật cả.
Cô gái lắc đầu.
"Phu nhân Clarke hẳn đã nhầm lẫn rồi. Tôi không hề-Ồ!"
Từ cảm thán đó tự nhiên vọt ra. Má cô ửng đỏ.
"Giờ thì tôi nhớ ra rồi! Tôi thật ngốc! Tôi quên mất chuyện đó. Nhưng chẳng quan trọng gì cả. Đó chỉ là người đàn ông đến bán bít tất-cựu chiến binh ấy mà. Họ lì lắm. Tôi phải đuổi ông ta đi đấy. Tôi đi ngang phòng khách thì ông ta đến ngay bậc cửa. Ông ta nói chuyện trực tiếp với tôi chứ không bấm chuông nhưng ông ta trông không có vẻ gì là người xấu. Tôi nghĩ đó là lý do vì sao tôi quên mất ông ấy."
Poirot lắc lư người, hai tay ông vỗ vỗ vào đầu. Ông lẩm bẩm một mình vẻ dữ dội nên không ai dám nói gì mà chỉ nhìn chằm chằm vào ông.
Ông lẩm bẩm: "Bít tất... bít tất... bít tất... bít tất... sắp ra rồi... bít tất... mô-típ đó... đúng rồi... ba tháng trước... ngày hôm kia... và bây giờ. Trời ơi, tôi tìm ra rồi!"
Ông ngồi thẳng dậy và nhìn tôi vẻ tự hào.
"Ông nhớ không, Hastings? Andover. Ở cửa hàng đó. Chúng ta lên tầng trên. Trong phòng ngủ. Trên ghế. Có một đôi bít tất mới bằng vải lụa. Và bây giờ tôi biết hai hôm trước cái gì đã khiến tôi chú ý. Chính là cô..." Ông quay sang Megan. "Cô bảo mẹ cô khóc vì bà mua cho em gái cô mấy đôi bít tất vào ngày vụ giết người xảy ra..."
Nữ hoàng truyện trinh thám Agatha Christie. Một nhà văn làm việc rất chuyên nghiệp
Ông nhìn từng người một.
"Mọi người thấy không? Cùng một mô-típ xảy ra ba lần. Chúng ta không thể cho đó là sự trùng hợp được. Khi cô ấy nói tôi đã linh cảm điều cô nói liên quan đến cái gì đó. Bây giờ thì tôi biết là cái gì rồi. Lời nói của bà Fowler-hàng xóm kế bên nhà bà Ascher. Rằng có mấy người hay đến nài nỉ để bán hàng và bà có nhắc đến bít tất. Cô hãy cho tôi biết có phải mẹ cô mua những đôi tất đó không phải ở cửa hàng mà từ người bán dạo đến tận nhà đúng không?"
"Vâng, vâng, đúng như thế... Giờ tôi mới nhớ ra. Mẹ tôi nói bà thấy tội nghiệp mấy người đàn ông khốn khó đó vì họ phải đi khắp nơi để bán cho được hàng."
"Nhưng có liên quan gì chứ?" Franklin hỏi lớn. "Một người đàn ông bán bít tất chẳng nói lên được điều gì cả!"
"Các bạn ạ, tôi khẳng định đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên đâu. Ba vụ án-và cứ mỗi lần ông đó đi bán bít tất, ông ta cũng đi thám thính trước địa bàn."
Ông xoay người sang Thora:
"A vous la parole-Miêu tả người đàn ông này đi".
Cô gái ngây người nhìn ông.
"Tôi không thể... Tôi không biết kể thế nào... Tôi nghĩ ông ấy có đeo kính và mặc một cái áo khoác đã sờn vai..."
"Mieux que ca, mademoiselle?-Còn gì nữa không, thưa cô?"
"Dáng ông ấy đứng hơi khòm... Tôi cũng không chắc lắm. Tôi không nhìn rõ mặt ông ta. Ông ta chẳng có gì đáng chú ý cả..."
Poirot nói vẻ nghiêm trọng.
"Cô nói đúng. Tất cả bí ẩn của các vụ giết người đều nằm ở những gì cô vừa miêu tả về kẻ giết người đó-vì thế không còn nghi ngờ gì nữa hắn ta chính là kẻ giết người! 'Hắn ta không có gì đáng chú ý cả'. Đúng thế, không còn nghi ngờ gì nữa... Cô đã miêu tả đúng tên giết người rồi đó!"
(Trích CHUỖI ÁN MẠNG A.B.C, trang 182-186 của Agatha Christie)
***
Chứng tích vụ án giết người là đây!
Các bạn có biết. Các câu Kiều từ câu 3229 đến câu 3232 là Nguyễn Du ý muốn nói gì hay không?
Nếu chưa bao giờ các bạn lưu ý, xin mời các bạn vui lòng bỏ chút đỉnh thời gian vàng ngọc nghe phần giải trình sau đây vậy. Xin mời các bạn đọc lại các câu này xem sao:
"Đến nơi đóng cửa cài then,
Rêu trùm kẽ ngạch, cỏ len mái nhà.
Sư đà hái thuốc phương xa,
Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu..."
Chúng tôi đi ngược từ dưới lên trên. Câu 3231: "Sư đà hái thuốc phương xa..." là Nguyễn Du lấy điển tích tuy nói rằng đã rất xa xưa, vạn dặm muôn trùng, nhưng hiện nay vẫn còn tín nhiệm nhiệt tình. Đó là đúng vào ngày mồng Năm tháng Năm âm lịch hằng năm người Việt Nam vẫn thường đi lên núi bẻ lá cây về làm thuốc chữa trị các chứng bệnh. Tích này xuất phát từ câu chuyện ông quan Khuất Nguyên nhảy sông Mịch La chết bên Tàu. Ở đây, trong câu chuyện tình sử chốn quan trường này thì Nguyễn Du chỉ mượn tích hái thuốc đúng vào ngày tết Đoan Ngọ để ám chỉ cho sự việc...
Mà việc quái gì thế?
Muốn bày trò gì đây?
Muốn biết à? Hay lắm! Vậy xin mời các bạn đọc tiếp câu 3232: "Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu?". Nếu từng đọc thơ cổ nhiều chắc các bạn cũng không còn lạ gì tích Thôi Hiệu đề thơ trên lầu Hoàng Hạc. Trong bài thơ Đường luật phá cách Hoàng Hạc Lâu này có hai câu như sau:
"Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du..."
Dịch nghĩa:
"Hoàng hạc một khi đã bay đi, không bao giờ trở lại,
Mây trắng ngàn năm còn bay chơi vơi..."
Dịch Thơ:
"Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay..."
Hai câu dịch thơ ở trên là của Tản Đà, đại diện cuối cùng của nền thơ cũ Việt Nam. Sau đại diện cuối cùng này thì văn học Việt Nam từ đó cũng đã lật sang một trang mới. Thời đại cũ chấm hết ngang đây. Và có thể nói từ đây văn học Việt Nam đã không còn những tác giả với những bài thơ mang hơi hướng sử thi nào nữa. Thoảng hoặc chỉ một vài người còn tỏ chút tình lưu luyến, bịn rịn với dòng thơ cũ xưa. Nhưng một con én không làm nên một mùa xuân. Chúng ta cũng không nên bàn sâu vào chuyện này làm chi.
Nếu lưu ý, các bạn sẽ thấy câu thực thứ hai qua phần dịch thơ của cụ Tản Đà không được chuẩn lắm. Như chữ "bây" thứ năm. Chữ này mà cụ dịch ra một thanh bằng không dấu là hoàn toàn không đúng, nói gì không hay. Chữ thứ năm này theo chúng tôi phải là một thanh trắc thì mới hay và đúng nhất. Đây chúng tôi nói về cách thẩm âm, tức khi đọc, dịch thơ, nghiên cứu thơ cần phải đọc, ngâm lên thì mới biết chữ nào được và đúng, chuẩn. Còn nếu cứ dịch theo suy diễn riêng biệt của đầu óc, tư tưởng thì không bao giờ bạn có thể biết những đúng sai, được và chưa trong câu dịch. Đây nói về thơ, không phải văn xuôi.
Trong câu dịch thơ này của cụ Tản Đà, chúng tôi thấy chưa được đầy đủ, trọn ý nghĩa lắm so với câu nguyên bản. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu dưới đây một bản dịch khác, của một tác giả, với câu thực thứ hai nghe có vẻ gần hơn, đã lột tả được ý thâm trầm, muốn nói hơn của câu nguyên bản Thôi Hiệu.
Đó là nhà thơ người gốc Huế, bút hiệu là Trương Nam Hương. Vào tháng 09 năm 2017 Trương Nam Hương có cho ra mắt quyển Đường Thi Ngẫu Dịch do NXB Thanh Niên ấn hành. Trong tập cổ thi này Trương Nam Hương cũng có dịch bài thơ chữ Hán Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu qua Việt ngữ. Hai câu thực qua cách dịch của nhà thơ Trương Nam Hương như sau:
"Hạc xa chẳng lại bao giờ,
Ngàn năm lơ lững nỗi chờ trắng mây..."
Trong hai câu này chúng tôi chỉ nói tới câu thứ hai. Đó là sự chờ đợi dài lâu giữa trời không của mây trắng khi bóng hạc chỉ một lần qua không bao giờ quay trở lại. Thưa các bạn với câu dịch thơ thứ hai này của nhà thơ Trương Nam Hương chúng tôi cho là sát và hay nhất so với câu nguyên bản của Thôi Hiệu.
Nhưng thôi, chúng ta nên trở lại trọng tâm câu chuyện. Chuyện đúng sai, hay dở chẳng những chỉ mỗi cụ Tản Đà, Trương Nam Hương và của nhiều người khác nữa thôi hãy để đó cho văn học xử lý, nói chuyện. Đa mang vào mấy chuyện này càng thêm rách việc.
Nếu lấy câu Kiều 3232 của Nguyễn Du đem liên kết với hai câu thực của Hoàng Hạc Lâu qua cách dịch được và chưa của những nhà thơ ở Việt Nam xưa nay thì có thể tạm nói rằng. Bà vãi Ẩn Duyên Vân Dương đã bất chợt ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho những người trong cuộc khi ván bài lịch sử hậu bán kỷ 18 đã sắp đến hồi chung cuộc rồi than ôi:
"Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu?"
"Hạc" ở đây là chỉ cho vãi Ẩn Duyên Khánh Hội lúc này do tuổi đã cao nên đã ra đi. "Hạc" có nghĩa là chỉ cho người tuổi đã qua ngưỡng nhân sinh thất thập cổ lai hy trở lên. Và mặc dù vãi "Ẩn Duyên" đã ra đi nhưng quê hương, làng xã Vân Dương kia của Bà thì cũng vẫn còn mãi đó trong không gian, thời gian bất diệt, vô tận. Để rồi hơn 200 năm về sau mới có một người một hôm bất chợt chong đèn, thui thủi một mình một bóng âm thầm ngồi lật lại dòng lịch sử vô ngôn được ký thác trong tập truyện tình sử chốn quan trường của dân tộc nhưng thật khốn nạn. Đã bị toàn thể dân Việt khước từ, lạnh lùng đẩy qua tuốt bên kia màn sương không một chút xót thương...
"Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay..."
Hay:
"Ngàn năm lơ lững nỗi chờ trắng mây..."
Câu thực thứ hai này của Hoàng Hạc Lâu qua phần dịch thơ của cụ Tản Đà và Trương Nam Hương được Nguyễn Du mượn khéo để chỉ cho làng Vân Dương, quê hương của vãi "Ẩn Duyên" nằm bên sông Như Ý mà chúng tôi đã có nói.
Và để làm sáng tỏ hơn nữa về lập luận của chúng tôi đối với việc ra đi của vãi Ẩn Duyên Khánh Hội nếu các bạn cho chúng tôi vì đã quá tin tưởng, dựa hẳn vào tập truyện mà nghe nói là của người Tàu, kiêm các câu thơ thuộc diện chó táp nhằm ruồi của Thôi Hiệu để ngồi liên tưởng, móc nối. Rồi cho ai cũng nói bậy, viết bậy. Duy chỉ mình là nói đúng, viết đúng.
Vậy các bạn thử đọc lại câu 3230 để xem sự thật như thế nào? Chúng tôi nói bậy hay văn học Việt Nam là tổ nói bậy:
"Rêu trùm kẽ ngạch, cỏ len mái nhà..."
"Cỏ len mái nhà..." là mật mã để chỉ cho chữ Tịch này đây 蓆. Chữ Tịch có nhiều cách viết, không phải một cách, chữ mà bạn đã thấy. Như các chữ Tịch sau đây 籍,席,夕... Tuy Tịch có nhiều cách viết, cách hiểu nhưng trong cách sử dụng mật mã của Nguyễn Du hay bất cứ văn bản mật mã nào khác thì tất cả cũng phải được quy kết, thống nhất với nguyên tắc bất di dịch là nhất tự-đồng âm-đa nghĩa.
Như đã nói. Chữ Tịch 蓆 này gồm 14 nét. Trên cùng là bộ Thảo 丱 (艹) 4 nét. Dưới bộ Thảo 艸 4 nét là bộ Nghiễm 广 3 nét. Dưới bộ Nghiễm 广 3 nét là chữ Nhập 廿 4 nét và bộ Cân 巾 3 nét. Thảo 艸 là cỏ, nhưng thảo còn có nghĩa đây là chữ viết tạm, viết nháp, chưa định hẳn. Nghiễm 广 là mái nhà. Hay nghiễm là trang nghiêm, nghiễm nhiên, tề chỉnh. Còn Nhập 廿 là vào. Vào ở đây có nghĩa là vào niết bàn, vào cõi vô vi, tịch diệt. Nhập 廿 cũng còn có nghĩa là chắp tay vái chào. Còn Cân 巾 là nên xét rõ lại để thử xem chữ nghĩa, vấn đề, câu chuyện có gì bí mật, che giấu hay không?
Với chữ Tịch 蓆 viết thế này thì đích thị thi hào Nguyễn Du muốn cho chúng ta biết rõ rằng. Vãi Ẩn Duyên Khánh Hội đã trang nghiêm, an nhiên thị tịch, vào cõi vô vi vắng lặng ngay tại thảo am Thiên Đài 天臺, thôn Châu Chữ. Chữ Tịch nghĩa thị tịch ấy viết thế này 寂. Nhưng như đã nói là khi nói chữ này thì bạn phải hiểu qua chữ khác. Bạn không được cố định vào một từ, chữ nào cả nếu đây là dạng văn thơ mật mã, không phải văn thơ tả cảnh tả tình thuần túy.
Tóm lại. Bốn chữ "cỏ len mái nhà" là dùng ám chỉ cho chữ Tịch 蓆 mà chúng tôi đã giải thích. Đó là việc hai bụi cỏ ven đường một hôm ngồi buồn, chả có việc gì làm bèn nảy ra sáng kiến, rủ nhau kéo vào thăm vãi "Ẩn Duyên" mục đích kiếm xôi chè ăn cho đã thèm, cành cái bụng một bữa. Bởi chùa chiền nào cũng thường hay nấu xôi chè cúng kính, nếu không thì cũng có bánh trái các loại do đàn na tín thí đội lên cúng Phật. Nhưng rất tiếc giấc mộng vàng son ăn xôi chè bánh trái cho hả hê, cành cái bụng của hai bụi cỏ tội nghiệp đã không thành hiện thực bởi bà vãi tốt bụng, thương người Ẩn Duyên Khánh Hội kia đã âm thầm ra đi, vào cõi xa vắng mất rồi còn đâu nữa! Than ôi!
Khi hai bụi cỏ du thủ du thực vừa mò đến nơi như đã nói thì cửa chùa Thiên Đài 天臺 đã đóng kín mít, đứng kêu réo hoài không thấy ai trả lời. Buồn quá, chán quá, hai đứa mới cà tửng chơi ngẳng, bèn xúm lôi cổ thằng Cân 巾 đem nhét ở dưới trước cửa chùa, rồi xúm khiêng thằng Nhập 廿 bỏ lên trên đầu thằng Cân 巾. Thế là thành cái thang rất ư là hết sẩy vững chắc, tiện dụng. Xong xuôi, hai bụi cỏ mới thoăn thoắt trèo tót lên mái nhà 广 ngồi vễnh râu, chễm chệ. Một đứa bèn hai tay vỗ nhịp, một đứa tay quẹt nước mắt, tay chỉ về vùng biển xa, miệng cất lời ca áo não, buồn bã rằng:
"Chiều tà khuất bóng quê hương,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai..."
Híc híc, buồn ác liệt, nghiệt ngã, híc híc...
Quá tuyệt hai bụi cỏ có tâm hồn thơ nhạc phong phú. Thà chết trên mái nhà chớ không chịu trèo xuống làm kẻ thất phu tầm thường ngồi vệ đường nhìn đất nước lâm nguy.
Hoan hô hai bụi cỏ có tâm hồn yêu nước nồng nàn, tha thiết. Hoan hô!
Riêng bốn chữ "Rêu trùm kẽ ngạch" là để chỉ cho chữ Viên 員. Chữ Viên gồm ở trên là bộ Khẩu 口 3 nét, dưới là bộ Mục 目 5 nét và bộ Bát 八 2 nét nhập lại ra chữ Viên 員 10 nét. Nguyễn Du chỉ mượn chữ Viên 員 10 nét này để có điều kiện, lôi chữ Vân 云 ra làm việc, giao cho trách nhiệm. Vì Viên 員 có một âm, còn đọc là Vân. Vân 云 tiếng Hán có nghĩa như chữ rằng của tiếng Việt, như lời quê nói rằng, than rằng... Hay vân 云 là vân vân... tức sự việc, lời kể chuyện, nói chuyện còn dài, chỉ tạm mượn, tạm đưa ra một vài điều, một vài chữ làm khuôn mẫu để mọi người có thể y cứ vào đó mà có điều kiện, có cơ sở tìm hiểu câu chuyện, vấn đề xa hơn, rộng hơn.
Vậy vân 云 ở đây có nghĩa là vân vân..., tức Nguyễn Du yêu cầu người đọc cần phải hiểu xa hơn, rộng hơn những chữ, những điều hạn hẹp trong câu, chữ, trong văn bản. Bởi trong tiếng Nôm có những chữ không đủ nghĩa để có thể nói lên, viết lên điều muốn nói, muốn ẩn dụ. Vì thế, trong văn bản truyện Kiều tuy nói rằng là văn bản chữ Nôm chứ thực chất trong này có những câu, những chữ toàn là chữ Hán. Ngang đây, chúng tôi xin đưa ra những chứng minh, ví dụ cụ thể điều mới nói như sau. Như câu Kiều 5: "Lạ gì bỉ sắc tư phong..." . Trong sáu chữ này thì bốn chữ "bỉ sắc tư phong 彼嗇斯豊" là mượn từ ngữ và nghĩa lý chữ Hán. Thậm chí, ngay cả chữ "gì" cũng là mượn chữ Chi 之 của Hán ngữ để biểu đạt sự việc và nghĩa lý. Vì Nôm không có chữ "gì".
Nói như vậy để các bạn hiểu ra rằng. Xưa nay đã từng có ai khi nghiên cứu về truyện Kiều mà chịu khó ngồi làm một bài toán để biết trong 3254 câu Kiều có bao nhiêu từ là chữ Hán, bao nhiêu từ là chữ Nôm hay chưa?
Chúng ta trở lại câu chuyện dang dở...
Vân 芸 còn có nghĩa là loại cỏ thơm, thường gọi là cỏ vân hương. Cỏ vân hương có cái đặc biệt là nếu đem ép vào kinh sách thì không bị mối mọt gặm nhắm. Thêm nữa, vân 鄖 còn là tên huyện, tên nước, tức chỉ cho địa giới, lãnh thổ nào đó. Lại vân 雲 còn là mây. Hoặc vân chính là làng Vân Dương, quê hương của vãi "Ẩn Duyên" nằm bên bờ sông Như Ý.
Khi dựa từ một chữ này để hiểu qua một chữ khác như chúng tôi đã trình bày về sự liên hệ giữa chữ Viên 員 và chữ Vân 員 qua hai chữ đầu của bốn chữ câu 3230: "Rêu trùm kẽ ngạch..." thì "rêu trùm" thưa các bạn chính là chỉ cho chữ vân 芸 với ý nghĩa là loại cỏ thơm, có tên là vân hương. Cỏ vân hương như nói trong văn bản Kiều hiện đang trùm lên "kẽ ngạch", tức nét ngang của bộ Vi 囗.
Vi 囗, 幃 ở đây nên hiểu là một căn phòng kín, không một kẽ hở. Và vi 葦 cũng là một loại cỏ lau. Vi 違 còn có nghĩa là lánh, như hạc lánh. Hay vi 闈 là cái cửa nách (ngạch) trong cung. Thêm nữa, vi 闈 cũng là cái nhà bên trong.
Như vậy, câu 3229: "Đến nơi đóng cửa cài then..." là ám chỉ cho bộ Vi 囗 3 nét kín mít chung quanh, không một kẽ hở nào. Còn bốn chữ: "Rêu trùm kẽ ngạch..." của câu 3230 là dụ cho chữ Viên, tức vân, là một loại cỏ thơm nằm phủ trên cái ngạch cửa là nét ngang dưới của bộ Vi 囗 3 nét. Vì trong lối viết chữ Hán thì bộ Vi 囗 được viết với nét sổ đứng bên trái trước, sau đó là nét ngang trên, rồi nét liền, cụp bên phải, trông nó giống như bộ Quynh 2 nét thế này 冂. Tiếp đó là vẽ một nét ngang dưới đít 一 kéo từ trái qua phải thành một căn phòng hình vuông 囗 cửa đóng kín mít. Không một kẽ hở.
Phải nói thế này thì các bạn mới dễ hiểu ra. Câu 3229: "Đến nơi đóng cửa cài then..." thực ra là để diễn tả lối viết chữ Hán theo một trình tự, quy định là nét bên trái viết trước, kế là nét trên, rồi bên phải, sau là nét dưới. Bất cứ một chữ, từ nào của Hán ngữ cũng phải được viết theo quy định đã thành văn bản này. Không được viết ngược lại. Ở đây là cách viết bộ Vi 囗 3 nét của câu 3229.
Tiếp đó, bốn chữ "...rêu trùm kẽ ngạch..." là chữ Viên 員, tức vân -cỏ vân hương- được viết sau cùng. Chữ Viên 員10 nét này nằm lọt trong bộ Vi 囗 3 nét. Khi chữ Viên 員 10 nét nhập vào với bộ Vi 囗 3 nét cũng vẫn là chữ Viên 圓. Bốn chữ còn lại của câu 3230: "...cỏ len mái nhà..." như đã nói là ẩn dụ cho chữ Tịch 蓆 13 nét.
Như vậy, bạn hiểu chưa? Hai câu 3229-3230 là Nguyễn Du dùng lối văn chương tả cảnh tả tình hay đẹp để dụ cho hai chữ Viên Tịch. Viên tịch là danh từ chỉ được dùng trong chốn thiền môn để chỉ cho việc ra đi của một người nào đó.
Như thế, do căn cứ vào những gì được Nguyễn Du ẩn dụ, bật đèn xanh trong truyện Kiều, ở đây, là của hai câu 3229-3230 thì chúng tôi dám ăn to nói lớn trước 90 triệu dân Việt rằng. Vãi Ẩn Duyên Khánh Hội, trụ trì Châu Ẩn Am, tức chùa Thiên Đài đã viên tịch đúng vào ngày mồng Năm tháng Năm của năm Kỷ Mùi 1799!
Nhưng tại sao, cho hỏi, căn cứ vào đâu mà chúng tôi dám nói vãi Ẩn Duyên Khánh Hội thị tịch vào năm Kỷ Mùi 1799? Riêng việc vãi Khánh Hội viên tịch đúng vào ngày mồng Năm tháng Năm là đúng rồi, không còn phải bàn cãi gì nữa.
Thủ phạm giết người là đây!
Khi xác định 100/100 sự việc phải như vậy xảy ra đó là chúng tôi dựa vào bộ Vi 囗 được Nguyễn Du phô diễn tuyệt hay qua sáu chữ của câu 3229 như đã nói: "Đến nơi đóng cửa cài then...". Thưa các bạn Vi 爲 tiếng Hán có một âm là vị. Và vị 未 là mùi. Mùi là năm Kỷ Mùi 1799. Vãi Ẩn Duyên viên tịch đúng ngày tết Đoan Ngọ mồng Năm tháng Năm năm Kỷ Mùi 1799. Chúng ta cũng đã biết, đúng vào năm Kỷ Mùi này, ba tháng sau, là tháng Tám Quý Dậu âm lịch, lúc này là tháng 9 dương lịch, Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai cũng từ giã cõi đời ra đi... Và cũng từ giây phút đó Bà đã để lại một trời tan vỡ, thương tiếc khôn nguôi cho một con người lận đận, bôn ba suốt cả cuộc đời còn lại...
"Có người khách ở viễn phương,
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm nơi.
Thuyền tình vừa ghé đến nơi.
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.
Phòng không lặng ngắt như tờ,
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.
Khóc than khôn thiết sự tình,
Sao vô duyên bấy là mình với ta.
Đã không duyên trước chăng mà,
Thì đây chút ước gọi là duyên sau.
Thiết linh, bát chủ, ly khâu,
Vùi nông một tấm ngự đầu cỏ hoa.
Trải bao thỏ lặn ác tà,
Ấy mồ vô chủ ai mà ghé thăm...
Nếu chúng ta đã chấp nhận việc vãi "Ẩn Duyên" viên tịch đúng vào ngày mồng Năm tháng Năm âm lịch qua thông tin Nguyễn Du cung cấp như chúng tôi đã kiến giải qua các câu mật mã. Vậy khi đã công bố cho lịch sử biết rõ ngày tháng ra đi của bà thì Nguyễn Du cũng phải cho biết năm đó là năm nào chứ?
Nhân chứng lịch sử nằm hiu quạnh sau chùa
Trong thời điểm chúng tôi về chùa Kim Đài 金臺, tức Thiên Đài 天臺 ngày xưa để ghi chép, lấy thông tin về những gì còn sót lại ở ngôi cổ tự lịch sử, nơi bóng dáng người xưa từng lưu trú với bà vãi nhân từ, tốt bụng "Ẩn Duyên", sớm khuya hạ thủ công phu tu hành, bỏ lại sau lưng biết bao là phiền lụy hơn thua của kiếp người phù du tạm bợ mà trong Kiều Nguyễn Du có nói rằng:
"Gửi thân được chốn am mây,
Muối dưa đắp đổi tháng ngày thong dong.
Kệ kinh câu cú thuộc lòng,
Hương đèn việc cũ trai phòng quen tay.
Sớm khuya lá bối phướn mây,
Ngọn đèn khêu nguyệt, tiếng chày nện sương.
Thấy nàng thông tuệ khác thường,
Sư càng nể mặt nàng càng vững chân..."
Sau khi qua trao đổi, hỏi thăm sự tích, lai lịch ngôi chùa, chúng tôi được một thầy trẻ, đệ tử Thượng tọa Thích Nguyên Đạt lấy honda chở ra Ngôi Tháp của Ngài Khánh Hội 慶會 nằm ở vị trí sau chùa và sau một ngọn đồi thoai thoải, tính theo đường chim bay tầm 400m, đi vòng bằng xe vào khoảng 1km. Vùng đất này nghe nói trước là của chùa, kể cả các khu vực chung quanh, nhưng trong thời gian chùa không có ai ở và quản lý nên dân làng lấn chiếm gần hết. Phạm vi đất chùa hiện nay còn lại khoảng gần 8.000m2.
Dưới đây là ảnh Ngôi Tháp và văn bia của Ngài Khánh Hội 慶會. Ngôi Tháp đã được sửa chữa có thể nhiều lần. Không còn dấu tích xưa với lớp vôi vữa, võ sò ốc giã nát được kết dính bằng mật đường và chất dẻo các loại cây lá của các công trình cổ. Ảnh chụp lúc 09h29 ngày 03 tháng 07 năm 2017. Văn bia trình bày theo hàng đứng, gồm 18 chữ Hán như sau:
嗣臨濟正宗三十七代諱大森慶會大師之塔
Dịch âm: Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Thất Đại Húy Đại Sâm Khánh Hội Đại Sư Chi Tháp.
Dịch nghĩa: Ngôi Tháp này là của Ngài Đại Sư Khánh Hội, tên húy của Ngài là Đại Sâm. Ngài thuộc dòng thiền Lâm Tế chánh tông, đời thứ 37.
Ảnh Ngôi Tháp Tổ Khánh Hội, tức vãi Ẩn Duyên, trụ trì Châu Ẩn Am. Bà là sư phụ của Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai
Như vậy, sau khi đọc qua phần giải thích văn bia Ngôi Tháp Ngài Khánh Hội cùng ý nghĩa của bài vị trong chánh điện chùa Thiên Đài 天臺 thì chúng ta đã biết. Sau khi viên tịch thì Ngài Khánh Hội Đại Sư, tức vãi Ẩn Duyên Ngọc Tuyên đã được môn đồ, hiếu quyến chôn cất, táng ở vùng đất sau chùa. Và văn bia tạc trên Tháp là chính là văn của tấm bài vị được bỏ bớt, rút ngắn lại. Chỉ đáng tiếc là trên tấm bia không cho biết ngày tháng năm viên tịch của vãi Khánh Hội Ngọc Tuyên. Chứ nếu văn bia tại Tháp mộ có ghi rõ ngày tháng năm viên tịch của vãi Khánh Hội Ngọc Tuyên thì chúng ta sẽ không khó để đi đến xác nhận, kết luận cho những sự việc có liên quan mật thiết đến lịch sử với các nhân vật liên hệ trong câu chuyện.
Ảnh văn bia Ngôi Tháp vãi Khánh Hội Ngọc Tuyên chụp xa lúc 09h23 ngày 03 tháng 07 năm 2017
Nhưng mặc dù trên văn bia Ngôi Tháp sau chùa hay trên tấm bài vị của chùa Kim Đài 金臺 tuy không ghi rõ ngày tháng năm viên tịch của vãi Khánh Hội Ngọc Tuyên, thì những gì được chúng tôi kiến giải từ văn bản mật mã truyện Kiều do Nguyễn Du cung cấp, bật đèn xanh thì thiết nghĩ. Bấy nhiêu đó cũng quá đủ để chứng minh vãi Khánh Hội Ngọc Tuyên ra đi vào năm rồi.
Và cũng trên quan điểm, lý luận cụ thể, logic do làm sáng tỏ được những ẩn khuất trong truyện Kiều đã được Nguyễn Du là người đương thời cung cấp thông tin. Chúng tôi nhân đây cũng xin xác nhận, đính chính sự việc lại như sau.
Ảnh văn bia Ngôi Tháp vãi Khánh Hội Ngọc Tuyên chụp gần lúc 09h26 ngày 03 tháng 07 năm 2017
Nhân vật Khánh Hội Đại Sư trên tấm bài vị của chùa Kim Đài 金臺 chính là vãi Ẩn Duyên Ngọc Tuyên, là ni giới chứ không phải tăng giới như sự xác định, hiểu nhầm của Thượng tọa trụ trì Thích Nguyên Đạt và tăng chúng trong chùa từ bao lâu nay. Sở dĩ có chuyện sai biệt, hiểu nhầm này chính là bởi vì để bảo tồn bí mật lịch sử tuyệt đối nên trên bài vị thờ tại chùa cũng như văn bia tại Tháp mộ sau chùa không thể ghi rõ ra người chết là giới tính nữ hay nam. Kể cả ngày tháng năm viên tịch của vãi Ẩn Duyên Khánh Hội. Một nhân vật tu hành, đại diện cho Phật giáo thời ấy rất quan trọng đối với sự tồn tại, sống còn của di tích, Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung được chôn giấu bí mật tại ngôi chùa trùng tên Thiên Thai Nội ở cách đó khoảng 5km, thuộc kiệt 15 đường Minh Mạng thành phố Huế hôm nay.
Thủ phạm, tội ác thủ tiêu lịch sử
mang tính kế thừa và phát triển
Tóm lại.
Trong bài viết tiếp theo Rành rành Chiêu ẩn am ba chữ bài... này chúng tôi cố gắng làm rõ về nhân vật Đại sư Khánh Hội qua tấm bài vị trên bàn thờ tổ chùa Thiên Đài với 25 chữ Tự Lâm Tế Chánh Tông Đệ Tam Thập Thất Đại Thượng Khánh Hạ Hội Húy Đại Sâm Thụy Viết Viên Minh Đại Sư Mạo Tòa chính là vãi Vân Dương Ngọc Tuyên, trụ trì chùa. Và tấm bài vị này chính là do chính quyền, nhà nước Tây Sơn phong tặng cho vãi Vân Dương Khánh Hội sau khi bà viên tịch nhằm ngày tết Đoan Ngọ mồng Năm tháng Năm năm Kỷ Mùi 1799 qua thông tin Nguyễn Du cung cấp trong truyện Kiều. Vì năm Kỷ Mùi 1799 nhà Tây Sơn vẫn còn tồn tại. Hai năm sau, năm Tân Dậu 1801 Nguyễn Ánh mới vào được Phú Xuân. Và cũng tất nhiên thời điểm này Quang Trung Nguyễn Huệ đã không còn.
Với những thông tin được chính người trong cuộc, đương thời là thi hào Nguyễn Du bật đèn xanh cho biết thì vãi Vân Dương Ngọc Tuyên Khánh Hội chả liên quan gì đến triều Nguyễn và những việc làm mờ ám, hiểm độc mà từ vua quan triều Nguyễn khi xưa cho đến giới văn sử, chính quyền Thừa Thiên Huế, cả con cháu, dòng họ Nguyễn Gia Miêu hôm nay đều xúm mặc định cứng ngắc, cho rằng. Bà đã ẩn núp tại Phú Xuân, làm gián điệp nằm vùng, rình mò đi lấy tin tức triều Tây Sơn cung cấp cho Nguyễn Ánh trong kia.
Đây là câu chuyện bịa đặt tài tình, hoàn toàn không có là không có! Mà nó do đầu óc hoang tưởng, hiểm độc của vua quan triều Nguyễn khi xưa thêu dệt. Và giới cán bộ chính quyền Thừa Thiên Huế hôm nay như Sở Văn hóa, Ban Tuyên giáo tỉnh cùng các cá nhân Nguyễn Đắc Xuân, con cháu Nguyễn tộc, vvv... đã xúm cùng nhau móc dựng lên hư thuyết với chủ đích đã rõ mười mươi. Mượn hoặc kích động Phật giáo chống và tiêu diệt phong trào cách mạng Tây Sơn cùng người anh hùng áo vải dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ cho đến tận cùng. Trong khi vãi "Ẩn Duyên" như Nguyễn Du đã cho biết trong truyện Kiều qua những khám phá và biện giải của chúng tôi thì bà là một ân nhân rất lớn của triều Tây Sơn, đồng thời cũng là sư phụ, có thể bà là người đã truyền giới tu hành cho Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai.
Với các chứng tích hãy còn rành rành ra đó là tấm bài vị 25 chữ do triều Tây Sơn phong tặng cho vãi Vân Dương Ngọc Tuyên khi bà đã viên tịch. Cùng với việc tấm bảng hiệu Kim Đài Tự 金臺寺 có dòng lạc khoản bên phải đã bị xóa mất mà nghe Thượng tọa Thích Nguyên Đạt, trụ trì đời hiện tại nói là ba chữ, chỉ còn lại sáu chữ Niên Thất Nguyệt Nhật Sùng Tu 年柒月日崇修. Thêm nữa chùa Thiên Đài 天臺 từ đó cũng đã bị tàn phá, bỏ hoang phế, lạnh lùng, không người trông coi một thời gian rất dài thiết nghĩ là đã quá đủ để nói lên một sự thật rất đau lòng và không thể phủ nhận rằng. Chùa Thiên Đài, vãi Vân Dương Ngọc Tuyên Khánh Hội và tấm bài vị 25 chữ cùng Ngôi Tháp nằm cô đơn, hiu quạnh sau chùa tuyệt đối không có một chút liên hệ gì đến triều Nguyễn và những việc làm mờ ám, hiểm độc của họ cả. Mà tất cả đều nằm trong mục tiêu triệt phá, thủ tiêu, tẩy xóa sự thật của vua quan triều Nguyễn khi xưa và chính quyền Thừa Thiên Huế hôm nay khi họ đã làm chủ đất nước và đối với tất cả những gì có liên hệ đến Tây Sơn Nguyễn Huệ trong thời điểm hiện tại.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bài viết của mình đối với các vấn đề thuộc diện nghi án lịch sử trọng đại rằng di tích, Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung hiện vẫn còn tồn tại bất động trên đất Huế. Và truyện Kiều là của Việt Nam 100/100. Không phải Nguyễn Du là người chỉ có công dịch từ tập tiểu thuyết chương hồi, bằng chữ Hán Kim Vân Kiều Truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu như truyền thuyết thêu dệt hơn 200 năm vừa qua. Thậm chí, chúng tôi dám nói. Nếu cán bộ chính quyền nào dám đặt niềm tin trọn vẹn, chúng tôi sẽ dẫn đến ngay điểm X để đào lấy lên tập truyện Kiều gốc do Nguyễn Du chôn giấu. Điểm chôn giấu này hiện vẫn ở trên đất Huế. Bởi Nguyễn Du sống và làm việc tại đây cho đến lúc ra đi. Và trước khi ra đi thì Nguyễn Du cũng đã kịp chôn giấu tập truyện do chính mình viết. Trong đó có cả việc cấp bách, quan trọng là phải di chuyển gấp tấm bia lịch sử do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai khi Bà ra đi vào năm Kỷ Mùi 1799 lịch sử. Lại nếu không có việc di chuyển chôn giấu quá bất ngờ của gia đình Nguyễn Du vào 20 năm sau, sau lần chôn giấu đầu năm 1799 thì chúng tôi cũng đã lấy được tấm bia lịch sử này vào ngày 15 tháng 03 năm 2018 vừa qua sau một quá trình dò tìm vô cùng gay cấn, khó khăn với những cản trở bám đuôi chập chùng.
Đồng thời, qua bài viết này chúng tôi cũng sẽ sẵn sàng bước ra đối chấp trước pháp luật đối với bất cứ những ai nếu họ phát đơn, khởi kiện, cho chúng tôi nói sai với sự thật lịch sử. Cả việc cho chúng tôi dám tự do quật phá mồ mã, di tích xưa, nhất vu khống, nói xấu các ban ngành chính quyền, cá nhân ở Huế, như Sở Văn hóa, Ban Tuyên giáo tỉnh, ông Nguyễn Đắc Xuân, con cháu Nguyễn tộc trong việc họ đã từng hiên ngang đứng lên hùng hồn, thao thao bất tuyệt, viết bài đăng báo xác nhận, công bố vụ làm gián điệp nằm vùng lấy tin tức Tây Sơn cung cấp cho Nguyễn Ánh của vãi Vân Dương Ngọc Tuyên thời ấy trên rất nhiều phương tiện thông tin nghe nhìn từ bao lâu nay.
Bài viết xin dừng tại đây.
Tuy Phước, lúc 10h04 ngày 05 tháng 07 năm 2018
Bốn niệm xứ
[1] Lời tựa viết năm Thành Thái 17 (1905). Đặng Xuân Bảng, Việt sử cương mục tiết yếu, bản dịch của Hoàng Văn Lâu (Hà Nội: Khoa học xã hội, 2000), tr.9. Như vậy mãi tới lúc này chúng ta mới thấy một sử gia sống thời Nguyễn xin được công nhận nhà Tây Sơn như một triều đại chính thống, dù rằng ông vẫn cố gắng nhấn mạnh rằng để "khuyến khích và răn đe". NDC.