Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

THIẾT LINH BÁT CHỦ LY KHÂU...

THIẾT LINH BÁT CHỦ LY KHÂU,
VÙI NÔNG MỘT TẤM NGỰ ĐẦU CỎ HOA...

(Không phải "Sắm sanh nếp tử xe châu, Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa)

Ngôi Tháp mộ mà các bạn thấy trước mặt hiện nằm bên hông phải chùa Thiên Thai Nội ở kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế. Ngôi Tháp này được thầy trụ trì Thiên Thai Chánh Phụng gọi là Tháp đen. Ngoài ra thì những thông tin về Ngôi Tháp mộ này hiện không ai biết gì, kể cả thầy trụ trì Chánh Phụng. Với chúng tôi thì Ngôi Tháp này là do chính cụ Nguyễn Du và gia đình, vợ con đứng ra xây cất vào năm Kỷ Mão 1819. Qua năm sau, ngày 06 tháng 9 năm 1820, thì thi hào Nguyễn Du ra đi. Vua Gia Long thì ra đi vào đầu năm, ngày 03 tháng 2.

tháp
Ngôi Tháp đen Hoàng hậu Thu Mai nằm bên hông phải chùa Thiên Thai do thầy Chành Phụng trụ trì hiện nay

Hình dáng Ngôi Tháp mộ này về mặt kiến trúc giống hệt Ngôi Tháp của Bắc cung Hoàng hậu ở kiệt 51 Minh Mạng. Kiệt 51 Minh Mạng cách kiệt 15 Minh Mạng và chùa Thiên Thai vào 200m trở lại. Ngày xưa, vào năm Kỷ Mùi 1799 khi Bắc cung Hoàng hậu ra đi thì triều Tây Sơn, đại diện là vua Cảnh Thịnh thay vì an táng Bà tại chùa Thiên Thai -nơi có Cung Điện Ngầm chôn giấu thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung- thì lại an táng Bà ra khỏi khu vực chùa, gần bên con suối mà trong Kiều, qua các câu 55-56-57-58 Nguyễn Du đã bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ vị trí ngôi mộ của Hoàng hậu nằm ở tại đâu:

 

Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ giữa ghềnh bắc ngang.
Sè sè bát đất bên đàng,
Một vài ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh...
(Những chữ in đậm là chỉnh lại của chúng tôi)

 

Nhịp cầu nho nhỏ ngày xưa không biết gọi là cầu gì, còn ngày nay gọi là cầu Lim 1. Cầu Lim 1 nằm dưới chân dốc Minh Mạng, đứng ngay tại tấm biển kiệt 51 Minh Mạng đi xuống chân dốc, sẽ gặp cầu Lim 1, khoảng 200m trở lại.

 

Còn tại sao vua Cảnh Thịnh không an táng, chôn cất Hoàng hậu trong đất vườn chùa sau khi Bà ra đi thì cũng không có gì khó hiểu. Đó là do sự đố kỵ, ganh ghét từ mẹ của mình là Chánh cung Hoàng hậu Bùi Thị Nhạn. Trong Kiều, cụ Nguyễn Du đã cà tửng đặt cho bà Bùi Thị Nhạn chết một biệt danh là... "Hoạn Thư". "Hoạn Thư" được xem là một mật mã, không phải là tên tuổi con người. "Hoạn " nghĩa là quan, ra làm quan thì gọi là hoạn. "Thư" là chữ nói tắt của chức Lại Bộ Thượng thư của Thái sư Bùi Đắc Tuyên, cậu ruột vua Cảnh Thịnh, anh ruột bà Bùi Thị Nhạn. Bà "Hoạn Thư" nghĩa là em của quan Lại Bộ Thượng thư Bùi Đắc Tuyên.

 

Có thể nói, sau khi Hoàng đế Quang Trung ra đi thì triều Tây Sơn Phú Xuân đã bị phân chia tan nát, manh mún do các thế lực đen trong giòng họ, gia đình, cụ thể là anh em bà Bùi Thị Nhạn và vợ chồng bà Bùi Thị Xuân-Trần Quang Diệu. Nói gì thời đại phong kiến xa xưa ngày đó nhỉ? Ngay trong thời điểm hiện tại nội bộ chính quyền, nhà nước Việt Nam cũng đã không có sự hòa đồng, sát cánh bên nhau. Điều này thì những ai thường theo dõi vấn đề an ninh-chính trị xã hội chắc cũng đã quá hiểu tình trạng đen tối hiện nay của đất nước chúng ta thế nào.

tháp
Ngôi Tháp mộ Hoàng Hậu chôn lại lần hai tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế

Chúng ta trở lại vấn đề chính. Chính vì thế, do quyền hành triều chính hầu như đã nằm trọn trong tay giòng họ bà Bùi Thị Nhạn và đám dây mơ rễ má giòng họ như quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, cả tướng Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Đặng văn Lộc, vvv... Thì việc triều Tây Sơn quyết định đẩy thi hài, linh cữu Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai ra an táng, chôn cất nơi khỉ ho cò gáy, cách chùa hơn 200m, nằm gần bên con suối và cây cầu như người khách viễn phương Nguyễn Du đã nói là chuyện quá bình thường, tất nhiên thôi.

 

Có người khách ở viễn phương, 
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm nơi.
Thuyền tình vừa ghé đến nơi,
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.
Phòng không lặng ngắt như tờ,
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.
Khóc than khôn thiết sự tình,
Sao vô duyên bấy là mình với ta?
Đã không duyên trước chăng mà,
Thì đây chút ước gọi là duyên sau.
Thiết linh, bát chủ, ly khâu,
Vùi nông một tấm ngự đầu cỏ hoa.
Trải bao thỏ lặn ác tà,
Ấy mồ vô chủ ai mà ghé thăm...

 

Đoạn thơ này, câu 72 ghi "Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh" là một mật mã, dùng để viết ra chữ Mậu . Mậu tiếng Hán nghĩa là lờ mờ, không rõ ràng. Hay Mậu là rối loạn, tức kinh mạch cơ thể do bịnh tật nên đã rối loạn, không còn lạc mạch, bình thường. Qua câu này thi hào Nguyễn Du cho chúng ta biết vào năm Mậu Ngọ 1798 bịnh của Hoàng hậu đã tiến triển nặng lắm rồi. Và qua năm sau, năm Kỷ Mùi 1799 thì Bà ra đi.

 

Chữ "xanh " cũng là một mật mã lắm thi vị và độc đáo không kém. "Xanh " gồm hai chữ xích và trinh nhập lại ra chữ "xanh ". Xích ở đây  có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa cần phải hiểu ở dây thì phải qua một chữ xích khác. Chữ xích  viết thế này có nghĩa là đuổi đi, gạt ra, không cho ở trong nhà hay trong phạm vi, khu vực thuộc quyền quản lý của mình, của tổ chức, đoàn thể, vvv... Nhưng đuổi ai và gạt ai ra khỏi nhà, ra khỏi địa giới, phạm vi khu vực mà rắc rối, khó hiểu như thế?

cầu
Cầu Lim 1 dưới chân dốc Minh Mạng. Trong Kiều Nguyễn Du gọi là Nhịp cầu nho nhỏ giữa ghềnh bắc ngang...

Thưa đó chính là đuổi và gạt thi hài, linh cữu, tên tuổi hoặc mồ mã Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai ra khỏi phạm vi, khu vực, địa giới chùa Thiên Thai của bà Chánh cung Bùi Thị Nhạn và đám dây mơ rễ má giòng họ hiện đang thâu tóm quyền hành triều đình Phú Xuân như đã nói. Như chúng ta đã từng được biết rằng. Sau khi Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai ra đi, thì triều Tây Sơn mà đại diện là vua Cảnh Thịnh đã long trọng, trang nghiêm sắc phong cho Hoàng hậu tước hiệu rất cao quý, tốt đẹp là Như Ý Trang (Nhân?NV) Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu trước khi di chuyển, đưa tiễn linh cữu Bà về nơi an nghĩ sau cùng. Vậy chữ trinh trong chữ "xanh " như đã nói chính là ám chỉ cho một chữ trong tước hiệu cao quý của Hoàng hậu Thu Mai vậy.

 

Trinh 貞 có nghĩa là trung trinh, chính đáng, là người lúc nào cũng giữ được tấm lòng thủy chung, đoan chính, ngay thẳng, không ai làm cho lay động, thay đổi được thì đó gọi là trinh. Trinh thêm nghĩa là kiên trinh, là không thất tiết với ai, là hành động cương quyết bảo vệ sự trong trắng, thanh sạch của phẩm giá, danh dự con người mình.

 

Để hiểu được con người và phẩm giá Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai ngày xưa có phải như Nguyễn Du đã nói, đã tả hay không. Vậy chúng tôi yêu cầu các bạn cần phải tìm hiểu về tiểu sử và con người của ca sĩ Thanh Thúy, người được người miền Nam tôn vinh là "tiếng hát liêu trai", là "giọng ca khói sương" của hôm nay cho thật rõ ràng, cụ thể. Bởi chúng tôi đã từng nói, xác định rất nhiều lần ca sĩ Thanh Thúy chính là sự tái sanh, trở lại của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai. Thêm nữa, các bạn cũng nên so sánh, tìm hiểu vai trò, vị trí của bà Trần Lệ Xuân thời chế độ VNCH trước 75 để biết rõ hơn ngày xưa bà Bùi Thị Xuân từng là người như thế nào. 

 

Như đã nói. Do quá buồn bã, đau lòng khi đứng trước ngôi mộ người xưa do triều Tây Sơn chủ trương an táng nơi khỉ ho cò gáy, nằm bên cạnh con suối và một cây cầu nho nhỏ sao quá bơ vơ, lạc lỏng, đìu hiu như thế, nên từ đó người khách viễn phương tài hoa Nguyễn Du mới cùng gia đình đi đến quyết định. Di dời mộ người xưa qua chôn lại lần hai, cách ngôi mộ cũ 6m, nơi triều Tây Sơn chôn táng lần đầu. Ngôi Tháp mộ mà các bạn thấy trong ảnh 1 là Ngôi Tháp mộ mà Nguyễn Du và vợ là Thúy Vân cùng bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ Hoàng hậu chôn táng, xây dựng lại lần hai. Vị trí chỗ chôn táng Hoàng hậu lần đầu về sau lại được dựng một tấm bia -ảnh 4- để làm dấu kỷ niệm lần chôn thứ nhất của triều Tây Sơn. Rồi sau này, khi Hoàng tử Ngọc Đức -con của Bắc cung Hoàng hậu và Hoàng đế Quang Trung- ra đi thì chính Văn Quan, tức Hoàng Quang, tác giả Hoài nam khúc, em Hoàng hậu đã mang thi hài cháu mình về âm thầm táng ngay tại vị trí mà triều Tây Sơn đã chôn chị của mình lần đầu.

cầu
Tấm bia Văn Quan lập cho chị của mình tại vị trí chôn lần đầu của triều Tây Sơn

Cho nên, trong Kiều, câu 77 là câu thi hào Nguyễn Du trình bày sự việc di dời ngôi mộ Hoàng hậu do triều Tây Sơn chôn táng lần đầu với cách được xem rất là đơn giản, nếu không muốn nói là quá cẩu thả, để qua chôn lại lần hai cách 6m. Nhưng câu mật mã, chỉ rõ sự việc di dời này đã bị sửa thành câu tào lao, lạc loài, vô nghĩa mà khi đọc qua cũng chả ai hiểu chuyện gì cho ra chuyện gì:

 

Sắm sanh nếp tử xe châu...

 

"Nếp tử" là gì thế? Và "xe châu" là xe gì xin các bạn vui lòng cho biết? Đó là chưa buồn nói đến hai chữ "sắm sanh" vô nghĩa, trống không, rỗng tuếch...

 

Tiếp theo là câu 78:

 

Vùi nông một tấm ngự đầu cỏ hoa...

 

đã bị sửa thành câu trên trời dưới đất, phải mang thương tật suốt đời:

 

Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa...

 

Các bạn cần phải hiểu. Nếu nói như câu bị chỉnh sửa, thì "nấm" là nấm mồ, nhưng nấm mố, tức cái mã thì nó phải nằm chình ình, phơi bày ra trên mặt đất, trước mọi con mắt bàng dân thiên hạ, chứ hồi giờ có nấm mồ nào lại bị chôn lấp, vùi dưới đất đen bao giờ đâu? Phải không?

 

Vì thế, do đó chúng tôi mới có lý do cụ thể, chính đáng để chỉnh sửa lại những từ, chữ đã bị sai lệch trong câu để trả lại sự thật cho nguyên bản Kiều, nhất trả lại sự việc cho bí mật lịch sử mà Nguyễn Du đã cài, nén vào trong từng từ, chữ và các câu mang tính mật mã. Đó là việc sau khi di dời ngôi mộ của Hoàng hậu qua bên này chôn lại lần hai, thì Nguyễn Du và gia đình đồng thời cũng cạy, lấy tấm bia do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu năm Kỷ Mùi 1799 đem chôn giấu chỗ khác, cho được kín đáo, bí mật hơn. Bởi nếu không làm như vậy, mà cứ để nguyên tấm bia tại Ngôi Tháp -chôn lần hai- thì thế nào Ngôi Tháp này sau đó cũng sẽ bị triều Nguyễn quật phá tan hoang hết rồi. Chưa nói hài cốt người chết nằm bên dưới cũng đã bị hốt đổ sông biển do đám vua quan hăng máu, hiểm độc, có tâm tính thù vặt Nguyễn Gia Miêu tìm mọi cách trả thù.

 

Sự việc di dời mộ chôn lại lần hai, cả việc lấy tấm bia chôn giấu nơi bí mật được Nguyễn Du nén vào các chữ của câu 77 như sau:

 

Thiết linh, bát chủ, ly khâu...

 

"Ly " là lìa tan. Lìa nhau ở gần gọi ly , ở xa gọi là biệt . "Khâu " là gò, đống, đồi, là mồ mã hay nấm mộ người chết. Ngày xưa, tục gọi chị lớn là khâu tẩu. Như vậy, tuy Nguyễn Du với Thúy Kiều Thu Mai là đôi bạn tâm đầu ý hợp đã trao cho nhau lời ước hẹn trăm năm thủy chung son sắt, nhưng duyên nợ hai người sau đó đã không thành. Về sau, Nguyễn Du đã chắp mối duyên lỡ làng từ cô chị sang cô em song sinh Thúy Vân, vì vậy, về mặt tôn ti, trật tự trong gia đình thì Nguyễn Du gọi Thúy Kiều là chị dâu, tức khâu tẩu như đã nói là đúng lắm. "Khâu " còn có âm là khiêu. Người tu theo Phật giáo gọi là Tỷ khiêu tăng hay Tỷ khiêu ny. Vậy khiêu ở đây là chỉ cho Hoàng hậu Thu Mai, bởi bà đã quy y với vãi Ẩn Duyên ở chùa Thiên Đài, tức Kim Đài. Đem nhập hai chữ "ly khâu 離丘" có nghĩa là ngày ấy người ta đã cho di, dời nấm mộ Hoàng hậu từ bên này qua bên kia -hàng ngang- cách nhau đo đúng 6m.

 

"Bát " là đánh, là dẹp sạch các chướng ngại, những cái cũ, làm lại cái mới cho đàng hoàng, quy cũ hơn. "Bát " còn là đào đất moi ra, móc ra, bới ra để lấy cái gì đó, vật gì đó, hay bới, móc lấy hài cốt, tro than người chết di chuyển đi nơi khác. "Bát " cũng còn là tám, là số đếm, theo thứ tự.

 

"Chủ " là vua, là người cai trị nhân dân trong một đất nước. Hay "chủ " còn là người nắm giữ quyền lợi lớn nhất trong nhà. Lại người có chủ quyền, quyết định về vấn đề, sự việc gì đó cũng gọi là chủ, như chủ đất, chủ hàng, chủ nhà và chủ... mộ, tức người chết nằm trong mồ mã. Nói như vậy bởi chữ "chủ " trong câu là từ dùng chỉ cho hiện trạng giữa chủ thể với những món đồ, vật chất nào đó mà có sự liên hệ rất mật thiết, chặt chẽ và cụ thể, rõ ràng. Vậy hai chữ "bát chủ 扒主" chính là ám chỉ sự việc Nguyễn Du và gia đình ngày ấy đã quyết định đào, bới, khai quật ngôi mộ của Hoàng hậu, lấy hài cốt Bà mang qua bên này chôn cất trở lại lần hai. Đồng thời "bát chủ 扒主" cũng còn mang ý nghĩa là ám chỉ cho việc tấm bia của vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu tại lần chôn thứ nhất cũng đã được Nguyễn Du và gia đình cạy mang đi chôn giấu chỗ khác.

 

"Thiết linh" là nói, trần tình, giải thích cho việc thiết lập bài vị, tên tuổi và hình ảnh người chết lên trên bàn thờ. Khi chúng tôi về chùa Thiên Thai từ năm 2013 để tìm hiểu sự việc, thì thầy trụ trì Chánh Phụng có cho biết. Ngày trước, gần Ngôi Tháp -kiệt 51 Minh Mạng- có một ngôi nhà được xây cất theo kiểu thời xưa, bằng gạch vồ trét trôi mật, nhưng về sau dân làng đã đập phá, dọn sạch, lấy mặt bằng trồng trọt. Hiện ngôi nhà đã không còn lại chút dấu tích gì cả. Để tìm hiểu về sự việc này, chúng tôi đọc kiểm tra lại các đoạn Trong Kiều, đoạn đầu, thì phát hiện câu 195 có nói về ngôi nhà như thầy Chánh Phụng đã cho biết từ năm 2013. Câu ấy nằm trong đoạn lúc Thúy Kiều ngồi mơ màng bỗng có một tiểu kiều xuất hiện, đến gần bên, nói chuyện, tâm tình với nàng rằng:

 

Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,
Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu.
Thoắt đâu thấy một tiểu kiều,
Có chiều phong vận, có chiều thanh tân.
Sương in mặt, tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
Rước mừng đón hỏi dò la:
"Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?" 
Thưa rằng: "Thanh khí xưa nay,
Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên?
Hoàng gia ở mé Tây thiên,
Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu.
Đã lòng hạ cố đến nhau,
Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng.
Vâng trình hội chủ xem tường,
Mà xem trong sổ đoạn trường có tên.
Âu đành quả kiếp nhân duyên,
Cũng người một hội một thuyền đâu xa!...

 

Câu 195 viết là "Hàn gia", nhưng theo chúng tôi chữ này là chữ đã bị chỉnh sửa, đúng ra đó phải là "hoàng gia", tức căn nhà của người họ "Hoàng" thì mới đúng với nguyên bản truyện Kiều, nhất đúng với sự thật tại hiện trường và sự thật qua lời xác định của thầy Chánh Phụng, người có trách nhiệm quản lý, trông coi Ngôi Tháp mộ, với chúng tôi như đã nói.

bia
Văn bia ghi dấu kỷ niệm nơi chôn Hoàng hậu lần đầu của triều Tây Sơn do Văn Quan dựng lập

"Hoàng gia" ở đây theo chúng tôi chính là căn nhà mà Nguyễn Du và gia đình Hoàng hậu -có thể của triều Tây Sơn- đã xây dựng để đặt bàn thờ và bài vị, tên tuổi, hình ảnh của Hoàng hậu Thu Mai trong đó. Bởi Bà là Hoàng hậu, vợ của một ông vua của một đất nước, mà ông vua ấy lại là vua Quang Trung, người đã bao lần đánh Nam dẹp Bắc, đuổi sạch giặc ngoài bang, thống nhất đất nước, gom giang giang sơn về một mối đầu tiên kể từ khi nước Việt bắt đầu dựng quốc lập đô cho đến hôm nay. Hậu bán kỷ 18. Cho nên, dù ghen tức, đố kỵ đến bực nào thì sau khi Bà đã chết, triều Tây Sơn cũng không thể xem nhẹ Bà quá thể đến mức để không xây nổi cho Bà một ngôi nhà để đặt cái bàn thờ và linh bài vị, tên tuổi của Bà. Nếu triều Tây Sơn không làm được việc này, thì Nguyễn Du và gia đình sau đó cũng phải tiến hành thực hiện việc này để phần nào an ủi linh hồn của Bà vơi bớt chút buồn tủi nơi chín suối. Đây là chúng tôi nói theo phong tục, tín ngưỡng và truyền thống xưa nay của dân tộc, đất nước.

 

Với tất cả lý do và nguyên nhân như đã nói thì việc chúng tôi chỉnh lại câu sai lệch 77 "Sắm sanh nếp tử xe châu" thành "Thiết linh, bát chủ, ly khâu" là hoàn toàn đúng đắn và chính xác đến từng milimet của sự việc và sự thật câu chuyện lịch sử từng xảy ra xưa kia vậy.

 

Tiếp theo. Muốn biết vị trí chôn giấu tấm bia do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu được Nguyễn Du mang giấu ở tại vị trí nào, thì các bạn cần phải đọc lại câu 78 này xem sao:

 

Vùi nông một tấm ngự đầu cỏ hoa...

 

"Tấm" ở đây là tấm bia của vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu như đã nói. Bởi đây là năm Kỷ Mùi 1799, thời điểm này triều Tây Sơn do vua Cảnh Thịnh đứng đầu, cai trị nhân dân vẫn còn đang tồn tại trên đất Phú Xuân. Chỉ đến hai năm sau, năm Tân Dậu 1801 thì Nguyễn Ánh mới vào được Phú Xuân. "Ngự " là chữ chỉ được dùng cho vua chúa hoặc dùng cho các bà phu nhân quyền quý, sang trọng, vợ của các đấng vua chúa, thường dân không thể sử dụng từ ngữ này được. Đồng thời, "Ngự " cũng là vị trí chôn giấu tấm bia. Tại sao? "Ngự " tiếng Hán cũng có nghĩa là án ngự hay ngăn chặn, vậy án ngự chính là nói đến hệ thống phòng thủ, sự chặn, ngăn phía trước, không cho địch quân, đối phương xâm nhập vào phòng tuyến, đại bản doanh là hậu phương ở phía sau.

 

Trong công việc đi tìm tấm bia lịch sử này chúng tôi đã gặp không ít khó khăn quyết liệt cản trở, cuối cùng, chúng tôi cũng đã tìm ra nơi chôn giấu tấm bia lịch sử vô cùng quan trọng này. Bởi chỉ có tìm ra được tấm bia đáng giá ngàn vàng này, thì lúc đó mới có thể xác định được Bắc cung Hoàng hậu là Hoàng Thị Thu Mai, hay đó vẫn là Công chúa Lê Ngọc Hân không khác. Và tên tuổi người dựng lập bia phải là vua Cảnh Thịnh. Có tìm, có làm được như vậy thì sự xác định cùng những phát hiện lâu nay của chúng tôi về văn sử học, nhất xác định lại tên tuổi của Hoàng hậu thật ra là ai thì mới có giá trị, đó mới xứng đáng là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Còn nếu như trên tấm bia tìm được không ghi, tạc tên tuổi Hoàng hậu như đã nói, mà trên đó chỉ ghi tạc đúng như những gì lịch sử đã từng ghi chép: Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Nếu sự thật đúng như thế thì những bài viết cùng những công trình làm việc khổ nhọc của chúng tôi bao lâu nay nên mang ném hết vào sọt rác là vừa. Phải không các bạn?

 

Vậy vị trí tấm bia vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu được Nguyễn Du và gia đình cạy mang chôn giấu ở đâu?

 

Như đã nói. "Ngự " là án ngự, là ngăn chặn phía trước. Như thế, qua suy luận và tìm hiểu cùng bao lần khảo sát thực tế cặn kẽ, chính xác, tấm bia bí mật đó sau này được Nguyễn Du và gia đình mang chôn giấu tại một cái hầm được thiết kế, đúc bằng vôi mật ngay trước Ngôi Tháp mộ, cách khoảng 6m, đi theo một trục đường thẳng so với chính diện tấm bia ngụy trang của Ngôi Tháp mộ chôn lần hai. Nhưng trước khi tìm ra vị trí chôn giấu tấm bia trước Ngôi Tháp xây dựng lần hai, thì chúng tôi phải đi qua công đoạn là tìm kiếm khởi đầu ngay tại Ngôi Tháp mộ. Công đoạn ấy được ghi chép trong lịch bỏ túi 2016, xin trích lại như sau đây.

 

Khi chúng tôi cho đào xuống bên hông trái Ngôi Tháp mộ, rồi đào phá vào huyệt mộ chính giữa Tháp với mục đích chỉ để tìm tấm bia. Nhưng tấm bia lại không có, mà chỉ thấy một bộ xương người! Bộ xương này là của ai? Thưa bộ xương này chính là hài cốt của Bắc cung hoàng hậu Thu Mai! Ngoài hài cốt Hoàng hậu thì trong huyệt mộ không còn có bất cứ một thứ gì, món gì nữa cả. Sự việc thăm dò, khai quật này được tiến hành, thực hiện vào ngày 28 tháng 06 năm 2016, bắt đầu lúc 8h đến 12h trưa.

 

Tìm không ra tấm bia lần đó nhưng chúng tôi quyết không bỏ cuộc!

 

Hai tháng sau, chúng tôi ra lại Huế vào ngày 12 tháng 08. Nhưng chúng tôi không đi tại bến xe Quy Nhơn bằng phương tiện xe Trường Thịnh như lệ thường. Để tránh sự theo dõi. Mà chúng tôi lên Kon Tum bằng xe Ford Transit của Quy Nhơn, rồi tại đây đi xe Minh Quốc ra Huế. Lần này chúng tôi cho các nhân sự đào, phá xuống lại huyệt mộ đã được lấp đất, đá lần trước đó để tìm lại thật kỹ dưới huyệt mộ xem còn có chỗ bí mật nào chôn giấu tấm bia hay không? Cũng xin nói cho các bạn biết là bộ hài cốt Hoàng hậu chúng tôi khai quật lần trước, ngay sau đó đã lấy lên, mang về Quy Nhơn giữ tạm. Sau do tìm không có chỗ nào ở Quy Nhơn để có thể lưu trữ hài cốt Bà cho được lâu dài. Nên sau đó chúng tôi phải mang vào Vạn Giã, táng lại lần nữa trong một ngôi chùa. Nhưng cũng phải nói trại đi rằng đây là hài cốt của "bà cố" do khu vực ngoài đó bị giải tỏa, mà ngoài đó giờ không có chỗ nào để chôn táng lại. Do nghe quá có lý nên thầy trụ trì chùa thấy tội nghiệp, mới cho táng hài cốt "bà cố" trong đất chùa. Hiện hài cốt Hoàng hậu đang nằm tại ngôi chùa này, ở Vạn Giã.

 

Đêm hôm đó, đúng đêm rằm tháng Bảy lễ Vu Lan -làm bí mật ban đêm, từ 21h đến 3h sáng hôm sau- các cộng sự sau khi dò tìm từ trên đầu, dưới chân, cả đáy huyệt mộ cũng không thấy tấm bia đâu cả. Bất chợt khi soi lên trần huyệt -trần được gác đá tảng -đá núi- ngang qua làm nắp đậy huyệt mộ. Hai bên vách và trên đầu huyệt đúc bằng vôi trộn mật, chân huyệt xây gạch vồ bít lại sau khi đã đưa quan tài vào trong huyệt- thì các cộng sự phát hiện tảng đá nằm phần cuối chân huyệt, tức trên hai chân người chết, có một mũi tên. Mũi tên này được khắc, đục vào đá, hình dạng giống như chữ Sơn  lấy trên máy vi tính này vậy. Các bạn vẽ thêm trên đầu ba vạch đứng của chữ Sơn ba dấu như thế này /\, đó là hướng chỉ của đầu mũi tên ra phía trước. Mũi giữa -dài hơn- là chỉ hướng ở chính giữa. Hai mũi hai bên -ngắn hơn- là chỉ cho hai trụ cổng Ngôi Tháp mộ.

 

Như vậy, với điểm chỉ bằng mũi tên đục, khắc trên tấm đá gác ngang huyệt mộ này của chính thi hào Nguyễn Du, chứng tỏ đây là vị trí nơi chôn giấu tấm bia mà chúng tôi từng tìm kiếm từ bao lâu, rất gian nan, khó nhọc. Bởi có tìm ra được nó rồi thì những phát hiện và xác định của chúng tôi về tên tuổi, mặt mũi của Bắc cung Hoàng hậu thực ra là ai, là Hoàng Thị Thu Mai, hay là Công chúa Lê Ngọc Hân, lúc đó mới có giá trị thật sự. Còn trong hiện tại, nói gì thì nói, mọi người vẫn cho chúng tôi là người có đầu óc hoang tưởng, hoặc đó chỉ là sự suy diễn, áp đặt rồi viết bài đưa lên trang mạng đọc cho vui tai vui miệng thiên hạ mà thôi.

 

Sau khi đã biết chính xác là tấm bia không nằm trong phạm vi Ngôi Tháp mộ hoặc dưới huyệt mộ tại kiệt 51 Minh Mạng. Mà lại nằm phía trước Ngôi Tháp. Nhưng để tìm ra được vị trí cái hầm đúc bằng bêton vôi mật chôn giấu tấm bia này cũng không hề dễ dàng chút nào cả. Hiện tảng đá gác ngang huyệt chân mộ và mũi tên khắc chỉ nơi chôn giấu tấm bia vẫn còn đó dưới huyệt mộ. Còn sự việc tiếp theo sau đó, tức cho tiếp tục đào tìm vị trí chôn giấu tấm bia của Hoàng hậu Thu Mai do vua Cảnh Thịnh dựng lập vào năm Kỷ Mùi 1799 là phải qua một bài viết khác. Các bạn chờ đọc bài viết và các hình ảnh quay, chụp của giai đoạn này sau vậy.

 

Ảnh 4 là tấm bia do chính Văn Quan, em trai Hoàng hậu dựng lập cho chị của mình. Ở giữa là 8 chữ Thị Nội Chưởng Cơ Đinh Hầu Chi Mộ. Bên trái là 6 chữ Thân Đệ Văn Danh Phụng Lập. Bên phải là 7 chữ Kỷ Dậu Bát Nguyệt Cát Nhật Táng. Trên đầu tấm bia là hai chữ Cố Nam. Ảnh 5 là văn bia chụp gần để dễ dàng đọc các chữ khắc trên bia như đã nói.

 

Ảnh 1 là Ngôi Tháp mộ của Hoàng hậu Thu Mai nằm bên hông chùa Thiên Thai như đã nói. Ảnh 2 là Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu tại kiệt 51 Minh Mạng. Ngôi Tháp mộ này do chính Nguyễn Du và bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ Hoàng hậu từ Bắc Ninh lặn lội, tìm vào đứng ra xây dựng. Hai Ngôi Tháp mộ được thiết kế, xây dựng giống nhau -chỉ khác nhau về độ lớn nhỏ 8-10- với ý tưởng muốn gây sự chú ý, tìm hiểu cho lịch sử ngày sau bởi óc sáng tạo của chính người khách viễn phương tài hoa Nguyễn Du. Hiện Ngôi Tháp mộ ở kiệt 51 Minh Mạng đã sụp đỗ, hoang tàn như các bạn thấy trong hình do từ lâu không người chăm sóc, sửa sang, bảo trì và nhang khói, cúng kính từ hơn 200 năm nay.

 

Ảnh 3 là cây cầu mà ngày xưa không biết là cầu gì, ngày nay gọi là cầu Lim 1. Cầu nằm dưới chân dốc Minh Mạng.

 

Chúng tôi sẽ giải thích mật mã văn bia được Văn Quan dựng lập cho chị của mình tại vị trí chôn lần đầu của triều Tây Sơn trên bài viết 2. Các bạn chờ đọc. Hay lắm!

 

Miền trung thương nhớ,
lúc 8h22 ngày 3 tháng 07 năm 2019
Bốn niệm xứ

 
 
 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang