Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

2-TRỐNG TRƯỜNG THÀNH LUNG LAY BÓNG NGUYỆT...

2-TRỐNG TRƯỜNG THÀNH LUNG LAY BÓNG NGUYỆT...

Mời các bạn đọc tiếp bài 2- Trống trường thành lung lay bóng nguyệt...

 

...Và đây là bản chỉnh lại của chúng tôi:

 

Cổ bề thanh nghịch trường thành nguyệt,
Trùng duyệt sắc vân Lâm tuyền sơn.
Cửu tằng ấn kiếm khỉ vương định.
Bán dạ phi hịch trình xuất chinh...

 

Cổ bề thanh nghịch trường thành nguyệt: 
"Cổ " tiếng Hán là cái trống, đồng thời, "cổ " cũng là cũ, xưa, là chuyện cũ, chuyện xưa. Chữ "cổ " này dùng đối lại với kim là ngày nay, trong hiện tại. Lại cổ cũng là tên đất, tên của địa giới nào đó. Hoặc cổ còn có nghĩa là phần, là bộ phận, như đùi vế là một bộ phận của cơ thể. Cho nên một bộ phận, một phần của sự việc gì cũng được gọi là cổ , như một đám người, một toán quân đã đang chuẩn bị lên đường đi đâu đó, làm việc gì đó, vvv... Cổ còn đọc, còn được hiểu là con vật độc hại, hay cổ là dùng mưu chước làm cho người bị mê hoặc, gọi là cổ hoặc. Cổ còn được giải thích là chuyện cũ, chuyện đã trôi qua, như lấy ngôn ngữ, văn chương hôm nay để giải thích cho những câu chuyện xa xưa, tục gọi là cổ huấn: chú giải nghĩa văn, tức lời giải thích về chữ nghĩa, văn chương. Nói gọn cổ là giải thích chuyện cũ.

 

"Bề " cũng có nghĩa là bầy, là một đàn, lũ, bọn. Bầy viết như thế này cũng có nghĩa là bầy tôi, là những cán bộ làm việc, phục vụ trong triều đình thời phong kiến xa xưa. Đây là chữ Nôm, không phải chữ Hán.

 

"Thanh " là thanh vắng, yên tĩnh, sự im ắng, tĩnh mịch không một tiếng động. Hay "thanh " là tiếng, là âm thanh bổng trầm, lúc khoan khi nhặt của tiếng nói con người hay của các loại nhạc cụ âm nhạc. Tiếng nói con người được phân ra gồm bốn thanh, là Bình-Thượng-Khứ-Nhập, theo văn hóa người Trung Hoa. Của âm nhạc là Cung-Thương-Giốc-Chủy-Vũ. "Thanh " còn là tiếng nói, hay lời tuyên bố, thanh minh, phân trần, nói rõ việc gì đó, chuyện gì đó cho mọi người cùng nghe, cùng hiểu rồi sau mới tiến hành, thực hiện. "Thanh " còn dùng để chỉ cho đời nhà Thanh bên Trung Quốc. Thời này vua quan triều Thanh đã chủ trương kéo quân sang đánh chiếm và dự tính đặt nền móng đô hộ nước ta dài lâu như các thời kỳ trước kia. Nhưng quân đội Thanh triều với những âm mưu đen tối móc ngoặc, liên kết phía sau tấm màn nhung cùng đám phản loạn triều Lê, đại diện là vua Lê Chiêu Thống đã bị Hoàng đế Quang Trung và quân đội Tây Sơn phục kích đánh cho một trận tơi bời, tan tác, không còn manh giáp tại năm cứ điểm hùng hiểm Thăng Long Hà Nội vào 5 ngày đầu xuân Kỷ Dậu 1789. "Thanh " còn được dùng làm thành ngữ, như thanh tội trí thảo: kể tội mà đánh.

 

"Thanh  " còn đọc là thênh, thảnh, /chinh, thinh, /thiêng, /tinh và tành, tình, tạnh, thang, ưởng. Tành là tan tành, đổ vỡ, không còn gì. Thang là lang thang, vất vưởng, khổ sở, đi hết nơi này đến khác tìm nơi trú ngụ của người nào đó, nhóm người nào đó của sự việc gì đó, vvv...

 

"Nghịch " là trái, như trái lại với thuận gọi là nghịch. Phàm cái gì không thuận thì gọi là nghịch. Hay "nghịch " là chỉ cho can phạm, là khi kẻ dưới phản đối, chống lại người trên, như ngỗ nghịch. Hoặc những kẻ phản lại tổ chức, đoàn thể, phản cả quê hương, tổ quốc, dân tộc thì gọi là kẻ phản nghịch, phản quốc. "Nghịch " còn là rối loạn. Hay "nghịch " có nghĩa là đón, như khi bên kia lại, bên này đón nhận thì gọi là nghịch, như nghịch lữ: đón khách trọ. "Nghịch " còn mang nghĩa toan lường, tính trước lúc việc chưa xảy ra, như nghịch liệu: liệu trước. Tóm lại, nói lại, "nghịch " là trái lại với thuận. Hoặc "nghịch " là đón, tiếp rước. Nghịch cũng là chống lại, làm phản, phản nghịch như đã nói. Thêm nữa, "nghịch " còn là tờ tâu lên vua, từ nghĩa thứ 4 trở xuống được đọc là nghịnh.

 

"Nghịch " thêm nghĩa là thảo nghịch: dẹp loạn. "Nghịch " có âm là kích. Kích là đánh, như kích cổ: đánh trống. Hay kích là công kích, truy kích: đuổi theo mà đánh. Kích còn là tập kích, phục kích: lối đánh bất ngờ. Kích cũng có nghĩa là dương đông kích tây. Đây là nghệ thuật dàn mưu kế đánh trận, dụ địch thủ vào tròng hòng chiếm thế thượng phong, đánh cho tan tác. Tóm tiếp. Kích nên hiểu là phục kích đối phương để đánh phủ đầu, hốt trọn ổ. 

 

"Trường " là vùng, là chỗ đất trống, rộng, bằng phẳng, nơi tập trung đông người lại để bàn, nói việc gì đó hay làm việc gì đó cho được thuận tiện, dễ dàng, như quảng trường, vận động trường và thao trường, quân trường, là những nơi luyện tập, thuyết giảng, thị phạm của quân đội, của bộ môn thể dục thể thao và của những người làm công tác tuyên truyền cho đường lối, chính sách của nhà nước sở tại. Có khi "trường " là nơi tập trung người xem các môn biểu diễn văn hóa nghệ thuật, như kịch trường, nhà hát, hay sân khấu lộ thiên, được tổ chức ngoài trời. "Trường " còn dùng để chỉ cho tuồng huyễn hóa, dâu bể cuộc đời, như thơ Bà Huyện Thanh Quan có câu: "Tạo hóa gây chi cuộc hí trường". Hoặc "trường " còn là chiến trường, là nơi giao tranh giữa hai thế lực đối đầu đang tranh chấp, giải quyết về sự việc, vấn đề gì liên quan đến chính trị-quân sự của đất nước hay của thể chế, chính sách quốc gia.

 

Trường còn là ruột, lòng, một bộ phận của lục phủ ngũ tạng con người. Trường  cũng còn là dài, lâu, dùng để đối với đoản , là ngắn, mau. Trường còn đọc là trưởng. Trưởng thuộc hàng thứ nhất, như trưởng tử 長子: con trưởng, trưởng tôn 長孫: cháu trưởng. Như vậy, khi liên tưởng, chắp nối những từ, chữ được chỉnh sửa, phục hồi, trả lại đúng với nguyên bản tác phẩm so với sử sự, chúng ta được biết, vua Lê Chiêu Thống, tức Lê Duy Kỳ là cháu trưởng của vua Lê Hiển Tông được chọn làm người kế vị sau khi nhà vua ra đi vào năm Bính Ngọ 1786. Đây là năm Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà lần thứ nhất dưới danh nghĩa Phù Lê diệt Trịnh qua lời viện dẫn lý sự viên dung của tướng tha hương Nguyễn Hữu Chỉnh trong thời điểm còn lệ thuộc, bị điều động đủ mọi việc bởi các anh em Tây Sơn tam kiệt.

 

Trường cũng còn đọc là trưởng, trướng, tràng, thương... Thương được viết với bộ nhân 2 nét bên trái, bên phải, ở trên là bộ nhân viết lối biến thể nằm ngang, dưới là bộ lực 2 nét. Lực là sức mạnh của con người, hay của thế lực, quyền hành nào đó thường hay gây ra sự khổ đau, thương tật cho mọi người và các loài vật. Đây là ý nghĩa chính của chữ thương này vậy. Tóm lại. Thương là đau đớn, quằn quại, rên la. Thương cũng đọc là cương, cương là chết cứng, chết khô, nằm phơi thây ra khắp chiến địa. Lại thương cũng còn là tương, tức tướng. Tướng là người đứng đầu, cầm đầu quân đội, chỉ huy quân lính chiến trường. Thương cũng còn đọc là thảng. Thảng là thảng thốt, bất ngờ, không thể liệu định trước sự việc xảy ra. Hay thảng là nhảy loi nhoi, và bỏ chạy một mạch, một lượt không dám quay đầu nhìn lại. Thảng cũng có nghĩa là nằm sấp xuống mặt đường, giữa đường. Tóm lại. Thương được xem là vết thương, là sự đau đớn của thể xác và tinh thần sau cuộc đụng độ, giáp mặt với cuộc đời, với chiến cuộc nào đó mà khi nhớ lại vẫn hãy còn thảng thốt, sửng sờ và đau đớn mải chưa quên. Thương cũng còn nghĩa là nghẹn, là sặc, nghẹn ở đây là nghẹn ngào, nức nở do sự cố đột biến, bất ngờ gì đó gây ra cho chủ thể. Lại sặc còn có nghĩa là do đang ăn uống bị sặc, hay bị sặc nước do té ao, té giếng và té sông gây ra.

 

"Thành " là thành trì, là bức tường lớn, cao, dài được đắp, xây bao quanh kinh đô hoặc một khu vực nào đó để ngăn giặc, phòng vệ, bảo đảm an toàn cho những người đang sống yên ổn, làm việc ở bên trong. "Thành " còn gọi là kinh thành, là chốn đô thị nhộn nhịp đông vui, có nhiều người tụ tập sinh sống, làm ăn. Thành còn có nghĩa là xong, là hoàn thành công việc, sự việc gì đó, như xây dựng xong công trình nhà cửa, lầu đài, cung điện, vvv... Thành   còn thêm nghĩa là thành ra, biến ra, hóa ra, như khi đem hai ba loại thực phẩm kết hợp lại nấu nướng sẽ cho ra món ăn ngon, bổ nào đó. Hoặc lấy một chữ này nhập với một chữ kia thì sẽ biến ra một chữ mang nghĩa đặc biệt nào đó để nói lên sự việc gì đó mà tác giả đang muốn nói, muốn trình bày để cho mọi người cùng hay biết rõ ràng, cụ thể. Riêng "thành " ở đây, của khổ thơ này, trước là để chỉ cho Hoàng thành Thăng Long, hay La thành, và sau là Bắc thành.

 

Đoạn này, mời các bạn bỏ chút đỉnh thì giờ đọc lại lịch sử hình thành Hoàng thành Thăng Long đã từng diễn biến thế nào từ khởi thủy cho đến khi Thăng Long chỉ còn là dư âm, kỷ niệm của một thời đã qua bởi sự xuất hiện của phong trào cách mạng nông dân Tây Sơn. Và tiếp theo sau là triều đại Nguyễn Gia Miêu của vua Gia Long sau khi Hoàng Đế Quang Trung bất ngờ ra đi vào năm 1792, Nguyễn Ánh từ đó bèn lợi dụng thời cơ ngàn năm có một vội vã tập trung binh mã phản công, đánh thắng được nhà Tây Sơn, bước lên cai trị toàn diện đất nước từ Bắc đến Nam. Để nói bổ túc thêm chỗ này. Nói gì thì nói, Gia Long cũng chỉ là kẻ chen lấn xen ngang thừa hưởng, nếu không muốn nói là ăn có từ những thành quả to lớn, vĩ đại do nhà Tây Sơn và Quang Trung Nguyễn Huệ để lại cho con cháu của mình mà thôi. Nhưng do con cháu và binh tướng Tây Sơn không biết giữ gìn, phát huy những thành quả huy hoàng, vẻ vang của cha ông từng khổ công gầy dựng mà chỉ chăm bẳm tranh giành danh lợi, hơn thua cho nên cơ đồ, sự nghiệp từ đó đành phải bị kẻ cơ hội, lợi dụng thời cơ Nguyễn Ánh nhanh tay cuỗm mất đó thôi. Hiện trạng đất nước hôm nay hình như cũng đã đang dẫm lại vết xe đỗ xưa kia của Nhà Tây Sơn phải chăng? Nhưng ai là kẻ nhanh tay chớp thời cơ nhào vô ăn có phất cờ thảo phạt cướp chính quyền như Nguyễn Ánh xưa kia thì mới là chuyện đáng nói. Vậy chúng ta hôm nay hãy kiên nhẫn chờ thời gian trả lời là hay nhất vậy.

 

Dưới đây là thông tin chúng tôi lấy trên trang mạng về sự tích Hoàng thành Thăng Long:

 

"Vào thời kỳ nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện, Tống Bình thời đó là trung tâm của An Nam đô hộ phủ, lần đầu tiên vùng đất mà sau là kinh thành Thăng Long nắm giữ vai trò một trung tâm quyền lực chính trị. Năm 866, viên tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La, thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.

 

Cuối thế kỷ IX, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Đầu thế kỷ X, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế loạn chia cắt Ngũ Đại Thập Quốc. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến ra chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý.

 

Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Ái châu ra Đại La đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm thì bị Kiều Công Tiễn giết hại. Năm 938, Ngô Quyền hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng, đánh bại quân Nam Hán, giết chết Hoằng Thao. Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô Vương, không đóng đô ở Đại La mà về Cổ Loa. Sau loạn 12 sứ quân, các Triều đại Đinh, Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư. Đại La lúc này do Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ cai quản và tu sửa Hoàng thành quay về hướng nam (hướng về kinh đô Hoa Lư thay vì hướng về phương bắc như chính quyền đô hộ đã làm) vì thế mà vị quan này được coi là người "giao chìa khóa" thành Đại La cho Lý Thái Tổ.

 

Mãi về sau, vào thời kỳ nhà Lý, vào năm 1010, tại kinh đô Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô để chuyển kinh đô về thành Đại La, và đổi tên kinh thành Đại La này ra là Thăng Long. Lý Thái Tổ cùng các quần thần đã gấp rút xây dựng những công trình cơ bản của Kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hìnhTam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành, vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua. Các thời sau đều theo cách ấy mà phân chia.

 

Mục Chiếu dời đô của sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "…Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngối, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương..."

 

Giai đoạn Lê-Mạc từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII
Sau thời kỳ cai trị của nhà Lý là đến thời kỳ nhà Lê. Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Kinh. Về cơ bản, Đông Kinh thời Lê không khác nhiều Thăng Long đời Lý-Trần-Hồ, Lê Thái Tổ chỉ sửa chữa hoàng thành những chỗ bị hư hoại do cuộc chiến tranh chống quân Minh để lại.

 

Giai đoạn từ kinh thành Thăng Long sang tỉnh Hà Nội  
Vào năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem đại quân 29 vạn người sang chiếm Thăng Long không tốn một hòn đạn mũi tên. Đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, Lê Chiêu Thống chạy sangTrung Quốc, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ở Phú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành.

 

Năm 1802 sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế. Kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân. Thăng Long vẫn mang tên gọi là Thăng Long nhưng chữ "Long" là rồng bị chuyển thành chữ "Long" nghĩa là thịnh vượng, ý rằng nhà vua không còn ở đấy. Đồng thời những gì còn sót lại của Hoàng Thành sau những trận đại hủy diệt cuối thế kỷ XVIII cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phục vụ cho công cuộc xây dưng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi Ngự giá Bắc thành.

 

Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng Thành cũ vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành mà Hoàng Thành Thăng Long thì rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vauban của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều.

 

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp. Người Pháp đổi Hà Nội thành thành phố. Đến khi chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là thủ đô của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở và trại lính cho người Pháp. Ngoại trừ cửa Bắc và cột cờ những gì còn sót lại của thành Hà Nội đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng.

 

Thành Hà Nội do Gia Long xây dựng cũng làm theo thể thức các tỉnh thành khác và điều chủ yếu là không được to rộng hơn Phú Xuân. Thành vuông xây theo kiểu Vauban của Pháp. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số xung quanh là hào nước sâu. Bốn bức tường thành tương ứng với bốn con phố hiện nay là: phố Phan Đình Phùng ở phía Bắc, phố Lý Nam Đế ở phía Đông, phố Trần Phú ở phía Nam, đường Hùng Vương ở phía Tây.

 

Tường thành xây bằng gạch hộp chân thành xây băng đá xanh và đá ong. Tường cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng. Thành mở ra 5 cửa là: cửa Đông (tương ứng với phố cửa Đông bây giờ), cửa Tây (tương ứng với phố Bắc Sơn hiện nay), cửa Bắc (nay vẫn còn), cửa Tây Nam (tương ứng với đoạn giao phố Chu Văn An và Nguyễn Thái Học bây giờ), cửa Đông Nam (tương ứng với đoạn giao phố Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học bây giờ). Đường vào cửa xây vòm xuyên qua tường thành dài 23 m. Trên mỗi cửa có lầu canh gọi là thú lâu.

 

Xung quanh tường thành là một dải đất rộng 6-7m rồi đến một con hào rộng 15–16m, sâu 5m thông với sông Tô Lịch và sông Hồng. Hào lúc nào cũng có nước nhưng thường chỉ cao khoảng 1m.

 

Phía ngoài các cổng thành có xây một hàng tường đắp liền trên bờ hào gọi là Dương mã thành, dài 2 trượng 9 thước, cao 7 thước 5 tấc. Các Dương mã thành đều có một cửa bên gọi là Nhân Môn. Từ ngoài thành đi vào đều phải đi qua Nhân Môn rồi mới đến cổng thành. Phía trong thành được bố trí như sau:

 

Ở trung tâm thành là điện Kính Thiên được xây dựng từ thời Lê trên núi Nùng. Điện dựng trên những cột gỗ lim lớn người ôm không xuể. Thềm điện có hai đôi rồng đá rất đẹp cũng từ thời Lê. Sau điện này bị người Pháp phá hủy và xây trên nền cũ tòa nhà Con Rồng để làm trụ sở pháo binh Pháp. Sau năm 1954 nhà con Rồng lại trở thành trụ sở của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây cũng chính là nơi diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng ngày 21 tháng 3 năm 1975 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 75-76.

 

Phía đông thành là nhiệm sở của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành đầu triều Nguyễn.
Phía tây là kho thóc, kho tiền, và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy.
Năm 1812 dựng Cột cờ Hà Nội ở phía nam thành
Năm 1835, vì cho rằng thành Hà Nội cao hơn kinh thành Huế, Minh Mạng cho xén bớt 1 thước 8 tấc, thành Hà Nội chỉ còn cao chừng 5m
Năm 1848, vua Tự Đức cho tháo dỡ hết những cung điện còn lại ở Hà Nội chuyển vào Huế".

 

Ở trên là những tư liệu lấy trên trang mạng cho biết lịch sử xây dựng Hoàng Thành Thăng Long đã từng như thế nào qua các triều đại cai trị đất nước ở khu vực Đàng Ngoài cho đến thời nhà Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu. Nhưng ở đây, trong câu thơ khổ thứ hai của trường ca CPN là đang nói về thời kỳ nhà Lê đang còn trị vì với vị vua đại diện hiện tại là Lê Chiêu Thống đang rước giặc Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long. Và từ kinh đô Phú Xuân Bắc Bình vương Nguyễn Huệ sau khi nhận được tin cấp báo từ Đàng Ngoài đã liền cho đắp đàn tế cáo trời đất tại núi Bân, bước lên đọc Chiếu lên ngôi và hịch đánh giặc, sau đó ngài thân chính kéo đội hùng binh cứu viện lên đường Bắc tiến. Chứ lúc này nhà Nguyễn Gia Miêu chưa tham dự gì vào nội bộ chính trị tại Hoàng thành Thăng Long. Do đó, chúng ta nên dừng lại giai đoạn kinh thành Thăng Long hiện lúc này đang được chính quyền, nhà nước Tây Sơn quyết định đặt, gọi là Bắc thành mà thôi.

 

Như vậy, "thành " ở đây nên được hiểu là Hoàng thành Thăng Long, hay Đại La thành và Bắc thành như diễn tiến lịch sử đã cho biết ở trên vậy.

 

Tiếp theo chữ "thành " là chữ "nguyệt ". "Nguyệt " chúng tôi chỉ lấy ra hai nghĩa duy nhất, nguyệt là mặt trăng, hay nguyệt là tháng. Trăng thì có trăng tròn, trăng khuyết và trăng đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng. "Nguyệt " còn đọc là ngoạt, kiển, cưỡng, tể, nga, niên, nam, niếp.

 

Đến đây, chúng tôi đã giải thích xong từng chữ trong câu thứ nhất, khổ thứ hai của CPN: "Cổ bề thanh nghịch trường thành nguyệt". Câu này có ba nghĩa như sau:

 

1- Trong đêm khuya khoắt, không một tiếng động nhỏ (thanh ) bỗng tiếng trống lớn (cổ ), trống nhỏ (bề ) gõ vang lên liên hồi, dồn dập làm cho náo động (nghịch ) cả kinh thành (thành ) Thăng Long lúc này đang say ngủ mê man, thả hồn ngao du trong giấc điệp.

2- Tên nghịch tặc Lê Chiêu Thống (nghịch ) cùng bọn bầy tôi (bề ) triều Lê đã cả gan xúm kéo qua Tàu rước bọn giặc Thanh (thanh ) về chiếm đóng Hoàng thành Thăng Long (thành ) hòng nuôi mộng cùng nhau cai trị và đô hộ nước Việt lâu dài. Đây là câu chuyện cũ, chuyện trước (cổ ). Còn chuyện sau (kim ) là khi nhận được tin cấp báo từ Đàng Ngoài, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ liền cho đắp đàn tế cáo trời đất tại núi Bân, giữa đêm khuya (thanh ) ngày đầu tháng (ngoạt ) ngài bước lên đàn đọc chiếu lên ngôi, phát lệnh thảo nghịch (nghịch ), lấy niên hiệu là Quang Trung để chính vị quyền lực, mở ra triều đại mới. Sau đó, giữa đêm khuya khoắt (thanh ) Hoàng đế Quang Trung liền âm thầm kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn lên đường Bắc tiến. Và cũng vào lúc đêm khuya (thanh ) tại điểm tập kết, bất ngờ (nghịch ) ngài cho quân lính nổi trống trận (cổ bề 皼鼙) đánh thọc vào năm cửa thành Thăng Long (thành ) làm cho bọn giặc cướp nước lúc này đang thẳng cẳng ngủ say mê man không kịp trở tay, thây chết phơi chồng chồng, lớp lớp, trùng trùng, điệp điệp, biến kinh đô hoa lệ Thăng Long bỗng chốc thành bãi chiến trường (trường ) vùi chôn xác giặc thù không biết bao nhiêu mà kể. Tội nghiệp.

 

Sở dĩ chúng tôi nói Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đọc chiếu lên ngôi, phát lệnh thảo nghịch vào lúc nửa đêm của ngày đầu tháng là do nhập hai chữ nguyệt và nghịch lại sẽ ra chữ sóc . Sóc là ngày đầu tiên của chu kỳ trăng, đó là ngày Mồng Một đầu tháng. Còn tại sao lại phải nhập chữ nguyệt , chữ nghịch lại để lấy ra chữ sóc như thế thì các bạn phải chờ đọc phần sau thì sẽ biết rõ ràng, cụ thể, chi tiết hơn. Trường hợp này cũng như tại sao, dựa vào đâu để đưa ra chữ kim để dùng đối lại với chữ cổ như thế. Tất cả các bạn vui lòng chờ đọc đoạn giải thích ở sau vậy.

 

Chúng tôi là người trực ngôn trực hạnh, ăn to nói lớn, chủ trương biết thì nói, không biết thì ôm cột ngồi nghe người khác nói, chứ chúng tôi không chủ trương nói bậy, viết bậy như những người khác. Nếu các bạn có niềm tin, đọc các bài viết của chúng tôi các bạn sẽ thấy giới văn sử Bắc Nam xưa nay khi thuyết giảng, bình luận về các bài thơ của các nhà thơ trung đại, cả cổ đại hầu hết đều trật đường rầy, bậy bạ cả, như khổ thơ thứ hai được chúng tôi chỉnh lại và giải thích cặn kẽ, chi tiết trong bài trường ca Chinh phụ ngâm do chính Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai sáng tác ngay trong thời điểm chồng của mình là Hoàng đế Quang Trung dẫn đội hùng binh cứu viện Tây sơn lên đường Bắc tiến đánh dẹp giặc Thanh tại Thăng Long cuối năm Mậu Thân 1788 vắt qua 5 ngày đầu năm năm Kỷ Dậu 1789 này đây vậy.

 

Tiếp theo là câu "Trùng duyệt sắc vân Lâm tuyền sơn".
(còn tiếp)

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang