Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

HỒ TÔN ÁM HIỆU TRẬN TIỀN...

HTÔN ÁMHIU ...TRNTIỀN...
Theo tìm hiểu,
các sách lịch sử hầu hết đều nói vua Quang Trung ra đi vào ngày 29-9 năm Nhâm Tý (Đại Nam chính biên liệt truyện và Tây Sơn thủy mạt khảo. Q. 30, t. 42b). Còn sách Tây Sơn thực lục cho biết vua Quang Trung mất ngày 30 tháng Bảy âm lịch. Theo Phó giáo sư sử học Đỗ Bang, sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, trang 120, trong bài thơ Thu phụng quốc tang cảm thuật của Phan Huy Ích, phần nguyên dẫn có ghi là ngày 30 tháng Bảy thì vua Quang Trung chầu trời.

 

Cũng trong sách trên, trang 122, Phó giáo sư Đỗ Bang cho biết: "Nếu đối chiếu với dương lịch theo cuốn Niên biểu Việt Nam thì tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) là tháng thiếu, nghĩa là không có ngày 30. Ở đây chúng ta không thể nghi ngờ người như Phan Huy Ích mà có thể nhầm lẫn về ngày chết của vua Quang Trung được, và nhiều tài liệu khác cũng xác nhận ngày đó.

 

Nếu tháng 7 năm Nhâm Tý đó có cả ngày 30 như Phan Huy Ích đã ghi, thì ngày vua Quang trung từ trần là ngày 16 tháng 9 năm 1792. Giáo sư Đỗ Bang cho biết thêm.

 

Sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 của tác giả Tạ Chí Đại Trường, gốc người ở Tây Sơn, sau 75 qua Mỹ, chẳng hiểu sao sau về lại, chết ở Sài Gòn. Trang 270-271 tác giả Tạ Chí Đại trường cho Quang Trung mất ngày 29 tháng Bảy Nhâm Tý, giờ Dạ Tý (11-12 giờ khuya 16-9-1792). Đoạn trích như sau:
... Có lẽ biết đến vai trò-không chắc chắn quyết định-nhưng quan trọng của ông trong sự sinh tồn của triều đại, nên Quang Trung, trước khi mất ngày 29 tháng Bảy Nhâm Tý, giờ Dạ Tý (11-12 giờ khuya 16-9-1792) đã đòi Trần Quang Diệu về trối trăng, dặn chôn cất cho mau nội trong một tháng rồi dời kinh về Phượng Hoàng Trung đô. "Nếu không, quân Gia Định kéo tới, các ngươi sẽ không có đất mà chôn đâu...".

 

Còn sách Nhà Tây Sơn của đồng tác giả Quách Tấn-Quách Giao ghi thế này về cái chết của vua Quang Trung, trang 223-224-225-226:
... Mọi việc đã sắp đặt chu đáo thì thình lình nhà vua bị cảm. Bệnh mỗi ngày một nặng. Bèn triệu trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu thương nghị về việc dời đô ra Nghệ An và việc đi đánh Nguyễn Phúc Ánh. Nhưng rồi biết mình không còn sống lâu được nữa, liền trối:
Ta mở mang bờ cõi gồm cả miền Nam. Nay bệnh tình của ta không thể khá được, mà Thái tử thì còn nhỏ. Phía trong thì bọn quốc cừu hoành hành ở Gia Định. Còn anh ta thì tuổi già, cầu an, không lo hậu hoạn. Ta chết rồi, trong vòng một một tháng phải lo việc tống táng cho xong. Các khanh phải đồng lòng phò Thái tử và sớm lo việc thiên đô để khống chế thiên hạ. Nếu không vậy, binh Gia Định kéo đến, các khanh không có đất chôn thây.

 

Nói rồi băng tại điện Trung Hòa, ngày 29 tháng Bảy năm Nhâm Tý.

 

Thọ 40 tuổi. Ở ngôi 5 năm.

 

Thái tử Nguyễn Quang Toản nối ngôi.

 

Qua tháng Tám, triều đình mai táng vua Quang Trung tại phía Nam sông Hương.

 

Thụy là Thái tổ Vũ Hoàng đế. Một mặt vào Quy Nhơn, một mặt sang Trung Quốc cáo tang.

 

Vua Thái Đức được tin, kêu lên một tiếng: "Em ơi" rồi khóc ngất! Đoạn lo sắm sửa đi điếu tang, nhưng đình thần can gián. Nhà vua bèn sai La Xuân Kiều soạn một bài văn tế, rồi cử Võ Xuân Hoài và Đặng Xuân Phong thay mình mang tế vật ra Phú Xuân.

 

Bài văn tế viết bằng Nôm, có những câu:
Công điếu phạt, Nam rồi lại Bắc,
tiếng anh hùng vang dội sấm mười phương.
Tình tích linh, ruột nối liền gan, đường u hiển rã rời tơ chín khúc.
Trời Quy Nhơn ảm đạm màu thu,
Đất Thuận Hóa não nùng tiếng cuốc...

 

Phái đoàn sang Trung Hoa nói dối rằng:
Vua Quang Trung có di chỉ sau khi chết chôn tại Hồ Tây ở Thăng Long để đặng gần chầu thiên khuyết.

 

Vua Thanh tưởng thật, tứ thụy là "Trung thần", ngự chế một bài thi Ai Thuật:
Ngoại bang lễ dĩ hiến bồi thần,
Cần triển tùng vô (?) kỷ thân.
Nạp khoản tối gia lai ngọc khuyết,
Hoài nghi kham tiếu đại kim nhân.
Thu trung thượng ức y quan túc,
Tấc hạ hồ như phụ tử thần.
Thất xích bất năng tân ai thuật,
Lân kỳ trung khốn xuất trung chân.

 

Cụ Bùi Văn Lang dịch:
Sai khiến bồi thần lễ ngoại bang,
Ít ai khứng chịu nhọc mình sang.
Nào khi nạp khoản qua đầm ngọc,
Không dạ hồ nghi thế tượng vàng.
Dưới gối như in tình phụ tử,
Giữa thu còn nhớ bộ y quang.
Hồng La bảy thước không cùng chuyện,
Ngay thật riêng thương tấc dạ chàng.

 

Càn Long lại còn soạn một bài điếu văn, cấp một tượng Phật bằng ngọc, 3.000 lượng bạc, sai Hộ bộ Quảng Tây là Thành Lâm sang Thăng Long phúng điếu.

 

Sứ giả làm lễ trước mộ giả của Quang Trung tại linh đường huyện Thanh Trì. Trong điếu văn có câu:
Chúc ly Nam cực, hiệu trung đặc trưởng kỳ xu triều;
An phách Tây Hồ, một thế vô vong ư luyến khuyết.

 

Nghĩa là:
Cõi Nam phục thay quyền, tưởng lúc xu triều công đáng nể;
Chốn Tây Hồ an phách, tấm lòng luyến khuyết chết không phai.

 

Còn bài thi thì chạm đá dựng nơi mộ...

 

Với bấy nhiêu ghi chép, tìm hiểu từ các các sách đã nói, cũng còn nhiều sách nữa, chốt lại, các nhà nghiên cứu sử chuyên không chuyên của hai miền Nam Bắc về cái chết của vua Quang Trung, cả ngày tháng giờ chết của Ngài, hầu như xưa nay chưa cung cấp được một tín hiệu, thông tin nào sáng sủa, xứng đáng để đặt vào đó một niềm tin cho trọn vẹn. Toàn nói mò, phỏng đoán, cả sự thêm thắt, thêu dệt, cốt tập trung đọc nghe cho vui tai vui miệng, rồi vỗ tay, bùi ngùi, xúc động, người này nói theo người kia, người sau nói theo người trước. Rồi cứ thế loan truyền, dắt dẫn mãi ra đến vô cùng vô tận...

 

Riêng chúng tôi trong câu chuyện vô cùng bí ẩn, đầy tính hấp dẫn, khêu gợi sự tò mò, tọc mạch, kích thích óc trinh thám, phá án kinh khủng này thì tuyệt đối không nói theo, dựa vào sách vở, tài liệu nào cả, mà những thông tin về lịch sử nhà Tây sơn, về Nguyễn Huệ cùng những người liên quan, phần nhiều chúng tôi dựa, lấy từ truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du. Bởi đây là bộ sử Tây Sơn được chấp bút, trần thuật, viết bằng thơ của thi hào. Những ai từng đọc các bài giải thích những ẩn giấu, cài, nén những bí mật lịch sử Tây Sơn trong từng câu chữ của Kiều, của các bài thơ từ ngắn đến dài của các danh sĩ của chúng tôi lâu nay chắc cũng đều đã biết và chấp nhận. Rằng sự thật là như thế, không còn gì để phải bàn cãi vì nó quá đúng, rất cụ thể, rõ ràng đến từng chi tiết. Bài viết này hôm nay chúng tôi sẽ chứng minh, vạch ra cho mọi người biết, giới nghiên cứu sử chuyên không chuyên, rằng vua Quang Trung khi xưa chết vào ngày tháng nào? Có đúng với ngày tháng ghi chép trong các sách của các tác giả nói trên hay không. Cũng còn rất nhiều các sách khác nữa, chỉ tạm đưa ra bấy nhiêu thông tin cũng vừa tạm đủ để có điều kiện, cơ sở hòng bắt tay, tiến tới xác định, làm sáng tỏ lại mối tồn nghi lịch sử chưa bao giờ có hồi kết này.

 

Những ai lâu nay từng đặt niềm tin việc chúng tôi giải thích về cái chết của vua Quang Trung qua nhân vật mã hóa Từ Hải với cái chết đứng có một không hai trong lịch sử của thi hào Nguyễn Du thì hầu hết cũng đều phải công nhận rất ư là có lý, nghe được lắm. Sai thế nào được. Vậy, nếu đã chấp nhận nhân vật Từ Hải chính là vua Quang Trung, được Nguyễn Du mã hóa với cái chết đứng sừng sững giữa trời như thế tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂, bắt đầu từ câu 2451 đến câu 2538 là lúc Từ Hải/Quang Trung đã ra đi, khi đám loạn binh dẫn Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều đến nơi, chứng kiến cái chết của chồng mình lúc ấy. Thế thì, thi hào cũng phải cho lịch sử biết Ngài chết vào ngày giờ tháng năm nào chứ? Đúng không? Và đấy chính là lý do để bài viết này hôm nay đến với các bạn. Những người từng có niềm tin rằng truyện Kiều chính là bộ sử Tây Sơn được Nguyễn Du viết bằng thơ khi xưa từng ròng rã, mài miệt đến cả mười năm. Từ năm Canh Ngọ 1810 đến năm Canh Thìn 1820. Trừ cho năm đi sứ 1813, còn lại 9 năm. Chuyện này chúng tôi có nói trên bài viết Nguyễn Du viết Kiều từ khi nào? Ai chưa đọc, thì vào trang w bonniemxu.com lục mục văn học tìm đọc.

chân dung
Người về từ một hôm nào, Trăm năm bến mộng còn sao những là...

Bí mật câu chuyện lịch sử về ngày tháng năm mất của vua Quang Trung nằm ở các câu Kiều này đây.

 

Hồ Tôn ám hiệu trận tiền,
Ba bề phát súng dưới trên trống cờ...

 

Hai chữ "Hồ Tôn", không phải "Hồ Công", là ám chỉ cho con khỉ. Người Trung Quốc gọi con khỉ là hồ tôn 猢猻. Đó là giống khỉ macca ở khu rừng cánh Bắc Trung Quốc. Khỏi nói ai cũng biết, khỉ cũng nói, còn gọi là thân, chi thứ 9 trong 12 địa chi tý sửu dần mẹo thìn... Chín hay 9 được Nguyễn Du sử dụng mục đích ám chỉ cho tháng 9 dương lịch. Mật mã được Nguyễn Du sử dụng hết sức đơn giản như vậy, ngoài cách chiết tự, chơi chữ điệu nghệ, tài tình bằng chữ Hán Nôm. 

 

"Ba", "Ba bề", ở đây nên hiểu đơn giản lại, rằng đó chỉ có nghĩa là con số 3. Với giải thích ngắn gọn như thế, chúng ta đã có hai con số 9 và 3. 9 là tháng 9, 3 là ngày 3, đảo ngược lại, ngày 3 tháng 9. Thưa các bạn ngày 3 tháng 9 chính là ngày vua Quang Trung mất đấy! Các bạn tin không? Không à? (nhướng mắt...)

 

Nếu các bạn chưa tin, quá bất ngờ. Tất nhiên, vậy xin mời các bạn vui lòng bỏ chút đỉnh thời giờ vàng ngọc đọc và đọc tiếp tục những phần giải thích tiếp theo thì sự việc sẽ phơi bày ngay liền ra giữa thanh thiên bạch nhật. Không lâu đâu!

 

Có thể các bạn cũng đã chấp nhận việc chúng tôi đưa ra hai con số 3 và 9 cùng với giải thích. Nhưng các bạn sẽ hỏi, lấy gì để chứng minh đây là ngày 3 tháng 9 của năm Nhâm Tý 1792, là năm mà người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại ra đi?

 

Đúng, chúng tôi biết các bạn thế nào cũng sẽ hỏi câu hỏi ấy. Và đây là câu trả lời. Các bạn chắc đã chấp nhận, hai chữ "Hồ Tônđược Nguyễn Du dùng để ám chỉ cho con khỉ, tức chi Thân nằm ở vị trí thứ 9 rồi chớ gì?

 

Nếu bạn đã đồng ý. Thì đây, ngay đây bạn phải làm theo ẩn ý, sự chỉ bày, vạch đường dẫn lối của Nguyễn Du, không phải của chúng tôi, chữ "tiền" cuối câu lục 2513 chỉ có mục đích duy nhất. Dẫn đường. Đó là bạn phải đi ngược lại, tìm tới chi đầu của 12 chi, bắt đầu từ chi Thân của hai chữ "Hồ Tôn 猢猻", chi thứ 9. Chi Tý. Tý ở đây chỉ có nghĩa là ám chỉ cho năm Nhâm Tý 1792. Bạn có đồng ý? Nhưng dù bạn có đồng ý hay không, thì cũng không sao cả. Bởi sự thật nói gì đi nữa nó cũng là sự thật. Chưa nói nghề gián điệp, tình báo khi viết mật mã thì phải viết vắn tắt, cô đọng, ngắn gọn chừng nào tốt chừng ấy, không cần, nói đúng hơn là không được viết dài, nói dài. Người cầm, nhận mật mã trên tay khi đọc qua họ sẽ hiểu ý người viết mật mã muốn nói gì, nhắn gởi gì. Thế thôi. Bạn cũng nên biết, tất cả những gì mà Nguyễn Du viết, nói, ẩn giấu, cài nén trong từng câu chữ từ đầu đến cuối truyện Kiều cần được xem như là những mật mã vậy. Có điều là bạn có khả năng để giải, mở những mật mã ấy hay không mà thôi.

 

Như vậy, chỉ mới dạo qua hai câu 2513-2514 với bốn chữ "Hồ Tôn", chữ "ba""tiền" chúng ta đã có dãy con số gồm 3/9/1792. Ngang đoạn này, để xác định lại, đây có phải là sự thật, tức những gì, hay dãy con số biểu thị ngày tháng năm mà Nguyễn Du khi xưa muốn nói, từng ẩn giấu, cài nén trong câu 2513 hay không? Hay nó do chúng tôi ngồi tại chỗ bịa đặt, tưởng tượng dựng lên?

 

Như đã nói có hỏi là sẽ có trả lời. Các bạn chỉ mỗi việc đọc và chấp nhận hay không mà thôi.

 

Câu 2514 "Ba bề phát súng dưới trên trống cờ..." có ý nghĩa như sau. Chữ "cờ " (tiếng Nôm) là lá cờ, hay cột cờ. Cờ cũng đọc là kỳ. Kỳ (tiếng Hán) đọc là cơ. Cơ là số lẻ, như 1, 3, 5, 7, 9 là số lẻ, gọi là số cơ. Chữ "cờ " hiểu nói tắt ngang cũng là "cơ", "cơ" là chỉ cho các con số lẻ như đã nói, ở đây là số 3, 9, và hai số 1, 7 của năm 1792. Với chữ "cờ ", "cơ", Nguyễn Du có ý buộc người đọc phải hiểu mình đang muốn nói đến dãy số lẻ.

 

Câu 2515 tiếp theo "Đang khi bất ý chẳng ngờ..." có ẩn ý đặc biệt như sau. Chữ "bất ", "bất ý 不意", là dạng chữ đồng âm đa nghĩa (do đa nghĩa nên phải viết, đọc qua chữ khác) hoặc chữ giả tá: mượn chữ này lấy ra chữ khác, chữ bấc này đây. Bấc là gió bấc, ngọn gió từ phương bắc thổi tới. Bấc như vậy cũng đọc, viết là bắc . Chữ bắc  dùng để chỉ cho tình cảnh của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ vào thời điểm của cuộc chiến sinh tử ấy chớ không gì cả. Lúc đó, trong trận chiến một mất một còn giữa Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và vua anh Thái Đức Nguyễn Nhạc, hiện trấn ngự thành Hoàng đế An Nhơn vùng nam trung bộ, được Nguyễn Du trình bày vắn tắt qua câu 2513 "Hồ Tôn ám hiệu trận tiền..." được diễn bày, bất ngờ tập công ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂, trước triều đình Phú Xuân, thuộc bắc trung bộ, vào năm Nhâm Tý 1792. Thì phần thất thế, thua thiệt đã nghiêng hẳn về Nguyễn Huệ đến 90/100 do "bất ý 不意: mất cảnh giác, đề phòng từ trước đó". Nên đành phải chấp nhận làm kẻ thua cuộc. Từ đó cái chết của Ngài đã đi vào huyền thoại, hết sức bí mật, cùng với nhiều thêu dệt, thêm thắt, um tùm cỏ nội hoa ngàn khiến chẳng biết đâu mà lần. Từ ấy dến nay chưa bao giờ có giải thích nào thỏa đáng. Ngoại trừ giải thích của chúng tôi, như đã nói là toàn căn cứ, dựa vào truyện Kiều của Nguyễn Du.

 

Chữ "bất " còn đọc, viết là bỉ. Bỉ chữ dùng để so sánh, đối chiếu, đánh đọ giữa hai bên về sự việc gì đó đã đang xảy ra. Đó là chữ chữ bỉ với nghĩa dùng để chỉ phía bên kia, kẻ kia, đối lại với mình, chủ thể câu chuyện, này đây. Binh pháp Tôn Tử có câu "tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng: biết mình, biết người trăm trận đánh trăm trận thắng". Ở đây, trong câu chuyện, tức cuộc chiến đã đang xảy ra bên bờ sông Tiền Đường 前堂, trước triều đình Phú Xuân (cũ, trong Kiều Nguyễn Du gọi, đặt từ mã hóa là Vô Tích 無錫) vào tháng 9 năm Nhâm Tý 1792 giữa Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và Nam vương Nguyễn Nhạc thì bỉ là chỉ cho phía Nguyễn Nhạc. Còn kỷ hoặc thử là bên này, chỉ cho bên Nguyễn Huệ. Kỷ còn có ý chỉ cho người chiến thắng trận đánh long trời lở đất năm Kỷ Dậu 己酉 1789 với giặc Thanh Lê do mẹ con vua Lê Chiêu Thống và bầy tôi từng lặn lội qua Tàu trải chiếu rước sang hòng mưu sự cho kế hoạch chiếm nước Nam đô hộ lâu dài.

 

Như vậy, qua chữ "bất/bấc" với các nghĩa mở rộng biên độ, tầng bậc ngôn ngữ, chuyển âm như đã giải thích cụ thể, chi tiết, chúng ta lấy ra được hai chữ Bắc Nam. Bắc Nam là nói về vị trí địa lý vùng miền của các chủ thể câu chuyện. Còn để nói về khoảng không gian rộng hẹp của địa giới, thì có hai chữ mậu quảng . Mậu là nói, vẽ ra chiều dài con đường (không giới) của hai phương Bắc Nam, quảng là nói, vẽ ra chiều dài con đường (không giới) của hai phương Đông Tây. Hiểu tóm tắt, mậu và quảng là chữ dùng để chỉ, nói về không giới hoặc tâm giới. Nói thế bởi chữ mậu được ghép từ hai chữ y và mâu . Y nói nhanh là vật phủ, che bên ngoài, như áo quần dùng che đậy thân thể con người, da thịt dùng che đậy tư tưởng. Y cũng đọc, có nghĩa là ý. Ý là chỉ cho tâm ý niệm, tư tưởng con người. Còn mâu là cái giáo dùng đâm thọc, thuẫn là cái khiên dùng để đỡ gạt, nói đủ là mâu thuẫn 矛盾. Tư tưởng con người vốn nhiều khi hay sinh ra mâu thuẫn, vui đó rồi buồn đó, cho đó rồi đòi lại đó, cười đó rồi khóc đó. Cho nên phần bao che (y ) bên ngoài dù xấu đẹp thế nào cũng không thể nói hết sự mâu thuẫn bên trong tư tưởng (ý ) con người.

 

Quảng là rộng, mở rộng, chữ được ghép từ hai chữ nghiễm 广 và hoàng . Nghiễm 广 là mái nhà, cũng đọc là yểm. Yểm là bao trùm, chỉ không gian, sự rộng lớn. Yểm còn có ý chỉ sự che đậy, lấp liếm, không muốn phơi bày sự thật trần trụi, nên phải giấu, lấp đi. Hoàng là màu vàng. Thời xưa, người ta lấy năm sắc gồm trắng (kim), đỏ (hỏa), vàng (thổ), lục (thủy), lam (mộc) chia ra ứng với năm phương là đông tây nam bắc và phương giữa. Màu vàng được cho, xếp là sắc ở giữa. Nên màu vàng là màu quý nhất vậy. Hoàng còn để chỉ cho đất đai, không gian, như huyền hoàng: trời đất. Hoàng còn là chữ gọi tắt của hai chữ hoàng đế 黃帝: vua lớn một nước, cai trị đất đai rộng lớn, ngự ở chính giữa, trung tâm.

 

Với hai chữ quảng và mậu đã giải thích, chúng ta đã biết ý Nguyễn Du ngày ấy muốn gì rồi. Đó chính là ám chỉ cho sự xung đột giữa hai anh em nhà Tây Sơn diễn ra vào năm 1792, cả trước đó, cũng chính vì sự tranh chấp, hơn thua quyền lực và đất đai, con người, địa giới vùng miền. Trong đó, chữ mậu ngoài nghĩa chỉ hai phương Bắc Nam, vị trí trấn ngự của hai anh em Tây Sơn, thì mậu còn có ý bóng gió, chỉ vào tháng Bảy Mậu Thân 戊申 là tháng mà người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã ra đi. Nói khác đi, để lấy ra hai chữ Bắc Nam, rồi mậu quảng , thì Nguyễn Du ngày ấy phải ngồi nặn óc, vò nhàu tư tưởng, nhăn trán nhíu mày tạo, tìm và viết ra chữ "bất/bấc", "bất ý", "Đang khi bất ý chẳng ngờ...", thì ý đồ, sự ám chỉ những điểm mốc nghiệt ngã, có thật, từng xảy ra của câu chuyện lịch sử nhà Tây Sơn với cái chết bất ngờ của của Quang Trung Nguyễn Huệ trong trận đánh lịch sử từ đó mới được hoàn thành như ý muốn.

lịch âm dương
Lịch âm dương vạn niên sẽ giúp công tác nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử dễ dàng, lấy ra thông số cần thiết, quan trọng.

 

Tóm lại. Với những gì đã được giải thích, chúng ta đã biết vua Quang Trung ngày ấy ra đi vào ngày tháng năm nào rồi qua nhiều cách chơi chữ nghiệt ngã, độc đáo, tài nghệ dạng bậc thầy thiên hạ, xưa nay hiếm của Nguyễn Du với chữ mậu như đã giải thích, được lấy ra từ chữ "bất/bấc", "bất ý". Bạn nhớ chưa? Chữ mậu ở đây được Nguyễn Du ám chỉ cho tháng Bảy Mậu Thân 戊申. Lúc này dương lịch là tháng 9. Lục tra lịch âm dương vạn niên trang mạng, chúng tôi được biết, ngày 3 tháng 9 dương lịch năm Nhâm Tý 1792, ngày mất của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ trong trận đánh sinh tử mãnh hổ nan địch quần hồ với Nam vương Nguyễn Nhạc phối hợp cùng đám loạn tướng, binh sĩ cảm tử kéo từ thành Hoàng đế An Nhơn ra lót ổ, mai phục, nằm chờ thời cơ ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂, trước triều đình Phú Xuân qua đoạn thơ ký sự, trần thuật như đã nói của Nguyễn Du. Nhằm ngày 17 tháng Bảy Mậu Thân 戊申 âm lịch.

 

Câu 2513 nói là "Hồ Tôn ám hiệu trận tiền..." thật ra đó chính là ám hiệu, bật đèn xanh của Nguyễn Du cho lịch sử biết rõ sự tình câu chuyện trên mặt trận chơi chữ nghiệt ngã, độc đáo, điêu luyện của mình đó thôi. Với hai chữ "Hồ Tôn" nghĩa con khỉ, Nguyễn Du bật đèn xanh cho lịch sử biết Nguyễn Nhạc thuộc cầm tinh con khỉ, năm Canh Thân 1740. Như vậy, Nguyễn Nhạc lớn hơn Nguyễn Huệ 7 tuổi, bởi Nguyễn Huệ sinh năm Bính Dần 1746. Câu 2516 "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng đành..." đã nói hết sự thật về tuổi tác anh em Tây Sơn của Nguyễn Du rồi. Còn chi nữa mà ngờ. Phải không?

 

Còn câu 2519 "Khí thiêng khi đã về thần" ở dưới Nguyễn Du cho lịch sử biết rõ hơn nữa vua Quang Trung mất đúng vào giờ thìn, từ 7 đến 9 giờ sáng. "Thần " cũng đọc là thìn . "Thần " hay thìn là chi thứ năm trong 12 chi tý sửu dần mẹo... Trước đây, trên một bài viết chúng tôi có nói vua Quang Trung ra đi vào ngày 5 tháng 9, giờ thìn, từ 7-9 giờ, là cũng căn cứ vào câu 2519. Nay xin cáo lỗi, đính chính lại.

 

Hai chữ "dưới trên", không phải "bốn bên", của câu 2514 "Ba bề phát súng dưới trên trống cờ..." có hai ý, thứ nhất, là chỉ vào vị trí dàn bày thế trận, bố trí các cánh quân chiến đấu của Đốc phủ Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc tại cửa biên ngày ấy gồm toán quân mai phục dưới các chiếc thuyền neo cập sát bến. Bởi là người cùng hội cùng thuyền, sinh hoạt, làm việc trong một tổ chức, từng sát cánh chiến đấu, vào sinh ra tử với nhau đã nhiều trên khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam, từ trên rừng xuống dưới biển, nên Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc và quan quân, binh sĩ, tướng tá đâu xa lạ gì tài nghệ, khả năng, sở trường cũng như sở đoản của Nguyễn Huệ vốn từng được xem là người vô địch, thiện chiến với lối đánh và di chuyển trên bộ lẫn vùng đặc thù sông nước. Có như thế nên trong Kiều Nguyễn Du mới có thể hạ bút viết ra câu 2450 "Năm năm hùng cứ một phương hải tần", cả hai câu đoạn trước 2173-2174 "Giang hồ quen thói vẫy vùng, Gươm tình nửa non sông một chèo" dùng ám chỉ tài nghệ, sở trường của Nguyễn Huệ được. Và đó chính là lý do cơ bản, tiên quyết, đã được họp tới bàn lui, thảo luận rất kỹ, đưa ra nhiều phương án, từng tình tiết, trường hợp phát sinh, thay đổi bất ngờ trên thực tế (chiến trường) của những người đã từng dày dạn, sát cánh chiến đấu, vào sinh ra tử giữa Hồ Tôn Hiến cùng quan binh các cánh quân đảo chính trước khi trận đánh sinh tử diễn ra. Là phải bằng mọi cách cho trám, chặn, bít cửa biên, đường rút sinh tử này lại, hòng đề phòng Nguyễn Huệ sẽ mở đường máu, thoát xuống dùng ghe thuyền di chuyển về bên kia sông Tiền Đường 前堂 là thôi bỏ cuộc. Cả đám tớ thầy chết như chơi. Khéo dẫn xác làm mồi cho giặc.

cống kinh thành
Kinh đô Phú Xuân của vua Quang Trung. Về sau Nguyễn Ánh san bằng, trong Kiều Nguyễn Du gọi là Vô Tích. Ảnh minh họa.

 

Ý thứ hai, có thể hình dung trận đánh úp sinh tử ngày ấy diễn ra như sau. Các cánh quân đảo chính, cảm tử còn lại sẽ dàn ra ba bên (ba bề) trước cổng thành triều đình, hai cánh đứng dàn hai bên, cánh còn lại ở vị trí trực diện do một dũng tướng nào đó dẫn đầu, dự tính cho cuộc trò chuyện, bàn bạc giữa hai bên, thực chất đó chỉ là tấn tuồng đã được bàn tính, hoạch định trước cho kế bất ngờ đánh úp hòng chiếm thế thượng phong. Dồn đối phương vào thế bí. Và kế hoạch, phương án tác chiến ấy đã thành công ngoài sức mong đợi. Để chứng minh cho suy luận của chúng tôi là rất đúng với tình hình trận chiến xảy ra ngày ấy, vào sáng sớm của ngày xảy ra trận đánh lịch sử tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂, ngày 3 tháng 9 dương lịch, nhằm ngày 17 tháng Bảy Mậu Thân 戊申 âm lịch năm Nhâm Tý 1792. Thì đây, đoạn trích từ trang 233 đến trang 234, tập Kim Vân Kiều Truyện, sách do Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh chuyển ngữ, người giới thiệu và hiệu đính Nguyễn Đăng Na, NXB Đại học Hà Nội ấn hành năm 2008:

 

... Quân do thám dò la biết được tình hình này, liền về báo cho Đốc phủ (Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc. NV) biết. Đốc phủ nói:
Hắn tin ở lời nói suông mà không phòng bị, ấy là mua lấy cái chết rồi đó!

 

Bèn sai Du kích Trương Năng dẫn năm nghìn quân từ phía đông đánh vào. Tham tướng Lí Thiên dẫn năm nghìn quân từ phía tây đánh tới. Tổng binh Âm Mưu dẫn năm nghìn quân nấp theo phía sau đội quân đón (nghênh NV) hàng, xông thẳng vào doanh, chém lấy đầu Minh Sơn. Còn Vương thị là người có công với triều đình, kẻ nào giết lầm chị ta sẽ bị phạt tội chết không tha. Trương, Lí, hai tướng dẫn quân đi trước. Kế đó, Đốc phủ hạ lệnh nổi trống nhạc rộn rã, kéo theo một lá cờ vàng lớn có đề bốn chữ: "Đại thiên chiêu phủ (Đại quan chinh phủ NV)", còn đội quân đánh úp doanh trại thì đi lẫn vào trong đám quân chiêu hàng đó. Tướng sĩ thảy đều hăng hái, hùng dũng.

 

Đốc phủ sai Lợi sinh sang trước gặp Minh Sơn, nói rõ cho biết công việc nghênh hàng. Minh Sơn mừng lắm, liền sai quân bày hương án để nghênh tiếp, song lại có ý nghi ngại, nói với phu nhân: 
Phải chăng bên trong họ có điều dối trá, hay là ta cứ chỉnh tề quân đội đề phòng bất trắc xảy ra. Ý phu nhân thế nào?

 

Phu nhân nói: 
Họ đến đón tiếp mình quy hàng, nếu ta dàn bày quân đội thì lại gây mối nghi ngờ. Chi bằng cứ tỏ lòng thành khẩn của ta, khiến người phụ trách việc chiêu an được yên lòng tâu lên trên.

 

Minh Sơn rất lấy làm phải, bèn hạ lệnh cho quân sĩ mở rộng cửa trại, ăn bận áo mỏng đai rộng, bỏ hết mọi đồ nai nịt đợi cuộc nghênh hàng. Lại nhờ Lợi sinh trở về báo cho Đốc phủ biết. Đốc phủ cả mừng, thúc xe tiến lên.

 

Quân Từ thấy quan quân trống nhạc vang trời, phía giữa kéo lên lá cờ hiệu "Đại thiên chiêu phủ (Đại quan chinh phủ NV), bèn vào báo tin cho chủ tướng biết. Minh Sơn cùng phu nhân ra ngoài cửa trại trông xem. Vừa thoáng thấy tình hình, Minh Sơn liền thất kinh nói với phu nhân:
Thôi, hỏng rồi, trúng kế của họ rồi! Đây không phải là quân nghênh hàng, mà là kế đánh úp. Phu nhân trông kìa, chúng đầy vẻ sát khí và tướng sĩ đều ra mặt giận dữ.

 

Liền truyền lệnh ba quân chuẩn bị chiến đấu. Nhưng, quân lính ban đầu nghe tin quân đến nghênh hàng đã từng cuốn giáp bó gươm, không hề dự bị gì đến việc chiến đấu, nay đột nhiên được lệnh này, người có ngựa thì không có yên, người có gươm lại không có giáp, ai nấy hoảng hốt, cuống quýt cả lên.

 

Minh Sơn nai nịt không kịp, hối quân dắt ngựa đến thì ngựa đã cởi yên, làm sao cho kịp, vội gọi khiêng búa đến. Búa khiêng chưa kịp, quân triều đình đã đến. Chợt nghe một tiếng súng hiệu nổ vang. Âm Mưu thúc quân nhất tề đánh vào. Minh Sơn không kịp lên ngựa, tay không một tấc sắt, vội quay lại chạy về phía sau, cướp được một cây đao dài của quan quân, hăng hái đánh bộ, chặn lấy Âm Mưu. Hai tướng, một ngựa, một dưới bộ, đấu nhau kịch liệt chừng hơn mười hiệp. Minh Sơn lia một nhát đao trúng vó ngựa Âm Mưu, con ngựa bị thương nhảy chồm lên hất Âm Mưu ngã ngựa. Minh Sơn xông đến định chém Âm Mưu thì Trương Năng chợt đến, cứu thoát Âm Mưu, đoạn đón lấy Minh Sơn giao chiến...

sách

 

Qua đoạn trích trên, chúng ta đã biết, các cánh quân đảo chính đánh úp của Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc hồi ấy đã chia quân tác chiến ra ba hướng đông tây, chính diện đúng như chúng tôi nói ở trên, do dựa vào câu 2514 "Ba bề phát súng dưới trên trống cờ...". Hai chữ "dưới trên" cho chúng ta biết rõ ràng, cụ thể tình hình vây ráp, bố trí trận đánh hôm ấy của Đốc phủ Nguyễn Nhạc ngoài các cánh quân dàn thế trận trên bộ, trước triều đình, thì ở dưới, tại bến sông, cách khoảng 2km, hướng đối diện, nơi các chiếc thuyền của quân đảo chính neo đậu cũng còn có toán quân mai phục, chờ sẵn, dự trù nếu kế hoạch đánh úp trên bộ vỡ lỡ, Từ Minh Sơn, tức Nguyễn Huệ, và binh sĩ cố sống chết mở đường máu chạy thoát xuống được bờ sông, chiếm lấy thuyền chèo về bên kia sông thì sẽ bị toán quân mai phục tại đây chặn đánh. Tuy trong sách không nói đến cánh quân đánh chặn này. Mà chỉ nói khi cuộc chiến khai hỏa thì đồng loạt cờ trống dưới trên đểu trổi dậy để kích thích tinh thần chiến đấu quan quân phe chủ động, cũng như để áp đảo tinh thần đối phương khiến tất cả phải bủn rủn tay chân, mất ý chí chiến đấu, dáo dác lo sợ, chỉ nghĩ đến chuyện bỏ chạy, đầu hàng.

 

Hai chữ "trống cờ" nên hiểu là nổi trống phất cờ, do giới hạn câu chữ nên Nguyễn Du phải nói tắt, không thể nói lòng thòng, dài dòng như thể thơ tự do được, nó cũng tương tự như hai câu cuối cùng 3253-3254 "Lời quê chắp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài điểm canh...", không phải "trống canh", chữ đã bị chỉnh sửa. "Điểm canh" là tiếng trống điểm canh. Hai chữ "trống cờ", nổi trống phất cờ, là những chữ nói lên những nghi thức đã trở thành thứ nghi lễ cố định, rất bài bản, mang tính vừa trang nghiêm vừa dương cao khí tiết, phẩm chất con người, có hẳn một đội quân chuyên nghiệp thực hiện nghi lễ này trước khi nhập trận hạ thành công giặc của quân đội Tây Sơn thời ấy. Ngày nay, nghi thức ấy cũng vẫn còn truyền truyền tụng, lưu giữ, gọi là nhạc võ Tây Sơn, nó vẫn được mang ra biểu diễn thường xuyên, công khai ngay tại Nhà bảo tàng Quang Trung huyện Tây Sơn mỗi khi có khách tham quan du lịch đến viếng khu di tích lịch sử. Ai có chứng kiến màn biểu diễn nhạc võ Tây Sơn này rồi thì mới có thể biết tinh thần chiến đấu của quân đội Tây Sơn thời ấy là thế nào qua nét văn hóa đặc trưng của họ. Và cũng nhờ đã chứng kiến được những nghi lễ biểu diễn nhạc võ Tây Sơn trong hiện tại của những người đang làm việc tại Nhà bảo tàng Quang Trung huyện Tây Sơn, thì chúng ta từ đó mới biết tại sao ngày xưa trong truyện Kiều, câu 2514 Nguyễn Du lại đưa hai chữ "trống cờ" vào để làm gì. Bởi đó là một thứ lễ nghi mang tính truyền thống, là nét đặc trưng văn hóa, là chuyện có thật mà. Rất tiếc hai chữ đại diện cho tinh thần, ý chí chiến đấu bất khuất của quân đội Tây Sơn, cho nghi lễ hết sức trang nghiêm, hùng tráng, linh thiêng trước mỗi trận chiến ấy của truyền thống đánh giặc cứu nước đã trở thành câu chữ què quặt, khập khiễng, chẳng một chút giá trị nào nữa. "Kéo cờ".  

 

Cũng trong đoạn trích, dẫn đầu các cánh quân đảo chính gồm tướng Du kích Trương Năng với năm nghìn quân từ phía đông đánh vào. Vậy vị tướng có tên Du kích Trương Năng là ai? Nếu chúng ta chấp nhận Truyện Kiều hoặc Kim Vân Kiều Truyện là bộ sử Tây Sơn do Nguyễn Du viết như chúng tôi từng nói?

 

Du là biến đổi, thay đổi, ám chỉ sự thay lòng đổi dạ, gọi là du minh. Du còn là tù, là kẻ bị giam giữ chờ ngày mang ra xử. Tù cũng là một ông tướng, là trùm, thủ lĩnh một toán quân, đoàn quân, gọi là tù trưởng. Hoặc tù là dáng núi cao ngất. Du cũng đọc là dụ. Dụ là nói rõ cho biết, hay dụ là thí dụ, ví dụ, tức dùng việc này chỉ vào việc khác cho người dễ hiểu.

 

Kích là loại vũ khí sử dụng trong chiến trận, dùng đâm thọc. Kích còn đọc là nghịch. Nghịch là trái ngược, không thuận theo hoàn cảnh, con người. Cũng là kẻ phản nghịch.

 

Trương là giương lên, treo lên. Trương cũng đọc là trướng, như người dưới trướng, ở rất gần. Năng là tài năng, người có khả năng đặc biệt hơn người. Năng còn để dụ cho mắt tai mũi miệng thân ý, gọi là căn. Còn sở , chữ đối với năng , là dụ cho sắc thanh hương vị pháp tưởng, không phải xúc tưởng, gọi là trần. Gọi chung là năng sở 能所.

 

Ở đây, bốn chữ Du kích Trương Năng chính là để ám chỉ cho danh tướng Trần Quang Diệu, chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân chớ không ai vào đây! Lục thông tin trang mạng nói về Trần Quang Diệu, được biết, sau khi nhà Tây Sơn bỏ chạy khỏi Phú Xuân từ năm 1801, sau đó ông bị quân Nguyễn đánh bắt tại mặt trận Nghệ An cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân. Riêng tướng Võ Văn Dũng bẻ cũi trốn thoát. Hai vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân bị áp giải trong cũi đưa về Phú Xuân chờ ngày xử tử. Có nhiều thông tin cho rằng Trần Quang Diệu bị án chém đầu. Lại có thông tin cho ông bị xử lột da. Thêm thông tin nữa là ông được triều Nguyễn ban cho đặc ân uống thuốc độc. Riêng trong tập Kim Vân Kiều Truyện, trang 221, Nguyễn Du với lối viết phi tưởng phi phi tưởng bất khả tư nghì mà tưởng tượng cách nào cũng ở ngoài sức, từng cho biết rất rõ rằng Trần Quang Diệu ngày ấy bị án treo cổ, như sau:

 

... Đốc phủ truyền kén lấy mấy thị nữ có tài để sang trại Từ Hải thi hành kế sách. Kén chọn được hai người, một người tên là Tuyên Nghĩa, con một tội nhân can việc án mạng, một người tên là Dụ Ân, vợ một tội nhân bị kết án treo cổ. Hai thị nữ này tình nguyện liều mình sang trại địch thi hành kế sách để chuộc tội cho cha và chồng...

 

Thị nữ tên "Tuyên Nghĩa", con tội nhân can việc án mạng chính là bà chánh cung Bùi Thị Nhạn, là em của quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên (Tuyên). Chữ "Nghĩa" còn lại là một trong năm chữ của nền đạo lý Khổng Mạnh (tam cang) ngũ thường nhân lễ nghĩa trí tín. Lễ thì đứng ở xa đối xử, trao gởi vẫn được, riêng nghĩa là phải đi đến gần, qua các hành động săn sóc, vỗ về, thăm hỏi, san sẻ từng cái ăn cái mặc miếng uống. Đó là hành động, việc làm của vợ đối với chồng hay ngược lại, của con cháu đối với ông bà cha mẹ, người thân, cả của bạn bè thân thiết mỗi lúc với nhau. Khi đặt cho bà chánh cung Bùi Thị Nhạn cái tên mã hóa, đánh tráo khái niệm, chỉ đông chỉ tây như thế ý Nguyễn Du muốn nói thị nữ Tuyên Nghĩa chính là vợ của Quang Trung Nguyễn Huệ. Đó là ý nghĩa của chữ "Nghĩa". Còn chữ "Tuyên" dụng ý ám chỉ, bóng gió quan Thượng thư Bùi Đắc Tuyên hồi ấy từng có liên quan đến vụ án của Lê Văn Hưng. Chuyện như sau.

 

... Lê Văn Hưng, một trong Tây Sơn thất hổ tướng, sau khi thắng trận ở Phú Yên, giao thành cho Nguyễn Quang Huy giữ, đem quân về Phú Xuân. Bùi Đắc Tuyên bắt tội là không thỉnh mệnh trước, cho Lê Văn Hưng muốn làm phản, tâu vua chém đầu răn chúng. Vua Cảnh Thịnh nghe lời. Ngô Văn Sở can ngăn nhưng không được. Quan Phụ chính Trần Văn Kỷ can thiệp, Đắc Tuyên nổi giận giáng chức, đày Kỷ ra coi trạm Hoàng Giang. Sau Bùi Đắc Tuyên lại sai Ngô Văn Sở ra Bắc Hà thay cho Võ Văn Dũng, triệu Dũng về Phú Xuân. Võ Văn Dũng về đến Hoàng Giang thì gặp Trần Văn Kỷ. Trần Văn Kỷ khuyên Dũng nên sớm trừ Đắc Tuyên kẻo bất lợi cho xã tắc và bản thân.

 

Võ Văn Dũng vốn rất tin tưởng và kính trọng Trần Văn Kỷ, liền nghe theo. Vì vậy, đến Phú Xuân, Dũng không vào triều, mà lại bí mật cho mời Thái úy Phạm Công Hưng và Thái bảo Nguyễn Văn Huấn tới bàn mưu giết Bùi Đắc Tuyên. Nhận thấy rõ lòng dạ Đắc Tuyên, hai viên tướng trên hưởng ứng ngay. Đêm đến, cả ba viên tướng trên kéo quân vây dinh Thái sư ở chùa Thiền Lâm (nơi bờ phía Nam sông Hương, Huế. Chẳng ngờ đêm ấy Đắc Tuyên có việc ngủ trong cung vua. Quân nổi dậy liền vây luôn cả cung và đòi vua Cảnh Thịnh phải đưa Thái sư Đắc Tuyên ra. Không thể cản ngăn được, nhà vua buộc phải bắt Đắc Tuyên giao nộp.

 

Hạ ngục Đắc Tuyên xong, Võ Văn Dũng liền cho Nguyễn Văn Huấn vào Quy Nhơn bắt con Đắc Tuyên là Bùi Đắc Trụ đang giữ việc quân ở nơi ấy, một mặt giả chiếu ra Bắc Hà bắt luôn Ngô Văn Sở. Giải hết về Phú Xuân xong, Võ Văn Dũng phao cho cha con Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở tội mưu phản, đem đóng cũi nhốt rồi dìm xuống sông Hương cho đến chết. Lúc này ông hơn 80 tuổi.
(Trích bài viết Bùi Đắc Tuyên trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Có chỉnh sửa vài chỗ)

 

Trích đoạn trên cho chúng ta biết quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên ngày ấy bị chết là do liên quan đến vụ án, cái chết của tướng Lê Văn Hưng mà ra cả. Chữ "Tuyên", "Tuyên Nghĩa", được Nguyễn Du sử dụng có ý chỉ vào việc làm của quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên khi còn làm việc ở Phú Xuân, dưới triều vua Cảnh Thịnh. Như vậy, thị nữ Tuyên Nghĩa chính là bà chánh cung Bùi Thị Nhạn, vợ vua Quang Trung, em ruột của quan Thượng thư Bùi Đắc Tuyên. Còn thị nữ tên Dụ Ân, vợ một tội nhân bị kết án treo cổ, nếu không phải nữ tướng Bùi Thị Xuân thì còn ai vào đây?

 

Theo ghi chép lịch sử, tướng Trần Quang Diệu quê ở xã Ân Tín huyện Hoài Ân. Chữ "Ân" của "Dụ Ân" là để chỉ cho quê hương của tướng Trần Quang Diệu như đã nói. Tướng Trần Quang Diệu hồi ấy sau khi bị bắt cùng với nữ tướng Bùi Thị Xuân (riêng tướng Võ Văn Dũng bẻ cũi trốn thoát, chạy về núi hòn Dũng ấp Tây Sơn, sau băng rừng chạy tiếp vào miền Nam, cùng với người em gái, rồi một mình dạt về vùng ấp Bàu Trâm, Gia Lộc, Trảng Bàng, dựng một thảo am, giả làm tu sĩ tu hành hòng trốn thoát sự truy sát của quan quân triều Nguyễn. Cô em gái bị thất lạc ở vùng Gia Định. Theo sách Lịch sử chùa Am, tác giả Thích Thông Lạc), tại mặt trận Nghệ An, được giải về Phú Xuân giam giữ chờ phán quyết của Gia Long. Sau bị treo cổ. Chính chữ "Trương: treo lên" của "Trương Năng" đã nói quá rõ sự việc ngày ấy đã từng xảy như thế. Du : là thay đổi. Kích : phản nghịch. Trương : treo lên. Năng /: tài năng, sáu căn. Bốn chữ Du kích Trương Năng có ý nói Trần Quang Diệu tuy là người tài giỏi nhưng có tâm phản nghịch, dễ thay lòng đổi dạ, bị án treo cổ, vốn là người tai mắt, bên trong, rất gần với vua Quang Trung, do là chồng của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Bùi Thị Xuân gọi bà Bùi Thị Nhạn bằng cô, vậy cả hai vợ chồng gọi vua Quang Trung bằng dượng.

 

Còn vị tướng dẫn năm nghìn quân đánh vào mặt trận phía tây là Lí Thiên đã chết trong buổi sáng hôm ấy. Đây cũng là danh tướng rất nổi tiếng của Tây Sơn, nhưng do đã chết trong trận đánh úp, nên chúng tôi thấy không cần thiết nói rõ họ tên, danh tính, mặt mũi người này ra làm chi. Riêng vị tướng có tên Tổng binh Âm Mưu được Đốc phủ Hồ Tôn Hiến phân công dẫn năm nghìn quân nấp theo sau đội quân đón hàng, có nhiệm vụ xông vào doanh trại, chém lấy đầu Từ Minh Sơn chính là danh tướng Ngô Văn Sở!

 

Giải thích sau đây sẽ cho chúng ta biết Tổng binh Âm Mưu chính là tướng Ngô Văn Sở. Âm : bị câm, mất tiếng, nói không được, không ra tiếng. Mưu : là mưu kế, mưu mẹo, những kế hoạch lén lút, kín đáo, âm thầm trong bóng tối. Trong bài viết Bùi Đắc Tuyên trích trang bách khoa toàn thư mở wikipedia nói trên, và cũng còn nhiều sách lịch sử nữa, có cho biết tướng Ngô Văn Sở hồi ấy bị tướng Võ Văn Dũng bắt nhốt cũi mang nhận nước dòng ngầu đục Tiền Đường 前堂 (Hương giang). Người bị chết nước như thế thì còn nói năng gì được phải không? Đó là nghĩa của chữ Âm vậy. Nhưng ai biết đâu, cũng có thể hồi đó Ngô Văn Sở đã bị người ta cho nhét giẻ hoặc nhận, đẩy, ấn đá vào miệng để khỏi la hét, chửi mắng, rồi mới mang đi nhận nước trị tội phản nước giết vua. Mưu : mưu kế, mưu mẹo. Cũng theo bài viết nói trên cho biết, Ngô Văn Sở bị binh tướng Võ Văn Dũng nhận nước sông Tiền Đường 前堂 vào năm 1795. 1795 là năm Quý Mão. Mão cũng là mẹo, mẹo là mưu mẹo như đã giải thích. Chỉ cần sử dụng vài chữ với ý nghĩa hết sức đơn giản, ra vẻ bởn cợt nhưng rất cụ thể, dễ hiểu, đầy tính học thuật, trí thức của tay nghề lão luyện như thế Nguyễn Du đã chỉ ra cho lịch sử biết Tổng binh Âm Mưu là ai rồi. Phải không? Chưa nói hai chữ Tổng binh, trong truyện Kiều, câu 2451 "Có quan tổng đốc, trọng thần", Nguyễn Du đổi lại, gọi là quan tổng đốc, tổng đốc là người coi, giữ đến hai tỉnh thành nào đó. Xét ra, về mặt chức tước, địa vị, quyền hạn thì tướng Ngô Văn Sở là người lớn hơn hết trong các danh tướng Tây Sơn theo phò dưới trướng vua Quang Trung. Từng ngồi làm việc, canh giữ mặt ngoài. Chính chức tổng đốc đã cho biết như thế. Có điều chúng ta không thể biết được ngày đó tướng Ngô Văn Sở từng nắm giữ những hai tỉnh thành nào. Chỉ biết trước khi ông bị tướng Võ Văn Dũng bắt giải về Phú Xuân để trị tội là đang ở Bắc Hà.

 

Để nói rõ hơn nữa về hai chữ "Âm Mưu". Trong Kiều, câu 2464 "Bấy lâu bể Sở sông Ngô ngó rình", không phải "tung hoành", chữ đã bị chỉnh sửa, Nguyễn Du đã nói quá rõ Ngô Văn Sở là người từng có những hành vi lén lút, rình mò, bất chính, vụng trộm trong bóng tối với các kẻ phản nghịch như thế nào trước khi chiến dịch đánh úp Phú Xuân xảy ra. Cho nên những gì từng được Nguyễn Du bỏ công, nằm ngồi thao thức, miệt mài ký sự, trần thuật, chắp nối ròng rã suốt mười năm trời về câu chuyện tình sử chốn quan trường thời ấy là rất chính xác, không sai vào đâu được.
***

 

Rồi sau trận chiến chóng vánh, xẹt qua như một ngôi sao băng, diễn ra vào rạng sáng của ngày 3 tháng 9 dương lịch, nhằm ngày 17 tháng Bảy Mậu Thân 戊申 năm Nhâm Tý 1792, ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂, khi đội quân đảo chính, đánh úp của Đốc phủ Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc từng lặng lẽ, âm thầm kéo ra từ trong kia thành Hoàng đế An Nhơn, phối hợp với đám loạn tướng Phú Xuân đã dành thắng lợi, dồn, bức đối phương vào thế mãnh hổ nan địch quần hồ, tướng giặc Từ Minh Sơn, tức vua Quang Trung, dù là một dũng tướng, suốt cuộc đời ôm ấp mộng trường chinh khói binh cứu nước cứu dân, vào sinh ra tử chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại là gì cũng đành phải thúc thủ, chấp nhận thua cuộc, thảm bại với cái chết đứng có một không hai trong lịch sử. Đã kết thúc đúng vào giờ thìn. Từ 7 đến 9 giờ sáng. Thì lúc bấy giờ, vào rạng sáng sau đêm yến tiệc mừng lễ hạ công, Đốc phủ Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc chợt giật mình, ngồi dậy nhăn trán nhíu mày tác ý "nghĩ mình phương diện quốc gia, quan trên ngó xuống người ta trông vào" mà thế này được à? "Phải tuồng trăng gió hay sao?". Đâu được.

 

Với chút sĩ diện còn sót lại chợt thoáng qua trên gương mặt sắt đá dại ngây vì tình, lạnh lùng, nhún vai Hồ Tôn Hiến phất tay quyết ngay một bài, đẩy Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai qua cho Đại tư mã Ngô Hồng Chấn sau khi đã chiếm hữu được Bà. Câu 2598 nói rõ sự tình trớ trêu, trào ngược ấy được thi hào đất nước nén dòng cảm xúc cuồn cuộn hạ bút như sau "Ép tình mới gán cho người sở quan", "sở quan: người cùng nhiệm sở, phủ đường", cũng để chỉ cho Ngô Văn Sở, chớ không phải "thổ quan". Sai một ly đi ngàn dặm. Không phải chỉ một dặm. Nhưng trời cao đất dày, Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều đâu phải là người có những hai lòng dạ, Bà vốn là con người trung trinh, sắt son, chung thủy hết mực kia mà, đúng như người trong mộng của Bà vận bút, khi Đốc phủ Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc dở trò bỉ ổi, chẳng biết trơ trẻn là gì cất tiếng "hỏi rằng hương lửa ba sinh, dây loan xin nối cầm lành cho ai?". Bà liền đáp "thưa rằng chút phận lạc loài, trong mình nghĩ đã có người thác oan. còn chi nữa cánh hoa tàn, tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân. rộng thương còn mảnh hồng quần, hơi tàn được thấy gốc phần là may...".

 

Lịch sử nào biết, phút giây, ngày tháng ấy vì quá đau khổ, uất hận trước tình cảnh nhà tan, mất chồng, mất nước trong thoáng chốc, nên Bà đã không chút đắn đo, song, phải lần lữa chờ đến canh ba, khi trên thuyền dưới bến lặng vắng như tờ, Bà thoắt đem mình gieo xuống giữa dòng trường giang... Chôn cuộc đời chồng chất, ấp ủ những dồn nén, dằn vặt, cào cấu, hoài vọng, nhớ thương của phận người lênh đênh, 12 năm phiêu bạt nơi phương trời viễn xứ chưa một lần về lại cố hương ngoài kia xuống dòng nước ngầu đục muôn đời Tiền Đường 前堂. Thử nghĩ, giết chồng mà lại lấy chồng, mặt nào còn đứng ở trong cõi đời. thương thay cũng một kiếp người. hại thay mang lấy sắc tài làm chi... Than ôi! Tổng binh Âm Mưu Ngô Hồng Chấn, một sở quan lòng dạ phản trắc, ác hiểm hơn loài lang sói cùng đám binh lính đảo chính lúc ấy đành chôn chân, bất lực, đứng ngẩn ngơ trên sàn thuyền chòng chành mắt nhắm mắt mở nhìn theo cho đến khi bóng người hồng nhan đa truân, nổi danh tài sắc một thì mất hút trên làn khói sóng nhấp nhô trào tín Tiền Đường 前堂...

 

Nhưng số phận kiếp người mà sắc dành đòi một tài dành họa hai ấy đến đây chưa phải là hết. Tuy đã cùng đường. Bởi hệ thống, đường dây nhân-nghiệp-báo-quả đôi khi không ở quyết định của con người, phận người. Đúng không?

 

Ẩn Duyên nhớ nghĩa nhau,
Tiền Đường thả một bè cau rước rước người.
Trước sau cho vẹn một một lời...

sông hương

 

Hai chữ "dưới trên" của câu 2514 "Ba bề phát súng dưới trên trống cờ..." còn có ý chỉ cho ngày tháng âm dương của ngày khai hỏa trận đánh lịch sử bên sông Tiền Đường 前堂 vậy.
***

 

Với những phát hiện qua giải thích nói trên, về ngày giờ năm tháng mất của vua Quang Trung, chúng ta đã thấy quá rõ rằng Bác Hồ chính là sự tái sanh, trở lại của vua Quang Trung. Mang ra so sánh, tìm hiểu, giữa hai con người lịch sử này có những sự trùng hợp rất lạ kỳ, bao gồm từ cách sống đến cách ăn mặc, lề lối làm việc, đến cách đối nhân xử thế, từ năm sinh (năm Dần) đến ngày, giờ, năm, tháng mất. Năm Bác Hồ mất là năm Kỷ Dậu 1969. Năm Kỷ Dậu (1789) cũng là năm mà vua Quang Trung đã thân chinh kéo quân đội đánh dẹp, đuổi giặc Thanh ra khỏi đất nước chỉ trong vòng năm ngày. Giành lại nền độc lập, tự do cho người dân Thăng Long và đất nước thoát khỏi sự kềm kẹp, đô hộ của giấc mộng xâm lược người Trung Hoa. Ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945 cũng trùng với ngày đọc Chiếu lên ngôi của vua Quang Trung tại núi Bân Sơn kinh đô Phú Xuân vào tháng 9 năm Mậu Thân 1788, trước khi Ngài kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn Bắc tiến, ra mai phục các vùng phụ cận Thăng Long chờ trận đánh lịch sử, một mất một còn với giặc Thanh đã đang sắp kéo qua chiếm đóng kinh thành. Việc này chúng tôi có nói trên bài viết Trống trường thành lung lay bóng nguyệt đưa lên trang w bonniemxu.com mấy năm trước. Chưa nói, lá cờ mà vua Quang Trung sử dụng ngày xưa cũng màu đỏ giống lá cờ cách mạng hôm nay, đúng như tác giả bài thơ khóc chồng Ai tư vãn cho biết qua hai câu của khổ 17 "Mà nay áo vải cờ đào, Giúp dân dựng nước xiết bao công trình..." vậy.

 

Sự trùng hợp sau đây mới là điều để người ta phải suy nghĩ nhiều hơn. Đó là việc sau khi ra đi, thi hài Bác Hồ đã được người miền Bắc cho tẩm ướp, bỏ lồng kính, rồi cho xây lăng để trưng bày ngay tại quảng trường Ba Đình. Hằng ngày đều có quân canh lính gác thay phiên túc trực 24/24, người ra vô thăm tự do, nhất các ngày lễ lớn, như lễ Quốc khánh 2/9, ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày chiến thắng miền Nam 30/4 thì số lượng người vô thăm càng đông, chật hơn nữa. Quảng trường Ba Đình từ đó đã trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng của người dân trong nước, cả người nước ngoài. Người ta đến để chiêm ngưỡng dung nhan con người mà cả cuộc đời chỉ biết hy sinh cho dân, cho nước, không hề có một chút tư túi gì cho cá nhân và gia đình. Đó là gương hạnh sống thanh cao, mẫu mực, với lòng yêu nước thương dân vô hạn, là một tấm gương sáng cho cán bộ và nhân dân noi theo. Hồ Chí Minh từ đó đã trở thành một biểu tượng tốt đẹp, cao quý, dù lúc còn sống hay khi đã chết, người là một lãnh tụ thiên tài trên lĩnh vực chính sự, trong công cuộc bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại bang, dẹp loạn cát cứ vùng miền, giành lại độc lập, tư do cho dân tộc, cho phận người nghèo khó, bị áp bức dưới ách thống trị các nước lớn, đưa đất nước từ một nước lạc hậu, nghèo đói trở thành nước phát triển, hưng thịnh, văn minh, sáng sủa như ngày nay. Hồ Chí Minh vì thế là một niềm tự hào, hãnh diện cho đất nước, dân tộc Việt Nam và các thế hệ mai sau.

 

Còn với cái chết của vua Quang Trung, chúng tôi phát hiện ngày ấy người ta không chôn táng Ngài theo lệ thông thường, mà cho tẩm ướp, thi hài được ngâm trong một dung dịch lỏng như mật đường, rồi đặt vào chiếc áo quan bằng gỗ tử đàn, ban đầu đặt dưới Cung điện ngầm khu vực chùa Thiền Lâm, gần Cung điện Đan Dương, là nơi ở của Ngài và gia đình, vợ con. Về sau triều đình Tây Sơn quyết định, di dời linh cữu, thi hài của Ngài về cất giấu dưới Cung điện ngầm vừa cho xây dựng, trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn. Rồi ngay vị trí bên trên mà bên dưới là Cung điện ngầm, người ta cho dựng lên ngôi chùa Thiên Thai, với mục đích ngụy trang, làm tấm bình phong che đậy sự thật bên dưới Cung điện ngầm. Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai đã ở tại ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử này vừa để tu hành vừa để bảo vệ thi hài, linh cữu của chồng bên dưới cho được chu toàn, an ổn. Không bị thời tiết mưa nắng xâm thực phá hỏng di tích, không bị kẻ xấu tìm cách phá hoại, Sau khi Bà ra đi vào năm Kỷ Mùi 1799, đến năm Tân Dậu 1801 Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua Cảnh Thịnh bỏ chạy ra Nghệ An, rồi Bắc Hà. Năm sau, năm Nhâm Tuất 1802 Nguyễn Ánh xưng vương, lấy niên hiệu là Gia Long. Rồi đích thân Gia Long đã kéo quân ra Thăng Long, tấn công cứ điểm cuối cùng của nhà Tây Sơn, bắt anh em vua Bảo Hưng, tức Cảnh Thịnh, cùng binh tướng thất trận về giam nhốt tại Phú Xuân chờ ngày mang ra xử chém. Nhà Tây Sơn đã chính thức sụp đổ, cáo chung kể từ đây. Từ đó, ngôi chùa nằm cô độc trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn đã không còn ai là người thân tín, hiểu biết gì câu chuyện bí mật lịch sử từng chôn giấu bên dưới chánh điện ngôi chùa được nữa. Duy nhất còn có mỗi thi hào Kim Trọng Nguyễn Du và gia đình. Bởi vợ của Nguyễn Du là Thúy Vân Hoàng Thị Thu Thủy là em song sinh của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai. Chưa nói, Nguyễn Du và Thúy Kiều thuở còn ở Bắc Hà đã từng trao cho nhau lời ước hẹn ban sơ của thứ tình yêu mật ngọt, say đắm trai gái thời xuân sắc hoa mộng. Nhưng do thời cuộc, nhân duyên cản trở, nên về sau Thúy Kiều Thu Mai đã về làm vợ Bắc Bình vương Nguyễn Huệ. Hữu ý vô tình, từ đó Nguyễn Du đã xem Nguyễn Huệ là kẻ thù không đội trời chung. Nhưng, nói gì thì nói, trong cách xử lý âm thầm, lặng lẽ của những người trí thức, có ăn học, hiểu biết, về đạo lý gia đình của nền đạo học Khổng Mạnh tam cang ngũ thường, thì Nguyễn Du và Nguyễn Huệ lại là anh em cột chèo, không phải là người xa lạ. Đó chính là lý do, yếu tố then chốt, cơ bản để Nguyễn Du không thể đứng ra tố cáo cho người đương thời, cả chính quyền triều Nguyễn biết những bí mật của kẻ thù không đội trời chung từng được chôn giấu dưới chánh điện ngôi chùa Thiên Thai. Cho nên những bí mật lịch sử Tây Sơn chôn giấu dưới ngôi chùa lịch sử vẫn còn tồn tại mãi đến ngày nay là vì thế. Nếu không thì xong hết rồi. Sự trớ trêu, nhập nhằng của lịch sử là chỗ này đây.

 

Vào năm Canh Thìn 1820 Nguyễn Du ra đi. Trước khi ra đi, Nguyễn Du có làm bài thơ luật Đường, tựa Vọng Thiên Thai Tự dùng ám chỉ những bí mật do mình chôn giấu tại ngôi chùa Thiên Thai. Gồm hai tập truyện Kiều gốc, một bằng văn xuôi, chữ Hán, thể chương hồi, một bằng thể thơ lục bát, 3254 câu chữ Nôm, do chính Nguyễn Du sáng tác, tựa là Kim Vân Kim Truyện. Sau đổi lại là Truyện Kiều. Trong đó (VTTT) có câu Nguyễn Du cho biết, hiện dấu tích, thi hài, linh cữu vua Quang Trung vẫn còn tồn tại dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa. Việc chôn giấu tài liệu, giấy tờ, văn bản, sách vở, nói chung tất cả những sáng tác của Nguyễn Du qua các thời kỳ kèm theo còn là tấm bia ghi tên tuổi, ngày tháng năm sinh năm mất của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Bà vào năm Kỷ Mùi 1799, tại vị trí ngày nay là kiệt 51 Minh Mạng đi vô tầm 30m hơn.  Chúng tôi nhờ phát hiện, dựa vào thông tin này của Nguyễn Du trong bài thơ Vọng Thiên Thai Tự để đi đến xác định rằng dấu tích, thi hài vua Quang Trung hiện vẫn còn tồn tại nguyên vẹn, bất động dưới ngôi chùa lịch sử Thiên Thai Nội, vua quan triều Nguyễn ngày ấy chưa bao giờ làm gì được đối với dấu tích của người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ như ghi chép của họ trong các tài liệu, văn bản. Họ chỉ quật phá được lăng mộ giả của kẻ thù không đội trời chung mà thôi. Đó là chưa nói, cũng còn có hai văn bản khác, của chính người trong cuộc viết ra, cho biết dấu tích Quang Trung từng được mình mang đi chôn giấu tại ngôi chùa lịch sử Thiên Thai. Đó là bài luật Đường Khâm vãn Đan Dương Lăng của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, người Đàng Ngoài, là một trong những người đứng ra tổ chức việc di dời linh cữu bậc minh chủ của họ từ Cung điện Đan Dương chùa Thiền Lâm qua bên này, cách 2km, trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, chôn giấu lần hai. Văn bản còn lại là của Bà Huyện Thanh Quan, có tựa Thiên Thai Hoài Cổ, được Bà Huyện sáng tác mãi vào thời vua Thiệu Trị hoặc Tự Đức, của những năm 1841, 1849, khi Bà từ Đàng Ngoài vào làm việc cho hai vị vua triều đại này. Về sau, tựa bài thơ đã bị ai đó chỉnh sửa thành Thăng Long Hoài Cổ, với những câu chữ cũng bị chỉnh sửa ám chỉ cho sự điêu tàn, hiu hắt, lạnh lùng chơ vơ của kinh thành Thăng Long đã qua thời hoa lệ, xuân sắc. Tóm lại. Chúng tôi nhờ dựa vào các văn bản trước sau dùng ám chỉ những bí mật lịch sử của các danh sĩ/chính khách của các thời kỳ thì từ đó mới biết, và mới dám xác định dấu tích người xưa hiện vẫn còn tồn tại bất động dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử Thiên Thai vậy.

 

Như thế, như đã nói, sự trùng hợp rất khó hiểu giữa Bác Hồ và vua Quang Trung là sau khi hai nhân vật lịch sử này ra đi đã được quân dân của họ quyết định cho tẩm ướp thi hài, tấm nhục thân còn lại, để bảo quản lâu dài, không chôn táng theo thể thức thông thường của phong tục, tập quán vùng miền, nhất không bị kẻ xấu ác tìm mọi cách quật phá, hủy hoại, là điều mà những con người hôm nay cần phải cùng nhau tìm hiểu, suy nghĩ lại cho thấu đáo, cặn kẽ. Tại sao lại có những trùng hợp hết sức lạ lùng, vô cùng đặc biệt này? Sự linh hiển, phép màu gì ở đây chăng? 

 

Những ai hôm nay còn nhớ đến vua Quang Trung, người từng vào sinh ra tử, đánh Bắc dẹp Nam bao lần cũng chỉ vì sự an nguy, tồn vong của bá tánh, của nền độc lập, tự do đất nước, dân tộc, đã chấp nhận tất cả mọi hiểm nguy, đói no, thiếu thốn, và cuối cùng. Như chúng ta đã biết, đã giải thích qua bài viết, Ngài đã chết vì những kẻ phản nghịch, trong đó là sự tranh chấp địa vị, đất đai và âm mưu phục kích đánh úp của anh Ngài là vua Thái Đức Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc. Đúng như Nguyễn Du từng nói, viết trong Kiều qua những chiết tự chữ nghĩa, cài nén mật mã trong từng câu chữ, từ đầu đến cuối câu chuyện tình sử chốn quan trường dài thăm thẳm, ngút ngàn 3254 câu lục bát tuyệt hay hơn 200 năm trước qua những giải thích của chúng tôi từ mấy năm nay. Nay là bài viết này.  Để rồi từ đây nhà Tây Sơn sau mấy mươi năm gầy dựng khó khổ, gian lao, với bao nhiêu hy sinh, chết chóc của quan quân, nhân dân, từ thượng cám đến hạ vàng, từ giàu đến nghèo cho công cuộc thống nhất đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, dẹp giặc cát cứ vùng miền, cuối cùng cũng đành phải đánh mất, rơi vào tay kẻ bán nước, cõng rắn cắn nhà gà Nguyễn Ánh.

 

Vậy, nếu những ai còn có chút tình, như đã nói, thì đúng vào ngày 3 tháng 9 dương lịch hằng năm, lúc 9 giờ, hãy làm mâm cơm chay, đĩa hoa quả, vài cái bánh, chén chè, đĩa xôi, đặt lên bàn thờ, thắp vài cây hương, thành kính chắp tay khấn nguyện, tưởng nhớ đến công lao vĩ đại của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại đã vì sự an nguy của nhân dân, đất nước mà phải chết trong âm thầm, lặng lẽ, không một ai hay ai biết. May nhờ còn có người phát hiện sự việc qua tập truyện ký của người đương thời, trong cuộc Kim Trọng Nguyễn Du để lại, nên từ đó những ẩn khuất lịch sử dần dần sẽ được khai thông bế tắc, làm cho sáng tỏ nội trong nay mai chăng?

 

Buồn thay! Lành thay!

 

Quảng Nam, ngày 2 tháng 9 năm 2023, lúc 22h.
Người thứ bảy

 

Chú thích:
Những chữ in đậm trong thơ là chỉnh sửa, phục hồi, trả lại sự thật cho văn bản gốc cho tác giả, cho truyện Kiều của chúng tôi.

 

  

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang