Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

1-YÊN BA GIANG THƯỢNG SỬ NHÂN SẦU...

1-YÊN BA GIANG THƯỢNG SỬ NHÂN SẦU...
Câu thơ dùng làm tựa cho bài viết ngắn này là câu cuối của bài thơ Hoàng Hạc Lâu do thi sĩ Thôi Hiệu, đời thịnh Đường sáng tác khi xưa nhân một lần lên chơi ngôi lầu nổi tiếng ở Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Câu thơ, cả bài thơ Hoàng hạc lâu này của Thôi Hiệu về sau được các nhà thơ Việt Nam thay nhau dịch qua chữ quốc ngữ khá nhiều, trong đó, hay nhất vẫn là câu của nhà thơ Tản Đà với thể thơ lục bát trữ tình của dân tộc, như sau:

 

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

 

Hầu hết giới thi nhân ba miền Bắc Trung Nam, cả giới thầy cô giáo và học sinh trong các trường trung đại học từ trước và sau giải phóng 75 đều cho câu thơ-bài thơ dịch của thi sĩ Tản Đà là hay nhất trong tất cả các cách dịch của các nhà thơ nước ta, từ Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Trần Trọng San, Nguyễn Khuê, vvv... Riêng nhà thơ Huy Cận khi sáng tác bài thơ Tràng giang đã viết ra câu thơ dựa từ câu "Yên ba giang thượng sử nhân sầu: Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" thành câu cuối là:

 

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

 

Chả cần có khói sóng bốc từ mặt nước sông trong một buổi chiều tà cũng đủ làm cho người thơ, ở đây là Huy Cận, cảm thấy nhớ nhà da diết, tha thiết, quay quắt đến làm sao!

 

Khi chốt câu thơ cuối Tràng giang như vậy hẳn Huy Cận muốn đả phá, đạp đỗ cái gọi là bắt chước, sao y bản chính, tật ăn theo nói leo của các nhà thơ ba miền Bắc Trung Nam hay chăng đối với câu cuối hoặc cả bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu?

chim bay

Tùy theo quan điểm của mỗi người khi đọc, xử lý, bình luận Tràng giang của Huy Cận với câu cuối mang ý trái ngược so với câu "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" qua cách dịch được cho là hay nhất của nước ta, đại diện là cụ Tản Đà "Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai". Chúng ta khỏi bàn về cách dịch dựa theo văn bản Hoàng hạc lâu của các nhà thơ ba miền Bắc Trung Nam từ trước và sau giải phóng 75, cả câu đảo ngược, đả phá, đạp đổ của nhà thơ Huy Cận trong Tràng giang. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói, nhắc tới điểm quan trọng, then chốt nhất của câu chuyện mà xưa nay ít có người lưu ý. Đó là...

 

Thật ra, câu cuối Hoàng hạc lâu "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" là câu đã bị cố ý chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn, nên đã không còn đúng với bản gốc của Hoàng hạc lâu, của Thôi Hiệu. Chúng tôi xin chỉnh lại câu Thứ -Nhập /Thượng /Bình /Thứ - thứ hai bài thơ ấy như sau cho đúng với bản gốc của tác giả:

 

Niêm thi lâu thượng cử nhân sầu.
粘詩樓上舉亻愁

 

Niêm : Là dán, như khi bỏ thư vào phong bì dán lại, gởi đi. Khiến không ai sờ mó, xem gì được gì trong ấy. Chỉ người nhận thơ mới có quyền mở ra xem nội dung trong đó nói gì. Ý nghĩa chữ niêm này ở đây là sự việc khi đã được người ta đóng, niêm lại rồi, thì không còn tự do, muốn làm gì làm, công khai như trước được nữa.

Thi : Là văn, thơ có vần, điệu, nhịp rõ ràng, cụ thể, như thơ lục bát, song thất lục bát, Đường luật, thơ năm chữ, bảy chữ, vvv... Riêng loại thơ con cóc, sặc máu từng xúm cả đám khùng khùng điên điên đè cứng ngắc cho là thơ mới lung tung chữ du nhập từ Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nga, Đức, Hung, Tiệp chả phải là thơ gì cả, mà đó là câu văn xuôi, tùy hứng, khi thì 123chữ, lúc thì 456 chữ, 8910 chữ loạn cả lên khiến chả giống con giáp nào cả trong 12 con giáp. Họa may giống con cà cưỡng ở xứ Ba Tư nặc kia thì có đấy. Ba thứ thơ con cóc, sặc máu, độ chế, tân trang, lượm mót, gốc phương tây này cũng chả khác gì những máy móc, xe cộ độ chế, tân trang, bắt chước ngành cơ khí phương tây của mấy ông hai lúa xứ ta, tuy hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau mà cùng như nhau cả. Bắt chước.

Lâu : Là nhà lầu, phàm vật gì có từng trên, nhiều tầng thì gọi là lầu. Tóm lại. Lâu là nhà lầu, có gác trên.

Thượng : Là trên, ở trên hết.

Cử : Là cất lên, dở lên, như khi cử tạ: nâng tạ, hay cử thủ: dơ tay; cử bôi: cất chén, cử bút: cất bút, Cử dùng để chỉ cho chủ thể lúc đó có hành động, việc làm gì mang tính nâng lên, dơ lên, cất lên thì gọi là cử. Lại cử còn để chỉ cho trường hợp, ngày xưa thi Hương ai đỗ đầu bảng thì gọi là Cử nhân. Cử còn để chỉ cho việc khi lấy được, đánh lấy được thành của địch thì gọi là cử. Tóm lại. Cử là dơ lên, nâng lên, đưa lên.

Nhân : Là người.

Sầu : Là ưu sầu, buồn thảm, đau buồn, lo lắng, ưu tư, khiến mất ăn mất mất ngủ, sự sinh hoạt thường nhật bị đảo lộn, không còn bình thường như trước được nữa. Tóm lại. Sầu là tâm trạng ưu tư, buồn rầu, khóc lóc, lo lắng, diễn tả tình trạng mất bình thường của chủ thể câu chuyện. Chữ sầu được viết ở dưới là bộ Tâm: tâm trạng + chữ Thu: mùa thu = Mùa thu cây lá úa vàng, dễ gây tâm trạng buồn rầu, ưu tư, lo lắng, bồn chồn, trong dạ chẳng yên.

 

Câu "Niêm thi lâu thượng cử nhân sầu" chúng tôi dịch nghĩa như sau:

 

Cử nhân (nhân) Thôi Hiệu nâng bút (cử) đề thơ (thi) -Hoàng hạc lâu- trên (đầu) tất cả các bài thơ của các tao nhân mặc khách tại tầng trên (lâu thượng) lầu Hoàng hạc. Bài Hoàng hạc lâu này của Thôi Hiệu từ đó đã khóa, đóng (niêm) vĩnh viễn lại việc đề thơ ca ngợi vẻ đẹp, tích lầu Hoàng hạc của nhóm tao nhân mặc khách bên sông Hán Dương thời ấy. Khiến tất cả đành phải vừa thán phục vừa âu sầu, buồn bã, lo lắng, và ai nấy từ dạo đó cũng đều tỏ ra nghi ngờ, ái ngại về khả năng, tài năng làm thơ của mình, của người này, người nọ từ bao lâu thì phải.

 

Dịch thơ:
Nhất lâu đề vách ưu sầu tha nhân.

 

Nói "Nhất lâu" nghĩa đây là bài thơ nói về lầu Hoàng hạc hay nhất của Thôi Hiệu so với tất cả các bài thơ đề vách nói về tích lầu Hoàng hạc thời ấy của đám cao thủ tao nhân mặc khách vùng sông nước Hán Dương. Khiến tất cả từ đó đành phải dằn lòng, chấp nhận sự thật, tài thơ của mình còn kém xa tài thơ của Thôi Hiệu.

lầu gác

Nhưng thật ra, chữ cuối câu không phải là "sầu ", mà là "đầu ". Nói như vậy bởi thời điểm Thôi Hiệu đề thơ thì chỉ có mình, và trước mặt là những bài thơ đề trên vách của nhiều tác giả, ngoài ra không có ai ở đấy lúc đó cả. Có thể cũng có một hai người thôi, chớ không nhiều. Chỉ sau khi bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu xuất hiện trên vách tường lầu hai Hoàng hạc, thì từ đó bài thơ mới được nhiều cao thủ tao nhân mặc khách vùng sông nước Hán Dương tìm đến đọc. Và có nhẽ tất cả đã cùng nhau đi đến xác định, nắc nỏm cho đây là bài thơ nói về tích lầu Hoàng hạc hay nhất từ trước đến giờ. Nhưng đây cũng là chuyện xảy ra về sau, còn trong lúc đó, lúc Thôi Hiệu đề thơ, làm gì có ai lúc đó đâu để biết bài thơ mới đề của Thôi Hiệu là hay hơn những bài thơ trên vách tường lầu hai Hoàng hạc để mà vỗ tay, tán thán, khen ngợi, cùng bĩu môi chê những bài thơ khác là dở, thậm chí quá dỏm? Vì vậy, lúc đó, Thôi Hiệu đề thơ thì cứ việc đề thơ, còn chuyện dở hay, khen chê là của người khác, chuyện về sau.

 

Sau buổi chiều đề thơ hôm đó của Thôi Hiệu, thì bắt đầu giới cao thủ tao nhân mặc khách Đường luật "nghề riêng ăn đứt hồ cầm một phương" vùng sông nước Hán Dương mới lục tục kéo đến đọc và nhất loạt trầm trồ, ngợi khen, xuýt xoa bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là quá hay. Và cũng từ đó bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu mới được loan truyền ra rộng rãi, và được tất cả xác nhận là bài thơ hay nhất nói về tích lầu Hoàng hạc, đồng thời cũng lúc đó người ta mới thấy ra cái dở, dỏm của những bài thơ khác của nhiều cao thủ đề trên vách lầu. Bởi có đem cái hay, đúng để gần bên thì mới thấy ra cái dở, sai. Trong đó có cả tích tính đề thơ của nhà thơ lỗi lạc Lý Bạch. Trích đoạn lấy trên trang mạng sau đây có nói về việc lúc nhà thơ Lý Bạch leo lầu Hoàng hạc tính đề thơ kỷ niệm:

 

Ngày nay, người ta cũng cố tìm hiểu về di tích kiến trúc lầu Hoàng Hạc từ thuở lầu mới khởi đầu xây dựng từ thời Tam Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa có ai biết được rõ lầu xưa được xây cất như thế nào. Qua những tài liệu còn giữ lại, người ta được biết Hoàng Hạc Lâu vào thời nhà Ðường là một lầu 2 tầng, kiến trúc theo mô phỏng thời nhà Ðường. Tháp được xây ngay gần bên sông Trường Giang chứ không phải tại vị trí như hiện nay. Từ xa nhìn tháp lầu giống như là 2 tầng lầu chệt xếp chồng lên nhau. Mỗi tầng có mái riêng, mái không cong lắm so với các kiến trúc về sau này. Trên tầng hai, có lan can chung quanh để đứng ngắm nhìn trời sông. Ngồi trên lầu, người ta có thể thưởng ngoạn được cả không gian của thành phố Ngạc Châu (tên cũ của Vũ Hán). Hơn thế nữa, vào đời nhà Ðường, Hoàng Hạc Lâu đã được xem như là nơi đàn hát, tiêu khiển và thưởng ngoạn phong cảnh của giới tao nhân mặc khách. Vì thế mà từ Thôi Hiệu, Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên, Ðỗ Phủ, vvv... và không biết là bao nhiêu thi tài đã dừng gót tại Hoàng Hạc Lâu, ngắm cảnh "bạch vân hoàng hạc" và để lại cho đời những áng thi ca bất tử. Có câu chuyện kể rằng khi Lý Bạch đến Hoàng Hạc Lâu ngắm cảnh. Thấy cảnh sinh tình, nhà thơ muốn phóng bút đề thơ kỷ niệm ngày đến thăm Hoàng Hạc Lâu, nhưng chợt Lý Bạch nhìn thấy trên vách đã có bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Biện Châu Thôi Hiệu treo ở đấy. Ðọc bài thơ của Thôi Hiệu, Lý Bạch đành bái phục, viết rằng "Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu: Trước mắt có cảnh mà đành chịu, vì thơ Thôi Hiệu viết trên đầu".

 

Với những điển tích, câu chuyện xảy ra, bao quanh như vậy về bài thơ Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu, điển hình là tích Lý Bạch tính đề thơ kỷ niệm nói trên nhưng đành gác lại vì đã có Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu trên vách lầu. Do đó, theo chúng tôi, chữ cuối của câu cuối Hoàng hạc lâu phải được Thôi Hiệu viết như sau:

 

Niêm thi lâu thượng cử nhân đầu.

 

Sáu chữ "Niêm thi lâu thượng cử nhân..." chúng tôi đã giải, riêng chữ "đầu " cuối câu nghĩa là phàm cái gì ở vào bộ vị, nơi cao nhất của sự việc gì đó thì gọi là đầu, như sơn đầu: đầu núi. hoặc bậc, hạng nào cao hơn hết cũng gọi là đầu, như đầu đẳng: hàng đầu. Tóm lại. "Đầu " là trên hết, cao hơn hết.

 

Câu cuối này chúng tôi dịch ra thơ là:

Hạc lâu đề vách thượng đầu tha nhân.

 

Tóm lại. Chẳng những riêng câu cuối Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu đã bị chỉnh sửa sai be bét, mà còn nguyên cả bài, từ câu đầu đến câu cuối cũng đều lâm tình cảnh mà chúng tôi từng nói đây là bài thơ đầu gà đít vịt bụng con bò tót vô cùng quái dị nhưng không một ai phát hiện ra mới là điều vô cùng kỳ dị. Có điều, bài thơ đầu gà đít vịt bụng con bò tót chả giống con giáp nào cả trong 12 con giáp Hoàng Hạc lâu do đã bị chỉnh sửa sai be bét cả tám câu lại được giới tao nhân mặc khách Trung Hoa, cả Việt Nam xưa nay xúm khen lấy khen để, chắp hai tay tôn lên hàng thượng phẩm, đồng loạt lập trang thờ cúng kính cẩn trên đầu cổ mới thiệt là lạ. Hết chỗ nói luận luôn!

 

Và lại càng lạ, quái dị hơn nữa khi sự việc không dừng ở tại đó, khi nhà thơ Huy Cận do dựa vào câu tào lao bí đao, vô nghĩa, trống không "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" để diễn ra câu mang tính đả phá, dè bĩu, và cho câu thơ của mình mới thuộc hàng thượng phẩm, độc đáo, còn câu của Thôi Hiệu, chậc, xoàng lắm:

 

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

 

Thiết nghĩ, cần gì có khói hay không có khói thì mới gây cho người ta tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết, da diết kia chứ? Ví dụ, kẻ bị biệt giam, ngồi trong góc nhà tù quanh năm suốt tháng, cả ngày lẫn đêm chỉ thấy bốn vách tường sừng sửng trước mặt. Vậy thử hỏi y có nhớ nhà, nhớ vợ con, bè bạn, gia đình đến quay quắt, cuồng loạn hay không. Nói gì kẻ tự do, đi lại, thấy đủ thứ, rờ đụng đủ thứ ở ngoài kia, như  nhà thơ Huy Cận vậy. Vì thế, xét ra câu cuối của Tràng Giang là câu thơ bậy bạ nhất khi diễn, nói về tâm trạng của kẻ nhớ nhà lúc trước mặt của chủ thể là vùng sông nước hữu tình, thơ mộng nào đó. Ấy thế mà người ta lại xúm đè cứng ngắc vỗ tay cho là hay, lại còn lấy câu thơ, bài thơ sai lạc, dựa theo, một gương một ảnh, một trước một sau, đưa vào giảng dạy cho học sinh các cấp trong các trường trung đại học nữa thì cũng hết biết cho đầu óc tưởng tri của con người, của giớivăn thơ và các thầy cô giáo ba miền Bắc Trung Nam xưa nay.

 

Đây chỉ mới nói những cái sai, bậy trên lĩnh vực văn thơ, riêng những lĩnh vực khác, của đời sống xã hội thì còn có bao nhiêu là cái sai, bậy nữa, như những chính sách, đường lối, chủ trương chăn dân, trị nước của các nhà nước các quốc gia, không riêng nhà nước Việt Nam. Có thể nói, khi một kẻ nào đó đã làm sai, nói sai, thì nó sẽ kéo theo cả đám người ăn theo nói leo chộn rộn, nhộn nhịp ở phía sau nữa, chả biết đâu mà lần. Và việc gì sẽ đến đối với những sai, bậy, ăn theo nói leo đó trên rất nhiều lĩnh vực, phương diện của đời sống xã hội, con người ắt chúng ta đã biết quá rõ, có cần phải nói, khai ra ở đây nữa hay không?

 

Tóm tiếp. Hoàng Hạc lâu là bài thơ nói, diễn về tích lầu Hoàng Hạc, chớ đây không phải là bài thơ tả cảnh tả tình vùng sông nước Hán Dương. Lại Thôi Hiệu là người đương thời, của thời điểm hiện tại, là tác giả bài thơ, chớ Thôi Hiệu không phải là người của thì tương lai. Vì thế, khi đề thơ thì Thôi Hiệu phải nói ra những gì của hiện trạng lúc đó. Có nói, mở ra những điểm mà ít có người lưu ý, quan tâm xưa nay như thế thì chúng ta, tôi anh chị mới biết rằng câu cuối bài thơ "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" là câu vô nghĩa, trống không, nhất nó thuộc thì tương lai, của người sau, bởi ba chữ "sử nhân sầu", nó không còn đúng với câu nguyên bản Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là người trong hiện tại được nữa.
14/08/2021

***

2-YÊN BA GIANG THƯỢNG SỬ NHÂN SẦU...
Bài viết 1-Yên ba giang thượng sử nhân sầu viết hôm 14 tháng 08 vừa rồi chúng tôi đã chỉnh và giải cùng dịch nghĩa, dịch thơ câu cuối bài Hoàng Hạc lâu, các bạn đã đọc, nay bài viết 2 này chúng tôi chỉnh nốt câu Thứ thứ nhất bài thơ.

 

Câu chuyển thứ bảy, chúng tôi gọi là câu Thứ thứ nhất, trong văn bản hiện hành của văn học Trung Hoa và Việt Nam đều ghi là:

 

日暮鄉關何處是
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

 

Đây là một câu sai, không còn đúng với bản gốc của tác giả, của Hoàng Hạc lâu, chúng tôi chỉnh câu này lại với chữ duy nhất, chữ "hương ", "hương quan " thành chữ "dương ", "dương quan ". Đồng thời, cũng chỉnh luôn chữ "quan " ăn theo mang nghĩa sai bậy, trật đường rầy là cửa ải, thuộc vùng biên giới, chỗ nước này với nước kia. Hay "quan " còn là tên đất, vùng địa giới nào đó, khiến sự việc bị đẩy đi quá xa, đến ngút ngàn, thăm thẳm, chả biết đâu mà lần. Trở về với chữ "quan " mang nghĩa là cán bộ, người đang làm việc cho nhà nước, chính quyền sở tại, ở đây là triều đình thời phong kiến nhà Đường mà Thôi Hiệu là người hiện đang làm việc, giữ một chức quan trong hệ thống hành chính ngang dọc của chính thể thời đó cho đúng nghĩa của nó, của văn bản gốc Hoàng Hạc lâu. "Dương quan 陽官", không phải "hương quan 鄊關".

 

Câu "Nhật mộ hương quan hà xứ thị" sai bậy, trật đường rầy được chúng tôi chỉnh lại và giải thích ý nghĩa từng chữ cụ thể, rõ ràng như sau:

 

日暮陽官何處是,
Nhật mộ dương quan hà xứ thị,

Nhật : Là mặt trời, là ngày, mỗi ngày, là khoảng thời gian trái đất quay chung quanh mặt trời trong mỗi ngày. Nói chung nhật là nói về thời gian được chia ra cho ngày và đêm, như một ngày một đêm gọi là nhất nhật.

Mộ : Là buổi chiều muộn, chiều tối, khi hoàng hôn đã sắp khuất sau đồi. Tóm lại. Lúc mặt trời sắp lặn gọi là mộ. Ghép hai chữ "nhật mộ 日暮" cho ra nghĩa là buổi chiều muộn, chiều tối, lúc trời đã hoàng hôn. Thơ Đỗ Phủ có câu "Mộ đầu Thạch Hào thôn, Hữu lại dạ tróc nhân: Buổi chiều đến xóm Thạch Hào, Có kẻ lại tới bắt người lúc tối (Thạch Hào lại)". Câu đầu bài thơ Hai sắc hoa tigôn của TTKH có nói về thời gian hẹn hò lý tưởng của hai người yêu nhau lúc hoàng hôn buông xuống, hòng tránh sự dòm ngó, theo dõi của mấy con mắt tò mò, tọc mạch "Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn...". Và bài Đường luật Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan, câu đầu cũng nói về sự việc diễn ra khi mặt trời đã khuất bóng "Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn...".

Dương : Là dơ lên, giương lên, bay lên, là lúc phô bày, trình bày sự việc gì đó, có câu tục ngữ tiêu biểu "ẩn ác chi dương thiện: giấu cái xấu ác mà phô bày cái tốt đẹp ra". Dương cũng có nghĩa là truyền bá, lan rộng ra. Hoặc dương là trạng thái của sự vinh quang, đắc ý, gọi là dương dương tự đắc. Tóm lại. Dương là dơ lên, giương lên, bày cái tốt, hay ra cho thấy, đồng thời lấp, ẩn, nhấn cái xấu, dở xuống dưới cho mất đi.

Quan : Là cán bộ, người đang làm việc, phục vụ cho nhà nước, chính quyền sở tại nào đó của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai.

: Là nào, chỗ nào, ở đâu. Hay hà là sao, tại sao, là ai, người nào, việc gì, điều gì, lúc nào. Tóm lại. Hà là tiếng dùng để hỏi, như hà cố: tại sao, hà thời: bao giờ; hà nhân: người nào, hà xứ: nơi nào; hà tại: ở đâu, hà tất: cần gì phải thế; hà đương: lúc nào, hà sự: vì sao, vvv...

Xứ : Là nơi, chốn, chỗ, địa điểm nào đó của sự việc gì đó đã đang hiển bày, xảy ra cớ sự gì đó.

Thị : Là thông báo, nói, bảo cho biết, cho hay. Hay thị là bày ra, thể hiện ý kiến, tư tưởng, việc làm của mình cho mọi người biết rõ ràng, cụ thể, chi tiết. Hoặc thị là phải, đúng, hay, là điều gì mà ai ai cũng phải công nhận, cho là phải, đúng, không còn gì để bàn cãi, lý luận nữa thì gọi là thị vậy. Thị thêm nghĩa là đến đúng lúc, đặt đúng chỗ, đúng nơi, khiến mọi người phải quan tâm và công nhận cho việc làm chủ thể, như anh ấy nói đúng đó, làm đúng đó, hoặc bài thơ ông ấy làm rất hay, không còn chê chỗ nào được nữa.

 

Dịch nghĩa:
Vào một chiều muộn, hoàng hôn sắp khuất sau đồi -nhật mộ-, Thôi Hiệu, một vị quan -quan- vùng sông nước Hán Dương -hà xứ- cho mọi người biết -thị- đang chuẩn bị leo lầu Hoàng hạc -xứ- đề thơ kỷ niệm.

 

Dịch thơ:
Chiều tà Thôi Hiệu leo lầu...

lầu gác

Câu Thứ thứ nhất này đem ghép chung với câu cuối bài 1-Yên ba giang thượng sử nhân sầu "Hạc lâu đề vách thượng đầu tha nhân" chúng ta sẽ có hai câu Thứ đúng nghĩa, đúng với sự thật, nhất đúng với văn bản gốc Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là:

 

Chiều tà Thôi Hiệu leo lầu,
Hạc lâu đề vách thượng đầu tha nhân.

 

Hai câu này, cũng có cách dịch đảo ngược, trên xuống dưới, dưới lên trên thoáng và hay hơn, như sau:

 

Hạc lâu đề vách thượng đầu,
Chiều xưa Thôi Hiệu leo lầu niêm thơ.

 

Thưa các bạn,
câu thơ bảy chữ chỉ có sai một hay hai chữ, như hai chữ của câu Thứ thứ nhất mà từ "dương quan 陽官" là một chức quan coi vùng sông nước Hán Dương của Thôi Hiệu, nơi có lầu Hoàng Hạc, là tiêu điểm, trọng tâm của bài thơ, của sự việc đã liền bị biến thành hai chữ mang nghĩa xa xăm thăm thẳm, ngút ngàn, hết sức mơ hồ, mông lung, chậc, là một vùng đất nào, ở đâu đó, khiến chả biết mô tê răng rứa chi chi cả, có khi là vùng đất giáp biên giới hai nước, chẳng phải sao, "hương quan 鄊關": vùng đất biên giới, nơi quan ải xa xôi. Câu Thứ thứ nhất này, với hai chữ "hương quan 鄊關" mang nghĩa mơ hồ, mông lung như đã nói, đã được các nhà văn học Trung Hoa dịch nghĩa là:

 

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?

 

Cụ Tản Đà xứ ta ngày trước dịch câu sai lạc, trật đường rầy này ra câu thơ mang nghĩa buồn man mác của người thông cảm sâu sắc với tình yêu non nước lồng trong tình yêu văn thơ là:

 

Quê hương khuất bóng hoàng hôn...

 

Tóm lại. Với những chữ được chúng tôi chỉnh lại như thế của câu Thứ thứ nhất, từ hai chữ sai bậy "hương quan 鄊關: vùng đất biên giới" thành "dương quan 陽官: cán bộ Hán Dương" thì sự thật đã trở về với văn bản gốc của Hoàng Hạc lâu sau cả ngàn năm dạt trôi tận đâu đâu, hà xứ tại, ôi, chả biết đâu mà lần...

 

Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

 

Chậc, thơ với chả văn...

 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết
Bốn niệm xứ
16/08/2021

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang