Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NƯỚC MẮT CỦA CHÚNG SANH NHIỀU HƠN NƯỚC TRONG ĐẠI DƯƠNG BỐN BỂ

NƯỚC MẮT CỦA CHÚNG SANH
NHIỀU HƠN NƯỚC TRONG ĐẠI DƯƠNG BỐN BỂ

Khi đã quá khổ, hoặc lúc không tìm đâu ra được lối thoát, con người thường hay tìm đến cái chết để chấm dứt tình trạng dồn nén khổ đau, áp lực vây quanh. Vâng, chết là con đường duy nhất được con người giải quyết bằng bất cứ mọi giá để đổi lấy sự tự do tuyệt đối, để từ đó không còn bị dồn vào đường cùng, nỗi bế tắc, tuyệt vọng nào nữa.

 

Nhưng chết chưa phải là hết, chết chỉ là bắt đầu cho một sự sống, cách sống khác, và nó sẽ kéo dài ra nỗi khổ đau, bế tắc, tuyệt vọng thêm hơn nữa...

người chết

Ảnh cô gái nhảy cầu Nhơn Hội Quy Nhơn tự vận năm 2021

Trong truyện Kiều, bắt đầu từ câu 2565 đến câu 2616 được Nguyễn Du tả lại cảnh lúc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc bức hiếp Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai sau khi đã cùng đám loạn tướng phục kích ám hại, giết chết được tướng giặc Từ Hải, tức Hoàng đế Quang Trung ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 vào tháng 09 dương lịch năm 1792. Mời các bạn đọc lại đoạn trần thuật lịch sử vô cùng quan trọng này xem sao, đồng thời cũng để xác định lại tội ác tày trời của gã vua tặc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc từng gây ra xưa kia:

 

...Trong quân mở tiệc hạ công,
Xôn xao tơ trúc hội đồng quân quan.
Bắt nàng thị yến dưới màn,
Giở say lại ép cung đàn nhật lâu.
Một cung gió thảm mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.
Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
Hỏi rằng: "Này khúc ở đâu?
Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay!".
Thưa rằng: "Bạc mệnh khúc này,
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
Cung cầm tập những ngày xưa,
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!".
Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Dạy rằng: "Hương hỏa ba sinh,
Dây loan xin nối cầm lành cho ai?".
Thưa rằng: "Chút phận lạc loài,
Trong mình nghĩ đã có người thác oan.
Còn chi nữa, cánh hoa tàn,
Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân.
Rộng thương còn mảnh hồng quần.
Hơi tàn được thấy gốc phần là may".
Hạ công chén đã quá say,
Hồ Tôn đến lúc rạng ngày nhớ ra.
Nghĩ mình phương diện quốc gia,
Quan trên ngó xuống, người ta trông vào.
Phải tuồng trăng gió hay sao?
Sự này biết tính thế nào được đây?
Công nha vừa buổi rạng ngày,
Quyết tình Hồ mới phán ngay một bài.
Lệnh quan ai dám cãi lời,
Ép tình mới gán cho người thổ quan.
Ông tơ thực nhé đa đoan,
Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên?
Kiệu hoa áp thẳng xuống thuyền,
Lá màn rủ thấp, ngọn đèn khêu cao.
Nàng càng ủ liễu phai đào,
Trăm phần nào có phần nào vui tươi.
Đành thân cát dập sóng vùi,
Cướp công cha mẹ, thiệt đời thông minh.
Chân trời mặt bể lênh đênh,
Nắm xương biết gởi tử sinh chốn nào?
Duyên đâu ai dứt tơ đào,
Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay.
Thân sao thân đến thế này,
Còn ngày nào cũng như ngày ấy thôi.
Đã không biết sống là vui,
Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương.
Một mình cay đắng trăm đường,
Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi...
***

Đoạn tiếp theo dưới đây là lúc Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai quyết định tìm đến cái chết bằng cách nhảy sông để quên đi bao nỗi cay đắng, đoạn trường, ô nhục từ đâu mang đến cho Bà:

 

...Mảnh trăng đã gác non đoài,
Một mình luống những đứng ngồi chưa xong.
Triều đâu nổi tiếng đùng đùng,
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường.
Nhớ lời thần mộng rõ ràng,
Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây.
Đạm Thiên nàng nhé có hay,
"Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta".
Dưới đèn sẵn giấy tiên hoa,
Một thiên tuyệt bút gọi là để sau.
Cửa bồng vội mở rèm châu,
Trời cao sông rộng một màu bao la.
Rằng: "Từ công hậu đãi ta,
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng.
Giết chồng mà lại lấy chồng,
Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời?
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông".
Trông vời con nước mênh mông,
Đem mình gieo xuống giữa dòng tràng giang.
Thổ quan theo vớt vội vàng,
Thì đà đắm ngọc chìm hương mất rồi.
Thương thay cũng một kiếp người,
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi.
Những là oan khổ lưu ly,
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân?
Mười lăm năm, bấy nhiêu lần,
Làm gương cho khách hồng quần thử soi.
Đời người đến thế thì thôi,
Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay.
Mấy người hiếu nghĩa xưa nay,
Trời làm chi đến lâu ngày càng thương...
***

Cú nhảy sông tự sát, quên đi nỗi ô nhục của Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai Thúy Kiều sau khi bị gã vua tặc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc bức hiếp khi gã đã phục kích giết được chồng của Bà là tướng giặc Từ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ bên bờ sông Tiền Đường 前堂 như đã nói được Nguyễn Du tả lại khá đầy đủ, cụ thể qua đoạn trích ở trên. Đồng thời, qua đoạn trần thuật này, Nguyễn Du cũng còn cho lịch sử biết rõ sau khi viết xong tập truyện tình sử chốn quan trường Kim Vân Kiều Truyện thì mình cũng đã tìm đến ngay vị trí mà người xưa đã nhảy nhảy xuống ngay đấy, gọi là cú nhảy "tái vị trường" để kết liễu cuộc đời bầm dập, tan tác, quá khổ đau, tuyệt vọng nối tuyệt vọng của mình sau khi người xưa đã ra đi vào một mùa đông mưa gió đầy trời năm Kỷ Mùi 1799 lịch sử.

 

Nhưng cú nhảy khổ đau, tuyệt vọng, đau thương dồn nén không một lối thoát của Hoàng hậu Thu Mai Thúy Kiều đã không như ước nguyện. Mà Bà đã tự trôi nhấp nhô trên sóng nước ngầu đục muôn đời dòng Tiền Đường 前堂 5km, đến trước thảo am Chiêu ẩn của vãi Ẩn Duyên, không phải Giác Duyên, nằm bên bờ sông Tiền Đường 前堂, nay là số nhà 77 đường Chi Lăng thành phố Huế. Và vãi Ẩn Duyên đã vớt Bà lên đưa vào thảo am cắt lễ, hơ lửa cứu sống. Bà đã ở với vãi Ẩn Duyên một thời gian trước khi quay về lại Cung điện Đan Dương. Mời các bạn đọc tiếp đoạn trần thuật của Khiêm Trọng Nguyễn Du:

 

...Kiều từ gieo xuống duềnh ngân,
Nước xuôi bỗng thấy trôi dần tận nơi.
Ngư ông kéo lưới vớt người,
Ngẫm lời Tam Hợp rõ mười chẳng ngoa.
Trên mui lướt thướt áo là,
Tuy dầm hơi nước chưa lòa bóng gương.
Ẩn Duyên ra nhận mặt nàng,
Nàng còn thiêm thiếp giấc vàng chưa phai.
Mơ màng phách quế hồn mai,
Đạm Thiên thoắt đã thấy người ngày xưa.
Rằng: "Tôi đã có lòng chờ,
Mất công mười mấy năm chờ ở đây.
Chị sao phận mỏng đức dày,
Kiếp này đã vậy lòng này dễ ai?
Tâm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu, cứu người là nhân.
Một niềm vì nước vì dân,
Âm công cất một đồng cân đã già.
Đoạn trường sổ rút tên ra,
Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau.
Còn nhiều hưởng thụ về sau,
Duyên xưa đầy đặn, phúc sau dồi dào".
Nàng còn ngơ ngẩn biết sao,
"Trạc Tuyền" hai tiếng gọi vào bên tai.
Giật mình thoắt tỉnh giấc mai,
Bâng khuâng nào đã biết ai mà nhìn.
Trong thuyền nào thấy Đạm Thiên,
Bên mình chỉ thấy Ẩn Duyên ngồi kề.
Thấy nhau mừng rỡ trăm bề,
Dọn thuyền mới rước nàng về thảo lư.
Một nhà chung chạ sớm trưa,
Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng.
Bốn bề bát ngát mênh mông,
Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau.
Nạn xưa trút sạch làu làu...
***

Ba đoạn trần thuật này của thi hào Nguyễn Du Khiêm Trọng đã cho chúng ta biết rõ cú nhảy đau thương, một trời tan vỡ của Hoàng hậu Thu Mai đã không như ước nguyện lúc đó là cần phải chết đi thì mới có thể quên hết bao nỗi đoạn trường, ô nhục do gã vua tặc Hồ Tôn Hiến gây ra cho chồng và mình do Bà đã được vãi Ẩn Duyên vớt lên cứu sống. Đây là thời điểm xảy ra năm Nhâm Tý 1792. Phải đến 7 năm sau thì Hoàng hậu Thu Mai mới dứt nợ trần, từ tạ ra đi vì mang bệnh ngặt nghèo, khó chữa trị. Riêng cú nhảy "tái vị trường" khổ đau nối khổ đau, tuyệt vọng nối tuyệt vọng của thi hào đất nước Nguyễn Du Khiêm Trọng thì vô phương cứu chữa. Hỡi ôi!

 

Tóm lại. Như đã nói, một khi con người đã quá tuyệt vọng, lâm thế bế tắc, không còn con đường nào thoát ra được nữa thì người ta phải tìm đến cái chết theo bản năng muôn thủa để quên đi, để vượt qua tất cả mọi rào cản, che chắn hiện tại trước mắt. Cuộc đời này vì thế chỉ là bể khổ vô cùng tận của kiếp người tạm bợ, vô thường, sống nay chết mai, có đó rồi mất đó, giàu đó rồi nghèo đó, vui đó rồi buồn đó, chưa biết xảy ra lúc nào. Đây chính là lý do muôn thủa của kiếp làm người để Đức Phật xác định, nói lên câu nói ở trên vậy:

 

Nước mắt của chúng sanh nhiều hơn nước trong đại dương bốn bể.

 

Còn những ai cà tửng thường cho rằng đời sống con người là hạnh phúc, vui lắm, nó sẽ trường tồn mãi mãi thì hãy coi chừng đấy!

 

Chữ in đậm trong thơ là chỉnh sửa, phục hồi của chúng tôi cho đúng với văn bản gốc của Truyện Kiều do Thanh Tâm Tài Nhân Khiêm Trọng Nguyễn Du sáng tác bằng hai thể văn là văn xuôi, chữ Hán và 3254 câu lục bát trữ tình bằng chữ Nôm.

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang