Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NHỮNG MẬT MÃ ĐA DẠNG TRONG KIỀU

NHỮNG MẬT MÃ ĐA DẠNG TRONG KIỀU

Trong Kiều, kế đoạn mở đầu, hai câu 625-626 viết như sau:

 

Hỏi tên rằng Mã quản binh,
Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần...

 

"Mã" của câu 625 có hai nghĩa, thứ nhất, "Mã " là ngựa, ngựa cũng là Ngọ , Ngọ là chi thứ bảy trong 12 chi. Ngọ nên hiểu là năm Bính Ngọ. Bính Ngọ ở đây là năm 1786, là năm Bắc Bình vương Nguyễn Huệ từ Phú Xuân-Thuận Hóa kéo đội quân thiện chiến Tây Sơn đánh chiếm/thắng Bắc Hà lần thứ nhất. Thứ hai, chữ "Mã" còn để ám chỉ cho việc Bắc Bình vương Nguyễn Huệ sau đó được vua Lê Hiển Tông và triều thần quyết định tác hợp, gã cho nàng Công chúa Lê Ngọc Hân để kết tình giao hảo giữa hai nước Đàng Trong-Đàng Ngoài. "Mã" vì vậy nên hiểu là phò mã, là rễ của vua, chồng của công chúa, con vua.

 

"Quản " nghĩa là cai quản, là được toàn quyền quyết định, coi sóc, định đoạt công việc gì thì gọi là quản, như chưởng quản, quản hạt đều cùng nghĩa ấy cả. "Quản " đây là quản không g. Còn quảng có g thì sẽ mang nghĩa khác. Đó là Quảng Nam, quê hương gốc của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ. Lịch sử chỉ biết được rằng cha của ba anh em Nguyễn Huệ là ông Hồ Phi Phúc, có vợ là bà Nguyễn Thị Đồng, quê ở vùng Tây Sơn thượng đạo và Tây Sơn hạ đạo. Riêng trong Kiều, thi hào Nguyễn Du bật đèn xanh, cho biết rõ, quê mẹ Nguyễn Huệ ở xứ Quảng Nam, vùng đất Tam Kỳ. Nói như vậy do chúng tôi căn cứ vào câu bát 2172:

 

Họ Kỳ tên Hải vốn người biệt mông...

 

"Kỳ" là Tam Kỳ, là quê mẹ của Nguyễn Huệ. "Hải" nói đủ là Đại Hải, trích đoạn ngắn sau đây sẽ cho chúng ta biết rõ "Đại Hải" là gì, nó có liên hệ gì đến quê hương, tông tích của ba anh em Tây Sơn tam kiệt thế nào hay không.

 

"Tổ tiên của Nguyễn Huệ vốn họ Hồ ở Nghệ An. Quê quán của họ Hồ này ở chân núi Đài Phong (có bản chép Thai Phong), gần núi Đại Hải, từ mạch núi Đại Huệ kéo xuống, thuộc làng Thái Lão (xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An)".
(Trích Quang Trung Nguyễn Huệ-Con người và sự nghiệp, trang 11-Gs Phan Huy Lê)

 

Như vậy, chúng ta đã rõ, chữ "Hải" trong câu bát 2172 được Nguyễn Du ám chỉ cho quê hương gốc của Nguyễn Huệ vốn xưa ở vùng núi Đại Hải thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An chớ không gì cả. Còn "Kỳ" là vùng đất Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhưng câu mật mã ám chỉ bí mật lịch sử về tông tích, quê hương gốc của Nguyễn Huệ của thi hào Nguyễn Du về sau đã bị chỉnh sửa thành:

 

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông...

 

Chúng tôi chưa nói hai chữ hết sức đặc biệt "biệt mông" còn có nghĩa như sau. "Biệt " là từ biệt, ly biệt, tiễn nhau đi xa, "mông " là tối, là chỗ mặt trời lặn, nói đủ là đại mông 大蒙. Vùng đất Tây sơn thượng đạo thuộc hướng tây, nơi mặt trời lặn, là quê hương đầu tiên của dòng họ Hồ sau khi rời bỏ xóm làng, lên đường di cư vào Đàng Trong sinh sống, lập nghiệp bởi sự chèn ép, trục xuất, buộc bắt của các chúa Nguyễn đối với tổ tiên Nguyễn Huệ từ hơn 400 năm trước được thi hào Nguyễn Du ẩn dụ, ám chỉ vô cùng chính xác qua câu bát 2172 như đã nói về sau đã bị chỉnh sửa thành câu bậy bạ, xàm xàm là:

 

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông...

 

Việt Đông là một tỉnh thành nào đó tuốt bên kia màn sương, quê hương của bọn ba Tàu lưu manh. Trong khi bản gốc đó là hai chữ "biệt mông", là vùng núi Tây Sơn thượng đạo, tức vùng núi An Khê ngày nay, nơi chôn nhau cắt rún của tổ tiên Nguyễn Huệ khi mới từ Đàng Ngoài di cư vào Đàng Trong lập nghiệp, sinh sống bởi sự ruồng bố, trục xuất, buộc bắt của các chúa Nguyễn từ hơn 400 năm về trước như đã nói.

 

Chúng ta trở lại với hai câu 625-626. Như đã nói, quảng có g là vùng đất Quảng Nam, quê hương gốc của mẹ Nguyễn Huệ. Căn cứ vào đây, những bí mật lịch sử được Nguyễn Du cài, nén, ẩn giấu trong Kiều, hai câu 625-626, thì chúng ta mới được biết, ông Hồ Phi Phúc thời đó có hai người vợ, bà ở Tây Sơn Nguyễn Thị Đồng là mẹ của Nguyễn Nhạc. Còn bà ở Tam Kỳ-Quảng Nam là mẹ của Nguyễn Huệ. Vậy Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc là anh em cùng cha khác mẹ. Đó là lý do cơ bản, chính xác nhất để hôm nay chúng ta thấy rõ hai anh em Tây Sơn về tính tình thì khác nhau hoàn toàn đến một trời một vực. Tánh của Nguyễn Huệ bộc trực, ngay thẳng, đường đường chính chính, tánh Nguyễn Nhạc mưu mẹo, gian hùng, lật lọng, tráo trở khôn lường. Những tính chất đối lập của hai anh em Tây Sơn thế này nó thuộc về địa phương tính tướng, tập quán vùng miền mà chúng tôi nói đã quá nhiều rồi. Do nắm rõ được những sở đoản, sở trường của Nguyễn Huệ trên nhiều phương diện, nhất lợi dụng về mặt tình cảm, cùng chung dòng máu, cho nên Nguyễn Nhạc Hồ Tôn Hiến mới có thể dùng mưu chước, phối hợp cùng đám loạn tướng dưới trướng Nguyễn Huệ để tổ chức, dàn quân, phục kích đánh bại, hại được Nguyễn Huệ, một danh tướng lừng lẫy, sự nghiệp quân sự được xem là người bất khả chiến bại trên khắp các chiến trường trong Nam ngoài Bắc thời ấy ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 vào tháng 9 năm Nhâm Tý 1792 quá dễ dàng như thế với cái chết đứng có một không hai dưới gầm trời qua nhân vật Kỳ Hải, một tay chọc trời khuấy nước mặc dầu, nghênh ngang nào biết trên đầu có ai:

 

Hồ Tôn ám hiệu trận tiền,
Ba bề phát súng bốn bên kéo cờ.
Đang khi bất ý chẳng ngờ,
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng đành.
Tử sinh liều giữa trận tiền,
Dạn dày cho biết gan tiền tướng quân.
Khí thiêng khi đã về thần,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng.
Trơ như đá, vững như đồng,
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời.
Quan quân truy sát đuổi dài,
Ầm ầm sát khí ngất trời ai đương...

 

Một trận chiến tưng bừng, náo nhiệt, khốc liệt, nghiệt ngã vô cùng diễn ra như thế giữa hai anh em Tây Sơn để xác định ai mới là người làm chủ nước Nam, đủ khả năng đứng lên chăn dắt, lãnh đạo nhân dân qua rất nhiều cuộc tranh chấp, thương lượng và cuối cùng. Việc gì đến nó phải đến. Nguyễn Huệ, tức tướng giặc Kỳ Hải đã chuốc lấy thảm bại cay đắng, não nề với cái chết đứng oai phong, lẫm liệt, tỏ rõ bản tính, phẩm chất đường đường chính chính, bộc trực, hiên ngang, sống vinh hơn chết nhục được bày ra giữa thanh thiên bạch nhật, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 vào tháng 9 năm Nhâm Tý 1792 qua ngòi bút trần thuật cụ thể, chi tiết, rõ ràng, tuyệt hay của người đương thời Nguyễn Du như thế thiết nghĩ tại sao không một ai xưa nay hay biết gì cả là tại sao?

 

Hay là người ta phải chờ Nguyễn Du viết ra rõ ràng trên giấy trắng mực đen rằng là sông Hương, rằng là Nguyễn Huệ thì mới được. Chớ viết sông Tiền Đường 前堂, tướng giặc Kỳ Hải là không phải đâu, không đúng đâu. Đó là con người và địa danh ở tuốt bên kia màn sương đó!

 

Lạ nhỉ?

 

Chữ "binh " còn lại của ba chữ "Mã quản binh" có nghĩa là đồ binh khí, như súng ống, giáo mác, cung tên, đao kiếm, đạn dược, vvv... Hay "binh " là lính, những người lính trong quân đội.

 

Câu 626 có hai chữ "Lâm Thanh". "Lâm" nói đủ là Thiền Lâm. Nói thế bởi Cung Điện Đan Dương, tiền thân là phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn mà sau khi đánh chiếm được Thuận Hóa vào năm 1786 Nguyễn Huệ liền cho tu sửa lần hồi, biến thành Cung Điện Đan Dương. Cung Điện Đan Dương ở gần khu vực chùa Thiền Lâm, vì thế, nói Lâm Tri cũng là nói, ám chỉ Cung Điện Đan Dương, nơi ở của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và gia đình, vợ con sau khi đã đánh chiếm được Thuận Hóa-Phú Xuân. Rồi từ Cung Điện Đan Dương này, sau khi đã lên ngôi, chính vị, đọc chiếu xưng vương tại núi Bân Sơn vào tháng 9 năm Mậu Thân 1788, Hoàng đế Quang Trung đã thân chinh, kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn lên đường Bắc tiến ra lót ổ, phục kích, bài binh bố trận, đâu ra đó, chuẩn bị đánh một trận tưng bừng một mất một còn với đám giặc Thanh hiện đã đang ngang nhiên sầm sập người ngựa, vũ khí, cờ xí, chiêng trống rợp trời kéo qua chiếm đóng Thăng Long qua lời mời chào của Lê Chiêu Thống và đám bề tôi lặn lội qua tận Yên Kinh trải chiếu đưa rước từ tháng 5 năm 1788.

 

Đọc đến đây, chúng ta đã hiểu "Lâm" nghĩa là gì rồi. Riêng chữ "Thanh" là ám chỉ cho sự việc, có tuồng tích thế này. Đó là Nguyễn Du nhắc lại trận đánh long trời lỡ đất của Quang Trung Nguyễn Huệ với 29 vạn quân Thanh tại năm cứ điểm hùng hiểm thăng Long Hà Nội vào cuối năm Mậu Thân 1788 vắt qua năm ngày đầu xuân năm Kỷ Dậu 1789. Các chữ còn lại của câu 626 "cũng gần" chính là ám chỉ cho sự việc mà nói rõ, trắng ra là nếu không có trận tiến công, kéo quân đánh thắng Bắc Hà lần thứ nhất vào năm Bính Ngọ 1786, thì không thể nào Nguyễn Huệ có thể đánh tan nát 29 vạn quân cọp beo Thanh triều vào hai năm chiến cuộc 1788-1789 cho nỗi cách nào. Hai chữ "cũng gần" chính là ám chỉ cho hai sự kiện lịch sử liên quan, trọng đại này vậy: 1786-1789.

 

Tóm lại. Khi nói "Hỏi tên rằng Mã quản binh" là Nguyễn Du ám chỉ vào sự việc có thật, từng xảy ra như sau. Sau khi đánh thắng Bắc Hà, Nguyễn Huệ vào triều yến kiến vua Lê Hiển Tông lúc này đang ngồi trên sập gụ. Qua một hồi chào hỏi, nói chuyện thân tình, sau đó, vua Lê và triều thần cùng đi đến quyết định, gã Công chúa Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ, đồng thời, vua Lê sắc phong luôn cho Nguyễn Huệ tước gọi là "Nguyên súy phù chính dực vũ uy quốc công". Tước này có quyền quyết định những việc liên quan đến quân đội, binh lính triều đình. Để ám chỉ cho tước hiệu liên quan đến quân đội, binh lính triều đình do vua Lê sắc phong cho Nguyễn Huệ, thì Nguyễn Du dùng chữ "quản " với ý nghĩa như đã nói, giải thích ở trên. Đồng thời, Quảng có g theo nghĩa nhất tự-đồng âm-đa nghĩa cũng là để ám chỉ cho quê mẹ của Nguyễn Huệ chớ không gì khác.

 

Như vậy, chữ "Mã" của ba chữ "Mã quản binh" được Nguyễn Du sử dụng là để ám chỉ cho tước hiệu "Nguyên súy phù chính dực vũ uy quốc công" do vua Lê sắc phong cho Nguyễn Huệ. Chữ "Mã" này chúng ta nên hiểu là mã hóa, là những từ, chữ sử dụng để hóa, biến, thay đổi những con người, những địa danh nào đó từ một nghĩa thật, cụ thể sang nghĩa mang tính cách đánh tráo khái niệm với mục đích che giấu, ẩn chứa những bí mật lịch sử theo chủ ý của tác giả, là người dựng, viết lên tác phẩm văn chương nào đó. Như truyện Kiều chẳng hạn. Vậy mã hóa hoặc mật mã cũng là chữ, từ mang nghĩa tương đương, không có gì khác cả ở đây.

 

Rất tiếc là về sau, câu 625 ám chỉ bí mật lịch sử qua nhân vật "Mã quản binh" trỏ vào Nguyễn Huệ đã bị chỉnh sửa, biến thành câu, chữ bậy bạ, hoàn toàn vô nghĩa là:

 

Hỏi tên rằng Mã giám sinh...

 

Bài viết này chúng tôi trả lời cho gs Nguyễn Hữu Đạt biết được rằng hai chữ "mật mã" mà chúng tôi vẫn thường hay sử dụng trong các bài viết giải Kiều là có thực đúng, có lý hay không. Chớ không phải như ông Đạt nghĩ và cho rằng hai chữ "mật mã" chỉ có trong thời kỳ văn minh, tân tiến, khoa học hôm nay, còn thời cụ Nguyễn Du sống và sáng tác Kiều là chưa có. Đây là tư tưởng, ý nghĩ rất hạn hẹp, non kém, thiếu kinh nghiệm làm việc của gs Viện ngôn ngữ Hà Nội Nguyễn Hữu Đạt vậy.

 

Các bạn cũng cần phải biết, hai chữ "mật mã" là nói chung cho tất cả các câu, chữ được sử dụng mang tính ẩn giấu, cài, nén những bí mật lịch sử, từ địa danh đến con người. Còn các câu, chữ mang tính "chiết tự", như hai câu 1525-1526 dưới đây chẳng hạn:

 

Vầng trăng ai bẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa côi dặm trường...

 

thì không thể áp dụng, tức bao gồm luôn hai chữ "mật mã" cách nào cho được. Các bạn hiểu chứ?

 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

 

Những chữ in lớn trong thơ là những chỉnh sửa, phục hồi, trả lại văn bản gốc cho Kiều, cho Nguyễn Du của chúng tôi.

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang