Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

3- CHỨNG TÍCH LỊCH SỬ

3- CHỨNG TÍCH LỊCH SỬ
Ảnh hai mẫu xương của hai mẹ con Bắc Cung Hoàng Hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai và Hoàng tử Ngọc Đức. Ảnh chụp lúc 9h09 ngày 27 tháng 09 năm 2018.

Mẫu xương dài, bên phải và 4 chiếc răng bên trái là hài cốt Hoàng tử Ngọc Đức. Xương của Hoàng tử Ngọc Đức tuy đã hơn 200 năm rồi mà vẫn còn quá cứng, chắc vô cùng. Trước khi táng hài cốt tội nghiệp của hai mẹ con trở lại trong một ngôi chùa ở Vạn Giả-Khánh Hòa chúng tôi có lấy một đoạn ngắn, khoảng hơn 10cm-xương Hoàng tử- kê vào ngạch cửa sổ, dùng sức cố ý bẻ gãy để thử xem độ cứng rắn của xương như thế nào. Thưa các bạn mặc dù dùng hết sức mạnh nhưng đoạn xương tuy đã trôi qua 200 năm mà vẫn không thể gãy ngang như chúng tôi thầm nghĩ. Chứng tỏ độ cứng chắc, bền bỉ của mẫu xương, tức sự di truyền huyết thống zen từ vua cha Hoàng Đế Quang Trung là vô địch tuyệt đối!

xương người

Hài cốt hai mẹ con Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai và Hoàng tử Ngọc Đức

Căn cứ vào mẫu xương còn lại này của Hoàng tử Ngọc Đức chúng tôi dám nói rằng xương cốt, gân cơ, bắp thịt của Hoàng Đế Quang Trung khi xưa được xem như là bê tông cốt thép vậy. Và bởi xương cốt, gân cơ có cứng chắc, bền bỉ như thế thì Hoàng Đế Quang Trung ngày xưa mới có thể rong ruỗi chinh chiến miệt mài hết trong Nam ra ngoài Bắc xông thẳng vào đám anh chị có máu mặt tả xung hữu đột và chiến thắng dễ dàng, vẻ vang được chứ?

Vừa rồi chúng tôi có gặp võ sư Tấn Chí Dũng tại căn hộ thuộc khu vực 5 phường Lê Hồng Phong-Quy Nhơn. Võ sư Tấn Chí Dũng năm nay 74 tuổi. Gia đình của ông theo nghiệp võ cổ truyền. Sau giải phóng 1975 có mở lò võ tại nhà để dạy cho những thanh niên thiếu nữ ham thích võ nghệ đến học hỏi nghề đấm đá và rèn luyện cơ thể. Nhưng sau do nhu cầu kinh tế ngày mỗi khó khăn nên võ sư Tấn Chí Dũng đã vào Sài Gòn lập nghiệp, mưu sinh khoảng gần 20 năm nay. Căn nhà ở khu vực 5/LHP giao lại cho con trai quản lý.

Khi nghe chúng tôi kể về việc đã tìm ra được dấu tích, Lăng mộ Hoàng Đế Quang Trung hiện vẫn còn nguyên vẹn, bất động trong một ngôi chùa ở tại Huế võ sư Tấn Chí Dũng rất ngạc nhiên và cũng rất vui mừng trước thông tin quá đặc biệt này. Bởi võ sư Tấn Chí Dũng là người sinh ra ở đất Tây Sơn. Ông bà, cha mẹ của ông đều là người quê quán gốc Tây Sơn. Võ sư Tấn Chí Dũng cho biết. Dòng võ cổ truyền Việt Nam đã thống nhất tôn Hoàng Đế Quang Trung làm ông tổ của môn võ dân tộc này.

Võ sư Tấn Chí Dũng kể chuyện. Ngày trước, khoảng những năm 1980 đến 1985 có dạy đứa học trò tên Hoàng, trong xóm gọi là Hoàng bét, con ông bà Mỹ Lan. Nhà ông Mỹ Lan có xe khách chạy tuyến Quy Nhơn-Đà Nẵng-Nha Trang, ở xóm trên, cách nhà võ sư Tấn Chí Dũng 150m. Mỗi khi Tấn Chí Hoàng, gọi tắt Hoàng bét lên đài tỷ thí với các anh tài nghiệp võ các nơi thì khó có địch thủ nào chịu nổi Hoàng bét đến ba hiệp đấu. Tất cả thường kết thúc trong hiệp 1 hoặc hiệp 2. Hoàng bét nổi tiếng với đòn phan ống độc đáo. Đặc biệt xương cốt của Hoàng bét cứng chắc, đặc sệt như bê tông cốt thép vậy. Cho nên khi nó ra đòn thì đối thủ phải dập mình, mặt mũi bê bết máu, hồn vía thăng thiên tức thì!

Như có trận mới xáp vô khoảng 5 giây là thằng kia đã bị đánh sụp sóng mũi, tét miệng, gãy mấy cái răng, máu chảy lênh láng khiến ban tổ chức phải hối hả kêu xe chở vô bệnh viện cấp cứu ngay tức khắc không chậm trễ! Võ sư Tấn Chí Dũng lắc đầu, cười ha hả sảng khoái cho biết tài năng của đứa học trò đặc biệt của mình là như vậy.

Khi đang thời kỳ đỉnh cao của nghiệp võ với những trận thắng cá biệt gây nhiều nổi lo sợ, hoang mang cho nhiều đối thủ của các lò võ ở các nơi. Đồng thời cũng gây bất an cho chính ông bà Mỹ Lan và anh chị em Hoàng bét. Võ sư Tấn Chí Dũng kể tiếp. Một hôm ông Mỹ Lan xuống nói chuyện với tôi. Bắt đầu từ hôm nay gia đình sẽ không cho Hoàng bét theo nghiệp võ với chú nữa. Lỡ mà nó đánh chết con người ta hay phải mang thương tật suốt đời thì làm sao? Tội quá! Hơn nữa, gia đình tôi theo đạo Phật, cho nên không thể để cho con mình đánh con người ta chết lên chết xuống như vậy mà ngồi nhìn cho đành. Từ đó tôi không cho Hoàng bét đi đánh đài nữa vì sợ làm mất lòng ông bà Mỹ Lan và gia đình anh chị em của nó.

Trong câu chuyện này chúng tôi chỉ muốn nói đến nguyên nhân khiến Hoàng bét dễ dàng đánh bại nhiều đối thủ. Đó là nhờ bộ khung xương cứng như sắt thép của hệ di truyền nên đã giúp cho Hoàng bét chiến thắng rất dễ dàng các đối thủ trong những lần lên đài so găng. Bạn nên hình dung cơ thể săn chắc, mình dây, không một chút mỡ của Hoàng bét với cơ thể của diễn viên võ thuật Lý Tiểu Long vậy. Hoàng bét năm nay đã ngoài 50. Đã có vợ con, hiện sinh sống ở Nha Trang. Hình như đang chạy cho xe khách Hồng Ngọc thì phải.

xương người

Khúc xương còn nguyên và bốn chiếc răng là của Hoàng tử Ngọc Đức. Mảnh xương vỡ là của Hoàng Hậu Thu Mai

Chúng ta trở lại chuyện hài cốt hai mẹ con Bắc Cung Hoàng Hậu.

Như đã nói. Chính nhờ hệ khung xương, cơ gân cứng chắc như bê tông cốt thép mà Hoàng Đế Quang Trung đã càn quét khắp trong Nam ngoài Bắc, cả các nước vành đai khiến đám anh chị đá cá lăn dưa, đao to búa lớn phải xúm chạy tán loạn như bầy gà, và đồng loạt cúi đầu chấp nhận làm kẻ chiến bại đau đớn, nhục nhã ê chề trước sức mạnh và võ công vô địch, thượng thừa của nhân vật có một không hai trong lịch sử này. Chỉ xin các bạn đừng cho chúng tôi là người quê Quy Nhơn-Bình Định nên mèo khen mèo dài đuôi lạ gì đâu là được. Mà các bạn nên lấy ý kiến một trung gian sau đây, đồng thời là người đương thời, nhưng cũng là kẻ thù, là tình địch không đội trời chung của Quang Trung-Nguyễn Huệ. Đó chính là Thanh Tâm Tài Nhân Khiêm Trọng Nguyễn Du. Trong Kiều, như đã nói Nguyễn Du tuy là kẻ thù, là kẻ đứng bên kia chiến tuyến, chống đối Tây Sơn-Nguyễn Huệ quyết liệt ra mặt nhưng Nguyễn Du cũng phải thành thật cúi đầu. Chấp nhận hạ bút viết như thế này về kẻ thù không đội trời chung của mình chứ không thể viết cách nào khác hơn được. Các bạn đọc lại xem sao:

"Kỳ rằng: 'Quốc sĩ xưa nay,
Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?
Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường gặp chuyện bất bằng mà tha!
Huống chi việc cũng việc nhà,
Lọ là thâm tạ mới là tri ân?
Xót nàng còn chút song thân,
Bấy nay kẻ Việt, người Tần cách xa.
Sao cho muôn dặm một nhà,
Cho người thấy mặt là ta cam lòng...'

Đoạn này cho biết. KỲ Hải, tức Quang Trung-Nguyễn Huệ tuyên bố với Thúy Kiều Thu Mai là sẽ bằng mọi giá đánh dẹp, càn quét sạch sẽ đám anh chị đá cá lăn dưa hiện đang ló thụt, cát cứ suốt từ Đàng Trong Đàng Ngoài, trong đó có ông anh Hồ Tôn Hiến đang mải ngồi chễm chệ vui hưởng dục lạc quên ngày tháng tại thành Hoàng Đế để thống nhất đất nước cho bằng được mới thôi. Nhưng trộm nghĩ, nếu không sở hữu được cơ thể với hệ khung xương vững chắc như bê tông cốt thép và tài nghệ võ học tuyệt luân cùng một sức mạnh vô địch thì liệu Quang Trung-Nguyễn Huệ có dám khẳng định cứng ngắc trước người vợ yêu dấu của mình, tức trước lịch sử như vậy hay không?

Chúng ta nên tiếp tục theo dõi câu chuyện qua ngòi bút trần thuật của Nguyễn Du:

"Vội truyền sửa tiệc trung quân,
Muôn binh nghìn tướng hội đồng tẩy oan.
Thừa cơ trúc chẻ ngói tan,
Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài.
Triều đình riêng một góc trời,
Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà..."

Đoạn này theo chúng tôi là sau năm Bính Ngọ 1786, là thời điểm Nguyễn Huệ đã tấn công, chiếm được Thuận Hóa từ trước đó rồi. Tiếp đó, trên đà thắng lợi, Nguyễn Huệ liền lấy Thuận Hóa làm bàn đạp, phất cờ trẩy quân đánh dẹp luôn cả Bắc Hà. Câu 2440 là chỉ cho việc Nguyễn Huệ đã được vua Lê Hiển Tông sắc phong cho tước hiệu là "Nguyên súy phù chính dực vũ Uy quốc công". Sau đó Bắc Bình vương đã đưa người con gái bí mật Thúy Kiều Thu Mai về Lâm Tri-Phú Xuân. Bỏ lại Đàng Ngoài một trời tiếc nhớ, dằn vặt và thù hận không bao giờ nguôi ngoai cho thư sinh Khiêm Trọng Nguyễn Du:

"Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Khiêm trọng bấy chấy mới thương.
Từ ngày muôn dặm phù tang,
Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.
Vội sang vườn thúy dò la, 
Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa.
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa,
Sân trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông..."

Trong nhà Phật có câu nói diễn tả về tình yêu của trai gái như sau:

Tình yêu ơi hỡi tình yêu,
Ngươi là ngọn lửa đốt thiêu tâm hồn!

Đúng như vậy. Thật vô phúc cho kẻ nào đã bị ngọn lửa ma quái tình yêu tình iếc này thiêu đốt, nung nấu tâm can. Nguyễn Du chỉ một lần duy nhất trong đời gặp gỡ Thúy Kiều Thu Mai để rồi cả cuộc đời còn lại phải vật vờ, vất vưởng như chiếc bóng không hồn. Sống cũng dở mà chết cũng dở. Ngọn lửa tình yêu ma quái này độc thiệt chứ chẳng phải chơi!

Hú hồn hú vía!

Chúng ta trở lại chuyện văn thơ.

Đồng thời, cũng trong thời điểm này Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã đi đến quyết định. Lấy Phú Xuân làm căn cứ tùng địa dũng xuất. Tuyệt đối không muốn bị lệ thuộc vào vòng kềm tỏa, điều khiển của ông anh Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc trong kia nữa. Cho nên Nguyễn Du mới có thể viết được hai câu 2441-2442 như sau chứ?

"Triều đình riêng một góc trời,
Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà..."

Với hai câu này rõ ràng Nguyễn Huệ đã muốn thẳng thừng loại Nguyễn Nhạc ra rìa, bước lên ngồi quát tháo, quắc mắt cười ha hả trên ngai vàng từ những năm 1787-1788 rồi. Chứ không phải đợi đến khi Lê Chiêu Thống kề tai to nhỏ với Thanh triều rồi hùng hổ cử kéo đám cọp beo xâm lăng gia truyền vào chiếm hữu Thăng Long từ cuối năm 1788 thì Nguyễn Huệ mới lấy đó làm chứng cớ, bước lên ngôi đọc chiếu tuyên thệ và kéo đại binh cứu viện lên đường Bắc tiến. Bộ môn sử học Bắc Nam xưa nay do không biết truyện Kiều là bộ sử được Nguyễn Du trần thuật lại sự tình diễn biến của triều Tây Sơn Bắc tại Lâm Tri-Phú Xuân nên hầu như đều đánh giá, kết luận sai lầm ở đoạn này. Đoạn Nguyễn Huệ đã đi đến quyết định táo bạo, có phần độc đoán là lấy Phú Xuân làm bệ phóng cho con đường chinh phục thiên hạ và thống nhất đất nước. Quyết cho Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc chầu rìa bằng trận đánh dứt khoát vào thành Hoàng Đế mà lịch sử sau này gọi là trận chiến nồi da xáo thịt...

Nhưng nếu Nguyễn Huệ can đảm, dùng thanh thư hùng kiếm chặt đứt được cái thứ tình cảm dây mơ rễ má ái kiết sử nhùng nhằng nhũng nhẵng khó buông, khó dứt của cuộc chiến nồi da xáo thịt năm 1787 này thì có lẽ mãi mãi Nguyễn Huệ đã không cười đau khóc hận, trả giá quá đắt vào năm năm sau tại cửa biên bên bờ sông Tiền Đường kia rồi!

Đây là hai câu cho biết cuộc chiến nồi da xáo thịt đã xảy ra tại năm tòa nhà nguy nga, tráng lệ do Hồ Tôn Hiến phục dựng, tu bổ từ cố đô rêu phong, tàn tạ của người Chăm từ những năm 1776-1778. Gọi là thành Hoàng Đế. Chúng ta cũng nên biết thêm. Nguyễn Nhạc lên ngôi nhiếp chính, tự xưng là Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thái Đức từ năm 1778. Thời điểm này Nguyễn Huệ được sắc phong là Long Nhương tướng quân. Nguyễn Lữ làm Tiết chế. Hai câu 2443-2444 nói về cuộc chiến nồi da xáo thịt như sau:

"Đòi cơn gió quét mưa sa,
Huyện thành đạp đỗ năm tòa cõi Nam..."

Tiếp theo là câu chủ ngữ 2445 và câu vị ngữ 2446:

"Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những loài giá áo túi cơm sá gì!"

Văn phong tuy là của Nguyễn Du viết mãi về sau khi tà dương đã khuất lặn sau đồi và muôn hồng nghìn tía của trần gian ảo mộng, phù phiếm chợt đến chợt đi đã chìm vào màn đêm cô tịch... Nhưng khi đọc qua chúng ta cũng có thể cảm nhận và hình dung ra được nhân tướng, khẩu khí của Long Nhương tướng quân là hạng người như thế nào với những câu đặc tả về tính chất con người như vậy. Đây là cái hay, cái cá biệt, sở trường trong nghiệp văn chương của Nguyễn Du vậy. Còn tại sao chúng tôi nói câu 2445 là chủ ngữ, câu 2446 là vị ngữ thì các bạn cần phải biết thế này. Trong thơ lục bát, thì câu lục là câu chủ ngữ mở đường đi trước, câu bát là vị ngữ lẻo đẻo nối theo sau. Có hiểu được như vậy thì khi giảng, bình về loại thơ lục bát truyền thống các bạn mới có thể đẩy nó đi lên đỉnh điểm của bình luận văn học. Xin chưa nói thơ lục bát chính là đường đi của nhân quả nghiệp báo. Vậy hẹn những bài viết sắp tới nếu không có gì trở ngại chúng tôi sẽ nói rõ hơn về điểm đặc biệt này của thể thơ lục bát dân tộc.

Bốn câu còn lại là nói về thời kỳ ngự trị đỉnh cao của Hoàng Đế Quang Trung tại kinh đô Phú Xuân sau trận đánh lịch sử một mất một còn với bọn giặc thù truyền kiếp của dân tộc tại kinh thành Thăng Long vào cuối năm 1788 bắt qua đầu năm 1789 trước khi Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc cùng quan tổng đốc, quan trọng thần xuất hiện. Rồi sau cái chết này của Quang Trung Nguyễn Huệ vào năm Nhâm Tý 1792 thì theo như nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận định trong bộ truyện dã sử Sông Côn Mùa Lũ là từ giây phút bất ngờ này lịch sử Việt Nam đã lật sang trang, không còn gì để viết, để nói nữa. Hết rồi!

Đoạn nhà văn Nguyễn Mộng Giác nói ở trên trong tập II SCML, trang 1460: "Tôi muốn tái hiện lại toàn cảnh giai đoạn lịch sử ấy, từ chốn triều đình đến thân phận những người dân ở cùng đáy, từ lúc phong trào Tây Sơn khởi dấy cho đến lúc Nguyễn Huệ mất. Tôi không chọn điểm kết thúc là năm Gia Long lên ngôi, vì sau khi Quang Trung mất, lịch sử không còn sức hấp dẫn nữa, ít ra là đối với tôi".

Điểm kết thúc tức là phần kết thúc tập truyện dã sử lịch sử Sông Côn Mùa Lũ 1442 trang. Thay vì truyện phải kết thúc vào đầu đời hay cuối đời vua Gia Long theo đúng tiến trình của lịch sử nhưng Nguyễn Mộng Giác đã không làm như vậy, không cho kết thúc như vậy. Chúng ta nên hiểu câu văn này của Nguyễn Mộng Giác với ý như thế.

Chúng tôi cũng xin làm người siêng năng chép lại đoạn kết thúc câu chuyện dã sử SCML như sau:

"An cũng nhận được tin Lãng mất tích trong những ngày nơm nớp bi thảm ấy. Chị vội vã ra Phú Xuân. Kinh đô xao xác tiêu điều như vừa qua một trận bão. Ở các trạm kiểm soát, quân lính canh phòng nghiêm ngặt. Dân chúng lo sợ các bất trắc nên ít đi lại ngoài đường. Chị không có trách nhiệm gì trong kinh thành tang tóc này. Không có lấy một tờ giấy nhỏ chứng minh chị đủ tư cách đi lại trong một kinh đô giới nghiêm. Nhưng nét bơ phờ của chị, dáng đi lầm lũi của chị, nhất là cái nhìn lơ láo thất thần của chị đủ sức làm mềm lòng những kẻ cứng cỏi nhất. Người ta có cảm tưởng đang đứng trước một đứa bé yếu đuối, khốn khổ. Không nỡ lớn tiếng hoặc làm bất cứ điều gì có thể khiến nó khốn khổ thêm. Người ta lễ phép nhường bước cho chị đi trước. Người ta không biết chị là ai, nhưng vì chị biểu lộ được một cách chính xác trọn vẹn nỗi đau khổ chung, nên chị trở nên thân thuộc.

An không thể đến gần những nơi lễ tang chính thức. Quá lắm chị chỉ nhìn được lưng áo của những lính cấm vệ giữ an ninh cho lễ tang. Hôm di quan lên sơn lăng, chị ở trong đám dân chúng nghèo khổ tự nguyện nối đuôi đám táng để tỏ lòng ái mộ và thương tiếc vị anh hùng dân tộc xuất thân áo vải như họ, người mang đến cho niềm tự tin và hy vọng, người dạy họ hãy ngửng cao đầu, mạnh dạn bước tới. An cũng lâm râm cầu khẩn như họ. Chỉ khác một điều là những gì chị thì thầm đều có tính cách riêng tư và rối rắm khó hiểu. Chị thầm nhắc lại một trận bão rừng, chuyện hiểu lầm chung quanh cây gạo, tập thơ Đỗ Phủ, đêm ngập ngừng bảo nhỏ: "đừng anh Huệ ạ!"... Chị đặt nhiều câu hỏi mà không cần đáp, càng hỏi càng xót xa, cảm thấy lẻ loi. Chị oán trách mà như sợ phật lòng người nghe, vừa thầm hờn dỗi đã hối hận, nhận lãnh hết phần lỗi về mình. Quanh chị người ta thở dài, người ta thì thào. Chị không nghe gì cả. Chị sống và chết riêng lẻ trong thế giới riêng của chị!

Sau đám tang, An xuống chùa Hà Trung tìm tông tích Lãng. Sư cụ đã viên tịch trước đó nửa năm. An chỉ được biết những truyền tụng mù mờ về cậu em mê lan. Sư bác thay thầy Từ Huệ lên trụ trì ngôi chùa trỏ cho An thấy đỉnh núi Thiên Thai. An về lại Phú Xuân thăm mộ chồng, rồi tất tả vào Bến Ván.
***
Thằng Phát thấy An về, hằm hằm hỏi:
- Mẹ ra đưa tang phải không?

An nhìn con, không đáp. Phát vùng vằng bỏ đi. Cánh cửa dập mạnh vào khuôn gỗ. Trong căn nhà đột nhiên ngả tối, con bé Thái chạy đến ôm lấy mẹ, khóc mùi mẫn. An cũng khóc theo con. Thái dụi mắt vào áo mẹ, thì thào:
- Ở trong này con lo quá!

An ôm con chặt hơn. Chị hỏi:
- Anh Phát có chịu trông nhà với con không?

Thái vẫn còn thút thít:
- Anh ấy nằm lì ở nhà, không đi đâu cả. Con cứ sợ anh ấy gây lộn với mấy chú lính. Mẹ, con khổ quá, mẹ ơi!

Thái lại khóc. An ngạc nhiên hỏi:
- Phát nó ăn hiếp con, phải không?

- Không phải đâu mẹ. Nhưng...

- Tại sao con ngập ngừng vậy?

- Nhưng... con sợ quá. Tự nhiên tối hôm kia, con bị ra máu. Con... con chết điếng... Mẹ lại không có ở đây. Con bị bệnh gì vậy mẹ?

- An giật mình, đẩy con ra xa. Thái càng sợ hãi hơn. An nhìn đăm đăm vào mặt con. Chị hiểu ra rồi. Sao đến bây giờ chị mới nhớ con gái đã lên mười bốn, và có kinh nguyệt lần đầu? Đáng lý An phải báo trước cho con, để Thái khỏi sợ hãi vô ích. Chị ôm Thái vào lòng, vỗ nhẹ lưng con, âu yếm nói:
- Con đừng sợ. Không phải bệnh tật gì đâu. Con gái vào tuổi dậy thì là có kinh nguyệt. Hồi trước mẹ cũng sợ hãi như con. Mẹ có kính đúng vào hôm bà ngoại mất, nên mẹ khóc đến hết nước mắt vì sợ. Bây giờ con gái mẹ lại có kinh. Nhưng con ơi, con còn có mẹ đây. Hãy chùi nước mắt đi! Thái ngoan của mẹ!
Hết

Câu chuyện SCML đã kết thúc trong sự sinh hoạt bình thường về đời sống mẹ con An trong căn nhà nhỏ bên cầu Bến Ván, ranh giới ngăn chia hai nhà nước Tây Sơn của người con gái lớn gia đình dạt trôi thầy giáo Hiến và cũng là người trong mộng đầu đời của tướng quân Nguyễn Huệ như thế.

Có thể nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã nói rất đúng. Bởi sau cái chết quá bất ngờ, đột ngột của Quang Trung Nguyễn Huệ vào năm 1792 thì lịch sử chiến tranh đánh giặc bằng đao kiếm, cung tên, võ học và miệt mài rong ruỗi chinh chiến trên lưng voi ngựa của dân tộc đã mãi mãi không còn nữa. Mà thế vào đó là những nòng súng khạc đạn đại liên, tiểu liên, ak, m16 và mìn, lựu đạn rồi tàu chiến, máy bay, chất độc da cam, vv...

Chúng ta đọc tiếp bốn câu dang dở còn lại của đoạn Quang Trung Nguyễn Huệ thời ngự trị đỉnh cao tại kinh đô Phú Xuân trước khi Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc xuất hiện:

"Nghênh ngang một cõi biên thùy,
Thiếu gì hữu tả tuế nghì bá vương.
Trước cờ ai dám tranh cường?
Năm năm hùng cứ một phương hải tần..."

Đoạn này theo chúng tôi cũng giống như đoạn cuối trong SCML vậy. Nghĩa là lịch sử phong kiến tập quyền của dân tộc Việt Nam kéo dài từ hơn 4000 ngàn năm dựng nước, giữ nước của giòng giống Lạc Hồng thôi nên dừng lại đây là tốt nhất với cái chết có một không hai -chết đứng- của Quang Trung Nguyễn Huệ. Đừng nên viết, nên nói gì nữa sau giai đoạn mất mát quá đau đớn, quá bất ngờ và cũng quá bất hạnh cho nhà Tây Sơn nói riêng và cho cả dân tộc Việt Nam nói chung. Bởi từ sau cái chết bất ngờ này của Quang Trung Nguyễn Huệ thì triều Nguyễn từ đó mới có cơ hội thống trị, đè đầu cổ dân tộc Việt chém giết và bóc lột, vơ vét đến tận cùng gần 150 năm. Rồi nối theo như bóng với hình là cuộc đô hộ, chia đất nước ra ba nơi hòng dễ bề cai trị của thực dân Pháp kéo dài 100 năm. Nội tình khổ đau ngất trời của dân tộc chỉ chấm dứt bởi trận đánh rung chuyển hoàn cầu vào năm 1954 do tướng Giáp chỉ huy tại mặt trận hùng vĩ Điện Biên...

Đây là nói theo sự ao ước, mặc định cá biệt của nhà văn Nguyễn Mộng Giác trong Sông Côn Mùa Lũ hay nói theo những bộ phim và những bộ truyện kiếm hiệp của Tàu với những nhân vật chính cần phải đi xuyên suốt từ đầu đến cuối để đáp ứng lòng khao khát, mong mỏi và thích thú của khán độc giả đối với hai thế lực chánh tà, thiện ác. Còn sự thật thì đôi khi lại đi theo chiều hướng riêng biệt của nó. Nó không theo ai cả. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, không thể hờ hững, tránh né sự thật. Học và nghiên cứu lịch sử chúng ta cần phải hiểu và tuân thủ quy luật này. Có làm được như vậy đó mới chính là người học và nghiên cứu, viết lịch sử chân chính. Nếu làm ngược lại thì đó chỉ là loại bút tặc chuyên nghiệp nghề bóp méo, xuyên tạc, nói xấu lịch sử mà thôi. Những hạng bút tặc này sẽ bị con người và xã hội nguyền rủa đến muôn đời muôn kiếp!

Vậy bạn chọn con đường nào? 

Tóm lại. Bài viết này chúng tôi chỉ muốn cho các bạn xem những mảnh hài cốt của hai mẹ con Bắc Cung Hoàng Hậu Thúy Kiều Thu Mai và Hoàng tử Ngọc Đức. Hơn 200 năm rồi mà nắm xương tàn của những con người lịch sử này tuy nằm trong vòng bí mật, không một ai hay biết ngoài một quái kiệt giang hồ võ lâm nhưng cũng vẫn chưa yên và cũng chưa được con người cùng xã hội hôm nay công nhận. Tình trạng này của Thúy Kiều Thu Mai rất đúng như Nguyễn Du đã trần thuật qua các câu 2605-2607-2608-2609-2610-2611-2612-2613-2614-2615 như sau:

"Đành thân cát dập sóng vùi,
Cướp công cha mẹ thiệt đời thông minh.
Chân trời mặt bể lênh đênh,
Nắm xương biết gởi tử sinh chốn nào.
Duyên đâu ai dứt tơ đào,
Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay.
Thân sao thân đến thế này,
Còn ngày nào cũng như ngày ấy thôi.
Đã không biết sống là vui,
Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương.
Một mình cay đắng trăm đường..."

Thưa các bạn mảnh xương còn lại bên tay trái, nằm trên bốn chiếc răng là của con người huyền thoại có thật Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, chị song sinh của Thúy Vân Hoàng Thị Thu Thủy, vợ Khiêm Trọng Nguyễn Du quê quán ở quê hương quan họ Bắc Ninh ngoài kia...

"Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa,
Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mỳ..."
(Bên Đời Hiu Quạnh-Trịnh Công Sơn)

chứ không phải quê hương Thúy Kiều Thu Mai ở tuốt bên kia màn sương như đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự Bắc Nam đã cứng ngắc mặc định từ lâu như thế!

Riêng bốn chiếc răng của Hoàng tử Ngọc Đức có phải như vừa mới được nhổ từ 10-15 ngày nay phải không các bạn?

Những chữ in đậm trong thơ là những chỉnh sửa trả lại nguyên bản gốc cho truyện Kiều của chúng tôi.

Tiếng nói của những người đi làm lại lịch sử

ĐN, lúc 17h11 ngày 27 tháng 09 năm 2018
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang