TƯỢNG GỖ BẮC CUNG HOÀNG HẬU THU MAI VÀ
HAI THỊ NỮ BƯNG ẤN KIẾM ĐỨNG HẦU HAI BÊN
Ảnh chụp tại Diệu Nam Điện trong chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế. Lâu nay, người ta vẫn cho đây là tượng của Bà Chúa xứ, chứ ít ai biết được rằng đây chính là nhân tướng của người đẹp Thúy Kiều Thu Mai, người mà trong truyện Kiều thư sinh Khiêm Trọng Nguyễn Du đã chết mê chết mệt, gục ngã thê thảm ngay từ khi gặp gỡ lúc ban sơ. Để rồi từ đó mãi về sau Khiêm Trọng Nguyễn Du chỉ còn là cái xác không hồn khi người xưa nối bước theo tiếng gọi của lý trí Huyền Trân, nước non ngàn dặm ra đi, không theo tiếng gọi thường tình của con tim cùng tướng giặc Tây Sơn đi về phương trời viễn xứ trong kia, bỏ lại sau lưng chàng Khiêm với một trời tan vỡ thương nhớ khôn nguôi...
Bộ tượng gỗ Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai tại chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Khiêm Trọng bấy chầy mới thương.
Từ ngày muôn dặm phù tang,
Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.
Vội sang vườn thúy dò la,
Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa.
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời.
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Xập xè én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa.
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?
Chúng tôi có dạo mạng xem những chương trình thi hát bolero gần đây. Khi các vị giám khảo nữ nam danh ca nổi tiếng thời trước, như Phương Dung, Giao Linh, Ý Lan, Lệ Thu, Vũ Khanh, Tuấn Ngọc, Thái Châu, Đức Huy... chấm điểm cho các thí sinh thi hát thì họ đều nhận định rằng. Các thí sinh hôm nay hát không được hay lắm so với những ca sĩ thời trước. Các giám khảo nói thêm. Hát không hay là bởi các thí sinh sinh vào thời nay, còn lớp ca sĩ cũ là những người sinh ngay vào thời điểm đó. Cho nên khi họ hát là họ đang trải lòng, tỏ bày, trắc ẩn nỗi niềm tâm sự khắc khoải vắn dài của quê hương đất nước, của thời cuộc binh đao khói lửa, chết chóc, chia ly và của chính người trong cuộc ra cho tất cả cùng nghe, cùng thấu hiểu. Còn lớp ca sĩ hôm nay không phải là người trong cuộc, là người sinh vào thời điểm đó thì làm sao có cái cảm xúc đó, sự thật đó để hát cho hay, cũng như để nói ra cho mọi người cùng nghe, cùng hiểu sự thật của câu chuyện đó thế nào cho được?
Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn...
Cũng vậy, trong câu chuyện này, thì Nguyễn Du là người trong cuộc, người của thời đó cho nên những gì được Nguyễn Du viết ra toàn là những sự thật đã từng xảy diễn ra trong thời kỳ đó. Ở đây, là đoạn thơ Nguyễn Du viết lại tâm sự buồn đau của chính mình sau thời gian về quê chịu tang người anh cùng cha khác mẹ của mình là Nguyễn Khản ở Nghi Xuân-Hà Tĩnh. Sáu tháng sau khi thư sinh Khiêm Trọng Nguyễn Du từ quê nhà quay trở lại kinh thành Thăng Long, tìm vào vườn thúy kỷ niệm hôm nào thì người trong mộng đầu đời đã theo tướng giặc Tây Sơn đi mất rồi còn đâu nữa?
Thôi giã biệt bạn lòng ơi,
Trao trả môi người cười.
Vì hai lối mộng hai hướng trông,
Mình thương nhau chưa trót.
Thì chớ mang nỗi sầu theo bước đời,
Cho dù chưa lần nói...
(HAI LỐI MỘNG)
Bốn niệm xứ