Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

CÂU CHUYỆN THIÊN THAI

CÂU CHUYỆN THIÊN THAI
Trong Kiều, hai câu 57, 58 ghi:

 

𝘚𝘦̀ 𝘴𝘦̀ 𝙗𝙖́𝙩 đ𝘢̂́𝘵 𝘣𝘦̂𝘯 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
𝙈𝙤̣̂𝙩 𝙫𝙖̀𝙞 𝘯𝘨𝘰̣𝘯 𝘤𝘰̉ 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝘹𝘢𝘯𝘩...

 

được thi hào Nguyễn Du dùng để chỉ, viết ra chữ Hoàng Thảo-Nhất-Điền-Bát 艹一田八, là họ của Hoàng hậu Thu Mai, về sau đã bị chỉnh sửa thành:

 

𝘚𝘦̀ 𝘴𝘦̀ 𝘯𝘢̆́𝘮 đ𝘢̂́𝘵 𝘣𝘦̂𝘯 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
𝘋𝘢̀𝘶 𝘥𝘢̀𝘶 𝘯𝘨𝘰̣𝘯 𝘤𝘰̉ 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝘹𝘢𝘯𝘩...

 

Từ đó, câu chuyện bí mật về Ngôi Tháp mộ của Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai đã bị vùi chôn vào quên lãng. Và cũng từ đó, người ta xúm đè cứng ngắc, cho truyện Kiều là câu chuyện hư cấu của văn học Trung Hoa. Xưa nay, ít ai chịu hiểu, người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Thúy Kiều chính là Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, vợ thứ ba của Hoàng đế Quang Trung. Chớ Bắc cung Hoàng hậu không phải là Công chúa Lê Ngọc Hân như ghi chép nhầm lẫn lịch sử. Bà sinh năm Nhâm Thìn 1772, quê ở xã Phù Ninh, phủ Từ Sơn-Bắc Ninh. Bà vào Phú Xuân đầu năm Đinh Vị 1787, sau chiến thắng vang dội của chồng trong lần tấn công Bắc Hà lần thứ nhất năm Bính Ngọ 1786. Bà được vua Lê Hiển Tông và triều thần tác hợp cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, nhằm kết tình hòa hảo hai nước Đàng Trong-Đàng Ngoài. Năm Nhâm Tý 1792 Hoàng đế Quang Trung đột ngột băng hà. Bảy năm sau, vào tháng Tám âm lịch năm Kỷ Mùi 1799 lịch sử Bà cũng vội vã ra đi, nối gót người xưa cho tròn ước nguyện:

 

𝘊𝘰̀𝘯 𝘤𝘩𝘪 𝘯𝘶̛̃𝘢 𝘤𝘢́𝘯𝘩 𝘩𝘰𝘢 𝘵𝘢̀𝘯... 

văn bia tháp mộ

Tấm bia chín chữ Hán 𝗧𝗵𝗶𝗲̂𝗻 𝗧𝗵𝗮𝗶 𝗡𝗴𝘂̛̣ 𝗧𝗶́𝗰𝗵 𝗗𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗛𝗼𝗮 𝗟𝗮̃𝗼 𝗖𝗵𝗶 𝗧𝗵𝗮́𝗽 phía trước (ảnh 1) là dạng văn bia ngụy trang, đánh tráo khái niệm, do thi hào 𝗞𝗵𝗶𝗲̂𝗺 Trọng Nguyễn Du, người trong mộng của Bà sáng tạo tại Ngôi Tháp mộ chôn Bà lần hai, tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay hòng tránh sự bố ráp, theo dõi "𝘁𝗮̣̂𝗻 𝗽𝗵𝗮́𝗽 𝘁𝗿𝘂̛̀𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗶̣" của vua quan triều Nguyễn thời đó. Đồng thời, đây cũng là văn bia mật mã chỉ nơi chôn giấu tấm bia do vua Cảnh Thịnh, con Hoàng đế Quang Trung, dựng lập cho Bà năm 1799. Bởi thời điểm này Nhà Tây Sơn vẫn còn tồn tại trên cố đô Phú Xuân. Hai năm sau, Phú Xuân mới rơi vào tay Nguyễn Ánh.

 

Nấm mộ này gồm hài cốt Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai và Hoàng tử Ngọc Đức, con của Bà và Hoàng đế Quang Trung được nhà sư Chơn Niệm trong lần khai quật tìm tấm bia do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Bà nói trên tại kiệt 51 Minh Mạng hốt mang về chôn táng chung tại chùa Liên Trì, xã Vạn Lương, tỉnh Khánh Hòa vào lúc 15-16h ngày 26/08/2016, nhằm ngày 24 tháng Bảy năm Bính Thân. Nay nhân duyên hội đủ, có nữ tín chủ Thích nữ Như Ý, người Huế, hiện ở Hội An nghe được câu chuyện lịch sử buồn đau nước Việt bèn phát tâm cúng dường tịnh tài dựng bia, xây mộ để hài cốt hai mẹ con Hoàng hậu khỏi phải cảnh mồ hoang vắng chủ như thi hào Nguyễn Du từng than thở, ký thác niềm tâm sự u hoài trong thi ca xưa kia:

 

𝘛𝘳𝘢̉𝘪 𝘣𝘢𝘰 𝘵𝘩𝘰̉ 𝘭𝘢̣̆𝘯 𝘢́𝘤 𝘵𝘢̀,
𝘈̂́𝘺 𝘮𝘰̂̀ 𝘷𝘰̂ 𝘤𝘩𝘶̉ 𝘢𝘪 𝘮𝘢̀ 𝘨𝘩𝘦́ 𝘵𝘩𝘢̆𝘮...

 

Việc làm tốt đẹp này cũng là để nhắc nhở người đời nên nhớ rằng, chân lý, sự thật không bao giờ mất đi, nó còn tồn tại mãi đấy, khi đủ duyên, thì những gì từng bị con người vùi chôn, chà đạp sẽ ngóc đầu sống dậy, và lịch sử sẽ được trả lại đúng những gì vốn là của nó. Buồn thay! Lành thay!

 

𝘓𝘪𝘦̂𝘯 𝘛𝘳𝘪̀, 𝘯𝘨𝘢̀𝘺 Mồng Ba 𝘵𝘩𝘢́𝘯𝘨 Ba 𝘯𝘢̆𝘮 2021
𝘛𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘯𝘰́𝘪 𝘤𝘶̉𝘢 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 đ𝘪 𝘭𝘢̀𝘮 𝘭𝘢̣𝘪 𝘭𝘪̣𝘤𝘩 𝘴𝘶̛̉
𝘛𝘺̀ 𝘬𝘩𝘦𝘰 𝘛𝘩𝘪́𝘤𝘩 𝘊𝘩𝘰̛𝘯 𝘕𝘪𝘦̣̂𝘮

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang