Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

VẪN GIẤU TRONG TIM BÓNG MỘT NGƯỜI...

VN GIU TRONG TIM BÓNG MỘT NGƯỜI. . .*
Con người, phải không, ai cũng như ai, luôn thích nhìn vẻ hào nhoáng, tốt đẹp phô bày diễn ở bên ngoài, trong khi sự thật thì không phải như vậy. Sự thật nó toàn đi ngược lại với cái thấy hiểu hạn cuộc như thế của con người.

 

Như truyện Kiều xưa nay ai cũng cho đó là sáng tác của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân, người gốc bên Tàu. Thêm chuyện, ai cũng cho ngày ấy vua quan triều Nguyễn đã từng phá sạch dấu tích, lăng mộ vua Quang Trung, riêng sọ đầu của Ngài và vua Thái Đức Nguyễn Nhạc quật phá ở thành Hoàng đế An Nhơn thì lấy xích sắt xâu lại, đem giam ngục thất, bỏ trong một cái lu bằng sành sứ, đất nung gì đó để vua Gia Long hằng ngày đi tiểu tiện vào đó. Có làm như thế thì vua Gia Long từ đó mới hả được lòng thù hận sâu hơn biển, cao hơn núi của mình đối với kẻ thù không đội trời chung. Thiết nghĩ, xưa nay có mấy ai dám nghĩ, nói ngược lại, rằng truyện Kiều chính là bộ sử Tây Sơn do Thanh Tâm Tài Nhân Nguyễn Du Kim Trọng viết cho mối tình lỡ làng, bẽ bàng của mình với người đẹp Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, sau là Bắc cung Hoàng hậu, hầu thiếp thứ ba của vua Quang Trung. Bà mất ngày Mồng Hai tháng Tám âm lịch năm Kỷ Mùi 己未 1799. Hiện tháp mộ, hài cốt của Bà cũng vẫn còn chôn táng ở tại Huế, chưa bao giờ bị vua quan triều Nguyễn quật phá, hốt đổ sông biển như sách sử ghi chép. Còn lăng mộ, dấu tích vua Quang Trung cũng vẫn còn đấy, nằm bất động, nguyên vẹn dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế. Vua Gia Long và quan quân ngày xưa chỉ phá được lăng mộ giả của Ngài sau khi đánh chiếm, lấy lại Phú Xuân từ tháng 5 năm 1801, từng được ban tham Tây Sơn dùng kế ngụy trang, vẫn cho linh cữu đặt để tại Cung điện Đan Dương, thuộc khu vực chùa Thiền Lâm cũ, ngày nay là chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế.

 

Xảy ra những tình trạng sai lạc, mù mờ, nhập nhằng, giả cho thật, thật cho giả, có nói không, không nói có như thế ấy bởi do người ta chỉ nhìn được phần cạn mỏng, hoa lá phù phiếm, giả tạo, che phủ ở bên ngoài, nên không thấy được chiều sâu, sự thật hiện nằm trấn ngự, chình ình, lồ lộ bên trong. Từ đó, họ xúm đè cứng ngắc cho cái thấy hiểu của mình là chân lý, không còn phân vân, nghi ngờ hay phải bàn cãi, lý sự gì nữa. Đúng rồi. Đúng rồi.

 

Bài thơ Ở đây thôn Vĩ Giạ cũng là một ví dụ, đại diện cho cái thấy hiểu giới hạn, nông cạn, hời hợt như thế của con người. Bài thơ này Hàn Mặc Tử toàn dùng cách chơi chữ, lối nói bóng bẩy, hoa lá cành um tùm rậm rạp là phần cạn mỏng phủ che, dàn cảnh ở bên ngoài khiến những ai khi đọc, học qua cũng liền sập bẫy, dính chưởng ngay ở những dàn bày câu, chữ bài thơ, từ câu đầu đến câu cuối. Theo đó, như những gì từng hiện bày, phơi trước mắt, đọc được lâu nay, tất cả sau đó đều đồng loạt vỗ tay, cho đó là bài thơ trữ tình, hay đẹp. Chớ có mấy người xưa nay hiểu Hàn Mặc Tử muốn nói gì trong bài thơ mà họ cho là hay đẹp ấy đâu?

 

Bài viết ngắn này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu lại Ở đây thôn Vĩ Giạ có gì lạ trong ấy hay không, ngoài những gì bộ môn văn học xã hội và nhà trường từng tham gia mài miệt luận, bình, hiểu.

 

Khổ cuối Ở đây thôn Vĩ Giạ, câu đầu viết là:

 

Mơ khách đường xa khách đường xa...

 

Chữ "mơ" trong câu thuộc dạng chiết tự giả tá: từ giả vay mượn (tá) để lấy ra chữ khác cách viết, khác âm đọc so với từ ban đầu song rất cần thiết để làm sáng tỏ câu chuyện mà chủ thể đang bàn luận, đề cập trong văn bản. "Mơ" vì thế nói cho đủ là mơ mộng. Mộng chỉ có nghĩa là Mộng Cầm, nàng thơ thứ hai của chàng thi sĩ bạc mệnh, bệnh tật ngặt nghèo, hết thuốc chữa, ngày lại ngày qua mãi trắng đôi tay, người đến sau nàng thơ con vua cháu chúa, dòng dõi quý tộc triều đình đất thần kinh cố cựu mộng mơ Hoàng Thị Kim Cúc. Bốn chữ Hoàng Thị Kim Cúc thuộc bốn câu khổ đầu. Ai từng đọc bài viết Sao anh không về chơi thôn Vĩ hay tìm vào cô đơn đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến của chúng tôi trên trang w bonniemxu.com cũng đều biết cả rồi. Nay khỏi nói lại tốn công, dài dòng lê thê.

chân dung
Hàn Mặc Tử 1912-11/11/1940

"Khách đường xa..." cũng vẫn là dạng chiết tự, mà là chiết tự chuyển chú: là mượn nét, mượn chữ có sẵn đem thay hình đổi dạng chỉ để moi, lấy ra chữ khác, dùng làm chủ thể, nhân vật chính, mang đặt vào ngữ cảnh, tình cảnh câu chuyện. Chuyển chú cũng còn có nghĩa, dời chuyển sự chú ý từ điểm này sang điểm khác kèm theo lời chú thích cặn kẽ, cụ thể. Chốt lại vấn đề, câu chuyện hoặc để phá tan cái hiểu dẫn dụ ban sơ. Chuyển chú cũng chính là câu chuyển thứ bảy trong bất cứ bài thơ luật Đường nào vậy. "Đường" của "khách đường xa" là chữ nói tắt của miếu đường 廟堂, triều đường 朝堂, là cung điện nơi vua chúa ở, làm việc ngày xưa. Miếu đường 廟堂 hay triều đường 朝堂 cũng là triều đình 朝庭. "Đình" là tên của nàng thơ thứ ba Mai Đình, nàng thơ này đến sau nàng Mộng Cầm. Câu "Áo em trắng quá nhìn không ra..." thiệt ra chỉ là cách nói đưa đẩy cho câu chữ tăng thêm độ đậm đà, ý vị, còn sự thật, đó là cái bóng ngả tự hình, hễ hình ngay thì bóng ngay, hình cong thì bóng cong, không khác, đó là chiết tự chỉ sự: chỉ vào sự vật nào đó rồi nói ra, biểu diễn bằng chữ viết, văn chương. Chữ Mai. Mai còn gọi là cây mơ, đầu xuân đã nở hoa, có hai thứ trắng và đỏ. Thứ trắng gọi là lục ngạc mai 綠萼梅, loại mai nở hết hoa rồi mới nẩy lá, quả chua, chín thì sắc vàng.

 

Câu tiếp theo "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh..." cũng là dạng chiết tự chỉ sự như trên chớ không gì cả hòng để lấy, viết ra chữ thương. "Sương" cũng đọc là thương. Thương nói đủ là Thương Thương, đây là nàng thơ cuối cùng của Ở đây thôn Vĩ Giạ. Sở dĩ Hàn thi sĩ nói "sương khói mờ nhân ảnh..." ấy bởi nàng thơ này tuy có cũng như không, nàng thuộc dạng hữu danh vô vị hữu vị vô danh, nghe nói nó -câu chuyện- do nhà văn Trần Thanh Địch cao hứng dựng lên mục đích làm chiếc đòn bẩy hòng sập bẫy khích tướng, khiến Hàn thi sĩ từ đó bừng sống dậy niềm tin vào con người, cuộc đời, kéo dài thêm sự sống, cùng những sáng tác của mình mà vào thời đểm ấy tất cả đã tắt lịm như bầu trời một đêm không trăng sao.

400px
Hoàng Thị Kim Cúc Tâm Chánh 1913-1989. Ảnh chụp năm 21 tuổi

Sương là rét, lạnh, còn đọc, mở ra âm là thương. Sương là do hơi nước bốc lên gặp lạnh, đọng lại từng hạt nhỏ thánh thót rơi xuống gọi là sương. Sương còn có nghĩa là sự trong trắng: lòng nơm nớp ấp ủ một tâm tư trong trắng, ám chỉ nàng thơ Thương Thương thời điểm ấy mới chỉ là cô học sinh thơ ngây, trong trắng, do ái mộ thơ Hàn mà đồng ý làm người trong mộng cho chàng thi sĩ bạc mệnh hiện nằm thoi thóp trên giường bệnh hồi sinh sau những tháng ngày ngập chìm trong tuyệt vọng, đớn đau với bao nỗi bất hạnh dày vò thể xác, một tâm tư trống vắng, hoang lạnh, không người tìm đến viếng thăm, hỏi han. Còn gì đau khổ, tuyệt vọng hơn cho Hàn vào lúc này?

 

Câu cuối cùng "Ai biết tình ai có đậm đà" cũng vẫn là lối chiết tự chỉ sự dùng viết, lấy ra chữ nguyệt . Bên ngoài chữ nguyệt là bộ quynh : đất ở xa cõi nước, ở xa nơi muốn nói của câu chuyện chủ thể đang bàn. Bộ môn văn học đã rất sai lầm khi bỏ chữ ở trong tựa đề Ở đây thôn Vĩ Giạ. Ở hay ở đây mục đích được Hàn thi sĩ dùng để chỉ cho bộ quynh nghĩa vùng đất ở xa, là nơi trú ngụ của người đẹp thôn Vĩ như đã nói. Bên trong bộ quynh là hai chữ -bộ- nhân , "ai", "ai", nhập lại ra chữ băng . Băng có nghĩa là băng giá, lạnh buốt, một tâm hồn băng giá, lạnh buốt, tê cóng. Ai cũng biết Hàn Mặc Từ là nhà thơ diện con nhà nghèo, mang trọng bệnh khó chữa. Vì thế, khi có nàng thơ nào lò dò đến tìm hiểu, không lâu sau đó họ cũng liền âm thầm rút lui vì nhiều nỗi, nỗi ái ngại cho gia cảnh nghèo khó, túng bẩn của Hàn không bằng nỗi lo sợ cho chứng bệnh lây lan, vô phương cứu chữa của chàng. Đó chính là những lý do cơ bản rất cụ thể nhưng cũng rất lạnh lùng kiêm tàn nhẫn, cay nghiệt nhất khiến Hàn Mặc Tử từ đó phải tự động co rút, thu mình lại trong cái không gian, khoảng trời cô độc, lạnh lẽo, băng giá ấy của mình. Và càng ngày sự co rút, thế thủ bản năng hữu ý vô tình ấy lại càng đẩy, dồn Hàn vào chỗ bi quan, tuyệt vọng, suy sụp nhanh và mau nhất vậy. Việc gì đến thì nó phải đến.

 

Cuộc sống của Hàn Mặc Tử vì thế vào lúc bấy giờ chỉ có, còn có con đường duy nhất này thôi. Làm thơ, bám vào chiếc phao thơ, sống chết vì thơ. Đó chính là lý do để hiểu, cũng như để kết luận, vì sao thơ Hàn lại hay, lại được người đời ca ngợi như thế.

 

Nói thế có quá lắm không?

 

Bốn câu đoạn giữa sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi trên.

 

"Gió theo lối gió mây đường mây..." là câu vừa mang tính chỉ sự vừa mang tính giả tá, có sử dụng chữ nghĩa mở rộng biên độ ra như thế thì, ở đây là Hàn, tác giả bài thơ, mới có thể lấy, viết ra chữ hàng này đây : là dòng, hàng của đoạn văn, đoạn thơ nào đó. Hàng cũng là con đường, là đường đi. Hàng còn đọc là hành , hành là động từ chung, chỉ cho bốn tướng đi đứng nằm ngồi, hoạt động, làm việc của con người, hành ở đây mang tính chỉ cho sự đi, như đường ai nấy đi, thơ Thế Lữ có câu chỉ ra tình cảnh như thế: anh đi đường anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi, riêng ở đây là "gió theo lối gió mây đường mây" của câu chữ ám chỉ mà Hàn Mặc Tử đang sử dụng để đối thoại với người bên kia. Đây là chữ hàng có g, Hàn Mặc Tử dùng chữ hàng giả tá: mượn (tá) những chữ sai, giả mạo (giả) để lấy ra chữ cần thiết, muốn nói. Chữ Hàn không g, là bút hiệu của mình.

chân dung
Mộng Cầm 1917-2007. Ảnh chụp năm 1990

Câu "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay..." dùng viết ra chữ ngô: vừa chỉ sự vừa chuyển chú. Ai cho bắp không phải là ngô? Ngô là tôi, ta, ngôi thứ nhất trong văn học, trong đối thoại. Nghĩa chữ ngô được hiểu như sau: việc gì khi người khác mang đến với mình, cho mình, thì gọi là ngô. Rồi việc gì vì người mà nói thì gọi là ngã. Hiểu khác đi, nói tắt gọn, ngô là người, ngã là mình. Nói ngô , tức bắp, là người, vì ngô ở đây còn là con gái đẹp. Ám chỉ nàng thơ Hoàng Thị Kim Cúc. Câu "dòng nước buồn thiu hoa bắp lay..." còn để viết ra chữ mặc nghĩa lặng yên, không nói, phản ứng gì. Mặc cũng là mực viết, chữ viết, là văn tự, văn chương. Có câu tích mặc như kim: yêu quý văn chương như vàng.

 

Khi viết câu thơ "dòng nước buồn thiu hoa bắp lay..." với ba chữ "hoa bắp lay" như thế Hàn Mặc Tử có ý vừa trách vừa nói cho nàng thơ Hoàng Hoa, tên khác của bà Kim Cúc, biết rằng vào lúc bấy tư tưởng, tâm ý đã bị lay động (lay), thay đổi do sự quyết định từ gia đình, cha mẹ. Như đã nói, bắp tức ngô, đây là chữ dạng chuyển chú: là cách thay đổi hình dạng chữ viết nhưng vẫn cùng chung ý nghĩa. Chữ ngô gồm bộ nữ bên trái, trên (bên phải) chữ sửu , dưới là bộ khẩu . Khẩu là cái miệng dùng để ăn để nói nhưng lúc này đành phải im lặng trước sự quyết định dứt khoát của gia đình, cha mẹ, cả của nền giáo dục đạo đức lễ nghĩa, văn hóa phương đông. Ám chỉ sự im lặng của nàng thơ Kim Cúc trước mối tình của Hàn thi sĩ do sự xếp đặt, quyết định, rào cản từ cha mẹ nàng. Sửu là chi sửu, chi thứ hai trong thập nhị chi. Bà Kim Cúc nhỏ hơn Hàn Mặc Tử 1 tuổi, tuổi Sửu (1913), Hàn Mặc Tử tuổi Tý (1912). Sửu cũng còn cách viết thế này . Bên trái là bộ thủy , bên phải là chữ tẩu nghĩa ông già. Đặc biệt ở chỗ, chữ tẩu được ghép từ bộ điền và bộ hựu . Hựu là giúp đỡ, che chở, mà khi đã ra tay che chở tức là có sự cản ngăn, đón rào trong ấy. Hựu  nghĩa là cũng, là lại, chữ thuộc phó phụ từ, chuyên dùng để bổ túc nghĩa cho một động từ, tính từ hoặc một phụ từ khác, như các chữ sẽ, đã, đang, rất, lắm, cũng, lại đều là những phụ phó từ cả. Ví dụ, từ cũng được sử dụng để bổ nghĩa cho động từ như sau: nó vừa làm việc này cũng vừa làm việc kia nữa. Chữ lại cũng mang tính bổ nghĩa như thế: mới gây tai nạn hôm qua, giờ lại gây ra tai nạn khác nữa rồi. Bệnh ông ấy nay lại nặng thêm. Lại còn có nghĩa khác, nghĩa giả tá, chữ lại nghĩa quan chức, là cán bộ làm việc cho chính quyền, nhà nước. Lại cũng còn có nghĩa là bệnh hủi, tức bệnh cùi, phong mà Hàn Mặc Tử đang mắc phải.

chân dung
Mai Đình 1919-1999

Chữ hựu với các ý như đã giải thích. Còn bộ điền ở trên được Hàn Mặc Tử dùng ám chỉ cho Sở Đạc điền Quy Nhơn, nơi mình làm việc từ năm 1930 khi mới chập chững vào nghề. Hai năm sau, năm 1932 cụ Hoàng Phùng, cha bà Kim Cúc mới chuyển từ Huế vào Quy Nhơn, làm ở Sở Địa chính, chức Thương tá. Xét ra, cụ và Hàn thi sĩ tuy làm việc hai nơi khác nhau, nhưng vẫn cùng chung bên địa chính, là nghề chuyên quản lý, ghi chép về đất đai, ruộng vườn. Thời kỳ này bà Kim Cúc cũng theo cha vào Quy Nhơn. Năm này bà mới vừa tròn 19 tuổi. Có thể bà đi theo để nấu cơm nước, giặt giũ áo quần cho cha mình chăng? Hựu và điền là chữ ghép của chữ tẩu nghĩa ông già. Ông già ở đây được Hàn Mặc Tử ám chỉ cho cụ Hoàng Phùng, thân sinh bà Kim Cúc, người trong mộng đầu đời của Hàn vào lúc bấy giờ. Do ông già, tức tẩu, là thân sinh bà Hoàng Hoa rào đón, cản ngăn, không cho con mình đến với Hàn thi sĩ nên từ đó Hàn ôm mối tương tư, sầu não. Hàn càng sầu não, khổ đau hơn nữa khi không lâu sau đó cụ Hoàng Phùng rời Sở Địa chính, dẫn theo cô con gái ngà ngọc về lại quê hương ngoài kia. Từ đây hai bên gần như đoạn giao hẳn, không gặp mặt cũng không liên lạc gì với nhau được nữa thời gian khá dài. Cho mãi đến một hôm...

 

Như đã nói, câu "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay..." được Hàn Mặc Tử viết ra với mục đích nói rõ những lý do nào đã khiến chàng từ đó không thể đi đến với nàng thơ Hoàng Hoa được nữa, mà qua vài lần gặp gỡ đầu tiên đã khiến trái tim chàng thi sĩ ngày ấy rung động dữ dội. Đó là nghĩa khác, hiểu xa hơn, của câu "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay..." với ý chính của nó là nỗi trách móc không thể nói ra, phân trần gì được: dòng nước buồn thiu... của Hàn thi sĩ đối với nàng thơ thứ nhất trong đời. Còn để hiểu sát lại, gần hơn, câu "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay..." chính ra là chiết tự của chữ Mặc nghĩa mực viết (dòng nước), văn tự, văn chương như đã giải thích ở trên. Trên chữ mặc là chữ hắc , hắc là đen, tối đen, tối tăm, tối mờ, không thấy đường thấy ngõ gì cả. Dưới là bộ thổ  . Thổ  là đất, cũng là điền, điền có hai nghĩa, là Sở Đạc điền và Sở Địa chính, nơi Hàn thi sĩ và thân sinh bà Hoàng Hoa từng làm việc. Với cách chơi chữ, chiết tự chữ Mặc thế này, ý Hàn Mặc Tử muốn nói do cái bóng tối quá lớn, bao trùm, che phủ của cụ Hoàng Phùng, thân sinh nàng thơ Hoàng Hoa, nên mối tình của Hàn thi sĩ từ đó đành phải vỡ mộng, bị bóng tối đen thui chắn ngang, không làm sao tiến tới, đi xa hơn được nữa. Để hiểu rõ hơn chỗ này, chúng ta phải hiểu qua chữ ngô , được lấy ra từ ba chữ "hoa bắp lay..." cũng trong câu như đã giải thích cụ thể, cặn kẽ ở trên. Hoặc nên ngắt, chẻ câu thơ ra như thế này sẽ dễ hiểu hơn "Dòng nước buồn thiu/hoa bắp lay...". Như thế, "dòng nước buồn thiu..." là tâm trạng, tình cảnh của Hàn Mặc Tử vào thời điểm ấy. Còn "hoa bắp lay..." là do sự che chắn, bao phủ của bóng tối từ cha bà Hoàng Cúc nên người đẹp tuổi sửu Hoàng Hoa đành phải co rút, dao động, e dè, từ đó không thể tiến đến đáp lại mối tình của chàng thi sĩ tài hoa kia.

chân dung

Thương Thương 1924-2002

Hai câu kế tiếp "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay..." là dạng chiết tự kép, vừa chỉ sự vừa chuyển chú. Xin nhắc lại. Chuyển chú là chuyển sự chú ý từ điểm này sang điểm khác, hiểu khác đi, rõ hơn, chuyển chú là chuyển từ chữ này sang chữ khác nhưng đôi khi, vẫn cùng chung một nghĩa không khác. Chỉ sự là chỉ vào một vật mang tính tượng trưng nào đó, ở đây là chữ viết, để diễn ra bằng thơ, chữ viết. Đó là chiết tự của chữ vọng . Bên trái chữ vọng là chữ vong , vong là mất, là trốn, như lương vong: nước Lương mất rồi. Là trốn, như lưu vong: đói khát trôi giạt bốn phương tám hướng. Vong còn là chết, như vong đệ: người em đã chết. Vong thêm nghĩa là trốn chạy. Bên phải chữ vọng là bộ nguyệt . Nguyệt là trăng, là tháng. Dưới chữ vọng là chữ vương . Chữ vương được Hàn thi sĩ ẩn dụ là chiếc thuyền như sau. Nét ngang ở giữa tượng trưng mặt nước, nét ngang dưới cùng là bóng soi chiếc thuyền, nét ngang trên là chiếc thuyền, nét sổ đứng tượng trưng cây cọc dùng buộc thuyền khỏi trôi. Cũng có thể, chữ vương được ẩn dụ là chiếc thuyền tam bản độc mộc đậu dưới sông trăng đêm tối trời.  

 

Với chữ vọng như đã giải thích, thì vọng còn mở ra âm đọc là vong . Vong là mất, là chết hoặc sắp mất, sắp chết, nói đúng theo nghĩa bóng gió, chơi chữ, cách chiết tự chữ nghĩa của Hàn Mặc Tử. Ngay ở chữ vọng này, với hai cách viết , , cũng còn có chữ vọng viết cách khác, chữ này đây . Chữ vọng này chỉ thay đổi chữ vong bên trái, thế vào là chữ thần mang nghĩa hạ thần, từ chỉ giới quan lại làm việc cho triều đình, cũng là từ xưng với vua. Với chữ thần này, ý Hàn Mặc Tử muốn nói mình là người từng làm việc, dưới quyền của cụ Thương tá Hoàng Phùng, thân sinh bà Hoàng Cúc chăng? Tuy hai người làm việc ở hai sở khác nhau, nhưng vẫn cùng chung hệ thống hành chánh, được phân chia ra bên quản lý đất đai, bên quản lý ruộng vườn. Đồng thời, khi sử dụng chữ thần này, là Hàn Mặc Tử cũng đã công bố cho mọi người biết năm ông sáng tác bài thơ hồi đáp bức ảnh mà bà Hoàng Cúc gởi vào cho ông là năm nào. Đó là năm thần, cũng đọc là thìn , năm Canh Thìn 庚辰 1940. Không phải Ở đây thôn Vĩ Giạ sáng tác năm 1938 như hầu hết các sách ngữ văn lớp 11 xác định. Chúng tôi căn cứ vào chữ vọng giả tá lấy ra chữ vọng khác, chữ này đây , từ hai câu "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay..." để xác định chính xác thời điểm Hàn Mặc Tử sáng tác Ở đây thôn Vĩ Giạ chỉ có thể nằm ở gần cuối tháng 11 hoặc 12 âm lịch của năm Kỷ Mão 1939. Thời điểm này đã bước sang tháng 1 dương lịch năm Canh Thìn 庚辰 1940. Đến tháng 9 dương lịch, khoảng 8 tháng sau, thì Hàn thi sĩ phải nhập bệnh viện phong Quy Hòa. Hai tháng sau, ngày 11 tháng 11 cùng năm nhà thơ ra đi. Lịch vạn niên âm dương năm 1940 đã cho chúng tôi biết chính xác như thế. Không sai vào đâu được! Khi dựa vào ý tứ hai câu "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay...".

lịch âm dương
Lịch âm dương tháng 1/1940. ƠĐTVG Hàn Mặc Tử sáng tác và gởi đi cuối tháng 11/1939. Lúc này đã qua năm 1940 

Đoạn trích ngắn dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ vấn đề hơn.

 

...Đầu thập niên 1930 ông là một công chức chập chững vào đời làm việc tại ty Đạc Điền Quy Nhơn. Năm 1932, cụ tham tá Hoàng Phùng, thân sinh cô Kim Cúc cũng được đổi từ Huế vào Ty Điền Địa Quy Nhơn. Cô Kim Cúc, một thiếu nữ xinh đẹp năm đó vừa tròn 19 tuổi đi theo thân phụ.

 

Chàng thanh niên Nguyễn Trọng Trí gặp cô Kim Cúc tại một hội chợ do chính quyền bảo hộ tổ chức hằng năm tại Quy Nhơn. Bị tiếng sét ái tình, Trí tìm cách tiếp xúc với cô, nhưng cô Kim Cúc, vốn thuộc gia đình giáo dục khắt khe, cô luôn tìm cách tránh né. Nhân Trí làm việc cùng sở với Hòang Tùng Ngâm, em con chú con bác với cô Kim Cúc nên đã thổ lộ tâm sự với bạn và nhờ bạn làm cánh nhạn đưa thơ. Nể bạn Ngâm nhận thơ nhưng không chuyển, nghĩ là không thích hợp với gia phong, và khuyên Trí nếu yêu cô Kim Cúc thì nên nhờ mai mối đi hỏi chính thức.

 

Có ít nhất hai lần Hàn Mạc Tử tìm cách đón gặp cô Kim Cúc trên đường phố định ý đưa thư, nhưng cô Kim Cúc né tránh không tiếp chuyện, cũng không nhận thư. Về mai mối thì văn học không ghi lại gì rõ ràng hơn là câu chuyện mơ hồ đầu năm 1936 Hàn Mạc Tử nhờ một người cậu đến nhà thăm ông cụ của cô Kim Cúc dọ ý, nhưng thấy không xong ông giả vờ để quên một bức thư Hàn Mạc Tử viết cho bạn kể lể sự thầm yêu trộm nhớ Kim Cúc của mình (LTCN – trang 62)

 

Chuyện dạm hỏi này là nguyên nhân của lời đồn “gia đình Kim Cúc đã từ chối lời cầu hôn của  Hàn Mạc Tử với lý do không môn đăng hộ đối” mà ông Quách Tấn đã viết trong số 73 báo Văn năm 1967 (LTCN – trang 28).

 

Sự thật là, cô Kim Cúc theo đúng gia phong đất thần kinh của thời đại, nghiêm cấm phụ nữ tiếp xúc với phái nam nên cô không có một tình ý gì với Hàn Mặc Tử qua những cố gắng tiếp xúc làm quen và chuyện mai mối của người thi sĩ.

 

Dư luận cho rằng Hàn Mạc Tử thất tình nên năm 1932 đã bỏ Quy Nhơn vào Sài gòn lập sự nghiệp. Đầu năm 1936 Hàn Mạc Tử trở lại Quy Nhơn, và mấy tháng sau thì cô Kim Cúc theo thân sinh trở về Huế. Nổi thất vọng của Hàn Mạc Tử trở nên chất chứa.

 

Năm 1937 Hàn Mạc Tử bị bệnh cùi, một chứng bệnh nan y. Ông đau khổ vì mối tình ôm ấp không được đáp lại, lại đau đớn vì cơn bệnh hành hạ thể xác, nhưng ông dấu bố mẹ vào nằm điều trị tại trại cùi Quy Nhơn và chỉ biết thổ lộ nổi lòng với người bạn thiết là Hoàng Tùng Ngâm. Bệnh càng nặng mối tình của Hàn Mạc Tử càng nóng bỏng và thơ của ông càng rung động lòng người đã giúp đưa Hàn Mạc Tử vào bầu trời vinh quang của văn học Việt Nam sau khi ông qua đời.

 

Thương bạn, năm 1939 Hoàng Tùng Ngâm viết thư cho chị Kim Cúc yêu cầu cô viết thư thăm hỏi Hàn Mạc Tử. Và cô Kim Cúc đã gởi một tấm bưu thiếp (carte postale) cô mua tại tiệm ảnh Tăng Vinh in hình một thiếu nữ chèo đò trên sông Hương với vài lời thăm hỏi, không đề ngày, không ký tên. Cảm động, Hàn Mạc Tử đáp lễ với bài thơ viết tay:

 

Ở đây thôn Vĩ Giạ   
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt qua xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây;
Giòng nước buồn thiu, hoa bắp lay .
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

 

Đầu thơ Hàn Mạc Tử viết mấy lời:
Túc hạ,
Có nhận được bức ảnh Bến Vỹ Dạ lúc hừng đông, hay là một đêm trăng? Và mấy hàng chữ của túc hạ gởi thăm. Muôn vàn cảm tạ. Túc hạ còn nhớ đến nghĩa năm xưa thì phúc hậu lắm rồi. Mong ơn trên xuống lộc cho túc hạ thật đầy đủ. Và mong rằng một mùa xuân nào đó được gặp lại túc hạ mới phỉ tình cho.
Thăm túc hạ bình an và vui vẻ... 
Hàn Mạc Tử (ký) 
(Trích từ bài viết Nhìn lại tình sử giữa thi sĩ Hàn Mạc Tử và bà Hoàng Thị Kim Cúc qua cuốn “Lá Trúc Che Ngang: chuyện tình của cô tôi” của Hoàng Thị Quỳnh Hoa của tác giả Trần Bình Nam, trang vuthat)

chân dung 
Hoàng Thị Quỳnh Hoa, cháu gọi bà Hoàng Cúc bằng cô, tác giả sách Lá trúc che ngang, hiện ở Mỹ.

Trong bài thơ hồi đáp từ Quy Nhơn, cũng như trong bức ảnh gởi đi từ Vĩ Giạ, chúng ta tuyệt không thấy ghi thời gian ngày tháng năm đi và đến giữa hai bên. Cũng rất may là Hàn thi sĩ đã cho biết khá rõ sự việc trong mấy câu, chữ mang tính chiết tự Hán ngữ, nếu không, tức không qua chiết tự Hán ngữ, hoặc nếu Hàn Mặc Tử không biết gì về Hán tự, thì chắc chúng ta không thể biết chính xác ngày tháng Hàn Mặc Tử sáng tác Ở đây thôn Vĩ Giạ là thời gian nào, cả thời gian gởi đi. Nếu chúng ta chỉ căn cứ trên văn bản Ở đây thôn Vĩ Giạ qua chữ quốc ngữ dùng mẫu tự latinh abc ký âm tiếng nói người Việt được sáng tạo từ trước đó khoảng 150 năm của chính người Việt, không phải của các giáo sĩ phương tây như truyền tụng, ghi chép mang tính cổ súy tôn giáo, phe nhóm chính trị. Đây là điểm khác lạ, chỗ độc đáo của Hán ngữ với nhiều cách chiết tự mục đích dùng thể hiện, cài nén, giấu giếm những ý tưởng thầm kín, ẩn khuất của chủ thể câu chuyện so với mặt hạn chế, nhược điểm cố hữu khi không thể mở rộng biên độ ngôn ngữ, tầng bậc ý nghĩa sâu rộng của chữ quốc ngữ latinh abc nội trong một vài câu, một vài chữ, nói gì cả bài thơ dạng mật mã.

 

Để xác định lần nữa rằng Ở đây thôn Vĩ Giạ được Hàn Mặc Tử sáng tác vào ngày tháng cuối năm Kỷ Mão 1939, lúc này là tháng 1 dương lịch năm 1940 như đã nói. Thì câu "Áo em trắng quá nhìn không ra..." chính là để minh chứng cho lập luận, xác định này của chúng tôi. Chữ "áo" trong câu nói cho đủ, hiểu cho cạn tàu ráo máng, tới nơi tới chốn, là chữ dạng chiết tự giả tá: áo mão cân đai. Áo (áo mặc bên ngoài) mão (mũ) cân (khăn bịt trùm đầu) đai (giải vải buộc quanh vòng bụng) toàn là chữ Nôm cả. Áo mão cân đai 奥帽巾岱 là trang phục, lối ăn mặc của tầng lớp quý tộc, thượng lưu, quan lại triều đình thời phong kiến xa xưa mặc nhiên đã trở thành nề nếp, phong tục, quy định hẳn hoi của một dân tộc, một đất nước nào đó. Thơ Bà Huyện Thanh Quan có câu nói về việc này "Năm sắc mây phong nếp áo chầu.../Chùa Trấn Bắc". Khi viết ra câu có chữ "áo", "áo em trắng quá nhìn không ra..." như thế, ý Hàn Mặc Tử muốn nói sao người đẹp Hoàng Hoa thôn Vĩ Giạ là con nhà giàu có, thế phiệt trâm anh, thuộc giới quý tộc, thượng lưu triều đình lại gởi vào cho mình tấm ảnh ảo, không thật, in, vẽ hình người thôn nữ chèo đò trên sông có thể là lúc hừng đông hay là một đêm trăng, có kèm vài lời thăm hỏi sức khỏe cố nhân phía sau, ngoài ra không có gì kèm theo, cả ngày tháng năm gởi đi, cả chữ ký, như cho biết từ người cháu tên Quỳnh Hoa. Sở dĩ nói ảnh ảo, không thật, chỉ là huyễn ảo, là cảnh giả ấy bởi "áo ", "áo em..." cũng đọc, còn có nghĩa là ảo. Đây là chữ Nôm, rồi từ chữ "áo " nghĩa Nôm này mới có điều kiện dịch chuyển, mượn chữ Ảo tiếng Hán với nghĩa là hư ảo như đã nói. Với lý do đó, nên Hàn Mặc Tử mới đáp lại cho người đẹp thôn Vĩ câu "Áo em trắng quá nhìn không ra..." với chữ "áo" làm chủ ngữ dẹp đường mở lối, nói đủ là áo mão 奥帽 hay áo mão cân đai 奥帽巾岱, dụng ý cho mọi người, ở đây là dành cho giới văn học, biết rằng đó là năm Kỷ Mão 己卯 1939 đó thôi.

 

Mấy chữ "nhìn không ra" nên hiểu là không có gì hoặc chưa ra chữ, ra nghĩa gì cả. Nói mở rộng biên độ, tầng bậc chữ nghĩa thêm ở chỗ này. Xã hội thời xưa từng quan niệm, đặt nặng thành ngữ nam tả nữ hữu, ý nghĩa thành ngữ này cho biết rằng những khi nam nữ hội họp, bàn chuyện gì đó thì người nam đứng, ngồi ở vị trí bên trái, người nữ bên phải, hai bên phải có một khoảng cách nhất định, không được phá rào, không được chung đụng, gần gũi, đứng ngồi lộn xộn, sẽ tạo ra nhiều việc không hay. Hoặc người nữ khi trao món đồ gì đó cho người nam, thì không được đưa trực tiếp qua tay. Đây là quan niệm, lối sống của người Việt xưa kia, dựa vào đạo đức, lễ nghĩa của đạo Khổng, xuất phát từ Trung Hoa, trước thời du nhập nền văn minh tự do phương tây. Nền đạo đức, lễ nghĩa này có câu Nam nữ thụ thụ bất thân: theo đạo đức xưa thì đàn ông và đàn bà khi đưa và nhận vật gì đều không được lấy tay mà trao qua lại. Trong giới luật nhà Phật cũng có những giới cấm không cho tăng ni liên hệ đi quá giới hạn như sau:

 

Tỳ Kheo Ni 348 giới
8 Đại giới (trục xuất)
5-Cấm rờ, đẩy, kéo một người đàn ông.
6-Cấm đến gần, hoặc hẹn hò với một người đàn ông.

 

178 giới hành phạt (quỳ hương)
4-Cấm ở chung phòng với đàn ông trong một đêm.
5-Cấm ở chung cùng người chưa thọ giới xuất gia.
6-Cấm tụng kinh chung cùng người chưa thọ giới xuất gia.
9-Cấm thuyết pháp với đàn ông năm sáu câu mà không có đàn bà trí thức chứng dự.
19-Cấm mua sắm đồ cho một người đàn ông.
67-Vào làng sái giờ (trừ ra có việc của giáo hội).
75-Cấm một Ni, một Sư uống nước chung và quạt cho nhau.
80-Cấm nói chuyện với đàn ông chỗ vắng vẻ.
81-Cấm nói chuyện với đàn ông chỗ chán chường.
86-Cấm vô nhà người, vào phòng kín với đàn ông.
90/91-Cấm hai cô nằm chung, ngủ chung (trừ khi đau, khi cần kíp).
99-Cấm thân cận và ở chung nhà với đàn ông.
114-Cấm vào tịnh xá chư Tăng mà không xin phép.
174-Cấm cất tháp, xây mồ một Ni khác trong vòng chùa chư Tăng. 
175-Cấm một ni cô già gặp một vị sư trẻ mà chẳng làm lễ theo luật.
(Trích Luật nghi Khất sĩ)

 

Ở trên là phần giới luật được trích từng giới nói đến sự liên hệ giữa nam và nữ, Tăng và Ni mà một người khi đã xuất gia, thọ đại giới 250 (tăng) hoặc 348 (ni) giới thì phải ráng giữ gìn đừng cho vi phạm. Bên Đại thừa Bắc tông và bên Khất sĩ, cả hệ Nam tông giới luật đều như nhau. Với những phần giới luật trích dẫn này, đã cho chúng ta biết giữa nam nữ, Tăng Ni đã được Đức Phật dựng lên một bức tường bằng từng viên gạch giới luật, mục đích để giữ sự an toàn cho tăng đoàn, cho cả hai bên. Đạo Khổng thì dựng bức tường ngăn cách bằng đạo nghĩa, lễ giáo tam tòng tứ đức, nam nữ thụ thụ bất thân, nhân lễ nghĩa trí tín, nam tả nữ hữu, vvv... 

bé phật tử
Ca sĩ nhí (7 tuổi) hát nhạc đạo cúng dường ngày Phật đản năm 2015 tại chùa Thiền Lâm 150 ĐBP/Huế

Bà Hoàng Cúc và gia đình, cha mẹ là Phật tử thuần thành, từng về sinh hoạt, tu tập, học hỏi trong các chùa ở Huế thì ít nhiều họ cũng đều có sự hiểu biết những phần giới luật này của Tăng Ni tại các trụ xứ. Thiết nghĩ, đây chính là lý do thiết yếu mà bà Hoàng Cúc ngày ấy khi gặp Hàn Mặc Tử lần đầu ở Quy Nhơn thì làm sao bà không giữ thế của một người con Phật, đã quy y thọ ngũ giới, sống sao cho trọn vẹn đức hạnh người tu, dù trong vai trò cư sĩ, chưa xuất gia, bước ra khỏi gia đình. Nói rõ, bổ túc thêm, thời điểm này bà Hoàng Cúc vẫn còn ăn chay kỳ, mãi đến năm 1963 nhân thời kỳ pháp nạn của Phật giáo toàn quốc bà mới phát nguyện ăn chay trường. Đến năm 1948 bà gia nhập gia đình Phật tử, pháp danh Tâm Chánh. Sau được bầu là Trưởng ban hướng dẫn gia đình Phật tử Thừa Thiên Huế cho đến ngày ra đi.

 

Với thành phần gia đình và lý lịch trích ngang sơ lược như thế, cho nên, khi gởi bưu ảnh từ Huế vào cho Hàn Mặc Tử bà đã phải qua, phải nhờ một trung gian khác trao lại cho Hàn, là Hoàng Tùng Ngâm, người em bà con thúc bá, có kèm mấy lời thăm hỏi, chúc sức khỏe phía sau bưu thiếp chỉ với tính cách xã giao lấy lệ cũng là điều dễ hiểu. Chỉ những người chưa từng sinh hoạt trong Phật giáo mới cho bà sao quá nguyên tắc, tính tình khó khăn đăm đăm như thế. Vì theo quan niệm, suy nghĩ của bà, ngoài lý do tôn giáo, tín ngưỡng tu hành, dựa vào giới luật, đức hạnh, có lẽ thế, theo thiển ý người viết bài này, giữa mình và Hàn thi sĩ đâu có gì để gọi là tình cảm, sự quyến luyến, mến thương nào đâu, hơn nữa, gia đình của bà là một gia đình nề nếp, sống và làm việc theo nguyên tắc, quy chế triều đình đã thành phong tục, tập quán. Thì làm sao bà có thể phá rào, đi xa hơn, đến với Hàn Mặc Tử, trong vai trò là con của một gia đình như thế, vừa là dòng dõi tôn thất triều đình, vừa là Phật tử thuần thành cha truyền con nối, cả lời dạy khuyên của các tăng ni ở các chùa, niệm Phật đường. Ai từng ra Huế, sống ở Huế, thì mới biết người dân cố đô tôn sùng, lễ bái, đặt trọn lòng tin vào Phật pháp, vào tăng ni, những người đại diện cho Phật giáo là như thế nào. Không phải chuyện đùa đâu! Họ, người dân Huế, sẵn sàng tử vì đạo đấy! Lịch sử từng chứng minh rồi, như năm 1963 với phong trào khiêng bàn thờ Phật, tượng Phật ra để ngoài đường để bảo vệ chánh pháp khi chính quyền ông Diệm gây khó khăn cho Phật giáo. Đã có bao tăng ni xứ Huế ngày ấy vị pháp thiêu thân, sau tấm gương tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức tại Sài Gòn, để chống lại chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm với chủ trương dìm Phật giáo. Có thể nói, đối với người dân Huế có hai điều vừa cấm kỵ vừa thiêng liêng như sau: !- Niềm tin vào Phật giáo là bất khả tư nghị. 2- Niềm tin vào vua chúa triều Nguyễn là bất động không dời đổi, cho dù lịch sử từng chứng minh những việc làm của vua quan triều Nguyễn từng có nhiều điều không tốt, không hay đối với nhân dân ba miền, đối với đất nước. 

bé gái phật tử 
Bé Phật tử chùa Phước Duyên/Huế. Niềm tin Phật giáo từ trẻ đến già của người Huế là không thể nghĩ bàn

Với bấy nhiêu truyền thống từ gia đình, xã hội đến tôn giáo, tín ngưỡng tập trung trong con người, tư tưởng bà Hoàng Hoa, con cụ ông Hoàng Phùng và cụ bà Tôn nữ Thị Khuê, dòng dõi vua chúa triều đình là đủ để Hàn Mặc Tử phải rớt đài thê thảm, không thể đi đến gần, làm quen với bà cách nào cho nổi. Nói khác đi, giữa hai bên hữu ý vô tình từng có một khoảng cách nhất định, nó như bức tường thép vô cùng vững chắc, kiên cố vậy, rất khó vượt qua, nhất mặt tín ngưỡng, tôn giáo, cho dù một bên cố gắng sấn tới làm quen, song bên còn lại luôn trong thế thủ hòng bảo vệ quan điểm, truyền thống, lập trường. Đó chính là những lý do cốt lõi để bà Hoàng Cúc luôn tìm cách tránh né Hàn Mặc Tử. Trong lá thư gởi thi sĩ Quách Tấn, ngày 15 tháng 4 năm 1971, 30 năm sau ngày Hàn Mặc Tử ra đi, bà Hoàng Cúc viết, xin chép lại nguyên văn như sau:

 

Thư đề ngày 15-4-1971 gửi Quách tấn:
...Hồi ấy, tuy nhà Tử ở gần nhà tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi, Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng rồi cũng vẫn chưa toại nguyện (...). Năm 1936, khi Tử ở Sài Gòn về Quy Nhơn, tôi vẫn còn ở Quy Nhơn mấy tháng sau mới về Huế...

 

Lá thư gởi Nguyễn Bá Tín.
Thư đề ngày 16-10-1987 gửi Nguyễn Bá Tín-em ruột Hàn:

...Vào đầu năm 1936, sau khi ông trợ Cát là cậu tôi ghé nhà chơi (thời còn ở Quy Nhơn NV), lúc ra về bỏ quên thư của Tử gởi cho cậu tôi mà nội dung chỉ nói về chuyện tâm tình của Tử. Tử có tới gặp tôi hai lần; lần đầu chỉ nói bâng quơ vài câu rồi chào ra về. Lần thứ 2, Tử mạnh dạn trong dáng điệu rụt rè, lắp bắp mấy lời tỏ tình, rồi đưa tặng tôi tập thơ Bâng khuâng với mảnh giấy nhỏ có mấy hàng chữ. Tôi bàng hoàng rồi cũng rụt rè từ chối, không nhận sách, không nhận thư (...). Gần cuối năm 1936, khi Tử về dự Hội chợ Huế, mang theo một xấp Gái quê vừa in xong, có gặp tôi cùng đi với anh em tôi trong Hội chợ. Tử đưa tặng anh em tôi mỗi người một tập, có đề chữ tặng, không tặng tôi mà chỉ yên lặng nhìn! Mấy hôm sau, Ngâm cho biết: Tử có về nhà tôi ở Vĩ Dạ mà lại đứng ngoài ngõ nhìn vô, rồi từ đó chúng tôi không gặp nhau, lại không thư từ, thăm viếng, hứa hẹn, mỗi người một ngả, cách xa nhau như hai ngọn núi (...)...

 

Lá thư gởi Hoàng Toại.
Thư đề ngày 11-5-1988 gửi Hoàng Toại- anh cả của Hoàng thị Kim Cúc:

...Hồi em ở Quy Nhơn với ba, Hàn Mạc Tử có để ý đến em, nhờ Ngâm hỏi ý kiến em, Ngâm không hỏi. Anh ấy kiếm cách gặp em kể lể nỗi niềm, em thấy trước là câu chuyện không đi đến đâu nên từ chối. Câu chuyện chỉ có chừng nấy, em yên trí là không liên quan gì với nhau nữa, không dè thi sĩ vẫn cứ thầm yêu trộm nhớ, làm thơ rồi nhờ bạn bè tặng sách báo cho em, em vẫn cứ im lặng, không trả lời trả vốn (...)...
(Trích trang thivien.com, bài viết Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí).

 

Với bấy nhiêu tâm tình của người trong cuộc viết, nói ra, đủ thấy bà Hoàng Cúc không hề quan tâm đến những gì mà Hàn Mặc Tử dành cho mình, là bởi những lý do như đã nói, có chăng chỉ đến từ một bên, nói khác đi, đó là mối tình đơn phương đơn điệu đơn tuyến đơn côi của Hàn thi sĩ mà thôi.

 

Câu "Áo em trắng quá nhìn không ra..." như đã nói là chiết tự giả tá dùng lấy ra chữ mão, áo mão, nói đủ là áo mão cân đai 奥帽巾岱, là trang phục, cách ăn mặc của giới quý tộc, thượng lưu triều đình xưa kia mà gia đình bà Hoàng Cúc là một ví dụ, đại diện cho cách sống, lối ăn mặc đó. Ám chỉ sự giàu có của gia đình. Mão ở đây còn được Hàn Mặc Tử ám chỉ cho năm Kỷ Mão 1939, năm nhận được bưu ảnh bà Hoàng Cúc gởi vào từ Huế. Cũng là năm hồi đáp bài thơ Ở đây thôn Vĩ Giạ của Hàn cho bà. Để xác định tấm bưu ảnh bà Hoàng Cúc gởi cho Hàn Mặc Tử là tháng nào của năm 1939, chúng ta đọc đoạn sau đây:

 

Thư đề ngày 15-4-1971 gởi thi sĩ Quách Tấn:
...Về cô gái trong câu Lá trúc che ngang mặt chữ điền mà ông hỏi có phải là tôi đó không. Thưa ông, bức ảnh đó chỉ là bức ảnh phong cảnh, không có cô gái nào khác ngoài cô gái chèo đò. Cô gái mà ông hỏi đó là do sức tưởng tượng của thi nhân mà hiện ra thôi. Số là mùa hè năm 1939, Ngâm viết thư về Huế cho biết Tử bị mắc bệnh nan y. Ngâm khuyên tôi nên viết thư thăm Tử, hãy an ủi một tâm hồn đau khổ. Thay vì viết thư thăm, tôi gửi một bức ảnh phong cảnh (chỗ này, bài viết Những tư liệu mới nhất về sự thật mối tình Hàn Mạc Tử và Hoàng Thị Kim Cúc, của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hoa, cháu bà Kim Cúc, ở Mỹ, cho rằng cô mình ghi nhầm, không phải là carte visite, mà là carte postale, bởi carte visite thì bé quá NV) vừa bằng cái carte-visitse [danh thiếp]. Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời hỏi thăm sức khỏe Tử, mà không ký tên, rồi gửi Ngâm trao lại. Sau đó một thời gian, tôi nhận được bài thơ Ở đây thôn Vĩ Giạ và một bài thơ khác nữa cũng do Ngâm gửi về (bài này các sách báo đều đăng cả rồi) [tức là bài [i] Sao, vàng sao [/i]. Không ngờ sức tưởng tượng của thi nhân quá khác thường đến mức biến bức ảnh phong cảnh đó thành bến Vĩ Giạ lúc hừng đông hay một đêm trăng, trong đó có cô gái Lá trúc che ngang mặt chữ điền nữa! Khiến có người đã nghĩ rằng cô gái đó mặc áo dài tha thướt vì câu Áo em trắng quá nhìn không ra...
(Trích trang thivien.com, bài viết Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí).

 

Đoạn trích này cho chúng ta biết rõ tấm bưu ảnh được bà Hoàng Cúc gởi đi vào khoảng tháng 6 hay tháng 7 năm 1939. Phải đến 4-5 tháng sau Hàn Mặc Tử mới viết thư hồi đáp. Xét ra là khá lâu. Nghe nói lúc này Hàn đang nằm trên giường bệnh. Chúng ta trở lại chuyên văn thơ. Câu "Áo em trắng quá nhìn không ra..." như đã nói là chữ giả tá dùng lấy ra chữ mão. Mão có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là năm Kỷ Mão 己卯 1939. Nghĩa còn lại là chữ mão này đây . Chữ mão này nghĩa không có. Đó chính là chỗ, là cơ sở để Hàn Mặc Tử dựa vào viết ra mấy chữ "nhìn không ra...", nhìn không ra tức không có gì.

 

Chúng tôi có nói ở trên, theo quan niệm người xưa, thì hồi ấy người ta đặt nặng vấn đề nam nữ với thành ngữ mang tính lễ giáo, đạo đức nam nữ thụ thụ bất thân, rồi cũng có thể chính câu thành ngữ mang tính đạo lý này đã dẫn, đã đẻ ra thành ngữ khác, là nam tả nữ hữu hoặc ngược lại, tức nam tả nữ hữu đã đẻ ra đạo lý nam nữ thụ thụ bất thân. Nam tả nữ hữu có nhiều cách hiểu, trong đó, nam tượng trưng cho khí dương, nữ tượng trưng cho khí âm, hoặc trong các cuộc họp, thì nam ngồi bên trái, nữ ngồi bên hữu. Quan niệm, hiểu biết này về quy luật âm dương đã được các dân tộc vùng Đông Nam châu Á, tất nhiên có Việt Nam, áp dụng cả trong việc thờ cúng người chết. Có thể đạo lý nam tả nữ hữu cũng còn được áp dụng cho cả việc chôn táng người chết trong một khu nghĩa địa thuộc gia tộc hoặc gia đình nữa. Trong các gia đình có người chết, bao giờ trên bàn thờ chúng ta cũng thấy di ảnh người nữ được đặt bên trái, ảnh người nam đặt bên phải, đây tính từ trong ra, không phải ngoài nhìn vô. Ngay cả trong các đám cưới thì người nam cũng luôn đứng bên trái, cô dâu đứng bên phải (trong nhìn ra). Có thể nét văn hóa đặc thù này, nam tả nữ hữu, chỉ áp dụng cho những người theo Phật giáo. Còn những người theo đạo Thiên chúa không theo phong tục, nét văn hóa này được. Bởi đạo Thiên chúa xuất phát từ phương tây. Trong khi Phật giáo xuất phát từ phương đông. Hai nền văn hóa đông tây vì thế rất khó mà dung nạp, hòa hợp lẫn nhau bởi những chống trái kịch liệt về cách sống, về tín ngưỡng tâm linh, nhân quả, đạo đức, bao gồm cả bộ môn văn học, chữ viết, cả âm nhạc, vvv...

trái đất
Nền văn minh xuất hiện ở phương đông, bị diệt ở phương tây. 

Hàn Mặc Tử là người Việt, dù muốn hay không, ít hay nhiều ông cũng phải hiểu, cũng phải từng có những trăn trở, phân vân về những phong tục, tập quán, cùng cách sống, lối quan niệm đạo đức, lễ nghĩa nói trên của dân tộc mình. Cho nên, trong bài thơ từ nơi này gởi ra nơi kia cho bà Hoàng Cúc khi viết ra câu "Áo em trắng quá nhìn không ra..." là Hàn thi sĩ đã đang nói tới quan niệm âm dương, nam nữ này của người Việt. Ba chữ "nhìn không ra..." tức không có, nghĩa giải thích của chữ mão như đã nói. Cho nên, từ chữ mão 冇 giả tá nghĩa không có gì hết này (hàm ý tấm bưu ảnh từ thôn Vĩ gởi vào Quy Nhơn trống trơn, không có gì ngoài mấy chữ viết thăm hỏi bâng quơ của chủ thể. Chữ mão giả tá gồm bộ quynh bên phải và bộ nhân bên trái viết theo lối biến thể 𠂇, tượng trưng cánh tay trái đưa ra) thì Hàn Mặc Tử qua đó phải làm sao cho nó có, bằng cách như sau. Trước hết, nhà thơ viết ra câu "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh..." là chiết tự chỉ sự: chỉ định một sự vật và biểu diễn, viết, trình bày ra bằng chữ. Đó là viết ra bộ quynh (ở đây): vùng đất ở xa cõi nước, xa nơi chủ thể đang tồn tại, đang làm gì đó. Mấy chữ "sương khói mờ nhân ảnh..." dùng để chỉ cho bộ nhân 𠂇 còn lại khi được viết theo lối biến thể khiến lâm tình trạng mù mờ, rất khó để nhận diện đó chính là bộ nhân . Nói thế bởi đã có sách cho đó là bộ hựu viết biến thể. Chết không? Sai một li đi một dặm.

 

Câu tiếp theo, "Ai biết tình ai có đậm đà" là câu nêu bật lên ý nghĩa của dạng chiết tự hình thanh: chữ hình thanh có hai phần để hiểu, thứ nhất, phần biểu diễn bằng hình, thứ hai, phần biểu diễn bằng âm thanh, tức bằng lời nói hoặc qua văn chương, gọi là văn nói. Chữ "ai" trong câu nên hiểu là cái bóng ngả từ bộ nhân , nhân là người, người cũng là ai. Trong câu có hai chữ "ai", tức hai bộ nhân . Khi viết ra câu có hai chữ "ai" như thế rồi, thì Hàn Mặc Tử vào lúc bấy giờ chỉ còn làm mỗi việc, bước tiếp theo, thêm vào bộ quynh trong chữ mão nghĩa không có hai bộ nhân nằm chồng lên nhau thành chữ hữu nghĩa có: người sở hữu, có trong tay đầy đủ tất cả mọi điều kiện, như ruộng lúa (đất) bề bề trong tay, đến nổi cò bay thẳng cánh chó chạy ngay đuôi mệt đứ đừ, tím tái mặt mày cũng chưa hết sở đất của họ. Với cách chơi chữ tuyệt hay thế này, ý Hàn Mặc Tử hỏi bà Kim Cúc rằng bây giờ ai đó có (hữu ) chịu đáp lại cho ai thứ tình yêu mà người ta từng dành cho mình rất đậm đà, rất sâu đậm ấy hay không?

 

Cũng có thể, "Ai biết tình ai có đậm đà" là Hàn Mặc Tử muốn hỏi khéo bà Hoàng Cúc, người trong mộng đầu đời của mình rằng đằng ấy vốn là con nhà thế phiệt trâm anh, quyền quý, giai cấp thượng lưu, quý tộc, vốn là người dư giả, giàu có (hữu ), sống sung túc (túc hạ), đầy đủ không thiếu thứ gì, từ tinh thần đến vật chất. Ấy thế sao không chịu ra tay ban phát, giúp cho tại hạ (tả, tá , phía đối diện với hữu , cũng là vong , là vô  , tức không) là người đang rất thiếu thốn đủ mọi thứ, từ tinh thần (tình yêu) đến vật chất (cơm áo, thuốc men, bạc tiền), cả mang chứng bệnh nan y, không bạc tiền chạy chữa. Đằng ấy có hiểu ý tại hạ chăng?

nam tả nữ hữu
Đạo lý nam tả nữ hữu hình thành trên nên tảng, quy luật vận hành âm dương vũ trụ

Trước câu "Áo em trắng quá nhìn không ra..." là câu "Mơ khách đường xa khách đường xa...", câu này nhấn mạnh với chữ "mơ" dạng chiết tự chuyển chú: mơ tức trông mong, chờ đợi, ước ao, hy vọng vào một điều gì, thuộc nghĩa chữ kỷ , rồi từ chữ kỷ  này mới lấy ra chữ kỷ can kỷ , can thứ sáu trong thập can, dùng bổ túc, ghép vào chữ mão thành Kỷ Mão 己卯 1939, trong khi nó, câu "Áo em trắng quá nhìn không ra..." chỉ mới nói, mới lấy ra chữ mão của áo mão cân đai 奥帽巾岱 mục đích chỉ cho năm 1939. Hai chữ kỷ / dạng chiết tự chuyển chú dùng bổ nghĩa, hỗ trợ cho nhau, tuy khác mặt chữ nhưng vẫn mang đến mục đích chung, làm sáng tỏ nghĩa lý câu chữ. Bốn chữ "Ai biết tình ai" là Hàn Mặc Tử dựa vào binh pháp Tôn Tử, thành ngữ Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng: biết mình biết người trăm trận trăm thắng. Hai chữ kỷ mão ngoài nghĩa chỉ cho năm 1939, thì kỷ còn là mình, chữ dùng đối lại với người phía bên kia, chữ bỉ . Còn mão  thêm nghĩa dùng trong trường hợp, hễ khi ai gọi đến, mình xưng lên, đáp lại thì gọi là ứng mão 應卯

 

Như vậy, khi nhận được tấm bưu ảnh của người đẹp thôn Vĩ/kỷ /mình, nói theo Hàn, gởi vào cho người tri bỉ 知彼 năm Kỷ Mão 己卯 1939, thì Hàn thi sĩ liền dựa vào đó mà trả lời đúng như nghĩa vừa giải thích là khi ai hỏi đến, mình xưng lên, đáp lại gọi là ứng mão 應卯. Làm như vậy là Hàn thi sĩ đã thực hiện đúng chức năng, hết trách nhiệm trong vai trò vừa là người trả lời vừa là một nhà thơ đúng nghĩa rồi vậy. Trong Phật giáo gọi trường hợp này là ứng lý tác ý: nhân quả đến thì tác ý trả lời, đáp ứng ngay lại liền. Không được viện lý do tránh né.

 

Có điều, làm sao bà Hoàng Cúc có thể hiểu nổi cách chơi chữ thâm thúy, sâu rộng như thế của nhà thơ xứ Bàn thành để có thể hồi đáp lại cho chàng vài lời dù chỉ để an ủi hay tỏ bày, ban phát gì gì đó, vvv... 80 năm trôi qua rồi mà giới văn học với bao nhà trí thức lỗi lạc một trời hiểu biết trùng trùng cũng đành mù khơi sương khói, không chút hiểu biết gì văn bản lạ lùng hết sức ấy, nói gì người đẹp thôn Vĩ lúc bấy giờ tuổi mới vừa 26, nhất khi người đẹp chưa phải là người trường trải, giỏi về văn chương, thơ phú gì cho lắm. 

 

Vì thế, sau lá thư hồi đáp của Hàn Mặc Tử cho bà Hoàng Cúc vào gần cuối tháng 11 năm Kỷ Mão 己卯 1939, lúc này đã bước sang tháng 1 năm Canh Thìn 庚辰 1940, thì từ đó mãi cho đến trước khi ra đi nhà thơ nghèo trắng tay thân mang bệnh tật ngặt nghèo xứ Bàn thành đã không hề nhận được những gì nữa từ người đẹp thôn Vĩ đất thần kinh cố cựu mộng mơ... Nói bổ túc thêm đoạn này. Cũng trong bài viết tựa Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí trích từ trang thivien.com, (hình như bài viết này có đăng trên báo hay đặc san Văn hóa Văn nghệ Công An năm 1996, số 12) có đoạn xác định như sau:

 

...Bài thơ Ở đây thôn Vĩ Dạ cùng bức thư của Hàn đã được Hoàng Thị Kim Cúc trân trọng giữ gìn tại nhà riêng. Đó là tờ giấy pelure mỏng, một mặt chép bài thơ, mặt kia ghi mấy dòng thư. Rất may mắn được chị Kim Cúc lúc sinh tiền cho xem tận tận mắt, chúng tôi chú ý mấy điểm: bài thơ gồm 3 khổ thì khổ cuối cùng trong thủ bản nằm cách biệt với hai khổ đầu, cuối bài thơ, tác giả ký Hàn Mạc Tử rồi đề 11-1939 (chứ không phải 8-1939). Còn bức thư thì nguyên văn như sau...(hết trích).  

 

Mãi cho đến tận bây giờ, người ta cũng không hiểu vì sao người đẹp thôn Vĩ ngày ấy lại không hề có chút bận lòng nào đối với thứ tình yêu say đắm, mặn mà, sâu đậm mà Hàn thi sĩ từng thố lộ, tìm mọi cách trao gởi với mình có khi trực tiếp có khi qua nhiều thông tin từ nhiều nguồn cung cấp, cho biết từ trước và sau ngày chàng thi sĩ tài hoa bạc mệnh ra đi. Ấy sao người đẹp thôn Vĩ Hoàng Hoa lại chọn sống cuộc đời cô độc, tròi trọi một bóng một hình như thế để làm gì? Nàng sống đơn phương đơn độc đơn tuyến như thế có ý nghĩa gì hay không? Hay do nàng vốn là người nhút nhát, sống y cứ, lệ thuộc, không thể tự mình phá vỡ mọi ràng buộc, cột trói, để ung dung bước qua vòng lễ giáo tam tòng, nam nữ thụ thụ bất thân, tả nam hữu nữ của nền đạo đức Khổng Mạnh mà gia đình, dòng họ từng giăng rào khép cổng hấp thụ mài miệt xưa kia? Hoặc do sự ràng buộc, phân định của sự giàu nghèo giai cấp hai bên chăng? Hay đó do niềm tin, tín ngưỡng, sức mạnh tôn giáo, giới luật không thể nghĩ bàn đã làm cho nàng phải chồn chân chùn bước? Lại cũng có thể, ai biết đâu, khi biết được Hàn Mặc Tử mang chứng bệnh nan y hết thuốc chữa nên từ đó nàng tự động co rút lại trong thế thủ như loài hoa trinh nữ, chỉ cơn gió nhẹ thoảng qua cũng làm nó phải e dè khép vội đôi cánh mỏng.

 

Bà Hoàng Hoa thôn Vĩ từ đó như thế đã sống cuộc đời một hình một bóng cho mãi đến năm bất ngờ bị tai nạn rồi ra đi. Tất cả những nghi vấn, câu hỏi nêu trên chỉ có bà trả lời, chỉ có bà là người hiểu hơn ai hết. Còn lại, đám nhân quần chộn rộn ưa dòm ngó nghe ngóng từ ấy đến nay chỉ giỏi tập trung ngồi bàn tán, suy diễn, đoán mò mà thôi...

 

Rồi cũng mãi từ ấy cho đến nay, gần non thế kỷ trôi qua, mà giới văn học cũng không hề biết bài thơ Ở đây thôn Vĩ Giạ gởi cho người trong mộng đầu đời thôn Vĩ tác giả muốn nhắn nhủ, nói những gì trong ấy, sao mà lạ quá, đang từ chỗ tả cảnh tả tình hay đẹp như thế lại bất ngờ hạ xuống mấy câu cực khó hiểu cho nổi cách nào: gió theo lối gió mây đường mây, dòng nước buồn thiu hoa bắp lay... Thế là thế nào? Thiệt dễ điên cái đầu.

 

Tóm lại. Ở đây thôn Vĩ Giạ gồm 12 câu, bốn câu đầu được Hàn thi sĩ dùng viết ra bốn chữ Hoàng Thị Kim Cúc mà chúng tôi đã giải thích từ năm 2018. Bài viết nằm trên trang w bonniemxu.com, tựa Sao anh không về chơi thôn Vĩ hay tìm vào cô đơn đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến... Viết như thế ý Hàn Mặc Tử đã mặc nhiên công nhận, ngấm ngầm cho dư luận biết nàng thơ đầu đời của mình là bà Hoàng Thị Kim Cúc. Người mà mình lập trang tôn thờ suốt đời. Bốn câu giữa là chiết tự ba chữ tên tuổi, mặt mũi Hàn Mặc Tử, hiện trong tình trạng thập tử nhất sinh do chứng bệnh nan y quái ác mang lại, đẩy nhà thơ tài hoa đi vào đường cùng, không lối thoát. Thời điểm này là cuối tháng 11 năm Kỷ Mão 1939, tính theo dương lịch là đã tháng 1 năm Canh Thìn 1940. Chỉ tám tháng sau là Hàn thi sĩ đã phải vào an dưỡng trong khu bệnh phong Quy Hòa. Hai tháng sau, ngày 11 tháng 11 cùng năm là nhà thơ trút hơi thở cuối cùng. Khép lại một cuộc đời vốn có quá nhiều những bất hạnh, khó khăn mãi chào đón cùng với những vần thơ bay bổng đã đưa Hàn lên đến đỉnh cao danh vọng. Bốn câu khổ cuối là những dạng chiết tự Hán ngữ dùng viết, chỉ ra tên tuổi, mặt mũi những nàng thơ còn lại, theo thứ tự gồm Mộng Cầm, Mai Đình và Thương Thương.

 

Có thể nói, Ở đây thôn Vĩ Giạ là bài thơ hay nhất của đời thơ Hàn Mặc Tử với những gì đã được chúng tôi cố gắng giải thích. Có điều đáng tiếc, bài thơ này làm theo thể tự do, phong cách phương tây, thời bấy giờ gọi là thơ mới, không theo đúng niêm luật bằng trắc như những bài thơ Song thất lục bát, Lục bát và Đường luật hay thơ tràng thiên bảy chữ Hán Nôm khác, của các tác giả thời cận đại như Nguyễn Gia Thiều, Phạm Quý Thích, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Bà Huyện Thanh Quan, Bắc cung Hoàng hậu, vvv... Chính vì lý do đó, là thơ tự do, phong cách phương tây, nên giới văn học Việt Nam, cả văn học nhà trường kể từ khi bài thơ ra đời đến nay tất cả cứ mãi ở trên câu chữ của con chữ latinh abc mà tìm hiểu, bàn luận, giảng dạy thì làm sao hiểu được gì, giảng dạy được gì về nó? (nhướng mắt...)

 

Trong khi, như đã biết, bài thơ này Hàn Mặc Tử toàn sử dụng phương pháp chiết tự Hán Nôm để ký gởi, cài nén những ẩn khuất, sâu kín của tư tưởng, tâm hồn của mình vào trong ấy. Chớ mẫu tự quốc ngữ latinh abc lấy từ phương tây để ký âm tiếng nói người Việt không thể làm nổi việc này. Chúng tôi cũng chưa nói, bốn câu khổ cuối ngoài mục đích ám chỉ, viết ra tên tuổi các nàng thơ là Mộng Cầm, Mai Đình và Thương Thương như đã giải thích. Thì bốn câu ấy còn được hiểu với tầng lớp, biên độ chữ nghĩa cao hơn. Sự hờn trách của Hàn Mặc Tử đối với người trong mộng đầu đời Hoàng Hoa rằng sao cố nhân hiện trong cơn thập tử nhất sinh mà người ấy không chịu ra tay cứu giúp, ban phát, tế độ, bố thí cho chút ân huệ, lại đành lòng quay lưng, im lặng, lảng tránh mãi như thế? Vì nền đạo đức, lễ nghĩa tam tòng tứ đức, nam nữ thụ thụ bất thân, nam tả nữ hữu Khổng Mạnh chăng? Hay vì sự ngăn cấm, rào đón của gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng?

 

Nhưng, đã nói đi cũng phải cho nói lại. Bà Hoàng Cúc ngày ấy khi nhận được thư trả lời của Hàn thi sĩ thì bà có biết gì đâu ngoài những câu chữ buộc phải hiểu theo cách thông thường của mẫu tự latinh abc? Nhiều khi, bà còn cho anh chàng nhà thơ kia là dạng tâm thần, điên điên trong đó nữa là khác. Chẳng phải sao?

 

Nhưng, nếu thế, thì tại sao người đẹp thôn Vĩ từ dạo ấy lại âm thầm sống tròi trọi, đơn lẻ một hình một bóng cho đến ngày bị tai nạn rồi ra đi. Phải chăng trái tim của bà hữu ý vô tình đã chôn chặt hình bóng nhà thơ tài hoa bạc mệnh từ giây phút ban sơ ngày ấy mãi mãi rồi. Phải không?

 

Nếu sự thật đúng như thế, thì có thể nói, đây là câu chuyện tình yêu đẹp nhất trong bộ môn văn học Việt Nam: tình yêu đơn phương đến từ hai phía, không phải chỉ mỗi một bên.

 

Viết thêm đoạn.
Trong bài viết Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí lấy từ trang thivien.com có nhắc đến chuyện, vào năm 1992 tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từng có ba cuộc hội thảo lớn được tổ chức nhằm nhìn lại cũng như để đánh giá 60 năm phong trào Thơ Mới. Ban tổ chức hội thảo đã đề nghị các nhà thơ, nhà nghiên cứu-lý luận-phê bình bỏ phiếu chọn những bài Thơ Mới hay nhất. Kết quả, Ở đây thôn Vĩ Dạ của Hàn lọt vào "top 18". Bài viết đưa ra nhận xét, lâu nay từng có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi chung quanh bài thơ này, nhất từ khi bài thơ được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình lớp 11 bậc THPT.

 

Theo chúng tôi, với những gì được giải thích trong bài viết, thì chứng tỏ, Ở đây thôn Vĩ Giạ khi được Bộ Giáo dục quyết định đưa vào giảng dạy trong lớp 11 THPT là không đúng lắm. Tại sao? Bởi như những gì đã nói, trong bài thơ này để ẩn giấu, cài nén những ẩn ý, tâm sự thâm trầm của mình thì Hàn mặc Tử phải sử dụng phương pháp chiết tự Hán Nôm. Vì thế, khi bài thơ này được các thầy cô giáo mang ra giảng dạy cho học sinh của mình thì họ phải hiểu, rành về chữ Hán Nôm. Có như thế thì từ đó mới lột tả, nói, lấy ra hết được những gì mà Hàn Mặc Tử từng cài nén, ký gửi, ẩn giấu trong từng câu chữ qua các cách chiết tự mà chúng tôi đã cố gắng giải thích. Còn nếu các thầy cô giáo không làm được như vậy, mà cứ giảng dạy dựa vào câu chữ theo mẫu tự latinh abc chữ quốc ngữ thì làm sao lôi, kéo, lấy ra được cái hồn cốt của bài thơ? Đó là cũng chưa nói, bài thơ này được lồng trong đó rất nhiều cách chiết tự Hán Nôm, vì thế, đúng ra bài thơ phải được xây dựng, kết cấu, sáng tác, thực hiện, trình bày trên nền tảng niêm luật bằng trắc của thể thơ cũ. Như thơ Đường luật, thơ Lục bát, Song thất lục bát, thơ Ngũ ngôn năm chữ, hay thơ tràng thiên bảy chữ. Nhưng Hàn Mặc Tử lại không làm như thế, mà sáng tác theo thể thơ mới tự do của phương tây vào lúc bấy giờ nổi lên như một trào lưu, một cơn lốc cuốn khiến bao nhà thơ hồi ấy đành phải bùi ngùi, bịn rịn gạt lệ chia tay kỷ vàng son thơ cũ đỉnh cao độc tôn ngự trị, niêm luật bằng trắc cơ bản vì thế bị phá sạch. Cũng may Hàn vẫn còn giữ bảy chữ cho mỗi câu. Có thể nói, đây là bài thơ duy nhất của Việt Nam sử dụng chiết tự Hán Nôm trên nền tảng thơ mới, không cần đến niêm luật bằng trắc, nền móng vững chắc, cốt lõi của thơ ca.

 

Đặt giả dụ, mà sao giả dụ, bài thơ này cũng vẫn được tiếp tục giảng dạy cho cấp THPT, thì yêu cầu các thầy cô giáo khi đứng trên bục giảng phải nói rõ, giảng rõ ra những ẩn khuất thâm trầm trong từng câu chữ qua những cách chiết tự Hán Nôm như chúng tôi trình bày trong bài viết. Có như thế thì mới làm sáng nghĩa, nâng giá trị từng câu chữ trong bài thơ, và học sinh từ đó mới nắm bắt được hồn cốt bài thơ. Chưa nói, trong vị trí của mình, các thầy cô giáo cũng cần phải giảng, chỉ rõ ra mối quan hệ giữa Hàn Mặc Tử và bà Hoàng Thị Kim Cúc, cả Mộng Cầm, Mai Đình, Thương Thương ngày ấy không phải họ chỉ giao lưu, tìm đến nhau đơn thuần trên mặt văn thơ hay tình cảm gái trai thời xuân sắc, mà đó còn là sự đối chọi của tư tưởng trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, các nền tảng đạo đức, lễ nghĩa của Khổng giáo, như quan niệm tam tòng tứ đức, nam nữ thụ thụ bất thân, nam tả nữ hữu, cả sự đối kháng quyết liệt, một mất một còn của hai nền văn hóa đông tây, ở đây là mảng văn thơ, mà Hàn Mặc Tử hiện ở phía bên kia, các người đẹp còn lại đứng phía bên này. Có phải đó chính là lý do chủ chốt, tiên quyết để bất cứ người đẹp nào khi đối diện với Hàn Mặc Tử sau một thời gian họ cũng đều tự động rút lui trong im lặng hay không? Bỏ lại sau lưng nhà thơ tài hoa bạc mệnh ngụp lặn, chới với trong khoảng trời không chẳng bóng người lai vãng...

 

Một mai kia ở bên khe nước ngọc,
Với sao sương anh nằm chết như trăng. 
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc,
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm. 

 

Dù sao đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân. Nhưng vẫn có cái lý của nó. Còn đây là ý kiến sau cùng của chúng tôi. Ở đây thôn Vĩ Giạ bây giờ cần phải đảo lại như sau thì mới đúng với trình tự câu chữ, ý nghĩa, đúng với những chiết tự chữ nghĩa mà chúng tôi đã giải thích, các bạn đã đọc. Hình như đó là những gì Hàn Mặc Tử muốn che giấu, có thể để thử thách người đẹp thôn Vĩ, và cũng để thách đố giới văn thơ chăng:

 

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Mơ khách đường xa khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Gió theo lối gió mây đường mây,
Giòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

 

Ai can đảm, nhất những thầy cô giáo dạy văn thơ cấp THPT, thì đảo bài thơ dưới lên trên, trên xuống dưới như chúng tôi vậy, thì đó là những người biết cách đọc cũng như cách xử lý một văn bản, như ai đó từng nói, đề nghị. Bởi con đường đi tìm sự thật, vén màn chân lý là phải làm ngược lại những gì người ta từng nói, từng làm. Cũng như các cán bộ nhà nước, chính quyền Việt Nam nếu hôm nay muốn đất nước phát triển tốt đẹp, hưng thịnh thì hãy mau mau rời bỏ Hà Nội, dời kinh đô về trấn thủ Nghệ An, như ngày xưa Quang Trung từng lạnh lùng, ném lại sau lưng địa giới Phú Xuân, trả nó lại cho Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc anh mình, chẳng chút luyến tiếc, bịn rịn. Còn không, cứ mãi khư khư ôm giữ tư tưởng, đọc văn hay thơ chỉ để cảm thôi là được như chủ trương phong trào thơ mới, tự do phương tây. Thì thôi. Chúng tôi xin giơ hai tay đầu hàng. Nói gì nữa cũng bằng thừa.

 

Nếu can đảm dám làm hay làm được như vậy thì các thầy cô giáo dạy văn thơ coi như đã làm xong, làm tròn, hết trách nhiệm, bổn phận của người truyền đạt kiến thức, mang con chữ rắc gieo vào những mảnh đất tâm của từng thế hệ, giúp xã hội, con người trong công cuộc phát triển, chấn hưng dân trí, khơi nguồn sáng tạo. Còn nếu làm không được như thế, nào là nẻo tương lai?

 

Đợi chờ gì khi tuổi xuân như áng mây trôi,
Hoa nào không phai sắc tươi...
(CHUYỆN BUỒN NĂM CŨ-Đỗ Kim Bảng)
    

 

Chú thích:
Cũng trong bài viết tựa Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí trích từ trang thivien.com, (hình như bài viết này có đăng trên báo hay đặc san Văn hóa Văn nghệ Công An năm 1996, số 12) có đọan xác định như sau:
...Bài thơ Ở đây thôn Vĩ Dạ cùng bức thư của Hàn đã được Hoàng Thị Kim Cúc trân trọng giữ gìn tại nhà riêng. Đó là tờ giấy pelure mỏng, một mặt chép bài thơ, mặt kia ghi mấy dòng thư. Rất may mắn được chị Kim Cúc lúc sinh tiền cho xem tận tận mắt, chúng tôi chú ý mấy điểm: bài thơ gồm 3 khổ thì khổ cuối cùng trong thủ bản nằm cách biệt với hai khổ đầu, cuối bài thơ, tác giả ký Hàn Mạc Tử rồi đề 11-1939 (chứ không phải 8-1939). Còn bức thư thì nguyên văn như sau...
*Tựa đề mượn mượn trong Hai sắc hoa tigôn của TTKH: Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời, Ái ân lạt lẽo của chồng tôi. Mà từng thu chết từng thu chết, Vẫn giấu trong tim bóng một người...  

 

 

      

 

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang