Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

3-NHỚ THIÊN THAI TỰ HAY NẮNG ẤM LÊN RỒI...

3-NHỚ THIÊN THAI TỰ
HAY NẮNG ẤM LÊN RỒI,
TÀN ĐÊM THỨC TRẮNG TÔI KỂ CHUYỆN XƯA...

Câu bình thứ hai của bài thơ tuyệt mệnh luật Đường Vọng Thiên Thai Tự hiện nằm trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du, trang 181-182 do NXB Văn Học ấn hành Quý I năm 2012 ghi là:

 

Bất dữ thanh sơn tương thủy chung.
不與青山相始終

 

Câu này, cả toàn bài, được hai cụ Phạm Khắc Khoan và Lê Thước dịch nghĩa và thơ là:

 

Không được cùng núi xanh trọn nghĩa thủy chung.

 

Cùng với non xanh trót phụ lời.

 

Đây là một câu dịch sai nghĩa, trật đường rầy, hoàn toàn không đúng chút nào cả đối với sự thật, sự thật ở đây gồm có hai nghĩa, hai nơi, như sau, thứ nhất, là sự thật của một bài luật Đường 8 câu 56 chữ với nguyên tắc bốn tầng được đan cài hết sức vững chắc, chặt chẽ, logic để hình thành lên một bài luật Đường là Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次 . Chớ Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次, nói theo văn hóa truyền thừa, ghi chép lâu đời của người Trung Hoa là Bình Thượng Khứ Nhập 平上 去入, chả có phải là bốn thanh điệu, tiếng nói của dân tộc Trung Hoa gì gì cả. Càng đọc ba thứ lý luận bậy bạ, tào lao bí đao này thì lại càng điên cái đầu, dễ bể cái óc, cái tà trí ra như chơi. Chả được việc gì. Thiệt hết chuyện. Điên rồ hết sức. Sự thật thứ hai là hiện trường lịch sử. Hiện trường lịch sử là ngay tại ngôi chùa chứa đựng một trời bí ẩn lịch sử Thiên Thai Nội tọa lạc trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế.

tháp mộ

Câu bình tào lao thiên địa, trật đường rầy, ma chê quỷ hờn thứ hai này trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du, trang 181-182 được chúng tôi chỉnh sửa, phục hồi, trả lại nguyên bản gốc như sau:

 

Tất hữu Dương Sơn tương thủy chung.

 

"Tất " là ắt hẳn, như thế rồi, là lời nói quyết định, xác định cho sự việc, câu chuyện gì đó của chủ thể đã đang kể, nói chuyện cho mọi người nghe, nó không hề sai, chạy vào đâu, thế nào được, như tất nhiên: sự tất thế, công tất thưởng: có công ắt được thưởng. Nói chung "tất " là chữ tương đương với nghĩa ắt hẳn, chắc chắn, nhất định, là chữ dùng xác định cho sự việc hay sự thật đã từng như thế, xảy ra như thế của người kể chuyện, biết rõ chuyện, đôi khi là người trong cuộc của câu chuyện. "Tất " còn là biết, rõ, là người am hiểu rõ ràng câu chuyện từng diễn biến, xảy ra như thế nào, nó không sai, trật vào đâu được, như tường tất: tường hết. "Tất " còn thêm nghĩa là con đường cấm, như con đường của vua đi, không được cho bất cứ ai đi vào lộ trình này, gọi là tất lộ 蹕路: đường cấm.

 

"Hữu" có nhiều nghĩa, như "hữu " là bạn hữu, bạn thân chí cốt, ở đây, chúng tôi chỉ lấy ra nghĩa duy nhất, quan trọng, "hữu " là bên phải. Chỉ khi nào có điều kiện giải hết toàn bài, thì lúc đó chúng tôi mới giải cả những chữ, từ mang tính hỗ trợ, bổ nghĩa cho nhau để hoàn thành chức năng của từng chữ để liên kết với cả bốn tầng tám câu, tạo thành một đoạn hay một bài văn xuôi, dùng nói rõ từng chi tiết, cụ thể của câu chuyện mà tác giả muốn nói xuyên suốt cả bài.

 

"Dương Sơn 陽山" là đỉnh đồi quần thể núi Dương Xuân Sơn, nơi tọa lạc ngôi chùa Thiên Thai Nội lịch sử, được kéo dài, dắt dây qua tuốt bên khu vực chùa Thiền Lâm, cả vùng phụ cận, đến vài ba cây số, nơi có Cung điện Đan Dương, tức Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn, và ngôi chùa Kim Tiên, nơi ở của Bắc cung Hoàng hậu khi Bà từ Đàng Ngoài vào đến Phú Xuân đầu năm Đinh Vị 1787 sau chiến thắng vang dội của chồng trong lần tấn công Bắc Hà lần thứ nhất vào giữa năm Bính Ngọ 1786. Chùa Kim Tiên tọa lạc, nằm trên một ngọn đồi (nguyên thủy mặt tiền chùa nhìn về hướng Nam, mãi về sau, chùa được sửa chữa, xoay mặt nhìn về hướng sông Hương, là hướng Đông kinh thành) không cao lắm, cũng trong quần thể núi Dương Xuân Sơn, cho nên, trong bài thơ khóc chồng Ai tư vãn Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai mới có thể hạ bút, viết ra câu thơ thứ ba, khổ thứ nhất như sau được:

 

Chùa Tiên khói tỏa đỉnh non...

 

"Dương " của "Dương Sơn 陽山" còn được hiểu là khí dương, trái lại với âm , gọi đủ là khí âm dương 陰陽 của trời đất, vũ trụ. Hoặc "dương " còn mang nghĩa là hướng nam, có câu thiên tử đương dương: vua ngồi xoay về hướng nam. Về mặt địa lý, thì khu vực chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng ngày nay thuộc về hướng Tây Nam, so với hướng Đông, là nơi Cung điện, Hoàng thành Phú Xuân của triều Nguyễn tọa lạc. Chùa Thiên Thai Nội nằm kế bên đàn Nam Giao triều Nguyễn, xây dựng mãi về sau, trong tầm tay với, khoảng từ 100-200m.

 

"Tương " là cùng, với, mang nghĩa tương đương, tương xứng, ngang bằng với nhau. "Tương " còn đọc, có âm là tướng. Tướng là quan tướng, cán bộ làm việc trong triều đình phong kiến, cả thời dân chủ hôm nay. Hoặc tướng là tướng lĩnh, là vị thống soái, người cầm đầu, chỉ huy quân đội.

 

"Thủy chung 始終" là trước sau, đầu cuối, như trước sau trọn vẹn một lời thề son sắt thủy chung, không quên tình xưa nghĩa cũ.

văn bia

Câu bình  "Tất hữu dương Sơn tương thủy chung" thứ hai này được dịch nghĩa ra như sau:

 

Ngôi Tháp mộ bên phải (hữu), nói đầy đủ là bên phải chùa Thiên Thai, tại sườn đồi núi Dương Xuân Sơn (Dương Sơn) là đầu (thủy) một con đường cấm (tất) của vua đi, dẫn đến cuối con đường (chung) là Cung điện ngầm, nơi đặt linh cữu, thi hài danh tướng (tương) Nguyễn Huệ, cũng là vua Quang Trung.

 

Nói con đường cấm (ngầm dưới đất/hình chữ chi , thế nằm con rồng) của vua đi như thế bởi Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia, ở giữa ghi bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, hai trên, hai dưới. Chữ "dương " của "dương sơn 陽山" còn có nghĩa dùng chỉ cho cõi dương, là cõi đời, nơi con người đang sống, hay "dương " là mặt trời, ban mai, còn nói theo Nguyễn Du, "dương " là những gì được phơi bày công khai ra giữa thanh thiên bạch nhật mà bất cứ ai đi ngang qua lại cũng đều tai nghe mắt thấy tay rờ đụng đàng hoàng, cụ thể, rõ ràng. Vì thế, "dương " là chữ được xem tương đương, ngang bằng, cùng nghĩa với chữ Hiển : hiển hiện trước mắt, của bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm chính giữa tấm văn bia (ảnh 2) che đậy sự thật, đánh tráo khái niệm do chính danh sĩ Ngô Thì Nhậm dựng bày, đạo diễn khi xưa hòng đánh lừa, qua mặt quan quân, vua chúa triều Nguyễn và những kẻ tò mò, tọc mạch trong suốt thời gian cai trị, từ sau năm vua Quang Trung ra đi, 1792, đến năm 1802, thời Gia Long ngồi ghế cai trị tại Phú Xuân, cho đến năm 1820, là thời điểm những bí mật lịch sử từng được ban tham mưu Tây Sơn che giấu tại Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai Nội đã bị Nguyễn Du khám phá, vạch trần, nói rõ trong bài luật Đường Vọng Thiên Thai Tự, qua câu "Tất hữu Dương Sơn tương thủy chung" trước lúc nhảy sông Tiền Đường 前堂 quyên sinh, tự vận, chôn chặt mối tình cay đắng, bẽ bàng, lỡ làng của mình với người xưa cho tròn ước nguyện xuống dòng nước ngầu đục cố đô muôn đời...

 

Tình yêu, có phải đó là những thứ thơ đậm đặc chất ai oán, não nùng pha lẫn chút thanh thoát, hay ho như thiên hạ cổ kim từng dệt thêu, chắp nối từ những câu chuyện diễn bày xưa nay hay chăng?

 

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy,
Nghìn năm hồ dễ đã ai quên.
(Thế Lữ)

 

hoặc:

 

Ngàn năm thương hoài một bóng người thôi,
Tình đã khơi rồi mộng khó nhạt phai.
Hoa thắm rồi cũng khi tàn,
Tình ấy chỉ đến một lần.
Tâm tư thương hoài ngàn năm.
(THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM-Phạm Mạnh Cương)

chùa

Đây chỉ giải mới một nghĩa, còn nghĩa thứ hai thì phải liên hệ, đối chiếu với câu bình thứ nhất mới được đầy đủ, cụ thể, trọn vẹn hơn. Bởi trong các bài thơ luật Đường, thì bốn câu giữa, gồm hai câu thực thượng/hạ, hai câu bình phải/trái phải là sự đối đáp, xướng họa qua lại với nhau. Có như thế thì mới ra một bài Đường luật được kết cấu vững chắc bởi hệ thống niêm luật hết sức chặt chẽ, logic gồm có bốn tầng lớp Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次 chồng chập lên nhau như đã nói. Nhưng rất tiếc, bài thơ tuyệt mệnh Vọng Thiên Thai Tự dùng ám chỉ những bí mật lịch sử trọng đại đất nước tại ngôi chùa Thiên Thai Nội do Nguyễn Du sáng tác khi xưa về sau đã bị ai đó chỉnh sửa sai bét nhè cả tám câu, từ đầu đến cuối, không còn gì. Vì thế, các nhà dịch thơ mãi về sau, như hai cụ Phạm Khắc Khoan và Lê Thước khi cầm bút dịch bài thơ này làm sao đúng với sự thật của nó cho được. Sự thật như đã nói nằm ở hai nơi, thứ nhất, là sự kết cấu vững chắc của một bài Đường luật gồm bốn tầng lớp Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次. Thứ hai, là tại hiện trường lịch sử với Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm bên phải chùa Thiên Thai, tại sườn đồi núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế.

tấm biển chỉ đường

Bài viết ngắn này chúng tôi chỉ chỉnh và giải tóm tắt, ngắn gọn câu bình thứ hai bài thơ tuyệt mệnh Vọng Thiên Thai Tự dùng ám chỉ bí mật lịch sử tại ngôi chùa Thiên Thai Nội của thi hào Nguyễn Du. Chỉ khi nào giới cán bộ chính quyền các cấp, cả đám văn thơ sử ba miền Bắc Trung Nam, cả nước ngoài, nếu tất cả khi đọc qua, gật đầu chấp nhận, cùng thấy đây là câu chuyện hệ trọng, liên quan đến bí mật lịch sử đất nước chưa bao giờ được ai nói đến, hay công bố trên bất cứ văn bản văn sử học nào từ xưa nay đồng loạt phất tay, mời chúng tôi ra làm việc, nói chuyện dứt điểm về vấn đề, câu chuyện dang dở từ tháng 06 năm 2018 tại Khách sạn Thành Nội Huế. Thì lúc ấy chúng tôi mới tiếp tục chỉnh sửa, phục hồi và giải nốt những câu còn lại trong bài thơ chứa đựng một trời bí ẩn lịch sử mà thi hào Nguyễn Du để lại trước khi ra đi với ước nguyện tha thiết, mòn mỏi, chưa bao giờ được nguôi ngoai, dù đã hơn 200 năm vèo qua như giấc mộng, hy vọng rằng ngày sau có ai đó hữu duyên đọc qua sẽ hiểu ra đầu đuôi vụ việc, và rồi sẽ cùng xúm lật tung, tìm ra những gì từng được cất giấu tại hiện trường lịch sử qua điểm chỉ trong từng câu, chữ của bài thơ trối trăn, tuyệt mệnh, quỷ khóc thần sầu này.

 

Nắng ấm lên rồi,
tàn đêm thức trắng tôi kể chuyện xưa.

 

Ảnh 1 là Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, nằm bên phải, trước chùa Thiên Thai Nội, tại sườn đồi núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng, kế bên đàn Nam Giao triều Nguyễn. Người ngồi xem văn bia là thầy Pháp Tuệ, đệ tử ôn Chơn Trí, trụ trì chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ.
Ảnh 2 là tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 Ngôi Tháp mộ chụp gần.
Ảnh 3 là ngôi chùa lịch sử Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế hôm nay.
Ảnh 4 là biển chỉ đường vào ngôi chùa lịch sử Thiên Thai, trên đường Minh Mạng.
Những chữ in đậm trong thơ là chỉnh sửa, phục hồi, trả lại văn bản gốc của chúng tôi. 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang