Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NGƯỜI ĐI? Ừ NHỈ NGƯỜI ĐI THỰC...

NGƯỜI ĐI? Ừ NHỈ NGƯỜI ĐI THỰC...

Kinh Kha hành thích Tần Vương
Chuyện Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng xảy ra tại Trung Quốc, năm 230 TCN. Thời đó, Tần Doanh Chính tức Tần Thủy Hoàng nuôi mộng thống nhất Trung Nguyên, tổ chức vây đánh các nước chư hầu hòng khuất phục, thu hết cả đám về dưới trướng, sát nhập các nước thành một khối. Nghe nói Tần vương lúc ấy đã phá vỡ sự liên minh giữa Yên và Triệu, chiếm một số tòa thành của Yên. Thái tử Đan của nước Yên trước kia từng làm con tin ở Tần, nay nhân thấy Tần vương mưu chiếm, diệt các nước, bèn tìm cách trốn về Yên.

 

Để báo thù cho nước, Thái tử Đan ngày đêm u hoài, hết đi ra đi vô tay chắp sau mông, lại lúc nằm thì tay vắt lên trán, hai mắt nhìn thao láo trần nhà, tư tưởng man miên dệt mộng: giết Tần vương. Chớ Thái tử Đan hoàn toàn không chịu nghĩ đến việc hết sức dễ ẹt mà cổ kim người ta vẫn hay làm: phối hợp, liên kết, móc nối với đám chư hầu cóc nhái các nước xúm đánh Tần. Câu chuyện giết Tần vương tuy hệt như một giấc chiêm bao mộng mỵ mà Thái tử Đan cũng quyết tìm cách thực hiện. Chậc...

 

Từ đó, Thái tử Đan với câu chuyện mộng mỵ liêu trai ấy trước khoan sau nhặt hữu ý vô tình sau đó được chắp nối, kết với nhiều điều kiện, nhiều nhân vật sẽ nhập vai cho tấn tuồng, vở diễn cực hay sắp tới. Và nó đã trở thành câu chuyện có thật, đầy chất diễm lệ, bi hùng, hệt như khi ban sơ người ta kết hợp các nốt trắng đen, dấu móc, dấu lặng, các con chữ a b c để cho ra, lấy ra một bản nhạc hùng tráng nhịp đi mang tính sử thi vậy. Chuyện được truyền tụng như sau.

người   

Tần Thủy Hoàng

Lịch sử Trung Quốc năm 230 trước Công nguyên. Khi đại tướng Vương Tiễn của Tần chiếm được đô thành Hàm Đan của Triệu, rồi ồ ạt, dóng trống phất cờ, dẫn quân tiến lên phía bắc, cập sát nước Yên. Lúc ấy, có người kiễng chân kê miệng kề tai nói nhỏ, giới thiệu Kinh Kha với Thái tử Đan rằng như vậy, y như thế...

 

Thái tử Đan lật đật đi tìm Kinh Kha, đưa tay kéo vạt áo ngồi xuống, nói: "Tôi chả muốn đơn thân độc mã chống Tần, vì Tần quân mạnh lắm. Vả lại, xoa cằm, tôi cũng chả thèm liên kết cùng đám chư hầu cóc nhái kia chống Tần. Rắc rối, tạp phức lắm. Tôi chỉ nghĩ duy nhất một cách. Thế này. Tuy táo bạo nhưng dễ ẹt. Giết tần vương. Thế mới gan. Lại nếu vụ việc thành công, uy tín của tôi sẽ từ đó vang lừng các cõi. Muốn thế, cử một dũng sĩ đóng vai sứ giả sang yết kiến Tần, thừa cơ giết Tần như lực sĩ co duỗi một cánh tay vậy. Trước đó, buộc y theo yêu sách, trả lại đất đai cho các nước. Nếu y thuận thì tốt, không thì giết đi. Tráng sĩ xem như thế có được không?".

 

Kinh Kha nghe nói, đáp: "Có thể được. Nhưng muốn đến sát Tần vương, nhất nhất phải làm cho y tin là ta đến cầu hòa. Nghe nói, y từ lâu đã muốn có miền đất phì nhiêu là Đốc Kháng (nay ở huyện Trác Hà Nam). Ngoài ra, tướng nước Tần là Phàn Vu Kỳ đang lưu vong tại Yên, y cũng đang treo thưởng để bắt Vu Kỳ. Nếu tại hạ có thể mang theo đầu của Vu Kỳ và bản đồ vùng Đốc Kháng sang dâng lên y, thì y mới chịu tiếp kiến tại hạ. Có như thế, tại hạ mới có thể hành sự được".

 

Nghe qua Thái tử Đan cảm thấy áy náy, khó xử, bèn nói: "Bản đồ vùng Đốc Kháng thì được, còn Phàn tướng quân do bị nước Tần bức hại nên mới chạy sang nương nhờ ta, ta sao có thể nhẫn tâm làm hại?".

 

Kinh Kha biết thái tử Đan không nỡ làm việc đó, tự mình tới gặp Phàn Vu Kỳ, nói: "Tôi có ý định giúp Yên trừ hậu hoạn, và còn có thể báo thù cho tướng quân, nhưng có một điều rất khó nói". Phàn Vu Kỳ vội nói: "Điều gì? Xin cứ nói". Kinh Kha trả lời: "Tôi quyết định đi hành thích, nhưng sợ không được Tần vương tiếp kiến. Hiện nay Tần vương đang treo thưỏng để bắt tướng quân. Nếu tôi có được chiếc đầu của tướng quân đem dâng cho ông ta, thì nhất định được tiếp kiến". Phàn Vu Kỳ nói: "Được, dễ ẹt, này, lấy đi". Nói rồi, rút kiếm đâm cổ tự sát.

 

Thái tử Đan đã chuẩn bị một con dao găm cực sắc, có tẩm thuốc độc, chỉ cần đâm sướt da chảy máu là người bị đâm sẽ bật ngữa chết ngay. Bèn lấy trao cho Kinh Kha để dùng làm dụng cụ hành thích. Ngoài ra, còn cử thêm một dũng sĩ gan dạ không kém, tên là Tần Vũ Dương đi theo làm trợ thủ cho Kinh Kha.

 

Năm 227 trước Công nguyên, từ nước Yên Kinh Kha lên đường đi Hàm Dương. Thái tử Đan và một số tân khách, mặc quần áo tang trắng toát tiễn Kinh Kha ở bên sông Dịch (nay ở huyện Dịch, Hà Bắc). Trước khi từ biệt, Kinh Kha cất tiếng hát: "Gió hiu hiu chừ, sông Dịch lạnh ghê. Tráng sĩ một ra đi chừ, không trở về". Nghe lời ca bi tráng, khiến như bị móc gan ruột, ai nấy có mặt đều rơi nước mắt, gai ốc nổi khắp người, sống lưng lạnh toát. Kinh Kha mặt lạnh như tiền, kéo Tần Vũ Dương lên xe, đi thẳng. Không hề quay đầu ngó lại. Trời nước sông Dịch hôm ấy nhuốm màu tang thương, buồn bã lạ thường.

người

Tranh vẽ mô tả cảnh Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng

Nghe nói sau đó cuộc ám sát Tần vương của Kinh Kha và tráng sĩ hộ sát Tần Vũ Dương đã thất bại trắng tay. Hai người đã bị đội quân thị vệ triều đình sau giây phút bất ngờ, đứng chôn chân ngơ ngác như con nai vàng của ông thơ họ Lưu đã lao lên lia kiếm kết thúc hai kẻ thích khách trong chớp nhoáng. Cũng nghe nói thi hài Kinh Kha và Tần Vũ Dương sau đó bị quân thị vệ triều đình băm thành nhiều khúc, gan ruột đổ tháo ra ngoài, nát nhừ. Có thể mớ thịt vụn đó của hai tráng sĩ mình đồng gan sắt sẽ bị vứt xuống ao hồ nào đó chăng?

 

Chuyện này, thôi, chúng ta không quan tâm, vì một người khi đã chết rồi thì dù có bị băm, bằm nát nhuyễn hoặc bị đốt cháy ra tro bụi như hai xác chết không hồn kia là điều vô nghĩa, trống không. Việc làm đó nó chỉ có giá trị hoặc không là đối với người còn sống, thời đó, đứng ở ngoài để làm một chứng nhân cho lịch sử, hoặc như khi đọc lại câu chuyện lịch sử của tôi anh chị ngày nay.

 

Câu chuyện này, ngày nay, cũng xin nêu lên quan điểm như sau. Giả dụ, mà sao giả dụ, nếu lúc đó, Tần Thủy Hoàng rủi bị Kinh Kha và Tần Vũ Dương giết chết chăng nữa, thì liền ngay sau đó hai tráng sĩ cũng phải bị đội quân cận vệ triều đình giết chết lập tức. Nhưng chuyện đó cũng là bằng thừa, bởi mục đích của Kinh Kha và Tần Vũ Dương chính là sát thủ Tần Thủy Hoàng. Nói như vậy cũng có nghĩa Kinh Kha và Tần Vũ Dương đã biết chắc mười mươi rằng cuộc ra đi của mình là không có ngày về. Đi để chết. Đây là điều mà chỉ có những người vô cùng can đảm, mình đồng gan sắt, chí lớn ngùn ngụt trời cao mới dám thực hiện, đứng ra nhận lãnh trách nhiệm được giao phó, ủy thác mà thôi.

 

Câu chuyện, tuồng tích lịch sử bi tráng xa xưa, thấm đẩm chất anh hùng thượng võ của người thời ấy từng làm rúng động lòng người này mãi về sau có nhạc sĩ người miền Nam nước Việt lấy đưa vào trong nhạc phẩm của mình với ca từ cô đọng, tắt gọn, gợi nhớ gợi thương rằng:

 

Đời trai như chiến sĩ Kinh Kha một lần đi...
(Thương về quán trọ)

 

Rồi cũng câu chuyện này, phía ngoài cánh Bắc, nhà thơ Thâm Tâm đã dựa vào hồn cốt câu chuyện bi ai, hùng tráng, diễm lệ xa xưa ở điểm: một lần đi của Kinh Kha và Tần Vũ Dương, cốt để nói lên tâm sự của chính mình hay cho ai đó trong bài thơ có tựa Tống biệt hành với bốn câu khổ đầu, như sau:

 

Đưa người ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng.
Bóng chiều không thắm không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong...

 

Thâm Tâm và Tống biệt hành 
Ở trên đã có nói, câu chuyện Kinh Kha hành thích Tần Doanh Chính vào năm 230 TCN tại Trung Quốc thì mãi về sau, năm 1940, chả biết đầu cua tai nheo thế nào, ma dẫn lối quỷ đưa đường ra sao, nhà thơ Thâm Tâm ở miền Bắc đã cắc cớ lấy tích chuyện ra đi hào khí ngút trời cao này của tráng sĩ Kinh Kha để viết ra bài thơ Tống biệt hành với bốn câu khổ đầu, nói về chuyện ra đi của mình, hay của một ai đó. Nhiều nhà phê bình, luận thơ thời ấy, cả về sau, đều nhất trí, cho đây là bài thơ hay nhất của dòng thơ mới Việt Nam,1932-1941. Đoạn này, chúng tôi chỉ trích các đoạn ngắn của nhiều tác giả bình, luận đoạn cuối thơ, bởi khổ này là nói về sự ra đi của người vô danh nào đó mà tác giả bài thơ gọi là "ly khách". Đoạn giữa bài thơ chúng tôi thấy không có gì quan trọng lắm. Lại hầu hết xưa nay người ta cũng đã tham gia bình, giải bài thơ này nhiều lắm rồi, nói, kể ra đây không xuể, nhất trong các sách ngữ văn lớp 11-12 nhà trường thôi thì đầy dẫy, bàng bạc cả ra. Hai đoạn trích như sau:

 

1/Bốn câu cuối có nhiều cách hiểu khác nhau. Cách diễn tả trùng điệp. Giây phút ly khách lên đường đã diễn ra. Vượt lên trên thói nữ nhi thường tình. Ly khách đã ra đi vì một nghĩa lớn, một chí lớn. Đặt nghĩa lớn lên trên mọi tình cảm gia đình. Vần thơ đầy ấn tượng, dư ba:

 

"Người đi? Ừ nhỉ người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay.
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say".

 

Giây phút giã biệt tuy buồn, điều đó càng làm nổi bật lý tưởng và quyết tâm lên đường ("Một giã gia đình, một dửng dưng" của ly khách).

 

Kết luận
Sử dụng tài tình một điển cố đã ca ngợi ly khách ôm chí lớn lên đường. Năm 1940 ở nước ta, hình ảnh ly khách trong bài thơ đầy ngưỡng mộ. Đẹp như một tráng sĩ với thanh gươm nghìn cân lên đường. "Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ gân guốc rắn rỏi". (Mai Hoàng Sang, ngữ văn lớp 11)
(Nguồn: giaoan.violet.vn/present/tongbiethanh-3701266.html)

2/"Người đi? Ừ nhỉ người đi thực!  
Mẹ thà coi như chiếc lá bay.
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say."

 

Ở những câu thơ tiếp theo lại là khoảng thời gian sau đó, khi người đi mà không thấy ngày trở về. Nhà thơ nhận thức được hiện thực ấy nhưng vẫn tự hỏi mình một cách chua xót "Người đi! Ừ nhỉ, người đi thực", đó chính là cái mơ hồ của cảm giác, dù người đã đi thực rồi nhưng vẫn tưởng như không. Người đi để lại sau lưng tất cả "Mẹ thà coi như chiếc lá bay", người đi rồi, mẹ già lẻ bóng thấp thỏm chờ con, dù mái đầu đã bạc nhưng không có người phụng dưỡng, chăm lo. "Chị thà coi như hạt bụi", em không về, người chị ôm nỗi nhớ em, sầu thương. "Em thà coi như hơi rượu say", hình ảnh này khá độc đáo, vì hơi rượu làm người ta say, thăng hoa về cảm xúc trong chốc lát. Nhưng khi hơi rượu tàn thì sự thăng hoa ấy có thực sự tồn tại, hay chỉ tồn tại trong kí ức đầy mơ hồ.

 

Như vậy, bài thơ "Tống biệt hành" của Thâm Tâm nói về cuộc chia ly đầy cảm động của người đi, kẻ ở. Cũng nói lên khát vọng, lí tưởng cháy bỏng của người đi, dù không biết điểm đến của người đi là đâu nhưng qua sự quyết tâm thì người đọc cũng hiểu khát vọng ấy đủ lớn, đủ cao cả để người đi bỏ lại sau lưng những tình cảm cá nhân, những thứ quý giá của cuộc đời mình. Và khi người đi không trở lại thì dư âm của nỗi đau, của sự xót thương vẫn còn tồn đọng mãi không phai.
(Nguồn: loigiaivan.com/phan.tich.bai.tho.tong.biet.hanh.cua.tham.tam.html)


Hai đoạn bình trên cùng chung ý tưởng, rặt giọng điệu, cho rằng Tống biệt hành của Thâm Tâm là bài thơ rất hay, đã nói lên được cái hồn cốt của bài thơ, sự chia ly, dứt khoát lên đường của người đi, tuy chưa biết người ấy đi đâu, về đâu, và đi là đi luôn hay sẽ quay trở về. Chuyện này, đi luôn một hơi mất tăm dạng, hay đi rồi về là chưa thể xác định, nó không phải như câu chuyện ra đi của tráng sĩ Kinh Kha ngày xưa, một lần đi, cho dù có chiến thắng, giết được Tần Thủy Hoàng hay không thì Kinh Kha cũng phải chết sau khi thực thi xong nhiệm vụ, trọng trách. Chúng ta chỉ biết rằng, với bốn câu khổ cuối của Tống biệt hành, thì cuộc ra đi này của ai đó vào ngày ấy là có thực, nếu không, thì tác giả đâu thể nói, và tạo ra cho người đọc thơ một niềm tin vững chắc, bất động rằng tôi là người nói thật, do dựa vào người thật, việc thật như thế:

 

Người đi? Ừ nhỉ người đi thực...

 

Tuy chúng ta ngày nay rất khó biết người ra đi kia là ai, nhưng với các câu khổ cuối bài thơ, chúng ta biết người ấy còn có bà mẹ, chị và đứa em trai út. Với số người trong gia đình được nêu lên như thế, có nhẽ thời ấy người ta đã biết chắc rằng bài thơ này Thâm Tâm viết cho một người nào đó, không phải cho mình. Nói thế ngộ nhỡ sau khi đọc bài thơ, người ta tò mò đến kiểm tra gia đình TT mà không thấy số nhân khẩu trong nhà đúng như nêu trong khổ cuối bài thơ thì sao? Không ai dại gì công bố những điều không có để cho thiên hạ, những người thân gần, cả những kẻ có đầu óc tọc mạch, hiếu kỳ có cớ đàm tiếu, xầm xì, tìm vạch ra những gian dối của mình bao giờ. Chắc TT không dại gì làm những việc điên rồ như thế.

 

Lại tuy chúng tôi ngày nay cách thời ra đời Tống biệt hành của Thâm Tâm đã khá xa, nhưng bằng trực quan nhạy bén chúng tôi cũng vẫn biết được tên tuổi, mặt mũi của nhân vật ra đi trong Tống biệt hành kia là ai? Nếu các bạn thắc mắc, nghi ngờ, cho chúng tôi ăn nói mơ hồ, ma ma phật phật hòng đảo lộn nhân tình thế thái, gieo rắc khủng hoảng vào đầu óc con người khiến con người cảm thấy hoang mang, mất phương hướng, chả biết đâu mà lần. Nếu các bạn hiện đang lâm tình cảnh ấy, xin các bạn đọc tiếp phần sau, mọi việc sẽ tuần tự bày ra trước mắt, giữa thanh thiên bạch nhật, trước ba quân thiên hạ ngay liền. Nói có trời chứng giám. Có điều, bạn dám tin hay mà thôi.

 

"Ly khách" là ai?
Ly tiếng Hán là ướt, thấm, như lâm ly, ướt át, đầm đìa, là nỗi buồn, nước mắt cuộc chia ly não nùng. Ly còn có nghĩa là rượu nhạt, lạt. Ly còn thêm nghĩa là đàn bà góa, hoặc là quả phụ mất chồng, chỉ còn mấy đứa con. Ly lại là con mao ngưu, một loài bò ở vùng cao nguyên, giống hoang dã lông đen, giống chăn nuôi lông trắng, đuôi rất dài, có sức mạnh, dùng làm việc nặng. Còn có tên là ly ngưu. Nói chung ly là nói về giống bò ở vùng cao nguyên, mao ngưu. Ly ở đây nghĩa chính là rời xa, chia lìa, rời khỏi nơi đang sống, cư trú để đi làm việc gì đó nơi xa.

 

Khách là người ngoài, đối lại với chủ là người trong. Khách là từ phiếm chỉ người hành nghề hoặc có những hoạt động đặc biệt, như chính khách: nhà chính trị, thuyết khách: nhà du thuyết; thích khách: người hành thích ai đó. Tóm lại. Khách là từ dùng để ám chỉ cho ai đó. Khách cũng có nghĩa là dùng tay nắm lấy, cầm lấy vật gì để chặn lại, ngăn lại, không cho chạy thoát, như khi người đồ tể đè con vật để cắt tiết, mổ bụng, xả lấy thịt. Khách còn đọc là cách. Cách là da thú đã cạo sạch lông. Cách cũng là bộ xương loài cầm thú. Cách cũng còn có nghĩa là ngăn cách, ngăn ra, trường hợp khi hai bên không thông được với nhau thì gọi là cách, như hoành cách mô, cơ hoành, là màng ngực ở giữa ngăn cách phần trên ngực, phần bụng dưới con người vậy. Tóm lại. Cách là chỉ cho cơ hoành. Hoặc cách là phần ở dưới nách, từ vai xuống tới tay, như cách tý: cánh tay. Hay cách là mạng sườn, phần dưới nách, và chi xương đùi sau của loài thú bốn chân. Cách thêm nghĩa là da thú đã cạo sạch lông. Cách cũng đọc là khách, là các. Các là mỗi một, chỉ cho sự phân chia riêng biệt từng cái, mỗi cái.

 

Hai chữ ly khách 离客 có nghĩa như sau. Ly là rời xa, cách xa, chia lìa với người khách nào đó của tác giả Tống biệt hành. Hoặc sự chia ly, nội dung bài thơ, chính là chỉ cho người khách -bạn tác giả- vào thời điểm quyết định đã lên đường để đi làm việc gì đó. Chớ bài thơ này với nội dung như thế, nói rõ về thân thế, gia đình của người đi, thì đó không phải tác giả viết, nói, ám chỉ cho mình. Nếu bài thơ với hai chữ "ly khách" dùng nói về người khách, bạn thân của tác giả, là kẻ lên đường, thì người đó là ai, tên là gì?

 

Câu hỏi này, người khách, bạn thân của tác giả Tống biệt hành là ai, có tên là gì các bạn không thấy chúng tôi đã giải thích, phân tích rõ ràng qua nghĩa Hán ngữ của hai chữ "ly khách" ở trên rồi hay sao? Nghĩa là, người khách, nhân vật chính trong Tống biệt hành, là kẻ sắp lên đường, đi xa, rời khỏi nơi cư trú để về, tới một nơi nào đó vì sự việc gì đó. Người này, theo chữ nghĩa đã giải thích, làm nghề... giết thú, như giết bò, trâu, heo, dê, dân gian gọi nghề đồ tể chớ có gì lạ đâu?

 

Lột mặt nạ "ly khách"
Chúng tôi tìm đọc trên trang mạng để nắm những thông tin cung cấp bao quanh bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm, thì phát hiện trang Đào Viên Thi Cúc có bài viết của tác giả H. Linh có bàn về vụ việc này. Để rút ngắn bài viết, chúng tôi chỉ trích lại nguyên văn hai đoạn của bài viết "Thâm Tâm và Tống biệt hành và ai là ly khách?" như sau:

 

1/...Cách đây mười mấy năm, làng văn Việt Nam hớn hở vì đã tìm được nhân vật "ly khách": hóa ra, đó là một "anh bộ đội" đi kháng chiến! Báo chí trong nước cho biết: tên ông là Phạm Quang Hòa (bút hiệu Lương Trúc), nguyên giám đốc Sở Thông tin Liên khu X (Việt Bắc). Trước năm 1945, ông Hòa đã có thơ in ở "Tiểu thuyết thứ Bảy" và là bạn thân của Thâm Tâm và Trần Huyền Trân. Dường như bộ ba này đã ra được tờ báo "Bắc Hà" với số vốn ban đầu vỏn vẹn 50 đồng của ông Hòa.

 

Theo lời kể của ông Hòa, "Tống biệt hành" được Thâm Tâm viết trong bữa rượu chia tay tiễn ông lên đường hoạt động cách mạng. Cũng theo ông, trong dịp đó, Trần Huyền Trân và Nguyễn Bính cũng làm thơ tặng ông nhưng ông Hòa đã quên bài của Trần Huyền Trân, còn bài của Nguyễn Bính "đã được giới thiệu" (tôi không có trọn vẹn bài này, chỉ biết mấy câu "Tôi và anh: Bính và Hòa - Ở đây xa chị, xa nhà, xa em... - Đây là giọt lệ phân ly - Ngày mai tôi ở, anh đi, bao giờ?").

 

Nói về các nhân vật "mẹ", "chị" và "em", ông Hòa cho biết: ngoài bà mẹ ra, ông có một chị dâu rất thương ông (!) và một cô bạn gái của chị mà ông cũng quí như bà chị (!). Còn cô "em gái" thì chính là người yêu của ông Hòa, lúc đó mới 16 tuổi; ngày tiễn đưa, cô đã tặng ông Hòa một chiếc mùi-xoa nhỏ, ở góc có thêu chữ YA ("Yêu anh"; con gái ngày xưa mà nghe chừng bạo quá!)...

 

2/...Tôi đang nghi ngờ về câu chuyện của ông Hòa, thì lại đọc được một "tư liệu" khác, thực ra cũng đáng nghi vấn không kém. Ấy là "hồi ức" của ông Ngọc Giao về Thâm Tâm.

 

Ông Ngọc Giao cũng thuộc lớp nhà văn, nhà báo "tiền chiến", trong hơn chục năm gần đây tương đối khét tiếng vì những "hồi tưởng" của ông về nhiều văn nghệ sĩ tiền chiến. Dường như ông quen tất cả bọn họ nên ông viết vanh vách như thật. Ông Giao từng bị nhiều người phản ứng khi ông kể câu chuyện nhà văn Nam Cao ăn cắp gà của hàng xóm để đãi nhóm bạn bè thân, trong đó có ông và bộ ba "Tam anh" (dịp ấy, bà Nam Cao cũng lên tiếng phản đối). Lần này, ông Giao cho biết bài thơ "Tống biệt hành" là "tâm sự" của Thâm Tâm trong bữa rượu ở nhà Lê Văn Trương nhằm chia tay một anh Viễn nào đó, khi anh này đi xa.

 

Xin đừng ai cười nhé, theo lời của ông Giao, anh Viễn vốn là "một tay đồ tể khét tiếng ở lò sát sinh Lò Đúc". Tuy nhiên, bù lại, được cái anh này "rất yêu mến, hiểu biết về văn học, hào hiệp như một hảo hán thời Đông Chu liệt quốc". Và "Thâm Tâm ứng khẩu đọc bài thơ ấy trên chum rượu bên hồ"...

 

Hai trích đoạn của bài viết nói trên cho chúng ta biết có hai người diện tình nghi đặc biệt là người "ly khách", nhân vật chính trong Tống biệt hành. Người thứ nhất chúng tôi thẳng tay loại khỏi diện nghi vấn, khi đọc qua lý lịch trích ngang của ông ta trong bài viết. Người còn lại có tên là Viễn, làm nghề đồ tể mổ bò, trâu, heo như bài viết cho biết chính là nhân vật "ly khách" trong Tống biệt hành!

 

Viễn là xa xôi, là đi xa, bỏ đi xa, hoặc viễn là viễn ly 遠離: chia lìa, xa cách nhau. Chữ Viễn gồm bộ Sước và chữ Viên nhập lại. Sước là chợt đi, chợt dừng. Chữ Sước nếu viết ghép chung với các chữ khác thì thế này . Còn chữ viên là chiếc áo dài lê thê, lượt thượt. Nhưng chúng ta hiểu chi chữ viên nhất tự, đồng âm, đa nghĩa này, đây mới là chữ mà tác giả Tống biệt hành sử dụng để viết, tạo ra các câu hư hư thực thực, mang tính ma quái trong bài thơ. Chữ này đây . Viên là người, kẻ, gã, từ chỉ ngôi thứ nhất đại danh từ. Chính chữ viên /người, kẻ, gã này đã được Thâm Tâm chuyển, viết ra câu đầu tiên khổ đầu bài thơ và câu đầu của khổ cuối:

 

Đưa người ta không đưa qua sông...

 

và:

 

Người đi? Ừ nhỉ người đi thực...

 

Chữ viên thêm nghĩa là vin, vịn, dựa theo, y theo. Ở đây, thời ấy Thâm Tâm đã dựa theo, vin theo điển tích Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng của câu chuyện lịch sử Trung Hoa xa xưa để viết ra bốn câu khổ đầu trong Tống biệt hành mà chúng ta đọc quá nhiều rồi, nhất các thầy cô giáo và học sinh các cấp trung học:

 

Đưa người ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng.
Bóng chiểu không thắm không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong...

 

Tóm lại. Thay vì đưa tên người bạn, người sắp lên đường đi xa vào trong bài thơ, có thể vì nhiều lý do bất tiện nào đó, thì tác giả Tống biệt hành chọn đưa hai chữ "ly khách". Hai chữ "ly khách" này chúng tôi đã giải thích ở trên. Ngang đây, một lần nữa, xin vắn tắt hai chữ này lại để người đọc dễ nắm bắt nghĩa chính của nó hơn. Ly , là chia lìa, rời xa nơi đang sinh sống. Khách có nghĩa là dùng tay nắm lấy, cầm lấy vật gì để chặn lại, ngăn lại, không cho chạy thoát, như khi người đồ tể đè con vật để cắt tiết, mổ bụng, xả lấy thịt. Khách còn đọc là cách. Cách là da thú đã cạo sạch lông. Cách cũng là bộ xương loài cầm thú. Lại cách cũng có nghĩa là ngăn cách, ngăn ra, trường hợp khi hai bên không thông được với nhau thì gọi là cách, như hoành cách mô, cơ hoành, là màng ngực ở giữa ngăn cách phần trên ngực, phần bụng dưới con người vậy. Hoặc cách là cánh tay. Hay cách là mạng sườn, phần dưới nách, và chi xương đùi sau của loài thú bốn chân. Cách thêm nghĩa là da thú đã cạo sạch lông. Cách cũng đọc là khách, là các. Các là mỗi một, chỉ cho sự phân chia riêng biệt từng cái, mỗi cái, như khi mổ bụng con vật, moi lấy ra từng bộ phận bên trong, gồm tim, gan, mật, phổi, bao tử, ruột già, ruột non, lá lách để ra riêng biệt. Vậy "khách" ở đây là chỉ cho người làm nghề mổ trâu bò, dân gian gọi là đồ tể.

 

Ly khách, ly khách! Con đường nhỏ...

 

con đường nhỏ chính là đường dao rạch giữa bụng con thú, cắt dọc cơ hoành của nó bởi cánh tay của người "khách" tên Viễn của Thâm Tâm chớ không gì cả. Đó là chưa nói, chữ "chí " của "Chí nhớn chưa về bàn tay không" có nghĩa là cắm dao, đâm dao vào mình con vật. Chí  cũng là tới, đến, và "chí " còn đọc là thật, thực: người đi, ừ nhỉ người đi thực. Chí thêm nghĩa là thái thịt, cắt thịt con vật ra từng miếng lớn.

 

"Xin đừng ai cười nhé, theo lời của ông Giao, anh Viễn vốn là một tay đồ tể khét tiếng ở lò sát sinh Lò Đúc. Tuy nhiên, bù lại, được cái anh này rất yêu mến, hiểu biết về văn học, hào hiệp như một hảo hán thời Đông Chu liệt quốc".

 

Giá trị đích thực của Tống biệt hành
Từ khi Tống biệt hành xuất hiện cho đến nay, người ta đã xếp nó vào một trong những bài thơ hay nhất kỷ 20. Bài thơ này sau đó đã được đưa vào giảng dạy cho học sinh trung học phổ thông. Thiết nghĩ, việc đó cũng không có gì sai trái. Nhưng có điều, tạm nêu lên câu hỏi, nhận xét như sau. Nếu người tên Viễn, bạn của Thâm Tâm, mà chúng tôi phân giải từ hai chữ "ly khách" sau cuộc đi đó mà đi luôn, không bao giờ quay trở lại cố hương một lần nào nữa. Thì bài thơ này là bài thơ có giá trị tuyệt đối. Khỏi phải bàn cãi. Chúng ta sẽ không đề cập đến khía cạnh khác, nếu có, mà chúng ta chỉ nhắm vào ý nghĩa từng câu, chữ, là những cái hay, đẹp của bài thơ. Còn nếu như người "khách" tên Viễn, bạn nhà thơ, không biết vì lý do gì đó, sau đó bất chợt quay về lại cố hương. Thì rõ ràng bài thơ bây giờ không còn giá trị gì nữa cả. Nói như vậy bởi khổ đầu, cả tựa đề, tác giả đã lấy tích cuộc ra đi không quay về, một lần đi, của tráng sĩ Kinh Kha là đầu mối, chủ ngữ dẫn chuyện cho bài thơ. Vì thế, nếu người bạn tên Viễn của Thâm Tâm sau đó quay về lại quê hương thì bài thơ này, trước hết, chính hai người trong cuộc là Thâm Tâm và người ra đi tự họ đã cảm thấy rất bất ổn, nó sẽ không còn có chút giá trị cỏn con gì nữa. Bởi điển tích cuộc ra đi của Kinh Kha vẫn còn sờ sờ ra đó trong lịch sử, nhất nó vẫn còn đó ở bốn câu khổ đầu bài thơ mà.

 

Do đó, nói thế này, bài thơ này làm ra chỉ để đọc nghe cho vui tai vui miệng lúc trà dư tửu hậu, khi chếnh choáng cơn men của những người trong hội tao đàn đây kia là được, là tốt hơn hết. Chớ bài thơ này mà đưa vào giảng dạy trong nhà trường cho học sinh các cấp là điều rất tai hại, vô cùng sai lầm. Đưa vào giảng dạy cho học sinh phải là những bài thơ nếu thật là phải thật 100/100. Còn không, là những bài thơ dạng hư cấu, tưởng ra viết. Chớ bài thơ thế này với câu chuyện lịch sử có thật và người "khách" tên Viễn mà chúng tôi giải thích ngữ nghĩa từ hai chữ "ly khách" thật ra là hai cực có/không, giả/thật chống đối nhau đến vô cùng, cực kỳ bởi khổ đầu và khổ cuối của nó. Đoạn giữa chúng tôi không quan tâm. Phải không các bạn?

 

Cái chết của Phi Nhung  
Như chúng ta đã biết, sau một tháng chữa trị nhưng không qua khỏi, cuối cùng ca sĩ Phi Nhung đã ra đi vào trưa ngày 28 tháng 9 năm 2021 vừa rồi, lúc 12h tại bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn. Phi Nhung là người gốc Việt, sinh tại Pleiku-Gia Lai, qua Mỹ định cư đâu từ thập niên 80. Từ những năm 2005 cho đến nay cô về Việt Nam hoạt động liên tục, trên lĩnh vực ca hát chuyên nghiệp. Cô còn nhận nuôi các trẻ em mồ côi không cha mẹ lên gần hai mươi mấy em, ngoài công tác từ thiện tự giác thường xuyên, tự bỏ tiền túi ra mua lương thực, thực phẩm giúp đỡ cho những người khốn khó tại Sài Gòn và các vùng miền. Phi Nhung còn mở quán chay, bán những thức ăn, món uống trong sạch, thanh tịnh, không có sự sống khổ đau chúng sanh trong ấy cho mọi người đến thưởng thức, trà đạo sau những giây phút mệt mỏi, căng thẳng vì công ăn việc làm, vì sinh kế, vvv...

người

Trong đợt dịch tấn công tới tấp, ào ạt thành phố mang tên Bác vừa rồi từ 30 tháng 04, vắt sang tháng 5 cho đến nay, Phi Nhung chẳng may kẹt lại trong ổ dịch, không làm sao vùng vẫy, thoát ra cách nào. Nhưng sao lại kẹt, và sao lại tìm cách vùng vẫy thoát ra? Trong khi Phi Nhung đã cầm chếc vé máy bay sẵn trong tay từ hôm tháng 7 kia mà? Với bất cứ một người nào, từ dân thường cho đến cán bộ, cả các y bác sĩ, nhân viên y tế, có thể nói, một khi họ đã nắm sẵn trong tay những điều kiện vô cùng thuận lợi như thế để cấp tốc, gấp rút nhẹ nhõm thở phào sãi nhanh bước chân ra phi trường, ngồi lên máy bay, bay khỏi địa giới nguy hiểm, nơi sống và chết cận kề, chỉ trong đường tơ kẽ tóc do dịch nhiễm Vũ Hán gây ra cho người dân vùng dịch, cho Việt Nam từ cuối năm 2019 đến nay. Thế mà Phi Nhung cắc cớ làm ngược lại, quyết ở lại vùng dịch làm công tác thiện nguyện tự giác, tiếp tục xuất tiền của mua lương thực, thực phẩm mang tận tay, đến tận nơi mục sở thị giúp cho người dân hiện trong tình trạng sống lay lắt, thiếu thốn mọi bề trong thời gian thành phố đang thực hiện lệnh giãn cách tối đa. Hãy nghe Phi Nhung tâm sự khi có người hỏi nguyên nhân vì sao cô ở lại:

 

"Thành phố đang tổn thương như thế này, nhiều người còn khổ vì dịch, mình ở lại có khi lại có ích. Khi mọi thứ ổn hơn, mình đi đâu cũng không áy náy".

 

Dám nghĩ, dám nói thế này, ngoài lòng can đảm có thừa, thì quả thật, lòng thương người của Phi Nhung đã quá lớn, lớn vô cùng! Biết tìm đâu trong đám nhân quần chộn rộn, nhộn nhịp mãi lo ăn uống, vui chơi, bo bo từng đồng xu cắc bạc, tham sinh húy tử kia người có lòng thương người hơn thương mình, sẵn sàng hy sinh mình vì cuộc sống ấm êm, hạnh phúc của nhân dân như của cô gái này được? Thử hỏi. Ngày xưa, khi chấp nhận lời đề nghị của Thái tử Đan, lên đường hành thích Tần Doanh Chính, ngoài sự can đan đảm, lầm lì vốn có, thử hỏi nếu Kinh Kha không có lòng thương người, sẵn sàng quên mình, chấp nhận hy sinh vì đại cuộc. Thì làm sao Kinh Kha có thể nhận lời thỉnh cầu của Thái tử Đan, khoát tay ra đi, băng mình vào sương gió, xem cái chết nhẹ tựa chiếc lông hồng như thế?

 

Nghe nói Phi Nhung còn nói với vị thầy trụ trì chùa Giác Ngộ khi thầy hỏi sao con không đi chích ngừa dịch. Phi Nhung nói hãy để những mũi chích đó dành cho người dân thầy ạ. Mai mốt về bên kia con chích cũng chưa muộn. Nói đi nói lại cũng do từ lòng thương người quá lớn nên từ đó mới có kiểu nói lạ đời của cô gái phố núi mù sương. Còn một chút gì để nhớ để thương.

 

Phi Nhung ra đi nay là đã 9 ngày. Hiện tại, thi hài của Phi Nhung đang quàng tại chỗ, có thể ở nhà xác bệnh viện Chợ Rẫy. Nghe nói người ta đã đang cố gắng làm mọi thủ tục để đưa thi hài Phi Nhung về Mỹ theo nguyện vọng của gia đình, nhất của cô con gái tên là Wendy. Đặt giả sử, nếu phía bên Mỹ không chấp nhận yêu cầu của gia đình do người chết là nạn nhân dịch nhiễm. Thì có thể thi hài của Phi Nhung sẽ được tiến hành hỏa thiêu tại Sài Gòn, lấy tro cốt, sau đó đưa về Mỹ.

người

Giả sử tiếp, nếu chuyện này xảy ra, theo chúng tôi, đó là việc làm rất sai, khi cho hỏa thiêu thi hài Phi Nhung. Tại sao chính quyền Việt Nam, chính quyền thành phố mang tên Bác không giữ lại thi hài Phi Nhung nguyên vẹn, bằng cách cho an táng, chôn tại nghĩa trang nào đó ở Sài Gòn. Một người chết mà mang đi hỏa thiêu là việc làm sai, không đúng với luật nhân quả âm dương, thay vì thi hài phải mang đi chôn táng. Chúng ta không phủ nhận giải pháp, hiện nay đất để lập nghĩa trang chôn người chết đã không còn nhiều như thời trước đây. Vì thế, vài mươi năm nay, người chết hầu hết đều được đưa đi hỏa thiêu, lấy tro cốt mang về thờ, có khi hài cốt được gởi vô chùa nào đó để thờ phượng cũng có.

 

Với tình hình hiện nay, nếu chính quyền Sài Gòn quan niệm, do Phi Nhung là nạn nhân dịch nhiễm lây lan, vì thế, thi hài Phi Nhung phải được hỏa thiêu đúng như mệnh lệnh, chính sách của nhà nước, chính quyền Việt Nam thực hiện hai năm nay với những người chết vì dịch. Tại sao chúng ta không nghĩ ngược lại. Trong cả ngàn người chết vì dịch kia, thì ít nhất mình cũng nên du di, nới lỏng, mở trói mệnh lệnh, chính sách, cho an táng, chôn cất thi hài cô gái có tâm lượng thương người hơn thương thân, dám chấp nhận quên mình, hy sinh quyền lợi cá nhân vì hạnh phúc, sự ấm êm, ổn yên của nhân dân với câu nói bất tử, sẽ được người dân muôn đời ghi nhớ, tôn thờ, kính ngưỡng:

 

"Thành phố đang tổn thương như thế này, nhiều người còn khổ vì dịch, mình ở lại có khi lại có ích. Khi mọi thứ ổn hơn, mình đi đâu cũng không áy náy".

 

và:

    

"Hãy để những mũi chích đó dành cho người dân thầy ạ. Mai mốt về bên kia con chích cũng chưa muộn".

người

Người đi? Ừ nhỉ người đi thực
Nếu chính quyền Việt Nam, nhất giới cán bộ, chính quyền Sài Gòn quyết định cho tiến hành hỏa thiêu thi hài Phi Nhung theo đúng chính sách, mệnh lệnh áp sử dụng từ lâu nay đối với người chết do dịch nhiễm gây ra. Thì rõ ràng, việc làm ấy cũng không khác gì việc làm của Tần vương và quan quân hăng tiết dưới trướng thời phong kiến xa xưa sau khi đã cho băm, bằm, chặt thi hài thích khách Kinh Kha ra nhiều khúc, nhiều đoạn rồi mang đi thủ tiêu, yểm ly mất dạng. Khiến từ đó không ai còn biết tìm đâu ra nắm tro tàn cáu cặn của một tráng sĩ mình đồng gan sắt, coi cái chết nhẹ tựa chiếc lông hồng, dám băng mình vào sương gió trong một không gian lạnh lẽo u buồn làm tái tê, chết đứng tại chỗ tâm hồn những kẻ tiễn đưa bên bờ sông Dịch một buổi chiều của câu chuyện lịch sử xa xưa được chắp nối qua ngòi bút nhà thơ tài hoa nước Việt với bốn câu khổ đầu từng gây chấn động thi đàn xứ Bắc:

 

Đưa người ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng.
Bóng chiều không thắm không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong...

Đưa người đưa chả qua sông,
Ồ, sao iếng sóng ầm vang trong lòng.
Bóng chiều cũng chả vọt vàng,
Ồ, sao trong mắt hoàng hôn trong đầy...

Tóm lại. Với gần 20 năm về nước hoạt động để có điều kiện làm công tác thiện nguyện, giúp đỡ cho nhân dân khốn khó, thiếu thốn các vùng miền, cùng đứng ra cưu mang, nuôi dưỡng hai mươi mấy em bé mồ côi, không nơi nương tựa như thế. Nhất dám xông mình vào dịch nhiễm, giúp đỡ mọi người lúc đang oằn mình, thiếu thốn mọi bề, cấm túc tại chỗ để thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Thì Phi Nhung cần phải được chính quyền từ địa phương đến trung ương quan tâm, chiếu cố, dành cho cô một đặc ân ngoại lệ. Thi hài Phi Nhung sẽ được giữ lại, được chôn táng trong một nghĩa trang nào đó, hoặc trong một ngôi chùa nào đó ở Sài Gòn-Việt Nam. Để cho nhân dân, những người từng được Phi Nhung giúp đỡ, cưu mang hoặc những người yêu thích tiếng hát chân chất, ngọt ngào, chan chứa, đậm đà tình quê hương, đất nước của cô tìm đến viếng thăm, chắp tay, cúi đầu tỏ lòng biết ơn con người đã vì sự ấm êm, hạnh phúc của xã hội mà quên thân, chấp nhận hy sinh tất cả. Từ tiền của, vật chất, gia đình và tính mạng cao quý, không tìm đâu ra và không gì bù đắp nổi của mình.

 
Tóm tiếp. Phi Nhung không phải là một thích khách, mang đao kiếm cung tên đi giết, đi hành thích một ai cả như tráng sĩ Kinh Kha thời xưa. Mà Phi Nhung chính là hiện thân của một thiên thần, một vị bồ tát đầy lòng nhân hậu, từ bi bác ái, vị tha xuất hiện trong cuộc đời, đến nước Việt giúp đỡ mọi người trong cơn bĩ cực, khốn khó, cùng quẫn. Xong, Phi Nhung mỉm cười, phủi tay ra đi. Vì, thế, việc đem thi hài Phi Nhung đi hỏa thiêu là việc làm phi đạo đức, độc ác, không thể chấp nhận dưới bất cứ hình thức nào.

Ôi! Buồn thay và lành thay!

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang