Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

BẤY LÂU ĐÁY BỂ MÒ KIM...

BẤY LÂU ĐÁY BỂ MÒ KIM...

Sống trong đời, con người học tập và thu gom, gặt hái được rất nhiều hiểu biết. Rồi từ đó cho đến cuối cuộc đời, tổng kết lại con người thu thập cả một trời hiểu biết. Có thể nói những hiểu biết đó hầu như đã được tất cả mọi con người mặc định, ghi nhớ dài lâu. Và có rất nhiều trường hợp, những hiểu biết, ghi nhớ đó đã trở thành một truyền thuyết, truyền thống, nói đúng hơn, gần hơn, đó là những thành kiến, định kiến lâu đời, lâu kiếp, không dễ gì nhạt nhòa trong tư tưởng, trí óc của con người, của nhân loại.

 

Nhưng xét ra, có những hiểu biết, tức những thành kiến, định kiến chỉ kéo dài với thời gian khoảng 1 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm, 5 năm, 10 năm, và có thể lâu hơn chút đỉnh rồi sau đó nó sẽ tự sụp đổ, tự đào thải ra khỏi hệ thống tư duy, não bộ của con người. Tại sao lại có trường hợp này? Chuyện này không khó hiểu. Đó là do chúng ta không biết cách xúc chạm, hay cũng có thể nói cách xúc chạm, tức cách xử lý một văn bản của chúng ta quá hấp tấp, vội vã, quơ quào, mang nặng tính áp đặt và buộc trói, ra lệnh ở trong ấy.

 

Chỉ đến khi trôi qua một quãng thời gian ngắn dài, hay chỉ đến lúc đi ra thực tế tại hiện trường thì những mặc định, sai trái, ra lệnh kia sẽ bị quật ngã, sụp đổ do những xúc chạm từ rất nhiều hướng xâm nhập, tấn công dồn dập từ chập chùng đến chập chùng vào bạn. Hay do chính sự kinh nghiệm, từng trải sương gió của chính bạn khi đi qua trên mỗi đoạn đường với lắm nỗi buồn vui, vinh nhục, đúng sai đã từng cho bạn biết thế nào là sự thật, chân lý, bởi đời sống và thế giới này không phải chỉ dành riêng hay chỉ có mỗi mình bạn.

 

Tuy thế, cũng vẫn có những sai trái, mặc định, ghi nhớ vẫn còn tồn tại rất lâu trong hệ thống tư duy của chính bạn, cả mọi người, thậm chí của cả một xã hội, dân tộc và đất nước. Và chính sự tồn tại vô lý không tưởng đó đã cản trở rất nhiều cho sự cải cách, tiến hóa chung riêng cho cá nhân và xã hội, nói rộng hơn là cả nhân loại trong quá trình hội nhập, vươn tới đỉnh cao của văn minh, nhất vẫn là lĩnh vực đạo đức.

 

Sau đây, là những chứng minh về sự sai lệch đã từng xuất hiện, ngự trị trong văn sử học, cả Phật giáo, nhưng rất lạ là không một ai ở trong những bộ môn này phát hiện ra những sai lệch, vô lý của nó.

 

Cũng xin nhắc lại truyện Kiều chúng tôi nói đã rất nhiều qua nhiều bài viết rồi rằng tác phẩm này là của Nguyễn Du Thanh Tâm Tài Nhân, không phải của một Thanh Tâm Tài Nhân nào ở tuốt bên kia màn sương cả. Nhưng tại sao khi đọc qua những bài viết đánh động của chúng tôi mọi người lại cứ trơ trơ, bất động như thế?

 

Họ chủ trương ba không: không thấy, không nghe, không biết chăng?

 

Trong Kiều, từ câu 19 đến câu 22 là những câu Nguyễn Du tả về nét đẹp và nhân tướng Thúy Vân như sau:

 

...Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nết người đảm đang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da...

 

Câu 19 Nguyễn Du cho mọi người biết vợ của mình, tức Thúy Vân là một người phụ nữ rất đặc biệt và khác thường, không như những cô gái đồng trang lứa thời ấy. Kể cả thời văn minh hiện đại hôm nay cũng chả có một cô gái nào hơn được Thúy Vân về rất nhiều phương diện. Chỉ xin các bạn đừng đem những người mẫu hay các hoa hậu nổi tiếng trong vài thập niên gần đây của Việt Nam ra để so sánh với hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân này nhé! 

 

Nhưng để biết được Thúy Vân là một người như thế nào, tức công dung ngôn hạnh ra làm sao thì chúng ta cần phải đọc tiếp tục và tiếp tục các câu miêu tả của người trong cuộc là Nguyễn Du. 

 

Câu thứ 19 như đã nói Nguyễn Du đã cho lịch sử biết rõ vợ của mình là một người hết sức đặc biệt, tức Thúy Vân là người có một nhân cách khác thường, không như những đồng trang lứa vào lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ thuộc hậu bán kỷ 18, thời điểm xuất hiện phong trào cách mạng Tây Sơn, đồng thời cũng là thời điểm chấm dứt thời đại leo lét như ngọn đèn cạn dầu sắp tắt của triều Lê phủ Chúa. Từ đó đã bắt đầu một cuộc chuyển giao không tưởng từ chế độ phong kiến sang chế độ dân chủ. Và kéo dài cho đến hôm nay với một kết cục như chúng ta đang thấy đây.

 

Vậy cái khác vời, tức sự khác biệt, hơn người của Thúy Vân là như thế nào? Cái khác biệt đó chính là khuôn mặt của Thúy Vân. Nói gì thì nói, luận gì thì luận, chỉ có hay chính gương mặt với những nét biểu cảm đặc trưng của mỗi con người sẽ cho tất cả mọi người biết rõ rằng người đang đối diện mình thuộc hạng người nào trong xã hội. Thiện lành, điêu ngoa, gian dối, xiểm nịnh, trung trực, lười biếng, siêng năng cùng thông minh, tăm tối, vv... Nhất nhất như đều thể hiện ra trên khuôn mặt của mỗi cá nhân hết thảy mà không một ai có thể tìm cách che đậy, sửa đổi, cả xuyên tạc cho nổi. Cho dù đám Ma y thần tướng hay Quỷ cốc tiên sinh luôn luôn tìm mọi cách khai thác những điểm đặc biệt khác trên cơ thể con người để bù trừ lại những thiếu sót trên khuôn mặt của mỗi thân chủ hòng dễ móc hầu bao của họ.

tượng

 

Bốn chữ đầu câu 19 là Khuôn trăng đầy đặn... Khuôn trăng là khuôn mặt. Còn đầy đặn ở đây là chỉ chung cho tất cả những giác quan khác nằm trên mặt như lông mày, con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, cằm cùng sơn căn, pháp lệnh, thái dương, nhân trung, ấn đường, vv... Nói chung tất cả những gì cần phải thể hiện, cần phải biểu cảm của từng đường nét trên một khuôn mặt để từ đó có thể mỗi khi nhìn vào là ai ai cũng phải xác nhận đây là khuôn mặt của một con người đạo đức, thùy mị, thủy chung, biết kính trên nhường dưới, biết chia sẻ ngọt bùi, nhất sự thông minh cần phải có. Thì Thúy Vân hầu như có đầy đủ tất cả mọi yếu tố, điều kiện của những yêu cầu trắc nghiệm, thử thách, quan sát, xem xét đó. Chớ không phải khuôn trăng đầy đặn là khuôn mặt tròn như mặt trăng! Chúng ta không được đùa, cần phải hết sức nghiêm túc. Có rất nhiều các học giả, các nhà trí thức khi giảng, luận đến chỗ này thì đều thống nhất, cho rằng khuôn mặt của cô em Thúy Vân tròn trịa hệt như mặt trăng vậy. Giảng, luận Kiều thế này, khi cho khuôn mặt của một con người mà tròn quay như mặt trăng, nhất khi người đó là một cô gái sở hữu một sắc đẹp vào diện nghiêng nước nghiêng thành thì chúng tôi xin phép. Độn thổ biến mất dạng ngay lập tức liền một khi! 

 

Chẳng nói đâu xa. Chính chúng tôi nghe chính miệng thầy Đồng Chơn, trụ trì chùa Bình An ở khu chợ Dinh cũ là một người thông thạo Hán ngữ, từng chịu trách nhiệm giảng dạy Hán ngữ tại Tu viện Nguyên Thiều cho các tăng ni sinh học tập cũng một hai cho rằng. Cô em Thúy Vân mặt tròn như mặt trăng mà lại cho là đẹp, thuộc diện nghiêng nước nghiêng thành thiệt là hết biết!

 

Nói chung là tất cả các nhà học giả, các nhà trí thức xưa nay mỗi khi bình, giảng văn thơ ở đâu thì còn có thể đúng đắn, chính xác, chớ nếu rớ vào truyện Kiều thì hầu như đều nói, đều viết sai bậy, trật đường rầy như nhau hết cả. Như khi họ xúm cho khuôn mặt của cô em Thúy Vân là tròn trịa như mặt trăng rằm 15 hay 16. Đây được xem là những kẻ thần kinh phân liệt. Nếu không thì cũng bị cậu Ba mợ Bảy gì đó nhập vào nên sinh chứng ưa nói bậy, viết bậy lung tung khiến văn học Việt Nam từ đó chỉ tổ làm trò cười cho những người có trí. Và cũng từ đó văn học Việt Nam cứ mãi hụp lặn trong vũng sa lầy, không làm sao ngóc đầu lên cho nổi cách nào được nữa. Cái gì cũng phải có nguyên nhân của nó. Không phải tự nhiên mà ra như thế.

 

"Khuôn trăng đầy đặn" theo chúng tôi chính là để chỉ cho sự hoàn chỉnh, không một chút khiếm khuyết nào của các giác quan trên gương mặt của cô em Thúy Vân, một trong hai người có một sắc đẹp vào diện nghiêng nước nghiêng thành của thời kỳ đó. Chứ "khuôn trăng đầy đặn" không phải khuôn mặt tròn như mặt trăng! Xin các bạn hiểu thật gần lại, đừng nên bay bổng trên chín tầng mây, ra ngoài quỷ đạo, trật tự của hành tinh như thế mà làm gì.

 

Nói đúng hơn, "khuôn trăng đầy đặn" là để chỉ cho gương mặt của một con người phúc hậu, đức hạnh vẹn toàn, vì không một giác quan nào trên khuôn mặt Thúy Vân không cho mọi người biết rõ như vậy mỗi khi đối diện hay tiếp xúc trực tiếp với cô. Riêng bốn chữ sau "nết người đảm đang" là nói vào bên trong. Còn "khuôn trăng đầy đặn" là nói, tả ở bên ngoài.

người

 

Một con người mà có, mà sở hữu được một gương mặt với đầy đủ tất cả mọi chứng minh tốt đẹp, viên mãn và sống động như thế thì tất nhiên. Người đó phải là một người có một tính nết thùy mỵ, dịu dàng, chững chạc và đoan trang hết mực. Tức không còn một chỗ nào để thiên hạ có thể xìa mồm vô phê bình, chê bai gì được nữa. Chúng ta cũng cần phải biết. Đức là những gì tiềm ẩn ở bên trong của mỗi con người. Còn hạnh thì được họ thể hiện ra bên ngoài. Đạo đức khi qua trau dồi, học tập nếu đã được sung mãn, tràn đầy thì sẽ cho ra một nhân tướng, tức sáu căn mắt tai mũi miệng vô cùng đẹp đẽ, xinh xắn mà đã không để mắt đến thì thôi, chứ một khi nhìn vào thì bất cứ ai ai cũng phải chậc lưỡi, nức nở ngợi khen mãi không dứt.

 

"Nết người đảm đang" là đức tính siêng năng, cần mẫn, bao quát mọi công việc nhà từ nấu cơm, chợ búa, quét dọn nhà cửa trước sau, cùng giặt giũ áo quần và thu xếp, chưng bày vật dụng trong nhà ngăn nắp, thứ tự, đâu ra đấy. Nhất chuyện lo lắng từ miếng ăn đến thức uống cho cha mẹ, anh chị em hoặc chồng con rất ư là chu đáo, tử tế, không thiếu sót một điều gì để người thân phải phàn nàn, trách móc. Gia đình nào mà có một người con gái đạo đức, nết na thùy mỵ như thế tái sinh vào thì đó là một gia đình có phước đức đầy đủ từ nhiều đời. Nguyễn Du quả thật có phước lắm mới lấy được một người vợ đạo đức, nết hạnh, ngoài trong vẹn toàn như thế.

 

Nhưng "nết người", tính nết bên trong của Thúy Vân ở đây đã bị đè sửa thành "nét ngài". Và "nét ngài" than ôi, các nhà học giả, trí thức Bắc Nam xưa nay đã xúm đè cứng ngắc cho rằng đó là chỉ cho lông mày của Thúy Vân! Và lại càng lố bịch, lại càng buồn cười hơn nữa khi hai chữ cuối câu là "đảm đang" cũng bị sửa nốt thành hai chữ "nở nang" để cho ăn khớp, có lý, liền mạch với hai chữ "nét ngài" ở trước. Chứ nếu để "nét ngài đảm đang" thì sẽ lòi chành té bứa ra cái ngu dốt, gian lận, tráo trở ngay liền một khi ấy chứ!

 

Ối giời ơi, từ thủa cha sinh mẹ đẻ chúng tôi mới nghe lần đầu tiên có chuyện lông mày của con người mà lại nở nang, bành trướng, to bự ra hệt như con tằm như thế! Nhưng, sự việc không phải dừng tại đó, ở bốn chữ "nét ngài nở nang" là chỉ để dụ cho một con tằm. Đó là khi đám thầy bói mù sờ voi đã xúm cùng nhau hò dô ta anh em ta ơi, đẩy sự việc lên tới đỉnh điểm khi bốn chữ "nét ngài nở nang" chính là để chỉ cho con tằm cái, không phải con tằm đực!

 


Lại cũng có nhà học giả đã khẩn trương mang ra thành ngữ, tục ngữ "nở nang mày mặt" cũng tức là "nét ngài nở nang" để viện dẫn, lý luận, cho rằng đâu phải là nói khuôn mặt bị phù nề, to phình? Mà "nở mày nở mặt" chính là chỉ cho trường hợp rạng rỡ của một gương mặt vì sự hãnh diện nào đó đã tác động lên. Vậy thì, theo nhà học giả, "nét ngài nở nang" cũng chỉ là nét lông mày rạng rỡ, tươi tắn mà thôi.

 

Tóm lại. Nhà học giả cho rằng "nét ngài nở nang" chỉ là, vốn là nét lông mày tươi tắn đó thôi.

 

Thưa các bạn, đây là lối lý luận quàng xiên, quay cuồng trong vô minh mờ mịt, không biết đâu là đường đi lối về bởi một mớ từ ngữ rối rắm, vô nghĩa, trống không, rỗng tuếch do văn bản gốc đã bị xúm đè chỉnh sửa lung tung từ rất nhiều nguồn, nhiều hạng người. Đủ cả. Chúng tôi xin đưa ra những chứng minh cụ thể, rõ ràng và rất dễ hiểu về trường hợp này như sau. Có bao giờ các bạn nghe ai đó nói sao lông mày của em buồn như vậy hay chưa? Hoặc sao lông mày của chị hôm nay lại tươi tắn, rạng rỡ lên khác thường như thế?

 

Nếu có ai bất chợt một hôm chặn đường cà tửng hỏi bạn như vậy thì đây là những người thần kinh mất bình thường rồi. Vậy bạn mau mau kêu xe cấp cứu đưa mấy kẻ tâm thần phân liệt này vào dưỡng trí viện gấp giùm chút. Để đi lang thang ngoài đường, ăn nói cà tửng như vậy nguy hiểm lắm đó!

 

Lông mày hay sơn căn, pháp lệnh, ấn đường, nhân trung, nốt ruồi, vvv... là để biểu thị, xiển dương cho tính cách con người, chớ không phải để nói lên những trạng thái buồn vui, giận hờn, ganh tị. Nhà học giả đã nhầm lẫn giữa tính cách và trạng thái, nhưng cũng có thể nhà học giả muốn đánh lận con đen hòng dễ bề hốt bạc đám độc giả u mê, nhẹ dạ cả tin, ăn rồi chỉ ngồi một cục tại chỗ nhập cái gì, đọc cái gì thì tin cái đó, cho đó là hay, là đúng.

 

Làm gì có chuyện lông mày mà tươi tắn hay rạng rỡ bao giờ? Mà tươi tắn hay rạng rỡ là để chỉ cho gương mặt. Lại "nở nang" ở đây cũng càng không phải là để chỉ cho trường hợp "nở mày nở mặt". Nhà học giả đã bị quẫn trí, rối loạn ngôn ngữ cho nên càng nói, càng viết thì lại càng lâm vào ngõ cụt không một lối thoát. Tội nghiệp.

 

Tóm tiếp. Các nhà học giả, trí thức Bắc Nam xưa nay thường hay có những lối lý luận quàng xiên, kỳ cục hết chỗ nói kể từ khi truyện Kiều xuất hiện. Không biết tình cảnh đây là do truyện Kiều gây ra hay do đầu óc của các nhà trí thức, học giả vốn như thế? Chả biết. Chỉ có thể biết rằng từ khi truyện Kiều xuất hiện thì đám văn học Bắc Nam hữu ý vô tình đã trở thành những kẻ quẫn trí, đầu óc đâm ra ngờ nghệch, mụ mỵ, ba hồi tỉnh bảy khi điên chẳng còn một mống nào cả. Thiệt là hết biết luôn.

 

"Khuôn trăng đầy đặn, nết người đảm đang" là chỉ cho gương mặt phúc hậu với các căn không một chút khiếm khuyết, cùng Công Dung Ngôn Hạnh vẹn toàn thiết tưởng không còn ai có thể mang ra để so sánh cho đặng với người đẹp Thúy Vân này vậy.

 

Câu 21 là câu nói lên sự kế thừa, nối tiếp của nhân quả đúng như lời Đức Phật đã từng xác định qua lý duyên khởi:
Do cái này có nên cái kia có-Do cái này sinh nên cái kia sinh.
Do cái này không có nên cái không có-Do cái này diệt nên cái kia diệt.

 

... Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

 

Câu này đúng ra phải nên đọc, nên hiểu là "Khi cười khi nói đoan trang..." thì mới đúng nghĩa thật sự của nó. Nhưng nếu chỉ hiểu, chỉ đọc đơn giản như vậy thì bạn không thể thấy hết những nhân cách đặc biệt của Thúy Vân. "Hoa cười" là nụ cười Thúy Vân xinh tươi như một đóa hoa. Sống ở đời với rất nhiều xúc chạm, có những con người mà dù thời gian trôi qua đã rất lâu nhưng chúng ta cũng không thể nào quên được họ, bởi chính cái nụ cười đẹp tựa một đóa hoa mà hữu ý vô tình họ đã trao tặng cho ta một lúc nào đó. Chúng tôi, có thể cả bạn, đã từng gặp một vài người có những nụ cười đẹp, xinh tươi như hoa, đáng nhớ như vậy trên bước đường mưu sinh cầu thực xa xưa giờ chỉ còn lại trong dòng hồi tưởng nhạt nhòa, khi được lúc mất.

 

"Ngọc thốt" là dụ cho lời nói mà khi nói, cất lên thì thanh tao, quý báu tựa như châu ngọc, tức lời nói không hàm chứa tính cách tham sân si, hằn học, rủa chửi, đâm thọc, ly gián ở trong ấy. Mà đó là lời nói hàm súc nghĩa yêu thương, sẻ chia ân tình, vỗ về an ủi... Bởi qua câu 20 Nguyễn Du đã cho lịch sử biết quá rõ đặc tướng của vợ mình như thế nào rồi mà? Một khuôn trăng đầy đặn, tức những nét đạo đức, nền tảng công dung ngôn hạnh đầy đủ như vậy của mắt tai mũi miệng thì đâu thể nào Thúy Vân lại có thể nói lên những câu, những lời có thể làm cho người khác phải phiền não, đau khổ, căm hận đến suốt đời phải không?

 

Hai chữ "đoan trang" bạn cần phải hiểu rộng, hiểu sâu hơn nữa. Chứ không được hiểu quá cạn cợt, nông nỗi như các nhà học giả đã từng xúm bình luận Kiều xưa nay. "Đoan trang" là nói, là chỉ cho từng hành động của Thúy Vân qua những lúc đi đứng nằm ngồi, làm việc mà nhất nhất, mỗi mỗi đều ngay thẳng, chính trực, nghiêm túc, có nề nếp, chuẩn mực mặc dù khi chỉ có mỗi một mình, đừng nói lúc tiếp xúc với mọi người. Vì đạo đức, nhân cách cần phải được thực hiện với chính mình trước, sau mới đến với mọi người. Đạo đức, nhân cách chỉ để áp dụng lúc giao tiếp thì đó chỉ là thứ đạo đức, nhân cách giả tạo, che đậy. Loại đạo đức, nhân cách này không đáng để cho chúng ta quan tâm, tìm hiểu.

 

Để làm sáng tỏ bí ẩn lịch sử đối với người vợ mà nhân cách thuộc diện có một không hai này của thi hào Nguyễn Du, thì chúng tôi, kẻ hậu sanh ngày nay chỉ còn, có một giải pháp duy nhất. Bằng mọi cách phải tìm về ngay tại quê hương của cụ mà thôi.

thư

Tài liệu chép tay của ông Nguyễn Đức Minh, cháu nhiều đời và gần nhất của Nguyễn Du

Theo đó, ý khởi niệm mở đường cho nhân quả, vào một sáng, khi còn rất sớm, lúc 5h30 của ngày 11/04/2014 chúng tôi quyết định đi Huế. Thời điểm này chúng tôi đang ở tại Hội An, trong căn nhà vườn bỏ trống số 41 đường Phạm Văn Đồng của ông bà Phùng Nguyên, chủ lò bánh mỳ 304 đường Phan Châu Trinh-Hội An.

 

Chúng tôi nhờ một phật tử, nhà ở số 3 Xuân Diệu chở ra cầu chui Vinahous. Đứng trên đường quốc lộ đón được xe du lịch bốn chỗ chạy Huế. Xe chở ra bỏ ngay tại chợ An Cựu vào lúc 9h. Quá giang được một thầy tu trẻ tuổi chở thẳng về chùa Kim Tiên, hẽm Thích Tịnh Khiết đi vào.

 

Ăn cơm xong, nghĩ đến gần 14h, chúng tôi thu xếp hành trang để lên đường quốc lộ. Ra trước cổng Kim Tiên, quá giang được một thầy trẻ chạy honda ở chùa Từ Hiếu. Qua nói chuyện, thầy đồng ý chở giùm lên đường quốc lộ. Xe chạy lên đường, dốc Minh Mạng, qua lăng vua Khải Định rồi lên ngã ba đi Bắc Nam.

thư

Tài liệu chép tay ông Nguyễn Đức Minh, mặt 2

Tại đây, phải quá giang xe honda đi lên một đoạn nữa, vì đón ở đây không có xe. Đứng tại điểm mới này đón được xe Ford Transit ra đến Quảng Trị. Rồi từ đây đón được xe khách Hà Thi của Đà Nẵng lúc gần 18h. Xe Hà Thi đến thành phố Vinh, bỏ chúng tôi trước siêu thị Big C đường Nguyễn Trải lúc 24h khuya. Chúng tôi mượn điện thoại bảo vệ Big C gọi cho Dư, tài xế xưởng kem Đô Thành chạy xe đến chở về xưởng kem ngủ tạm qua đêm. Chủ xưởng kem Đô Thành với chúng tôi là người quen thân, tên Lê Đằng, gốc ở chợ Phú Tài -cách Quy Nhơn 10km- ra đây lập nghiệp từ thập niên 80. Nay đã chết -2007- chỉ còn vợ và hai con nhỏ ở lại để quản lý xưởng kem và nhà cửa.

 

Sáng hôm sau, ngày 12/04/2014 Dư đến xưởng kem. Sau khi trao đổi, hiểu chuyện, Dư lấy xe tải đông lạnh, loại nhỏ, dùng chở kem giao khách hàng chở chúng tôi qua cầu Bến Thủy, vào địa phận Hà Tĩnh, đến nhà lưu niệm Nguyễn Du ở thôn Hồng Lam, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân.

 

Tại quầy sách nhà lưu niệm Nguyễn Du ở trước cổng, sau khi hỏi thăm các nhân viên bán vé ra vào cổng, chúng tôi được họ chỉ đến ngay bệnh viện của huyện để gặp ông Nguyễn Đức Minh, cháu nhiều đời và cũng là người gần Nguyễn Du nhất hiện nay của giòng tộc Nguyễn Du. Ông Nguyễn Đức Minh đang thời gian trị bệnh nên ở luôn tại bệnh viện. Ông là giáo viên cấp ba, dạy môn văn tại trường THPT huyện Nghi Xuân.

 

Đến bệnh viện, xem đồng hồ đã hơn 9h. Sau khi hỏi thăm các nhân viên y tế, được họ chỉ lên tầng trên, vào khoa y học cổ truyền nhưng không gặp ông Minh. Chúng tôi xuống dưới theo lời chỉ dẫn các bệnh nhân thì gặp ông đang ngồi trên băng ghế bên ngoài sân nói chuyện với các bệnh nhân khác.

thư

Chữ viết của bà vợ ông Nguyễn Đức Minh, cháu nhiều đời thi hào Nguyễn Du

Sau khi trình bày lý do tìm ra Hà Tĩnh để may ra có gặp được ai trong giòng họ để hỏi thăm về tông tích các bà vợ của thi hào Nguyễn Du. Rồi được các nhân viên nhà lưu niệm chỉ đến bệnh viện vì họ biết ông đang trị bệnh ở đây. Biết được lý do chính đáng của chúng tôi, ông Nguyễn Đức Minh hứa sẽ chép tay cho tài liệu từ trong gia phả về các bà vợ cụ Nguyễn Du. Ông hẹn chúng tôi 16h đến tại nhà riêng ở tại chợ Đón, cách nhà lưu niệm khoảng 1km sẽ giao bản chép tay tài liệu.

 

Xong việc tại bệnh viện, Dư đánh xe chở chúng tôi thẳng đến chùa Diên Phúc cách đó khoảng hơn 7km, nơi đang dự định lập Thiền viện của phái Trúc Lâm, gọi là Trúc Lâm Hồng Lĩnh. Sau khi chào hỏi thầy trụ trì và xin nghỉ lại để ăn nhờ bữa trưa. Thầy Trung Huệ, trụ trì chùa hoan hỷ, liền sai đệ tử thu xếp chỗ nghỉ và cơm nước tươm tất cho khách.

 

Đúng 14h Dư đánh xe chở chúng tôi rời khỏi chùa Diên Phúc, về lại Nghệ An, lên núi Phượng Hoàng Trung Đô gần bên cầu Bến Thủy để thăm di tích cố đô Tây Sơn mà hồi giờ chưa có dịp ghé thăm. Vì với thời gian hơn 2 tiếng chờ đợi thì không biết đi đâu và làm gì trên đất Hà Tĩnh xa lạ.

 

Xuống núi, rời khỏi Phượng Hoàng Trung Đô, nơi không có gì, và không còn gì để gọi là di tích một thời của Nhà Tây Sơn, của người anh hùng áo vải vang danh một thủa để qua lại Hà Tĩnh, đến nhà ông Nguyễn Đức Minh ở chợ Đón lấy tài liệu thì đã 16h. Ông Nguyễn Đức Minh về chép tài liệu từ lúc trưa, ăn cơm nhà xong ông lại lên bệnh viện liền sau đó. Chúng tôi chỉ gặp bà vợ của ông, bà giao tài liệu chép tay rồi ngồi nói chuyện với chúng tôi một lúc. Và bà có nhờ chúng tôi về chùa tụng kinh cầu an giùm cho gia đình và các con, nhất cho đứa con trai tên Nguyễn Lê Tuấn Anh thời gian sau này như có biểu hiện tinh thần hơi bất ổn, khó ở. Bà lấy giấy kẻ ngang, chép tên tuổi những người trong gia đình vào đưa chúng tôi.

 

Công việc xong xuôi, Dư chở chúng tôi về nhà chủ xưởng kem ở số 85 Nguyễn Trãi thành phố Vinh nghĩ lại qua đêm. Sáng hôm sau Dư chở chúng tôi ra bến xe Vinh, mua cho một vé xe để về lại Hội An. Xe Thuận Thảo, biển số 00007, xuất bến lúc 8h30 của ngày 13/04/2014. Giá vé 300.000đ.

 

Tài liệu chép tay của ông Nguyễn Đức Minh, cháu gần nhất của thi hào Nguyễn Du rất khó đọc, chúng tôi gõ lại như sau để các bạn dễ đọc hơn:

 

Cụ Nguyễn Du (阮攸).
Tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, húy là Du. Cụ là con thứ bảy của Tể tướng Đại Tư đồ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm.
Sinh giờ Dần ngày 20 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3/1/1766) tại Biệt thự Xuân quận công Nguyễn Nghiễm ở phường Bích Câu, Thăng Long. Tước Thu nhạc bá.
Cụ là con bà Trần Thị Tần, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (Kinh Bắc).
-Năm Quý Mão (1783) thi Hương, đậu Tam trường (19 tuổi).
-Năm Kỷ Dậu (1789) về quê vợ (gần 10 năm).
-1796-1802 về ở ẩn ở quê nhà Tiên Điền, Nghi Xuân-Hà Tĩnh.
-Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) Gia Long triệu ra làm quan, làm tri huyện Thường Tín, Hà Đông.
-Mùa Đông năm Quý Hợi (1803) được Gia Long cử nghênh đón sứ nhà Thanh. Tất cả thư từ nghênh triều đều do cụ soạn ra.
-Mùa Thu Giáp Tý (1804) ông cáo bệnh về quê nhà, được hơn 1 tháng có chỉ gọi vào kinh đô. Mùa Xuân năm Ất Sửu (1805), ông được thăng Đông các Đại học sĩ.
-Mùa Hạ, Kỷ Tỵ (1809) được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
-Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được thăng Cần chánh điện học sĩ, làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm Giáp Tuất thì về nước.
-Mùa Hạ năm Ất Hợi (1815) được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
-Năm Canh Thìn (1820) Minh Mạng năm đầu, ông được phong làm chánh sứ cầu phong sang Trung Quốc, chưa kịp đi thì lâm bệnh mà qua đời, ngày 10/8 âm lịch năm Canh Thìn (16/9/1820) ở kinh đô Huế, hưởng thụ 54 tuổi. Nhà vua rất thương xót, ban cho gấm vóc vàng bạc để làm lễ tang. Thái hậu và Hoàng đệ cùng các quan văn võ triều thần đều đưa lễ phúng điếu và các câu đối viếng (ở khu vực lưu niệm có).
-Vợ chính thức: Họ Đoàn, con gái thứ 6 của Thượng thư Đoàn Nguyễn Thục. Sinh 1 trai.
-Bà kế thất: Họ Võ, sinh 1 trai là Nguyễn Ngũ, một gái là Nguyễn Thị Tiền.
-Bà vợ Thủy, họ Trần, sinh 10 con trai, 6 con gái.

người

Ông Nguyễn Đức Minh, thầy giáo dạy văn cấp III, người cháu gần nhất của thi hào Nguyễn Du

Trong bản tài liệu chép tay này chúng tôi không quan tâm lắm về phần lai lịch thi hào Nguyễn Du, mà chúng tôi chỉ quan tâm đến lai lịch các bà vợ của Nguyễn Du. Bởi lý lịch Nguyễn Du đã được trích đăng trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã quá rõ và đầy đủ lắm rồi. Và đây mới là lý do cần thiết để chúng tôi quyết định lặn lội ra tận Hà Tĩnh, tìm đến làng Nghi Xuân với ước mong sẽ tìm được chút hy vọng gì đó về tông tích người vợ hết sức đặc biệt là em song sinh của Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, người đã được Nguyễn Du mã hóa ra danh từ, tên gọi là Thúy Vân mà thôi.

 

Trong các bà vợ Nguyễn Du, có bà tên Thủy, họ Trần, bà sinh cho Nguyễn Du đến 10 con trai, 6 con gái. Nhưng khi về trong này, đọc lại bản chép tay sinh nghi, chúng tôi điện thoại ra hỏi rõ lại tông tích bà vợ tên Thủy của Nguyễn Du thì ông Nguyễn Đức Minh đính chính lại như sau. Bà có với Nguyễn Du được 7 người con, và quê bà ở Bắc Ninh. Thời gian sau này bà dẫn các con về hết Bắc Ninh, không ở Nghi Xuân -Hà Tĩnh nữa.

 

Như vậy, đọc đến đây, các bạn đã rõ. Bà vợ tên Thủy chỉ có với Nguyễn Du tổng cọng 7 người con nhưng trong tài liệu chép tay ông Nguyễn Đức Minh chẳng hiểu sao lại ghi đến 16 người, gồm 10 con trai, 6 con gái. Lúc chúng tôi ngồi nói chuyện với ông Minh trên ghế đá trước sân bệnh viện huyện, qua mấy lời chào xã giao, chúng tôi đã đề cập thẳng vào câu chuyện. Cụ Nguyễn Du có bà vợ nào quê ở Bắc Ninh hay không? Và có bà nào mang họ Hoàng?

 

Chúng tôi sở dĩ đặt câu hỏi như vậy với ông Nguyễn Đức Minh bởi trên rất nhiều bài viết chúng tôi đã khẳng định chị em sinh đôi Thúy Kiều thật ra là họ Hoàng. Và Thúy Kiều, tức Bắc cung Hoàng hậu, vợ thứ ba của vua Quang Trung là Hoàng Thị Thu Mai, không phải Công Chúa Lê Ngọc Hân, con vua Lê Hiển Tông như lịch sử đã nhầm lẫn.

 

Ông Minh chỉ cho biết. Có một bà quê ở Bắc Ninh, và không có bà nào họ Hoàng cả. Sau đó ông Minh hẹn sẽ về nhà xem lại gia phả cho rõ ràng hơn rồi chép tay ra cho một bản. Lúc đó chúng tôi có xin ông Minh cho mượn tập gia phả ra tiệm photo cho tiện, khỏi mất công ngồi chép rồi mang vô trả lại. Nhưng ông Minh không đồng ý.

 

Đến đây, với những gì được ông Nguyễn Đức Minh, người cháu gần nhất trong giòng họ của thi hào Nguyễn Du vào thời điểm hiện tại cho biết qua cuộc gặp gỡ nói trên. Thì chúng tôi dám xác định 100/100 rằng bà vợ tên Thủy, quê ở Bắc Ninh chính là em của Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai chứ không ai khác vào đây. Và quê của bà là ở Bắc Ninh, đúng như tài liệu chép lại từ gia phả của ông Minh đã cho biết chính xác như vậy. Chỉ có điều bà là họ Hoàng, nhưng gia phả lại ghi là họ Trần. Đây là sự nhầm lẫn, sai sót từ gia phả. Chuyện này vẫn thường hay xảy ra trong công việc ghi chép gia phả, hộ khẩu hoặc thống kê sổ sách, tài chính của các cán bộ nhiều ban ngành xưa nay. Và chuyện sai sót này không có gì đáng quan trọng. Như chuyện bà chỉ có với Nguyễn Du 7 người con nhưng ông Minh đã tăng đột biến lên thành 16 người thì sao?

 

Các bạn có biết, Vân  là mây, nhưng mây lại do nước, là Thủy bốc hơi lên thành mây chứ có gì lạ đâu? Trong truyện Kiều Nguyễn Du sử dụng rất nhiều những mật mã như thế này để ám chỉ vào từng trường hợp, từng con người và từng chữ, từ nào đó chứ không phải chỉ mỗi chữ Vân  này thôi. Chữ Vân  Nôm và Hán đều viết như nhau. Nhưng với tiếng Nôm thì Vân  chưa có nội dung rõ ràng. Vì vậy, trong truyện Kiều có rất nhiều chữ, từ cần phải mượn, phải sử dụng đến tiếng Hán thì ý nghĩa của sự việc, của câu chuyện mới được diễn bày cụ thể, rõ ràng và khúc chiết ra với người đọc. Chúng tôi cũng không biết xưa nay đã từng có ai ngồi xuống thống kê trong truyện Kiều có bao nhiêu chữ thuần Nôm, bao nhiêu chữ thuần Hán hay chưa?

 

Chúng ta cũng nên hiểu thêm cho chỗ này. Trong tiếng Hán, Kiều có nhiều chữ, nhiều cách viết, nhưng riêng chữ Kiều mà Nguyễn Du muốn nói, muốn nhấn mạnh có nghĩa là cải trang, giả dạng. Đó là chữ Kiều  này đây. Đồng ý trong truyện chữ Kiều được viết như thế này . Nôm hay Hán thì chữ Kiều  đều viết như nhau, không khác. Chỉ riêng nghĩa lý thì bên Hán mới giải thích rõ ràng chữ Kiều này  là gì. Như thế, cái gì trội bật hơn cả, tốt đẹp hơn cả thì đó gọi là kiều. Và đó chính là chữ Kiều  như trong truyện (bản cổ nhất 1866) khắc in mà độc giả từng đọc xưa nay vậy.

 

Còn chữ Kiều  mà chúng tôi nói là cải trang, giả dạng thì đó chính là mật mã được Nguyễn Du sử dụng với ngầm ý, mục đích duy nhất. Bật đèn xanh báo cho lịch sử biết rằng người con gái cải trang thành Công chúa Lê Ngọc Hân vào năm Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất chính là Hoàng Thị Thu Mai, người trong mộng đầu đời của Khiêm Trọng Nguyễn Du. Chứ Công chúa Lê Ngọc Hân chả ăn nhập gì đến câu chuyện hai lối mộng này của những người trong cuộc là vua Quang Trung, Nguyễn Du và Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai.

 

Đến đây, các bạn đã hiểu chuyện gì là chuyện gì rồi chứ gì?

 

Nếu chưa, thì xin mời các bạn đọc thêm chỗ này.

 

Câu Kiều 25 "Làn thu thủy, nét xuân sơn" chính là Nguyễn Du cho biết vợ của mình tên gọi là Thu Thủy, nói đầy đủ là Hoàng Thị Thu Thủy. Thúy Kiều là Hoàng Thị Thu Mai. Nếu chịu khó, các bạn sẽ đọc được rất nhiều chữ Mai, chữ Thu mà Nguyễn Du ký thác vào trong rất nhiều câu. Như câu "...Mơ màng phách quế hồn mai" và "...Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng", hoặc "... Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai", hay "...Một trời thu để riêng ai một người" chẳng hạn. Hai chị em sinh đôi. Nhớ nhé!

Bốn Niệm Xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang