Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

CÙNG ĐỌC LẠI TRUYỆN KIỀU ĐỂ XÁC ĐỊNH: CHÁNH CUNG HOÀNG HẬU...

CÙNG ĐỌC LẠI TRUYỆN KIỀU ĐỂ XÁC ĐỊNH: CHÁNH CUNG HOÀNG
HẬU CỦA VUA QUANG TRUNG NGÀY ẤY CHẾT CHÔN Ở ĐÂU?

𝙆𝙝𝙤́𝙖 𝙭𝙪𝙖̂𝙣 Đ𝙤̂̀𝙣𝙜 𝙏𝙪̛𝙤̛́𝙘 𝙘𝙖́𝙤 𝙡𝙖𝙞,
𝙇𝙖́ 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 đ𝘢̃ 𝘳𝘶̣𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘷𝘢̀𝘪 𝙘𝙝𝙞𝙚̂́𝙘 𝙠𝙝𝙤̂...

 

Đây là hai câu 1593-1594 nói về việc ra đi của bà Chánh cung Hoàng hậu, vợ lớn của vua Quang Trung ngày ấy chết chôn ở đâu? Về sau, hai câu ám chỉ bí mật lịch sử vô cùng trọng đại của thi hào đất nước đã bị chỉnh sửa thành hai câu tào lao thiên tướng, hết sức bậy bạ, vô nghĩa, trống không là:

 

𝘛𝘩𝘶́ 𝘲𝘶𝘦̂ 𝘵𝘩𝘶𝘢̂̀𝘯 𝘷𝘶̛𝘰̛̣𝘤* 𝘣𝘦́𝘯 𝘮𝘶̀𝘪,
𝘎𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 đ𝘢̃ 𝘳𝘶̣𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘷𝘢̀𝘪 𝘭𝘢́ 𝘯𝘨𝘰̂...

 

Theo chú thích của cố Giáo sư Nguyễn Thạch Giang trong Truyện Kiều in năm 2011, trang 155, câu 1593 được hiểu như sau: Thuần vược, do chữ thuần lô tức là thuần canh lô khoái: canh rau thuần gỏi cá vược (lô), chỉ phong vị nơi quê nhà. Theo Tấn thư, Trương Hàn giỏi văn chương, tính phóng khoáng, không hay câu nệ nhỏ nhặt. Ông vào đất Lạc, Tề vương Quýnh vời đến cho giữ chức thuộc quan. Bấy giờ Quýnh đương cầm quyền mà ông đã từng nói rằng "Thiên hạ loạn lạc, mối họa chưa định được, phàm người có tên tuổi trong bốn bể cầu được lui về mà hưởng an nhàn là rất khó". Rồi nhân một buổi gió thu bắt đầu thổi mà nhớ canh rau thuần gỏi cá vược (thuần canh lô khoái) ở quê nhà, ông than rằng "Nhân sinh quý đắc thích chí, hà năng ký quan sổ thiên lý dĩ yêu danh tước hồ: đời người ta quý nhất là được điều thích chí, sao có thể chịu trói buộc mình ở ngoài ngàn dặm mà cầu danh, cầu tước!". Đoạn, ông sai người nhà thắng ngựa, chuẩn bị hành lý rồi bỏ quan trở về quê cũ.

 

Đây là câu chuyện được lấy ra, dựa theo hai câu 1593-1594 đã bị chỉnh sửa nói trên. Hai câu sai bậy, trời ơi đất hỡi này chúng tôi chỉnh sửa, phục hồi như đã nói ở trên, câu chuyện đó được thi hào Nguyễn Du lấy từ điển tích có thật, của người Trung Hoa sau đây:

 

Nền Đồng Tước là Đồng Tước Đài 銅雀台, toà lâu đài được xây dựng vào năm Kiến An thứ 15 (210) theo ước vọng của Tào Tháo: Một là thống nhất thiên hạ dựng nên đế nghiệp; hai là "khóa xuân" hai nàng Kiều trong đài Đồng Tước để vui hưởng tuổi già!

 

Hai nàng Kiều ở đây là Đại Kiều 大喬 và Tiểu Kiểu 小喬, hai người đẹp nổi tiếng của đất Giang Đông, con gái của Kiều Công 喬公; Đại Kiều 大喬 là vợ của Tôn Sách, chúa Đông Ngô đã mất. Tiểu Kiều 小喬 là vợ của Chu Du, Đô Đốc của Đông Ngô, đang nắm binh quyền lúc bấy giờ.

 

Khi bình định xong Viên Thiệu ở phương bắc, Tào Tháo thừa thắng kéo hơn tám mươi vạn binh xuôi nam uy hiếp Kinh Châu và Đông Ngô. Lúc bấy giờ Lưu Bị thua ở Tân Dã, chạy về đóng binh ở Giang Hạ. Chúa Kinh Châu là Lưu Biểu lại chết, con là Lưu Tông nghe theo lời phe chủ hàng Thái Mạo đầu hàng Tào Tháo. Lưu Bị vì đã mất đi phần bắc bộ Kinh Châu, đành cố thủ nơi Giang Hạ để chống cự lại quân Tào, rồi phái Khổng Minh Gia Cát Lượng đến Đông Ngô thuyết phục Tôn Quyền cùng liên minh kháng Tào.

 

Lúc bấy giờ Đô Đốc tam quân của Đông Ngô là Chu Du đang còn do dự chưa quyết, nên Khổng Minh mới dùng kế khích tướng, làm như không biết Tiểu Kiều 小喬 là vợ của Chu Du, mới bảo Chu là: "Tào Tháo cho xây Đồng Tước Đài là để khi đánh tan quân Đông Ngô rồi thì bắt hai người đẹp nổi tiếng của Giang Đông là Đại Kiều 大喬 và Tiểu Kiều 小喬 về khóa xuân trong đài Đồng Tước để vui hưởng tuổi già. Nay nếu Đô Đốc sợ hao binh tổn tướng không dám đánh, thì cứ bắt hai nàng Kiều đem dâng cho Tào Tháo. Giang Đông chỉ mất có hai nàng Kiều mà tránh khỏi chiến tranh và chức Đô Đốc của tướng quân cũng sẽ vững như bàn thạch!". Chu Du nghe xong, trong lòng đà nổi giận, nhưng vẫn bình tĩnh hỏi lại rằng: "Có chi làm bằng?".

 

Khổng Minh bèn cười mà đáp: "Có chứ!", bèn đọc lại hai câu trong bài phú Đồng Tước Đài 銅雀台 của Tào Thực (là con trai thứ của Tào Tháo rất giỏi văn thơ) đã làm theo lệnh của Tào Tháo khi Đồng Tước Đài 銅雀台 vừa xây xong là:

 

攬二喬于東南兮
樂朝夕之與共
Lãm nhị Kiều vu đông nam hề,
Lạc triêu tịch chi dữ cộng.

 

Có nghĩa:
Ôm ấp hai nàng Kiều ở phía đông nam nầy,
Cùng nhau mà vui vầy sớm tối.

 

Chu Du nghe xong cả giận, rút gươm chém đứt một gốc bàn, mắng rằng: "Lão tặc Tào Tháo, ta quyết sẽ không đội trời chung với ngươi! Từ rày về sau ai còn bàn việc hàng Tào, thì hãy xem gốc bàn nầy mà làm gương". Khổng Minh làm bộ kinh ngạc hỏi: "Chỉ là 2 nàng Kiều thôi, sao Đô Đốc lại giận dữ thế?". Lỗ Túc đáp rằng: "Tại quân sư không hiểu thôi, Tiểu Kiều 小喬 chính là Đô Đốc phu nhân đó".
(Trích trang Blog của Nhã My/Điển tích văn học: Đồng Tước-Đỗ Chiêu Đức)

 

Thật ra, hai câu thơ trên của Tào Thực chỉ tả, nói về hai cây cầu đông tây nối vào Đài Đồng Tước, đã bị Khổng Minh sửa lại mục đích để khích Chu Du đánh Tào Tháo. Câu chuyện ấy như sau:

 

... Trong một dịp du thuyền trên sông Trường Giang, rượu ngà say, Tháo cao hứng nói:
-Ta năm nay đã 54 tuổi. Nếu chiếm xong Giang Nam, ta cũng được chút vui mừng riêng. Số là trước kia ta có quen thân cụ Kiều công, được biết cụ có 2 cô con gái, đều là trang quốc sắc thiên hương. Không ngờ về sau Tôn Sách và Chu Du cưới mất! Nay ta đã xây đài Đồng Tước trên sông Chương, nếu hạ được Giang Nam, ta sẽ đem hai nàng họ Kiều về đấy ở, để vui thú năm tháng về già. Thế là ta mãn nguyện!

 

Để khích Chu Du là đô đốc Đông Ngô đánh Tào Tháo, Khổng Minh sửa đổi câu thứ 7 của bài phú "Đồng Tước đài" của Tào Thực. Nguyên văn là:


Liên nhị kiều vu đông tây hề,
Nhược trường không chi đế đống.


Nghĩa là:
Bắc hai cầu tây đông nối lại,
Như cầu vồng sáng chói không gian.


Đó là nói: hai bên đài Đồng Tước còn có hai đài phụ là Ngọc Long, Kim Phượng, và có hai cái cầu bắc nối vào đài giữa như hai cầu vồng trên lưng trời. Tào Thực dùng hai chữ "đế đống" (hay "chuế đống") là có ý so sánh đài Đồng Tước với cung A Phòng nhà Tần. Trong bài "A Phòng Cung Phú" của Đỗ Mục đời nhà Đường, có câu: "Trường kiều ngọa ba, vị vân hà long? Phức đạo hành không: bất tễ hà hồng?" (Cầu dài vắt ngang sông: chưa có mây sao có rồng? Hai đường bắc trên không: không phải mưa tạnh, sao có cầu vồng?)


Nhưng Khổng Minh lại đổi ra:
Lãm nhị Kiều ư đông nam hề,
Lạc triêu tịch chi dữ cộng.


Nghĩa là:
Tìm hai Kiều nam phương về sống,
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân
...


Khổng Minh đem chữ "kiều" (cầu) đổi ra chữ "Kiều" (nàng họ Kiều), đổi chữ "Tây" ra chữ "Nam", đổi chữ "liên" ra chữ "lãm"; còn câu sau thì đổi hoàn toàn khác hẳn, để cố ý trỏ vào hai nàng Kiều.


Đem chữ "kiều" đổi ra chữ "Kiều", Khổng Minh chủ ý lừa và chọc tức Chu Du.


Sau Đông Ngô liên minh cùng Tây Thục, nhờ Khổng Minh cầu đông phong, nên Chu Du dùng hỏa công đốt phá binh Tào tại trận Xích Bích. Tháo thua to, mộng chiếm đất Giang Nam để đoạt lấy hai nàng Kiều đẹp hoàn toàn tan vỡ.
(Trích Đồng Tước Đài, Thư viện văn học/https://hongloantq75.violet.vn/entry/dong-tuoc-dai-3775121.html)

 

Khi viết ra hai câu như thế Nguyễn Du dựa vào tích Đài Đồng Tước với hai nàng Đại Kiều 大喬, Tiểu Kiều 小喬 là câu chuyện liên quan đến Tào Tháo, Chu Du và Khổng Minh, thuộc lịch sử Trung Hoa. Còn ở đây, Nguyễn Du lấy câu chuyện trên để ám chỉ cho hai chị em bà Chánh cung họ Phạm ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Hai bà họ Phạm này là con ông Phạm Văn Phước, theo câu chuyện dân làng xã Bình Đào kể lại, cách nay hơn 200 năm, nhân một lần hành quân ra Thuận Hóa, thuyền đi ngang xã Bình Đào thì bị mưa bão, sóng to gió lớn quá nguy hiểm nên Nguyễn Huệ mới cho quan quân tấp thuyền vào bờ, vô nhà dân xin ở nhờ, chờ hết mưa bão đi tiếp. Trong căn nhà xin ngụ tạm đó có hai cô gái, là con ông Phạm Văn Phước như đã nói, Nguyễn Huệ đem lòng yêu thương cô chị. Sau đó, Nguyễn Huệ cưới cô chị. Rồi đưa cô chị ra Phú Xuân sinh sống. Cô em cũng đi theo cùng cô chị ra Phú Xuân. Gia phả họ Phạm ở Xã Bình Đào cho biết hai chị em tên là Phạm Thị Doanh và Phạm Thị Ngọc Dẫy. Cũng theo ghi chép gia phả họ Phạm, người chị là Phạm Thị Ngọc Dẫy sau được phong là Chánh cung Hoàng hậu. Đây là phần ghi chép trong gia phả tộc Phạm ở xã Bình Đào Quảng Nam. Riêng chúng tôi thì căn cứ vào ám chỉ, bật đèn xanh của Nguyễn Du trong truyện Kiều, thì Chánh cung Hoàng hậu là Phạm Thị Doanh, không phải là Phạm Thị Ngọc Dẫy, như các ghi chép lịch sử xưa nay vẫn thường hay sai lạc, lấy việc người này áp vào người kia, ở đây là ghi chép của tộc Phạm ở xã Bình Đào đối với câu chuyện lịch sử nói trên.

 

Hai câu 1593-1594 ở trên như đã nói, cùng với tựa đề bài viết, được thi hào Nguyễn Du cho biết rõ sau khi chết thì bà Chánh cung, vợ lớn của vua Quang Trung chôn ở đâu? Chúng tôi xin giải hai câu này như sau:

 

𝙆𝙝𝙤́𝙖 𝙭𝙪𝙖̂𝙣 Đ𝙤̂̀𝙣𝙜 𝙏𝙪̛𝙤̛́𝙘 𝙘𝙖́𝙤 𝙡𝙖𝙞...

 

"Đ𝙤̂̀𝙣𝙜 𝙏𝙪̛𝙤̛́𝙘" là Nguyễn Du nhắc lại tích chuyện hai chị em Đại Kiều 大喬, Tiểu Kiều 小喬 tại đài Đồng Tước 銅雀. Ở đây, câu chuyện này, là lúc Nguyễn Du liên tưởng quá khứ để ám chỉ vào hiện tại, chuyện hai chị em bà Chánh cung Hoàng hậu là Phạm Thị Doanh và người em Phạm Thị Ngọc Dẫy đi theo phụ giúp cho chị thời gian ra -𝙡𝙖𝙞/đến- Phú Xuân lần đầu tiên. "C𝙖́𝙤" 吿 là nói, bảo cho biết, cho người nghe, đọc hiện đã đang có chuyện gì đó xảy ra. "𝙆𝙝𝙤́𝙖 𝙭𝙪𝙖̂𝙣" là câu chuyện xảy ra vào cuối tiết xuân, tầm tháng Ba âm lịch, tại kinh đô Phú Xuân.

 

𝘓𝘢́ 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 đ𝘢̃ 𝘳𝘶̣𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘷𝘢̀𝘪 𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 𝘬𝘩𝘰̂...

 

Trong câu 1594 có chữ "𝘳𝘶̣𝘯𝘨". "𝘙𝘶̣𝘯𝘨 " tiếng Nôm là rơi rụng, cũng còn đọc, có âm là rùng, vùng. Vùng là vẫy vùng, cũng có âm đọc là vũng. Vũng là vũng nước, vũng tàu, cũng đọc là vịnh, vụng. Vụng là vụng về, vụng còn mở ra âm đọc là phụng. Phụng là chim phượng hoàng. Trong câu 1594 còn có chữ "𝘷𝘢̀𝘯𝘨" mang ẩn nghĩa như sau. "𝘝𝘢̀𝘯𝘨" là một thứ kim loại quý nhất trong loài kim, nên gọi vàng là kim . Ngày xưa cho tiền vàng là có giá trị nhất, nên tiền tệ đều gọi là kim . Tục gọi một lạng bạc là nhất kim 一金. Như vậy, qua cách chơi chữ, mượn chữ này lôi chữ khác ra làm việc, nói chuyện, hết sức đơn giản, chả mấy khó khăn, khó hiểu, chỉ qua vài chữ, Nguyễn Du đã cho lịch sử biết rõ ngày ấy một người vợ của vua Quang Trung chết được chôn táng tại Phú Xuân, núi Kim Phụng. Vậy người chết đó là bà chị hay bà em con nhà họ Phạm? Xin thưa, đó là bà chị, bà Chánh cung Hoàng hậu Phạm Thị Doanh. Đúng như Nguyễn Du cho biết trong Kiều, đoạn đầu, qua các câu cài nén mật mã, đó cũng là người mà Nguyễn Du đặt cho biệt danh là bà Tú Bà, người cai quản Tam cung Lục viện. Chẳng có gì khó hiểu ở đây cả.

 

Cũng trong hai câu 1593-1594 còn có những từ, chữ được Nguyễn Du dùng ẩn giấu, cài nén những bí mật câu chuyện lịch sử từng xảy ra ngày ấy như sau nữa, không phải chỉ bấy nhiêu. Đó là nói cho lịch sử rõ biết tên tuổi, mặt mũi của hai người phụ nữ họ Phạm quê ở xã Bình Đào huyện Thăng Bình Quảng Nam. Chữ "𝘛𝘶̛𝘰̛́𝘤" của Đài "Đ𝘰̂̀𝘯𝘨 𝘛𝘶̛𝘰̛́𝘤 銅雀" còn có nghĩa là chức tước . Tước còn là đoạt mất. Ai đoạt mất của ai cái gì, việc gì? Tước còn có âm là sảo. Sảo đọc là sưu. Sưu mở ra âm đọc là sửu. Sửu là chi thứ hai trong thập nhị chi Tý Sửu Dần Mẹo. Với chi sửu này dùng ám chỉ cho tên tuổi con người được lấy ra từ những cách chuyển âm đọc gọi là giả tá 假借: vay, mượn -tá- những chữ giả mạo -giả- mục đích để lấy ra những chữ thật, muốn nói, dùng chỉ cho người thật việc thật, Nguyễn Du đã cho chúng ta biết đó là tuổi tác của hai chị em bà họ Phạm, một người được triều Tây Sơn sắc phong lên chức -tước- Chánh cung Hoàng hậu sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế từ tháng 9 năm Mậu Thân 1788 tại núi Bân Sơn Phú Xuân, trước khi Ngài kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn Bắc tiến, lên đường ra đánh giặc Thanh hiện đang chiếm đóng kinh thành Thăng Long ngoài kia.

chân dung
Ông Phạm Phú Thành, con cháu bà Chánh cung PTD, người đang giữ bộ gia phả tộc Phạm xã Bình Đào

Chúng ta đọc tiếp những chữ, từ còn ẩn giấu những ý nghĩa bí mật gì đó. "Đ𝙤̂̀𝙣𝙜" ngoài nghĩa liên quan đến câu chuyện lịch sử Trung Hoa, thì "Đ𝙤̂̀𝙣𝙜 " ở đây mang nghĩa cùng nhau, như nhau, tương đồng với nhau. Với chữ "Đ𝙤̂̀𝙣𝙜 " nghĩa cùng nhau, bằng nhau này qua cách chơi chữ, bóng gió chữ nghĩa của tay văn học trứ danh Nguyễn Du, chúng ta được biết hai chị em bà họ Phạm là đồng một tuổi, chi sửu . Như thế, hai chị em bà họ Phạm nếu đồng một tuổi sửu với nhau qua ám chỉ, bật đèn xanh chữ nghĩa của Nguyễn Du, câu 1593, thì rõ ràng hai bà họ Phạm là chị em sinh đôi!

 

Ở chữ "𝙏𝙪̛𝙤̛́𝙘" dùng mở ra các âm đọc là sảo, sưu với nhiều nghĩa khác nhau đã nói, thì sưu còn đọc là liêu. Liêu mở ra âm đọc là doanh. Doanh là tên bà Chánh cung Hoàng hậu họ Phạm: Phạm Thị Doanh.

 

Chữ "𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 " của câu 1594 là danh từ chung, thuộc chữ Nôm, dùng chỉ cho các vật thể khi đứng đơn lẻ hay lúc hoạt động đơn phương, một mình trong một ngữ cảnh nào đó của câu chuyện, như 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘷𝘦̂̀ 𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 𝘣𝘰́𝘯𝘨 𝙩𝙝𝙖̂𝙪 𝘤𝘢𝘯𝘩... (𝘒𝘪𝘦̂̀𝘶), 𝘭𝘢́ 𝘵𝘳𝘦̂𝘯 𝘤𝘢̀𝘯𝘩 𝘵𝘶̛̀𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 𝘤𝘶𝘰̂́𝘯 𝘣𝘢𝘺 𝘹𝘢... (𝘊𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 𝘭𝘢́ 𝘤𝘶𝘰̂́𝘪 𝘤𝘶̀𝘯𝘨/Tuấn Khanh), 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝘪𝘯 𝘨𝘰̂́𝘪 𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝙘𝙤̂𝙞 𝘥𝘢̣̆𝘮 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨... (𝘒𝘪𝘦̂̀𝘶), 𝘵𝘶̛̀𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 𝘭𝘢́ 𝘤𝘶𝘰̂́𝘯 𝘨𝘪𝘰́ 𝘳𝘰̛𝘪 𝘷𝘢̀𝘰 𝘭𝘰̀𝘯𝘨 đ𝘦̂𝘮 𝘵𝘩𝘢̂𝘶... (𝘟𝘪𝘯 𝘵𝘩𝘰̛̀𝘪 𝘨𝘪𝘢𝘯 𝘲𝘶𝘢 𝘮𝘢𝘶/Lam Phương), tuổi già đơn chiếc, vvv... "C𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 " có âm đọc là chỉ. Chỉ mở ra âm đọc khác là giẫy. Giẫy cũng đọc dẫy. Dẫy đọc đủ là Phạm Thị Ngọc Dẫy 范氏玊𧿆, theo như ghi chép gia phả tộc Phạm, ảnh 2, bảy chữ hàng chữ đứng thứ hai, bên phải qua: Hoàng Chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy 皇正后范氏玊𧿆, đọc từ trên xuống, là em sinh đôi của bà chánh cung Hoàng hậu Phạm Thị Doanh 范氏營, người mới vừa chết tại kinh đô Phú Xuân, được triều Tây Sơn, đại diện là vua Quang Trung chôn táng tại núi Kim Phụng đúng như các sách lịch sử ghi chép, ngày nay còn lưu giữ. Có điều, sau khi Nguyễn Ánh vào được Phú Xuân từ năm 1801, rồi tiến tới thống nhất đất nước năm 1802, thì ngôi tháp mộ của bà Chánh cung Hoàng hậu Phạm Thị Doanh đã bị vua quan, binh lính triều Nguyễn tiến hành đào xới, quật phá, hốt hài cốt đổ sông biển hết rồi. Còn gì đâu?

văn thư chữ hán

 

Xin tóm tắt ý nghĩa, nội dung hai câu 1593-1594 lại như sau:

Vào cuối tiết mùa xuân -𝙭𝙪𝙖̂𝙣- năm 1791, tác giả Kiều Nguyễn Du nói -𝙘𝙖́𝙤- cho lịch sử biết bà Chánh cung Hoàng hậu Phạm Thị Doanh -tước, sảo, sưu, liêu, doanh- vợ lớn của vua Quang Trung do đau bịnh nên đã ra đi -𝘓𝘢́ 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 đ𝘢̃ 𝘳𝘶̣𝘯𝘨- chỉ còn lại người em song sinh là bà Phạm Thị Ngọc Dẫy -chiếc, chỉ, giẫy, dẫy-. Hai chị em bà họ Phạm đã đến -𝙡𝙖𝙞- Phú Xuân từ vài năm trước đó, dựa theo ý ám chỉ, bóng gió của câu 1596: "𝘔𝘰̣̂𝘵 𝘮𝘢̀𝘶 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘢́𝘪 𝘮𝘢̂́𝘺 𝘮𝘶̀𝘢 𝘨𝘪𝘰́ 𝘵𝘳𝘢̆𝘯𝘨..."

 

Tóm lại. Hai câu 1593-1594 được Nguyễn Du dùng ám chỉ sự việc ngày ấy Nguyễn Huệ có cưới người vợ quê ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình đưa ra Phú Xuân sinh sống của câu chuyện trong một lần trên đường hành quân ra Thuận Hóa bị mưa bão, thuyền tấp vào cư ngụ nhà ông Phạm Văn Phước, xã Bình Đào. Tại đây, Nguyễn Huệ đem lòng yêu thương người chị, và tiến đến hôn nhân với người con gái này. Người em Phạm Thị Ngọc Dẫy cũng đi theo ra Phú Xuân ở phụ giúp cho người chị. Theo ghi chép lịch sử, vào năm 1791, bà Chánh cung Hoàng hậu bịnh nặng, ra đi trong năm này. Có vài ghi chép có cho biết, Quang Trung Nguyễn Huệ đã vô cùng đau đớn, kêu la thống thiết khi người vợ của mình ra đi sau khi các thầy thuốc đã tìm mọi cách chữa trị nhưng bất lực. Như đoạn trích sau đây nói về cái chết của một người vợ Nguyễn Huệ của các giáo sĩ phương Tây:

 

"Nguyễn Huệ là một người rất tình cảm. Khi bà vợ cũ của ông đau nặng, ông đã không ngại bọn thầy thuốc Tây dương mà đã cho một người vào chữa. Người có tên là Girard. Khi người thầy thuốc vào thì bà đã mất. Girard đã chứng kiến nỗi đau khổ của Nguyễn Huệ "đến cùng cực về việc ông Girard không được mời đến kịp thời". Nhiều tài liệu khác còn cho biết Nguyễn Huệ đau đớn, la hét muốn nổi cơn điên".
(Trích Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương, Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung, trang 208/Nguyễn Đắc Xuân)

 

Năm 2018 chúng tôi có về vùng xã Bình Đào tìm hiểu vụ việc khi nghe ở đây có ngôi mộ đồn là của bà Phạm Đức Bá gì đó. Người dân nơi đây cho đó là mộ của bà Chánh cung Hoàng hậu của vua Quang Trung. Thật ra, ngôi mộ đó -hình ảnh trong bài viết- là anh ruột của hai bà họ Phạm con ông Phạm Văn Phước. Nhân vật này, người chết chôn trong mộ, chính là Giả vương Phạm Công Trị!

mộ người
Ngôi cổ mộ của Giả vương Phạm Công Trị, được ngụy tạo là Phạm Đức Bá . Ảnh chụp năm 2018

Ba chữ Phạm Đức Bá 范惪伯 có ý nghĩa thâm trầm, ẩn khuất như sau. Phạm là họ Phạm. Đức là ám chỉ đức vua, người được thần dân, quan quân kính nể, tôn trọng. Đồng thời, đức cũng để ám chỉ, nói khác đi, là chiết tự của bộ tâm ở dưới và chữ trực ở trên nhập lại ra chữ đức . Tâm nên hiểu là tâm điểm, điểm ở giữa, tâm như vậy cũng tương đương với chữ trung nghĩa ở giữa. Trung nói cho đủ là Quang Trung 光中. Chữ trực có âm đọc là trị. Trị là ám chỉ cho nhân vật giả vương Phạm Công Trị, người từng đóng giả vua Quang Trung qua Tàu chúc thọ vua Càn Long năm Canh Tuất 1790. Chữ Bá là anh cả, anh lớn nhất trong nhà, xưa gọi là bá trọng thúc quý 伯仲叔季, là bốn vị trí anh em trong nhà theo thứ tự: bá, trọng, thúc, quý. Ba chữ Phạm Đức Bá 范惪伯 ý ngầm nói cho lịch sử biết rõ người họ Phạm chết chôn trong ngôi mộ này là anh -anh rể- của vua Quang Trung!

 

Thiết nghĩ, xưa nay trong xã hội không hề có cha mẹ nào sinh con gái lại đặt tên theo giới tính nam cho con như vậy cả: Phạm Đức Bá! 

 

Nhờ phát hiện ra ngôi cổ mộ của người dân xã Bình Đào nói về ngôi mộ tương truyền của bà Chánh cung Phạm Đức Bá 范惪伯 mà chúng tôi biết chính xác 100/100 đó chính là mộ ông Phạm Công Trị, hay Phạm Văn Trị?, nhân vật giả vương từng đóng thế vai trò vua Quang Trung trong nhiều câu chuyện của ngày ấy, không phải chỉ mỗi chuyện qua Tàu chúc thọ vua Càn Long vào năm Canh Tuất 1790. Và cũng nhờ qua phát hiện ngôi cổ mộ này của người dân xã Bình Đào mà họ cho đó là mộ bà Phạm Đức Bá 范惪伯, chúng ta được biết nhân vật Phạm Công Trị, tức Phạm Đức Bá 范惪伯 như đã giải thích, chính là anh cả của hai chị em bà họ Phạm theo như gia phả ghi chép của dòng họ.

 

Đồng thời, nếu không có phát hiện của người dân xã Bình Đào về ngôi cổ mộ trên đồi cát của người chết tên Phạm Đức Bá 范惪伯 đã nói, nhất tập gia phả dòng họ Phạm ghi tên hai người con gái ông Phạm Văn Phước là Phạm Thị Doanh và Phạm Thị Ngọc Dẫy. Thì chúng tôi cũng rất khó xác định bà Phạm Thị Doanh là Chánh cung Hoàng hậu của vua Quang Trung, và người em Phạm Thị Ngọc Dẫy cùng theo chị ra Phú Xuân ngày ấy nếu chỉ dựa vào hai câu 1593-1594 đã giải thích. Bởi tất cả những gì liên quan đến Quang Trung Nguyễn Huệ, đến nhà Tây Sơn sau đó đã bị triều Nguyễn tìm mọi cách thủ tiêu, triệt phá sạch bách, có còn gì nữa đâu để mang ra đối chiếu, so sánh hòng xác định những thông tin được Nguyễn Du cung cấp, cho biết trong Kiều là đúng hay sai, có hay không. Nhưng, cũng may quá! Như đã nói, nhờ dựa vào phát hiện của người dân xã Bình Đào về ngôi cổ mộ trên đồi cát và tập gia phả dòng họ Phạm thì chúng tôi từ đó mới có điều kiện để liên kết, móc nối, tiến tới xác định rằng những gì Nguyễn Du từng ám chỉ, bóng gió, cho biết trong Kiều qua những câu mang tính mật mã chính xác đến độ nào so với sự thật, câu chuyện lịch sử từng xảy ra trước kia tại Phú Xuân. Trong ngành điều tra phá án nếu người ta chỉ dựa, căn cứ vào một hai yếu tố, chi tiết nào đó để đi đến kết luận, chốt vụ việc, thì đôi khi rất nguy hiểm, rất dễ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Như người ta từng một hai chốt, kết, cho Hồ Duy Hải chính là thủ phạm vụ án Bưu cục Cầu Voi đêm Chủ Nhật ngày 13 tháng 8 năm 2008 vậy. Trong khi chứng cứ hiện trường đêm gây ra vụ án so với lịch trình hoạt động của Hồ Duy Hải trong đêm và cả ngày Chủ Nhật 13 ấy là hoàn toàn chả ăn nhập, dính líu gì với nhau, từ thời gian gây án đến các dấu vết còn lưu giữ tại hiện trường. Thế mà người ta vẫn cương quyết, nhốt Hồ Duy Hải từ ấy đến nay là đã 12 năm, chờ ngày đưa ra pháp trường cho bằng được. Chớ người ta không chịu trả tự do cho chàng thanh niên vô tội Hồ Duy Hải. Thế là thế nào?   
***

"...Tương truyền rằng, cách đây hơn 200 năm, một lần trên đường từ Bình Định hành quân ra Phú Xuân (Huế) theo đường thủy, do mưa to gió lớn nên Nguyễn Huệ đã dừng chân lại xã Bình Đào. Tại đây, Nguyễn Huệ đến ở tư gia của một viên quan họ Phạm có 2 người con gái. Một chiều nọ, Nguyễn Huệ gặp cô chị chèo thuyền hái sen trên hồ và đem lòng yêu thương. Sau thời gian lưu lại đây, Nguyễn Huệ đã đưa người chị ra Phú Xuân sinh sống.

 

Do tình cảm hai chị em khắng khít nên người em cũng được Nguyễn Huệ và chị cho đi theo để hầu hạ. Sau một thời gian, người chị mất, người em được triều đình cho về quê và xây dựng một ngôi chùa để thờ chị. Ngôi chùa này chính là chùa Tân Bình, hiện nay vẫn còn ở địa phương. Sau khi mất, người em được chôn gần ngôi chùa. Do mộ người em được xây dựng khá đẹp và được thắp đèn dầu suốt đêm nên dân làng ai cũng biết và gọi đó là mộ bà Phạm Đức Bá.

chùa
Chùa Tân Bình ngày nay, ở xã Bình Đào, gần ngôi mộ Giả vương Phạm Công Trị/Phạm Đức Bá

Lần theo câu chuyện, chúng tôi tìm được ngôi chùa kể trên. Đại đức Thích Viên Chánh, trụ trì chùa xác nhận, trong lịch sử ngôi chùa có ghi rõ, bà Phạm Đức Bá là người sáng lập nên ngôi chùa này. Trước đây, chùa có giữ sắc phong thời Quang Trung ban việc xây dựng chùa và trong chùa có bài vị”Tiền nhân Phạm Đức Bá chi linh vị”, nhưng do chiến tranh tài liệu đã bị thất lạc.

bài vị người chết
Bài vị thờ tại chùa Tân Bình, đọc là Phụng Vị Hương Linh Sáng Lập Tiền Kỷ Phạm Đức Bá Chi Linh Vị

Chúng tôi tìm các vị bô lão ở xã Bình Đào và được nhiều người xác nhận câu chuyện truyền thuyết này là có thật. Nhiều người còn khẳng định, người phụ nữ vợ vua thuộc tộc Phạm ở thôn Tân An. Chúng tôi tiếp tục tìm đến họ tộc này và được các bác Phạm Văn Ngọc (SN 1950), Phạm Văn Lộc (SN 1952) thay mặt họ tộc cho xem những cuốn gia phả quý báu của tộc Phạm...".

(Trích bài viết Cuốn gia phả bí truyền về ngôi mộ trên đồi cát hé lộ giả thiết mới về Chánh cung Hoàng hậu của vua Quang Trung, trên báo phapluatso ra ngày 07 tháng 01 năm 2015)

 

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang