Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

MA TRẬN CHỮ NGHĨA TUYỆT HAY CỦA THIÊN TÀI VĂN HỌC HÃN HỮU NGUYỄN DU

MA TRẬN CHỮ NGHĨA TUYỆT HAY
CỦA THIÊN TÀI VĂN HỌC HÃN HỮU NGUYỄN DU

Như chúng tôi có nói trên bài viết Câu chuyện Thiên Thai hôm ngày 10 tháng 4 vừa rồi rằng hai câu lục bát 57-58:

 

Sè sè bát đất bên đường,
Một vài ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh...

 

được thi hào Khiêm Trọng Nguyễn Du dùng để chỉ, viết ra chữ Hoàng Thảo Nhất Điền Bát 艹一田八 là họ của người đẹp Thúy Kiều Thu Mai, về sau là Bắc cung Hoàng hậu, vợ thứ ba của Hoàng đế Quang Trung. Chuyện này, tích người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Thúy Kiều có tên cúng cơm là Hoàng Thị Thu Mai, về sau được vua Lê Hiển Tông và triều thần quyết định tác hợp, gã cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ vào năm Bính Ngọ 1786 trong lần danh tướng Tây Sơn kéo đội quân thiện chiến tấn công Bắc Hà lần thứ nhất chúng tôi nói cũng đã quá nhiều rồi. Nay khỏi nói lại nữa chi cho rườm rà, dây dưa, lôi thôi.

 

Như vậy, dựa vào những gì chúng ta đã biết, hai câu lục bát 57-58 được Nguyễn Du sử dụng mục đích để chỉ, viết ra chữ Hoàng Thảo Nhất Điền Bát 艹一田八. Đồng thời, hai chữ "nửa vàng" của câu bát 58 "Một vài ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh" cũng còn là mật mã rất đặc biệt, tuyệt hay, nói khác đi, đó cũng là cách để viết ra chữ Miêu với nghĩa ám chỉ vào ngay trong thực tế của hiện trường lịch sử đã đang xảy ra thời điểm đó như sau. Xin mời các bạn đọc qua phần giải thích một trong những cách sử dụng mật mã vô cùng độc đáo, tuyệt vời, thần diệu, bất khả tư nghị, có một không dưới gầm trời của thi hào đất nước của chúng tôi xem sao.

 

Miêu gồm bộ Điền , bộ Thảo nhập lại ra chữ Miêu . Miêu nghĩa là nòi giống, tức ám chỉ, nói về con cháu, hệ truyền thừa. Nòi giống hoặc con cháu truyền thừa, là sự nối tiếp giữa quá khứ, hiện tại ở đây chính là Nguyễn Du đang ám chỉ cho Ngôi Tháp mộ của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai "Sè sè bát đất bên đường..." sau khi chết đã được vua Cảnh Thịnh, là con của Hoàng đế Quang Trung lên nối ngôi vua cha lúc đó đứng ra xây dựng cho Bà vào năm Kỷ Mùi 1799. Hoàng đế Quang Trung băng hà năm Nhâm Tý 1792. Qua năm sau, năm Quý Sửu 1793 Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi vua cha, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Miêu còn có nghĩa là ám chỉ cho giống Miêu, một giống mán mọi thuộc dân tộc thiểu số, ít người. Nói thế này là nói theo ý ám chỉ, bóng gió của Nguyễn Du, bởi dù sao thì nhà Tây Sơn và người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại cũng vẫn là kẻ thù không đội trời chung của Nguyễn Du với mối hận mất nước, nhà tan, sự nghiệp truyền thừa dòng họ bỗng chốc hóa mây khói, đồng thời, Nguyễn Huệ cũng còn là tình địch của Nguyễn Du nữa khi đã ngang nhiên cướp mất người trong mộng đầu đời của mình là người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai. Cho dù cuộc hôn nhân mang tính chính trị ngày đó là sự tác hợp, quyết định của vua Lê Hiển Tông và triều thần khi đánh tráo vai trò, vị trí của Công chúa Lê Ngọc Hân bằng người đẹp Thúy Kiều phía sau tấm màn nhung mục đích chỉ để cầu hòa, gây tình với thế lực khởi nghĩa Tây Sơn đã đang chiếm thế thượng phong trên khắp các mặt trận chính sự suốt từ Nam ra Bắc. Chỉ mãi về sau, khi Quang Trung Nguyễn Huệ đã bất ngờ ra đi, ván bài nhân quả đã sắp đến hồi chung cuộc, tức lúc truyện Kiều Nguyễn Du viết đã gần đến đoạn cuối. Và cũng chỉ đến lúc ấy Nguyễn Du mới dám tỏ bày tấm lòng bộc trực, chân thật của mình ra trên giấy trắng mực đen với lịch sử, với sự đối đãi ân cần, trọng hậu hiền tài của người lãnh đạo Tây Sơn qua các câu mang ý nghĩa nói lên, vạch ra sự dằn vặt, hối tiếc khôn nguôi của một nội tâm chất đầy những kinh nghiệm, lầm lỗi, dở hay, đau thương có, hạnh phúc có, buồn có, vui có với tận cùng mọi lẽ thật hư cuộc đời khi đã xúc chạm trực tiếp, gián tiếp với đủ loại đối tượng, thành phần trên các chặng, đoạn của con đường không có tương lai, không có ngày mai sao cứ trải dài ra thăm thẳm, ngút ngàn ở phía trước mãi như thế?

 

Đêm nay anh ngồi lặng yên nghe tôi kể,
chuyện xưa bao năm lắng trong tim.
Tình mình từ thuở tuổi đôi mươi mà ta chưa biết,
nên bỏ lỡ duyên đời...
(Chuyện chúng mình-Trúc Phương)

 

Thưa các bạn các câu chấm phá, phác thảo, miêu tả, ẩn dụ, tu từ đủ dạng, đủ kiểu bên chao đèn hắt hiu cô độc bóng hình trên từng trang cảo thơm nói lên tâm trạng của Nguyễn Du trong thời điểm khi đã chín mùi kinh nghiệm sống, trường trải sự đời, tình người, thế thái nhân tình, ai bạn ai thù ấy là đây:

 

Chân trời mặt bể lênh đênh,
Nắm xương biết gởi tử sinh chốn nào.
Duyên đâu ai dứt tơ đào,
Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay.
Thân sao thân đến thế này,
Còn ngày nào cũng như ngày ấy thôi.
Đã không biết sống là vui,
Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương.
Một mình cay đắng trăm đường,
Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi.
Mảnh trăng đã gác non đoài,
Một mình luống những đứng ngồi chưa xong,
Triều đâu nổi tiếng đùng đùng,
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường.
Nhớ lời thần mộng rõ ràng,
Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây:
"Đạm Thiên nàng nhé có hay,
Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta".
Dưới đèn sẵn bức (bút?NV), tiên hoa,
Một thiên tuyệt bút gọi là để sau.
Cửa bồng vội mở rèm châu,
Trời cao sông rộng một màu bao la.
Rằng: "Từ (Kỳ?NV) công hậu đãi ta,
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng.
Giết chồng mà (rồi?NV) lại lấy chồng,
Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời.
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông.
Trông vời con nước mênh mông,
Đem mình gieo xuống giữa dòng trường giang.
Thổ quan theo vớt vội vàng,
Thì đà đắm ngọc chìm hương mất rồi.
Thương thay cũng một kiếp người,
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi.
Những là oan khổ lưu ly,
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân.
Mười lăm năm bấy nhiêu lần,
Làm gương cho khách hồng quần thử soi.
Đời người đến thế thì thôi...

 

Xưa và nay, ít người chịu hiểu ra rằng tâm sự của người đẹp Thúy Kiều cũng chính là tâm sự của Nguyễn Du, hay nói khác đi, thế này, những đoạn Nguyễn Du viết, nói về tâm sự Thúy Kiều cũng chính là Nguyễn Du đang nói, viết về mình với mọi nỗi bất lực, cô đơn, không lối thoát bởi sự buộc ràng của nghiệp lực vô hình, của thời cuộc, của con đường không có tương lai, không có ngày mai và cũng chả còn có ai để bầu bạn, tâm tình lúc trái gió trở trời, khi ấm no, đói lạnh. Chính vì thế, sau khi Nguyễn Du đã làm được những gì cần phải làm cho hiện tại, cho người trong mộng đầu đời như chúng tôi từng nói trên các bài viết trước đây. Thì Nguyễn Du lúc bấy giờ liền tìm đến sông Tiền Đường 前堂, ngay tại vị trí mà người xưa đã trầm mình tuẫn tiết, tự vận sau khi bị gã vua tặc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc bức hiếp khi đã cùng đám loạn tướng phục kích đánh bại, hại được chồng của mình là tướng giặc Từ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 năm Nhâm Tý 1792. Nhưng cú nhảy tuyệt mạng, cốt nhấn chìm, để quên đi mọi nỗi đau thương, bất hạnh bất ngờ ập đến với cái chết đứng trơ trơ giữa trời có một không hai dưới gầm trời làm chấn động, rung chuyển cả càn khôn đại địa của chồng như thế của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai lại không sao cả. Mà Bà chỉ trôi lơ lửng, nhấp nhô trên dòng nước ngầu đục sông Tiền Đường 前堂 đến trước thảo am vãi Giác (Ẩn?NV) Duyên cách đó 5km. Và vãi Giác Duyên trước đó do đã biết rõ được sự tình, nên đã tiến hành dựng lên ngôi thảo am bằng tre lá bên bờ sông để nhẩn nha ngày qua ngày chờ đợi người đẹp Thúy Kiều trôi sông sẽ ra vớt lên, đưa vào thảo am cứu sống. Và sự việc đã diễn ra đúng như những gì mà vãi Giác Duyên bấm quẻ tiên đoán, biết trước. Thúy Kiều sau đó ở với bà vãi tốt bụng, đầy lòng nhân hậu, bao dung một thời gian, cơm dưa tương muối qua ngày rồi mới lần mò về lại chốn xưa. Cung điện Đan Dương, chùa Kim Tiên -trong Kiều Nguyễn Du gọi là Quan âm các-, nơi chất chứa một trời kỷ niệm, buồn có, vui có kể từ khi Bà theo chồng rời đất Bắc vào Phú Xuân từ đầu năm Đinh Vị 1787. Bởi nhân quả dù xấu tốt không phải trong một sớm một chiều mà có thể bỏ, vứt, chôn giấu đi đâu cho được. Phải không các bạn?

 

Riêng Nguyễn Du với cú nhảy "tái vị trường" đau khổ nối đau khổ, tuyệt vọng nối tuyệt vọng của những người trong hội đoạn trường có thể được diễn ra vào một đêm không trăng sao "trời cao sông rộng một màu bao la"... Thì làm sao ai có thể biết được chuyện gì là chuyện gì hòng có thể tìm đến ra tay cứu vớt thiên tài văn học hãn hữu của đất nước đang trầm mình, ngoi ngóp bởi nỗi tuyệt vọng, đau thương dồn nén bao năm tháng dưới dòng nước ngầu đục Tiền Đường 前堂 vô tri vô giác kia cho nỗi. Thử hỏi?

 

Chúng ta trở lại với chuyện chữ nghĩa, văn thơ. Chữ Miêu còn có thêm nghĩa bổ túc với bối cảnh lịch sử rằng khi viết, nói với dụng ý ám chỉ Tây Sơn hay con cháu Tây Sơn là giống Miêu mán mọi, đại diện là vua Cảnh Thịnh sau khi vua cha đã ra đi qua hai câu mật mã 57-58 như đã nói là lúc Nguyễn Du đang mới đoạn dẫn nhập, ở đầu câu chuyện được trình bày, trải dài, chắp nối từng sự việc có thật đã đang xảy ra ở đây, ở kia với 3254 câu lục bát chữ Nôm trữ tình dân tộc.

 

Như vậy, chúng ta đã rõ, hai chữ "nửa vàng" là mật mã của chữ Miêu , là hai chữ được lấy ra từ chữ Hoàng  -vàng cũng là hoàng, huỳnh- do bốn chữ Thảo Nhất Điền Bát 艹一田八 nhập lại với ý nghĩa đã giải thích. Còn hai chữ "nửa xanh" dùng để chỉ, viết, nói khác đi, đó là cách bóng gió dùng để chỉ, để lấy ra chữ Trinh chớ không gì ở đây cả.

 

Nhưng chữ Trinh được lấy ra từ đâu?

 

Trinh là sự trong trắng, tiết hạnh của người đàn bà mà cho dù có ở vào trường hợp nào đi nữa cũng vẫn một lòng gìn giữ trọn vẹn, không đánh mất dễ dàng vì bất cứ một lý do gì đó hay cho một ai đó ngoài người mà mình thương yêu. Vì thế, trinh cũng còn có nghĩa, hay để nói lên tấm lòng trung thành của chủ thể câu chuyện. Trung thành ở đây là tấm lòng chung thủy, son sắt, không bao giờ thay đổi của chủ thể câu chuyện với một ai đó hay đối với tổ chức, đoàn thể, chủ trương, chính sách nào đó.

 

Trinh còn thêm nghĩa là sự trung trinh, kiên trinh, chỉ người đàn bà giữ vững lòng trong sạch, quyết không yêu ai ngoài chồng hay người yêu của mình, người như thế được gọi là trinh phụ. Hoặc trinh dùng để nói người con gái chính đính (không theo trai), gọi là trinh nữ. Tóm lại. Trinh là sự trong sạch, tiết hạnh, phẩm giá cao quý của người phụ nữ chưa bị hoen ố, đánh mất, vẫn một lòng một dạ trung thành với chồng con, người yêu. Hoặc trinh là lòng trung thành, liêm khiết của con người đối với tổ chức, chủ trương không bị các thế lực bạc tiền, danh vọng làm cho lung lay, mất đi dễ dàng.

 

Chúng ta biết chưa? Trinh là chữ được lấy ra từ chữ "xanh" của hai chữ "nửa xanh". "Xanh " gồm chữ Trinh , chữ Xích nhập lại ra chữ "Xanh ". Vì thế, Nguyễn Du mới nói, viết là "nửa xanh", tức Trinh là một nửa của chữ "xanh " đó thôi. Xin cắt ngang, nói về chữ Xanh . Xanh nghĩa là đỏ, màu đỏ. Màu đỏ ở đây là Nguyễn Du ám chỉ cho Quang Trung Nguyễn Huệ, nói như thế bởi Quang Trung Nguyễn Huệ là người chung tình, son sắt với màu đỏ, nên màu đỏ được ngài quyết định chọn làm màu cờ sắc áo, đại diện cho chủ trương, đường lối, chính sách kháng chiến và cai trị nhân dân của mình. Trong tuyệt tác Ai tư vãn do Bắc cung Hoàng hậu sáng tác sau khi chồng ra đi có câu xác định cho lập luận này:

 

Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc...

 

Hay:

 

Mà nay áo vải cờ đào...

 

"Cờ thắm" hay "cờ đào" chính là màu đỏ của máu, của lá quốc kỳ mà Quang Trung Nguyễn Huệ sử dụng trong các cuộc hành quân chinh phạt khắp các vùng miền chiến thuật, từ trong Nam ra ngoài Bắc. Trong văn bản Chinh phụ ngâm cũng có câu nói về màu đỏ là màu của chiếc chiến bào từng xông pha chiến trận khắp nơi mà chàng chinh phu, tức Hoàng đế Quang Trung sử dụng, khoác trên mình trên đường kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn từ Phú Xuân ra đánh giặc Thanh tại Thăng Long thành của hai năm chiến cuộc 1788-1789:

 

Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in...

 

Đọc đến đây, một lần nữa, chúng ta đã hiểu và đi đến xác định, "xanh " của hai chữ "nửa xanh" là chữ dùng để chỉ cho màu đỏ là màu mà người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ vẫn thường hay sử dụng trong chiến cuộc, cả trong việc cai trị, chăn dắt nhân dân qua lá quốc kỳ đỏ thắm phần phật tung bay trước gió. Còn Trinh lấy trong chữ "xanh ", "nửa xanh", là chữ ám chỉ cho tấm lòng trung trinh, tiết hạnh của người đẹp Thúy Kiều đối với chồng là Quang Trung Nguyễn Huệ qua màu cờ sắc áo mà con người đường đường chính chính, yêu nước thương dân vô hạn này sử dụng trong công cuộc phát động chiến tranh đánh đuổi ngoại xâm, dẹp loạn cát cứ vùng miền và tiến tới các công trình xây dựng đất nước, quê hương kể từ năm Tân Mão 1771. Nói như thế bởi sau khi Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai ra đi vào năm 1799 thì Nhà Tây Sơn, đại diện là vua Cảnh Thịnh đã sắc phong, ban tặng cho bà mỹ tước hiệu là Như ý nhân thuận trinh nhất Vũ hoàng hậu. Chữ Trinh lấy trong chữ "xanh ", "nửa xanh" chính là chữ được Nguyễn Du dùng ám chỉ cho một trong các chữ của mỹ đạo hiệu Như ý nhân thuận trinh nhất Vũ hoàng hậu này vậy.

 

Với những gì được chúng tôi giải thích ở trên trong bài viết ngắn, nối tiếp bài viết trước này đây thì những ai khi đọc qua cũng phải vừa công nhận, xác định và có thể họ cũng sẽ vừa nêu lên câu hỏi rằng, truyện Kiều vốn gốc là của Tàu, do Thanh Tâm Tài Nhân người Tàu sáng tác, Nguyễn Du chỉ có công đi sứ săn nhặt mang về, ăn ở không ngồi dịch ra thành 3254 câu lục bát chữ Nôm nhằm tập trung đám tao nhân mặc khách đọc, ngâm nghe cho vui tai vui miệng lúc trà dư tửu hậu, khi chếnh choáng hơi men. Nói thế vậy tại sao trong từng câu, chữ khi được giải thích, bươi móc ra lại có những mật mã được nén, cài trong ấy với mục đích để chỉ ra những sự việc từng xảy ra cùng với những tên tuổi, mặt mũi người này, người kia, việc nọ của từng thời điểm chính xác, cụ thể, chi tiết đến như thế của lịch sử nước Việt do chúng tôi phát hiện? Hoàn toàn nó chả có bóng dáng gì của văn hóa Tàu và người Tàu trong này cả. Có chăng chỉ là những bóng dáng, tên tuổi của cái gọi là thành ngữ "Du long chuyển phượng: biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng bên ngoài làm cho nó thành con phượng. Kế này rất phổ biến xưa nay, dân gian ta gọi tóm tắt, hết sức đơn giản là "treo đầu dê, bán thịt chó" đó thôi.

 

Câu hỏi này xin dành cho các nhà trí thức trên lĩnh vực chuyên môn chuyên nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lịch sử xã hội, đất nước qua từng thời đại, thời kỳ xưa nay trả lời vậy.

 

Bài viết này có bốn tấm ảnh mang nội dung, ý nghĩa từng ảnh như sau:
1- Ảnh thứ nhất là tấm văn bia Cố Nam 故南 -hai chữ hàng trên hết- tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay là vị trí nơi triều Tây Sơn đã chôn táng hài cốt, linh cữu Bắc cung Hoàng Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai lần đầu vào tháng Tám âm lịch năm Kỷ Mùi 1799 khi Bà ra đi.

văn bia

2- Ảnh thứ hai là Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai được chúng tôi cho xây dựng tại chùa Liên Trì, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa hôm vừa rồi. Trong ngôi mộ này chúng tôi cho táng chung hài cốt hai mẹ con Hoàng hậu và Hoàng tử Ngọc Đức đã lấy được sau khi cho tiến hành khai quật, thăm dò tìm kiếm tấm bia của vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu năm 1799 tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay tại Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu chôn lần hai do gia đình Hoàng hậu và thi hào Nguyễn Du, người trong mộng đầu đời của Bà tiến hành thực hiện vào năm Canh Thân 1800. Nói thêm đoạn này. Hài cốt Hoàng tử Ngọc đức được chúng tôi khai quật, lấy ngay tại vị trí tấm bia Cố Nam 故南 do chính Văn Quan -không phải Vương Quan- dựng lập để đánh dấu kỷ niệm nơi chôn chị mình lần đầu của triều Tây Sơn. Rồi cũng tại vị trí dựng tấm bia Cố Nam 故南 kỷ niệm này, Văn Quan đã cho chôn táng hài cốt Hoàng tử Ngọc Đức xuống tại đó. Có thể Văn Quan cho rằng khi chôn táng hài cốt cháu tại đó sẽ rất khó thất lạc, lại nơi đó từng là nơi chôn mẹ của Ngọc Đức, chị của mình nên cũng không sao. Và sự việc đã diễn ra đúng như ý muốn của Văn Quan. Bằng chứng là qua hơn 200 năm với bao cuộc dâu bể tang thương mà hài cốt của chị, của cháu vẫn còn nguyên vẹn, bất động tại nơi khỉ ho cò gáy, cách ngôi chùa lịch sử Thiên Thai tầm 200m, là nơi chôn giấu thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung cùng những bí mật vô giá khác của Nhà Tây Sơn không bị kẻ thù tìm mọi cách soi mói, lục tung, phát hiện và quật phá, hốt nắm xương tàn đổ sông biển cho thỏa mãn tâm địa hẹp hòi, ác độc vô song.

tháp mộ

3- Ảnh ba là Ngôi Tháp mộ Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai. Ngôi Tháp Mộ này do gia đình Hoàng hậu và người trong mộng đầu đời của Bà là thi hào Nguyễn Du cho tiến hành xây dựng sau khi di dời hài cốt, linh cữu của Bà tại ngôi mộ do triều Tây Sơn, đại diện là vua Cảnh Thịnh, con Hoàng đế Quang Trung đứng ra xây dựng khi Bà ra đi mà trong Kiều Nguyễn Du nói là "Sè sè bát đất bên đường..." ngay tại vị trí chôn lần đầu là tấm văn bia Cố Nam 故南 như đã nói qua chôn táng lại lần hai. Theo phong tục, tập quán dân gian, ở đây là theo việc làm của gia đình Hoàng hậu và Nguyễn Du gọi lần chôn táng về sau là cát táng 吉葬: bốc mã, hài cốt người chết đem chôn chỗ đất khác, tốt hơn sau khi hết tang. Lần đầu do triều Tây Sơn thực hiện như thế gọi là hung táng 凶葬. Khoảng cách giữa hai nơi, từ tấm văn bia Cố Nam 故南 đến Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu chôn táng lần hai chúng tôi đo đúng 6m theo chiều ngang.

tháp mộ

4- Ảnh bốn là Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia với bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 ở giữa, hàng đứng, nằm lệch phải trước chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay. Chúng tôi xin lấy danh dự cuộc đời tu sĩ mấy mươi năm, cả mạng sống của mình để khẳng định rằng, Ngôi Tháp mộ này không có ai chết chôn táng trong đó cả! Mà đây chỉ là Ngôi Tháp mộ được ban tham mưu Tây Sơn gồm La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, danh sĩ Ngô Thì Nhậm và Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai chủ trương xây dựng hòng che giấu miệng hầm dựng theo phương thẳng đứng như cái giếng, là nơi dẫn xuống đường hầm ngầm chữ Chi dẫn đến Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai, là nơi chôn giấu, đặt để, an bài linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung. Chúng tôi cho tiến hành xây dựng Ngôi Tháp mộ Bắc cung Hoàng hậu tại chùa Liên Trì như đã nói là lấy theo mẫu Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai này đây. Riêng phần dưới chân đế Ngôi Tháp, thì Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu tại chùa Liên Trì được xây cao hơn. Lý do xây cao hơn như thế là do thầy trụ trì chùa Liên Trì khởi ý về sau nếu có điều kiện, thầy sẽ cho làm cái nhà sườn gỗ, mái lợp ngói che toàn bộ công trình này để bảo vệ Ngôi Tháp khỏi bị mưa nắng xâm thực, làm cho hư hoại, bong tróc. Vì thế, phần chân đế Ngôi Tháp được cho xây cao hơn, để trừ hao phần nền nhà bảo vệ công trình làm sau. Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy phần chân đế dưới cùng có đường vạch chạy bao quanh. Nền nhà che công trình sau này sẽ nằm ngay vạch chạy bao quanh đó. Như thế, lúc đó, khi cái nhà che mưa nắng cho công trình lịch sử được làm xong, thì Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu mới xây so ra phần chân đế ba cấp vẫn ngang bằng với Ngôi Tháp mộ ngụy trang nằm trước chùa Thiên Thai. Có hiểu và có thực hiện, làm ra đúng như thế thì vụ việc xưa nay mới ăn khớp với sự thật hiện trường lịch sử từng được thi hào Nguyễn Du miêu tả qua hai câu 57-58 để ám chỉ Ngôi Tháp mộ của Hoàng hậu như thế nào lúc đó do triều Tây Sơn, đại diện là vua Cảnh Thịnh đứng ra dựng lập vào năm Kỷ Mùi 1799 cho Hoàng hậu:

 

Sè sè bát đất bên đường,
Một vài ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh...

tháp mộ

Tóm lại. Sở dĩ gia đình Hoàng hậu và thi hào Nguyễn Du quyết định di dời hài cốt, linh cữu Hoàng hậu qua chôn táng lần hai như thế là có hai lý do. Thứ nhất, là do vị trí chôn lần đầu cát địa không được tốt. Vì thế, cần phải di dời hài cốt qua một nơi khác chôn trở lại. Thứ hai, do thấy Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu được triều Tây Sơn xây dựng lần đầu quá sơ sài, đơn giản, lại quá thấp, sè sè -thấp lè tè- nó không xứng đáng với tầm vóc, vị trí của một bà hoàng hậu tài sắc vẹn toàn, nét đẹp thuộc dạng chim sa cá lặn, nghiêng nước nghiêng thành, lại Bà là vợ của một ông vua danh tiếng lẫy lừng với những chiến công vang dội, là vị tướng bách chiến bách thắng, từng làm thất điên bát đảo bao thế lực đao to búa lớn, có máu mặt, hét ra lửa thời còn tung hoành ngang dọc trên khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam. Vì thế, họ, gia đình Hoàng hậu và Nguyễn Du mới đi tới quyết định, cho di dời hài cốt, linh cữu Hoàng hậu qua cách đó 6m chôn táng, xây dựng lại lần hai với hình thức nhìn qua thấy rất là bề thế, trang trọng, uy nghi, xứng đáng đó là Ngôi Tháp mộ của một Bà Hoàng hậu mà tài sắc và đức độ vào diện có một không hai trong lịch sử...

 

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một phương...

 

Cũng rất tiếc là Ngôi Tháp mộ của Hoàng hậu qua hơn 200 năm dâu bể nằm cô đơn, hiu quạnh, nhang tàn khói lạnh, phơi mình trùi trụi dưới trời phong sương tuế nguyệt cho đến nay đã xuống cấp, hư hoại thật trầm trọng, chưa nói còn có những công trình xây dựng liên quan cũng đã mất dấu hoàn toàn, như ngôi nhà đặt bàn thờ, linh vị, có thể còn có hình ảnh Hoàng hậu -ảnh vẽ- đã bị các nhà dân ở gần đập phá, dọn sạch để chiếm hữu, lấy đất trồng cây làm của riêng tư. Thêm cái hầm ngầm đúc bằng vôi mật nằm cách đất hơn 1m, phía trước Ngôi Tháp, là nơi mà thi hào Nguyễn Du dùng làm nơi chôn giấu tấm bia ghi tên tuổi, ngaỳ tháng, năm sinh, năm mất Hoàng hậu nay cũng vẫn còn đó bên dưới lớp đất đen. Nhưng nắp hầm thì không còn, cả tấm bia lịch sử vô giá do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu cũng không có trong hầm. Lý do xảy ra sự việc như thế là mãi đến 20 năm về sau, trước khi ra đi, thì Nguyễn Du đã cho di dời tấm bia lịch sử vô giá ấy đến chôn giấu ở một địa điểm bí mật khác, cho được kín đáo, an toàn hơn. Bởi có thể thi hào nghĩ chỗ chôn giấu lần đầu ấy về sau sẽ rất dễ bị người ta phát hiện. Và như thế, những sự việc bí mật, và những gì từng được Nguyễn Du và gia đình Hoàng hậu âm thầm lén lút, thực hiện, làm mọi cách mục đích để bảo vệ cho Bà được mồ yên mã đẹp sẽ trở nên công cốc, hoàn toàn vô nghĩa khi vụ việc bị khám phá bởi các thế lực chính trị hắc ám đã đang bao quanh, chực chờ như mèo rình chuột kia chăng? Chứ nếu không, rằng tấm bia vẫn còn nằm y nguyên tại cái hầm bằng bê tông vôi mật ở phía trước Ngôi Tháp mộ thì chúng tôi đã lấy lên và mang ra trình bày giữa thanh thiên bạch nhật, trước mọi con mắt mọi con người từ rất lâu rồi, để chứng minh cho lập luận sắc bén, như thật rằng Bắc cung Hoàng hậu là Hoàng Thị Thu Mai, không phải Công chúa Lê Ngọc Hân như các dạng sách vở, tài liệu ghi chép lịch sử từng mặc định miệt mài hơn 200 năm như thế!

 

Thiết linh, bát chủ, ly khâu,
Vùi nông một tấm ngự hầu cỏ hoa...

 

Sở dĩ chúng tôi dám nói chắc cú như thế là do căn cứ vào hai câu lục bát 77-78 diễn tả sự việc từng được thực hiện, tiến hành cụ thể thế nào trong thời đó do chính người trong cuộc là Nguyễn Du viết, nói ra hòng cho lịch sử biết rõ đầu đuôi câu chuyện. Nhưng hai câu ám chỉ bí mật lịch sử thần diệu, móc ruột gan để đời của Nguyễn Du về câu chuyện tình sử chốn quan trường có thật của nước Việt, chớ câu chuyện chả có liên quan gì đến nền văn học, văn hóa của người Tàu cả về sau đã bị xúm đè cứng ngắc chỉnh sửa, rồi xúm hiểu thành hai câu tào lao bí lao, bậy bạ, vô nghĩa hoàn toàn là:

Sắm sanh nếp tử xe châu,
Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa...

 

Ai giỏi cho biết, "nếp tử" và "xe châu" là con khỉ gió gì ở đây như thế? Và có ai khùng khùng điên điên gì hay sao xưa nay lại ăn ở không cà tửng chơi ngẳng mang vác cuốc xẻng, xà beng đi đào chôn, vùi nông, cả vùi sâu một nấm mộ bao giờ chưa?

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang