Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

HOÀNH SƠN QUAN

5- HOÀNH SƠN QUAN
Bài viết này chúng tôi muốn chúng ta nên nghiêm túc đặt ra một câu hỏi. Hoành Sơn Quan là do ai xây dựng? Và xây dựng từ năm nào?

 

Chúng tôi tra thông tin, tài liệu trong sách vở thì không thấy nói. Riêng thông tin trên trang mạng thì cho biết Hoành Sơn Quan là do vua Minh Mạng xây dựng năm 1833. Như vậy, có thể dám nói giới nghiên cứu sử học chuyên môn hầu như đều tin vào thông tin cung cấp trên trang mạng này.

 

Riêng chúng tôi thì không bao giờ đặt niềm tin vào bất cứ thông tin nào khi nói về Hoành Sơn Quan là do lý do duy nhất này đây. Đó là bài thơ Đường luật Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan sáng tác trong đêm nghỉ chân tại Cổng Trời chờ sáng hôm sau đi tiếp vào Phú Xuân phục vụ, làm việc cho vua Thiệu Trị.

 

Đây là bài thơ mật mã, chỉ nơi chôn giấu những bí mật của Nhà Tây Sơn, không phải bài thơ tả cảnh tả tình hay, đẹp, đọc cho vui tai vui miệng như giới văn học Bắc Nam lâu nay truyền tụng. Nhất giới thầy cô và học sinh các cấp của hai miền.

đèo ngang

Do căn cứ vào những câu mật mã, bật đèn xanh này của Bà Huyện nên chúng tôi dám cứng ngắc khẳng định. Hoành Sơn Quan là do đích thân Hoàng Đế Quang Trung chỉ đạo xây dựng để làm điểm phân chia đất nước với anh của mình là Trung ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc hiện đang ở thành Đồ Bàn-An Nhơn-Bình Định!

 

Như câu luận thứ nhất trong bài thơ đã cho biết sự việc xảy ra đúng y như vậy:

 

"Nhớ nước đau lòng gương quốc quốc..."

 

"Đau lòng" là nói tóm tắt cho thành ngữ "nồi da xáo thịt", tức sự tranh giành lãnh thổ và địa vị cai trị trăm họ, muôn dân của hai anh em Tây Sơn sau thời gian đi lên từ phong trào kháng chiến đánh dẹp loạn cát cứ vùng miền, và tiến tới thống nhất đất nước. Khi thời cuộc, thời thế đã đến giai đoạn này tất nhiên sẽ phát sinh lục đục nội bộ giữa những người lãnh đạo phong trào cách mạng Tây Sơn. Tất nhiên có cả các tướng lãnh của hai bên tham gia.

 

"Quốc quốc" là hai đất nước, một trong Nam, một ngoài Bắc sau khi hai nhà nước Tây Sơn được thành lập, và hai bên đã cùng đi đến quan điểm, thống nhất. Lấy Hoành Sơn Quan làm điểm phân chia đất nước. Trường hợp phân chia giới tuyến này của anh em Tây Sơn cũng giống như hai nhà nước, hai chính thể Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã chính thức lấy Cầu Hiền Lương-sông Bến Hải làm điểm phân chia giới tuyến tạm thời trong thời kỳ diễn ra chiến cuộc triền miên giữa hai bên.

 

Sự thật lịch sử xảy ra đã chứng minh cho lời nói, quan điểm đúng đắn, chính xác của chúng tôi. Hoàng Đế Quang Trung đã cho tiến hành xây dựng kinh đô Phượng Hoàng Trung Đô tại núi Dũng Quyết. Tất nhiên khi đã lấy, đã chọn núi Dũng Quyết để xây dựng kinh đô thì kinh đô tại Phú Xuân, nói rõ đất Phú Xuân Đàng Trong phải bàn giao, trả lại cho Nguyễn Nhạc. Nếu không phải sự tình diễn ra như vậy thì điên hay sao Hoàng Đế Quang Trung đang sống ấm êm, thanh bình tại Phú Xuân lại phải thân chinh ra tận Nghệ An nhiều lần nhờ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp tìm chọn nơi xây dựng kinh đô như thế?

 

"Gương" nghĩa đen là việc chia đôi nước Việt ra làm hai mảnh hai nơi của hai anh em Tây Sơn như đã nói. Còn nghĩa bóng, nghĩa mật mã "gương" là chỉ cho hai tấm bia, tức nội dung lời giao kết về việc chia phân giới tuyến, lấy Hoành Sơn Quan làm điểm phân chia đất nước của hai anh em Tây Sơn được tạc vào hai tấm bia. Và hai tấm bia với nội dung giao kết này của hai nhà nước Tây Sơn đã được dán, tức đặt, gắn vào hai bên vách -bên trong- Cổng Trời để xác định chủ quyền của hai nhà nước Tây Sơn ngay tại Hoành Sơn Quan.

 

Nhưng câu mật mã: "Nhớ nước đau lòng gương quốc quốc", tức chỉ hai tấm bia và nội dung lấy Hoành Sơn Quan làm điểm phân chia giới tuyến của hai nhà nước Tây Sơn đã bị chỉnh sửa thành câu tào lao thiên tướng, trật cù chìa nghe qua đã bắt nỗi điên mà giới văn học cùng thầy cô và học sinh các cấp hai miền Bắc Nam thường hay rêu rao, bàn tán điếc đầu điếc óc xưa nay là: "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc"!

 

Từ một từ, chữ được người xưa dùng để chỉ vào hiện vật bí mật lịch sử nhưng sau đã bị, đã được biến, hóa thành từ, chữ chỉ cho loài chim, giống chim nghĩ cũng lạ quá chớ! (nhướng mắt)...

đèo ngang
Cổng Trời Đèo Ngang chụp từ phía sau, năm 2018.

Tóm lại. Nếu không có bài thơ mật mã, bật đèn xanh Qua Đèo Ngang của Bà Huyện khi xưa thì việc con cháu Nguyễn Gia Miêu về sau cho rằng Hoành Sơn Quan là của ông bà mình xây dựng thì chúng tôi hôm nay không thể nào nói ngược lại sự thật giả tạo của lịch sử. Nhưng bài thơ mật mã ám chỉ bí mật lịch sử xa xưa ngày hôm nay cũng vẫn còn đây, lại chúng tôi là người có khả năng chỉnh lại những bài thơ sai lệch dạng này, thì làm sao chúng tôi có thể chấp nhận những luận điệu gian dối, lừa đảo lịch sử của con cháu, giòng họ Nguyễn Gia Miêu? Đó là chưa nói đến sự mập mờ, hiểu biết nhập nhằng của giới văn học cùng thầy cô và học sinh các cấp hai miền Bắc Nam xưa nay cũng đã cùng nhau xúm tác động không ít cho sự giả tạo này.

 

Ở trên chúng tôi chỉ mới tạm giải nghĩa câu một của hai câu thực. Còn lại những câu khác là dùng để chỉ nơi giấu hai tấm bia với nội dung như đã nói là lời cam kết, quy ước của hai anh em Tây Sơn trong việc lấy Hoành Sơn Quan làm điểm phân chia giới tuyến, đất nước. Riêng câu cuối bài thơ là Bà Huyện ám chỉ chính La Sơ Phu Tử Nguyễn Thiếp là người đã đến cạy hai tấm bia mang chôn giấu nơi khác bởi cái chết quá bất ngờ, đột ngột của Hoàng Đế Quang Trung vào năm 1792 khi công việc xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô được xem là đang bắt đầu khởi công.

 

Với sự việc xảy ra như vậy trong lịch sử thì chúng tôi dám nói rằng, việc chọn Hoành Sơn Quan làm điểm phân chia giới tuyến giữa hai nhà nước Tây Sơn chính là do La Sơn Phu Tử tham mưu cho Hoàng Đế Quang Trung, đồng thời cũng chính cụ đứng ra chỉ đạo và đôn đốc xây dựng Hoành Sơn Quan cho kịp tiến độ thi công chứ chả một ai vào đây làm được việc này cả. 

 

Câu mật mã cuối bài thơ ấy như sau:

 

"Một ẩn tình chung ta biết ta!"

 

Nhưng đã bị biến thành:

 

"Một mảnh tình riêng ta với ta!"

 

Xin mời các bạn thẩm âm, tức đọc thầm câu cuối này xem câu nào đúng, câu nào sai.

 

Nói thêm đoạn. Hiện nay giới nghiên cứu lịch sử cũng không thể biết danh từ Bến Hải, điểm phân chia giới tuyến của hai nhà nước Việt Nam Cộng Hòa và Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa là lấy từ đâu ra địa danh này?

 

Theo chúng tôi, không phải là Bến Hải, mà là Bến phải!

 

Phải ở đây là chỉ cho hướng Bắc, là hướng, phương làm chủ của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ-Quang Trung sau khi hai anh em Tây Sơn đã đi đến quyết định chia đôi đất nước cho yên bề, ốn định gia đình và chính sự. Nói như vậy bởi chúng tôi từng nói Bác Hồ chính là sự tái sanh của Hoàng Đế Quang Trung với mục đích thống nhất đất nước, gom giang sơn về một mối vì sự việc bị gián đoạn, dang dở từ trước đó do Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc và đám loạn tướng phục kích ám hại Ngài tại bờ sông Tiền Đường vào năm 1792.

 

Chào các bạn.

 

Miền trung thương nhớ,
lúc 2h35 ngày 21 tháng 04 năm 209
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang