CÂU CHUYỆN VĂN HỌC
Một ẩn tình chung ta biết ta!
Văn học cổ Việt Nam vào kỷ 18 có nhiều tác giả sáng tác nhiều bài thơ hay, độc đáo. Trong đó có Bà Huyện Thanh Quan, người thuộc hậu bán kỷ 18 vắt qua đầu kỷ 19 với những bài như Thăng Long Hoài Cổ, Qua Đèo Ngang, Chùa Trấn Bắc, Chiều Hôm Nhớ Nhà...
Không biết những sáng tác của Bà Huyện có còn thêm bài nào nữa hay không mà chúng ta chưa tìm ra được. Tạm thời chúng ta khoanh vùng sáng tác của Bà Huyện với những bài Đường luật tiêu biểu ở trên.
Kể từ khi chúng tôi bắt tay vào hành trình đi tìm Lăng mộ Hoàng Đế Quang Trung hiện còn hay đã bị Gia Long quật phá, lấy hài cốt mang ra bêu xấu như sử triều Nguyễn và sử mồm mép nhân gian ghi chép, loan truyền xưa nay thì chúng tôi phát hiện có rất nhiều những điều thú vị, hấp dẫn.
Mà điều thú vị, hấp dẫn nhất thưa các bạn đó chính là những phát hiện. Các bài thơ của Bà Huyện đã bị chỉnh sửa be bét, có bài cả bốn câu, có bài năm câu, bài ba hay hai câu. Mà những bài này, những câu này thưa các bạn rất nghiệt ngã là ở chỗ. Nó lại chỉ Lăng mộ Hoàng Đế Quang Trung hiện đang ở đâu, tại vị trí nào, và ai là người tổ chức di dời Lăng mộ Hoàng Đế từ Cung Điện Đan Dương chùa Thiền Lâm về điểm X bí mật để chôn giấu!
Như bài Thăn Long Hoài Cổ chẳng hạn. Xưa nay, giới văn sử học Bắc-Nam cho rằng Bà Huyện là người có tâm tư sâu kín, hướng về Nhà Lê. Bài Thăng Long Hoài Cổ Bà Huyện viết cho Thăng Long-Hà Nội thời Nhà Lê cai trị đất nước. Nói chung giới văn sử học chỉ nói đại khái, bao đồng như vậy chứ họ cũng chả biết Bà Huyện đồng ý nhớ Nhà Lê nhưng đó là thời nào, vị vua nào cai trị, chăn dắt muôn dân trăm họ?
Chuyện này thì giới văn sử học mù tịt, chả biết trả lời cho nổi cách nào.
Như đã nói. Kể từ khi chúng tôi rời khỏi môi trường yên lặng, trong sạch, dấn thân vào gió bụi để đi tìm dấu tích lịch sử xa xưa có còn lại gì chăng trên trên đất thần kinh cố cựu mộng mơ thì chúng tôi như đã nói lại phát hiện sự thật, bí mật lịch sử không phải như sách vở ghi chép và loan truyền. Nghĩa là Lăng mộ, thi hài Hoàng Đế Quang Trung, người anh hùng áo vải dân tộc đất Tây Sơn huyền thoại hiện vẫn còn tồn tại bất động, nguyên vẹn trên đất Phú Xuân. Nói như vậy cũng có nghĩa là Gia Long và đám tướng sĩ tượng hăng tiết cùng một chùm con cháu, tộc họ thù vặt, tiểu nhân của y chả bao giờ sờ đụng gì đến được thi hài, Lăng mộ của con người lịch sử hùng vĩ này.
Bạn có tin điều này hay không?
Chúng tôi dám nói, dám khẳng định chẳng phải chỉ 100/100 mà còn hơn như thế nữa. Sở dĩ chúng tôi khẳng định chặc khừ, cứng ngắc như vậy ấy là do chúng tôi căn cứ vào những bài Đường luật của Bà Huyện. Như bài Thăng Long Hoài Cổ là một chứng minh hùng hồn nhất vậy.
Bạn có biết. Thăng ở đây là lên, cũng như giáng là xuống. Và Long là Gia Long. Hoài Cổ là nhớ, nhớ lại chuyện đã qua, chuyện thời xưa, xa xưa. Vậy nghĩa bốn chữ Thăng Long Hoài Cổ là từ khi Gia Long lên ngôi cai trị đất nước đã gây ra những điều bất chính, đặt ra nhiều loại thuế để dễ bề bóc lột, vơ vét, ăn chặn mồ hôi nước mắt của nhân dân lao động khổ cực.
Và chính sự độc ác của Gia Long đã khiến nhân dân ba miền đồng loạt đứng lên khởi nghĩa hòng quyết lật đổ tên vua độc tài, hiểm độc này cho bằng được. Lịch sử đã cho chúng ta biết chỉ trong các đời vua, từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã có vài trăm cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân ba miền đồng đứng lên quyết chống lại dòng tộc bóc lột, độc tài, gia đình trị này như sau:
1- Đời Gia Long: 1802-1812 có 70 cuộc khởi nghĩa của nông dân.
2- Đời Minh Mạng: 1820-1840 có 200 cuộc nổi dậy lớn nhỏ.
3- Đời Thiệu Trị: 1841-1846 trong 7 năm có 50 cuộc khởi nghĩa. Chưa tính các cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát vào thời Tự Đức năm 1854-1855, vv...
Ngoài việc tìm mọi cách bóc lột, vơ vét cho đầy túi tham, Gia Long còn ra lệnh lùng sục, tìm kiếm và chém giết con cháu, giòng họ cùng quan binh Tây Sơn đến tận cùng. Với những việc làm bất nhân, hiểm độc của Gia Long và đám tướng sĩ tượng dưới trướng như vậy đã khiến Bà Huyện chạnh lòng nhớ lại thời Hoàng Đế Quang Trung, bậc anh hùng mã thượng cai trị, chăn dắt nhân dân với biết bao là ấm no, hạnh phúc.
Đây mới là ý nghĩa thật sự của bốn chữ Thăng Long Hoài Cổ. Chứ bài thơ này chả ăn nhập, liên quan con khỉ gió gì đến Nhà Lê tàn mạt và đất Thăng Long-Hà Nội bầm giập, trầy trật, lênh đênh sông nước kia cả. Nhưng rất lạ là đám văn sử học Bắc-Nam lại xúm đè hiểu trật cù chìa, rồi hò dô ta công kênh bài thơ đầu gà đít vịt này ra giảng dạy lung tung cho học sinh các cấp với ý nghĩa tào lao thiên địa khiến thành một trò buồn cười quá chớ!
Đó là chúng tôi xin chưa nói chi tiết đến bốn câu giữa của bài Thăng Long Hoài Cổ. Bốn câu này là để chỉ cho Lăng mộ Hoàng Đế Quang Trung hiện đang ở đâu? Chứ không phải như trong văn bản hiện đang được giới văn sử học Việt Nam thủ giữ và lưu truyền. Muốn hiểu bốn câu này thì cần phải biết tiếng Hán Nôm. Nhưng văn sử học Bắc-Nam xưa nay làm gì còn có ai hiểu biết tiếng Hán Nôm? Nhất các thầy cô cùng học sinh, sinh viên các cấp?
... Ngày chăm lo cấy trồng đêm cười vui bên tách trà. Kể chuyện một ngày qua...
Như vậy, có thể nói. Vào khoảng hơn 200 năm nay dân tộc Việt Nam chả có một người nào có khả năng hiểu đúng như thật các bài Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan, nhất bài bật đèn xanh ám hiệu nghiệt ngã Thăng Long Hoài Cổ! Bởi nếu có người nào đó hiểu như thật bài thơ này thì Lăng mộ Hoàng Đế Quang Trung đã được phát hiện từ rất lâu rồi, có đâu đến tận hôm nay còn xúm mang vác cuốc xẻng, xà beng, dao rựa đi đào chỗ này, móc chỗ kia, chỉ chỏ chỗ nọ lung tung, lôi thôi, loạn xà ngầu như thế?
Điên hết rồi à?
Chớ có tin vì nghe truyền thuyết
Chúng tôi xin chứng minh sau đây là những tréo cẳng ngỗng trật cù chìa, xúm đè ngắt râu ông Tư Cò đem ịn vô cằm bà Chín xôi bắp của văn sử học Việt Nam về các bài thơ nghiệt ngã của Bà Huyện.
Đó là hai câu thực bài Chiều Hôm Nhớ Nhà. Hai câu này trong văn bản trật cù chìa ghi rằng:
"... Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn..."
Theo luật đối của thơ Đường, thì sơn phải đối với thủy, chứ sơn mà đem đối với nhà hoặc cây là sai nguyên tắc đã được quy định thành văn bản. Cũng như thượng đối hạ, phải đối trái, chứ thượng xúm đè đối hữu là sai, hoặc hạ đối trái cũng càng bậy thế nào.
Ở đây, ngư ông đúng ra phải đối với tiều phu thì mới đúng với luật đối, chứ ngư ông đem ra đối với mục đồng, tức trẻ chăn trâu là tầm bậy, là tào lao thiên tướng. Lại viễn phố là phố xa, ở xa. Còn cô thôn là làng xóm yên lặng, nơi im ả, cô tịch. Như vậy, các bạn cần phải hiểu và sống, làm đúng theo luật. Chứ bạn không thể sống ngoài vòng pháp luật, làm đảo lộn trật tự xã hội khi đem viễn phố ra để đối, để xướng họa với cô thôn như vậy!
Ấy cũng xin chưa nói đến sự việc rất nhập nhằng, rất mơ hồ, quờ quạng là đem về để đối với lại. Tại sao? Bởi về cũng có nghĩa là lại, lại cũng có nghĩa là về. Nếu bạn dùng hai chữ này để đối đáp, xướng họa với nhau chứng tỏ đầu óc bạn có vấn đề rồi đó!
Và đây là những chỉnh sửa của chúng tôi. Bạn đọc xem thế nào.Vì bạn dù sao cũng biết chúng tôi có khả năng chỉnh lại những đúng sai trong thơ văn rồi.
"... Gác bút quan ông vào huyễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn..."
Trong hai câu thực này chúng tôi giữ nguyên câu dưới, chỉ chỉnh lại câu trên vài chữ cho đúng với văn bản gốc của Bà Huyện, nhất hết đúng với luật Đường thi. Vậy bạn có biết. Quan là gì không? Quan tức là cán bộ làm việc cho nhà nước đấy ạ! Vậy quan đem ra đối với dân được quá đi chứ? Nhưng cái hay, cái độc đáo của hai câu thực này là ở chỗ. Quan ở đây Bà Huyện cho biết đó là ông quan to bự, không phải ông quan nho nhỏ, thường thường đâu nhé! Vậy ông quan to bự mà mang ra đối với mục tử, tức trẻ chăn trâu miệng còn hôi sữa thì quả thật, thưa bạn. Chả có một câu đối nào, từ ngữ nào trên cuộc đời này còn có thể xứng hơn, hay hơn được nữa!
Gác kiếm quan ông vào huyễn phố...
Tiếp đến là vào đối với lại. Vào nghĩa là đến, là nhập vào một nơi chốn nào đó. Còn lại là về, là rời khỏi một nơi chốn nào đó để về lại một nơi chốn nào đó.
Huyễn phố là phố đông vui, nơi bày ra lắm trò ảo thuật lạ mắt lạ tai mà tưởng tượng đã ở ngoài sức tôi anh chị mất rồi! Như các trò cờ bạc, ca hát, ăn nhậu có các chị em mắt xanh môi đỏ, quần áo đủ màu sắc chạy tới chạy lui phục vụ các ông hết mình, tận tụy quên cả ngày tháng, quên luôn cả lời Phật dạy tha thiết năm xưa: "Tấc bóng thời gian một tấc vàng. Tấc vàng tìm được không gì khó. Tấc bóng thời gian khó hỏi han".
Ôi! Phố huyễn chốn tuy đông vui, nhộn nhịp, nơi bày ra lắm trò ảo thuật lạ mắt lạ tai nhưng cũng là nơi giết người giết vật dễ như trở bàn tay. Ấy thế mà tôi anh chị, các ông quan, các bà quan to bự lại thi nhau lùng sục, tìm kiếm chui rúc vào các nơi ấy để làm chi vậy cà? Không sợ chết hay sao?
Cô thôn như đã nói vì thế là nơi vắng vẻ, cô tịch, không một bóng người qua lại, nhất hết không có những nàng mắt xanh môi đỏ lạng tới lạng lui dập dìu như ở phố huyễn đông vui. Mà nơi đây, cô thôn chỉ có những người nông dân chân chất tay lấm chân bùn, quanh năm trên nắng dưới mưa, ngày chăm lo cấy trồng đêm cười vui bên tách trà, kể chuyện một ngày qua... Thế thôi.
Lại cô thôn còn có mấy nhịp cầu tre lắt lẻo vắt qua bờ kênh xanh xanh... Có giếng nước, cây đa đầu đình, có những buổi chiều tà với tiếng sáo diều vi vút thổi trên đê, và có những chú mục đồng cứ mỗi chiều tà ngồi vắt vẻo lưng trâu gõ sừng lùa trâu về chuồng sau một ngày phơi mình, dung dăng dung dẻ trên đồng nội bao la. Và, kìa, ở xa xa, khuất sau lũy tre xanh khói bếp nhà ai đang quyện bay vào không gian mênh mông, thanh vắng...
Hoàng hôn đang dần trùm phủ xuống cô thôn, những làng quê thanh bình, im ả của nước Việt mến yêu lặng lẽ chìm vào cô tịch với tiếng côn trùng rả rích thâu đêm...
... Xin trả tôi về ngày xưa trong mùa lúa,
bên ánh lửa hồng mẹ thức nấu ngô khoai.
Ngoài sân vang tiếng cười tan vầng trăng khua bóng chày,
Thắm đượm vẹn tình quê...
(XIN TRẢ TÔI VỀ)
Đường xưa lối cũ có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo. Đường xưa lối cũ có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi...
Nhưng những làng quê thanh bình, im ả, cô tịch, vốn rất trong sạch của nước Việt mến yêu ngày nay còn đâu nữa bởi các khu công nghiệp, các nhà máy xả khí thải giết người độc hại đang thi đua mọc lên như lá rụng mùa thu. Xin chưa nói các tụ điểm ăn chơi, nhậu nhẹt, cờ bạc, tứ đổ tường cũng theo đó mà phát sinh ra đầy dẫy, lan tràn.
Vậy xin các bạn thôi đừng quay về, tìm về những làng quê, cô thôn làm chi nữa nhé. Tất cả chỉ còn là dư âm, là kỷ niệm của một thời đã xa ôi ngút ngàn xa mà thôi...
Chớ có tin vì đúng theo quan điểm một lập trường
Trước khi các ông quan to lớn đi vào phố huyễn, e sợ mọi người không hiểu chuyện gì là chuyện gì nên Bà Huyện đã cẩn thận cho biết. Các ông đã gác bút, tức thu xếp giấy tờ, tài liệu, công văn, thư từ qua hết một bên. Chấm dứt một ngày làm việc nơi công sở, ban bệ. Xong xuôi, bây giờ các ông chỉ còn mỗi việc duy nhất. Ung dung tiến vào phố huyễn đông vui, nhộn nhịp, nơi đủ các thứ trên đời tìm các trò ảo thuật lạ mắt lạ tai.
Tất nhiên khi các ông quan to bự đã chọn cho mình một lộ trình, một thói quen như vậy rồi sau một ngày làm việc thì chuyện gia đình, vợ con bây giờ mặc kệ. Ném hết qua một bên. Chỉ có phố huyễn đông vui, nhộn nhịp với các trò lạ mắt lạ tai là trên hết mà thôi.
Vì thế, dù các ông quan có làm đến chức to bự nào, tiền bạc kiếm được bao nhiêu cuối cùng cũng mang nộp hết vào phố huyễn, chốn đông vui, nhộn nhịp. Hoặc các ông thế nào nay mai cũng sẽ bị tổ chức phanh phui, rồi cho về vườn ngồi húp cháo lỏng, báo hại vợ con một đời cực nhọc bởi thân thể, tâm hồn các ông bấy giờ mang nhiều loại bệnh xã hội lây lan rất nguy hiểm.
Báo chí xưa nay đã cung cấp cho dư luận biết quá rõ rằng. Có những ông quan to bự do ham thích tới lui các phố huyễn nên gây ra nhiều món nợ vĩ đại, kinh khủng. Cuối cùng, tính tới tính lui, trong tam thập lục kế hiện chỉ có chước... TẨU KẾ, tức cao chạy xa bay là tốt, là thượng sách hơn hết vào lúc này. Thế là mặc cho tổ chức, cho con nợ và các cơ quan công quyền kêu réo, chờ đợi đến mòn mỏi con mắt.
Vậy các ông quan to bự chắp cánh biến đi đâu mà không ai tìm ra như thế? Chắc các ông cà tửng tìm về... cô thôn, nơi làng quê im ả, thanh vắng, tịch tịnh không bóng người qua lại rửa tay gác kiếm xây biệt phủ kín cổng cao tường, đào hầm ẩn kín dưỡng già chứ gì? Chậc...
Nếu các ông tính như vậy, làm như vậy là sai rồi đó. Bởi cô thôn là làng quê dành cho những người nông dân tay lấm chân bùn an cư lạc nghiệp, vui thú điền viên. Hoặc là nơi để dành riêng cho các mục tử siêng năng nối dõi tổ nghiệp, tông đường. Lại cô thôn cũng là nơi lý tưởng để những nhà tu hành đạo đức tìm về sống đời cô tịch, phòng hộ sáu căn theo đúng lời Phật dạy. Còn các ông nên ở thị thành, nơi có các phố huyễn đông vui, nhộn nhịp, ca hát ì sèo, inh ỏi thâu đêm suốt sáng.
Vậy nếu các ông đã lỡ tìm về cô thôn đào hầm bí mật trú ẩn an toàn thôi mau mau ra trình diện, trả gấp cô thôn lại cho bà con cô bác nông dân. Chứ ở ăn, trú ẩn bất thành văn như thế e có điều bất tiện, hơi khó nói đấy nhé!
Thật ra chả có ông quan to bự nào gác bút sau một ngày làm việc mệt nhọc tìm vào phố huyễn cả mà là các ông gác... kiếm. "Gác kiếm quan ông vào huyễn phố". Kiếm ở đây là đao kiếm, vũ lực được các ông quan to bự dùng để hăm he, hù dọa và chiếm đoạt của cải mồ hôi nước mắt lưng tròng của nhân dân. Ấy là chưa nói việc các ông to bự còn dùng đao kiếm chém giết, tàn sát nhân dân, những người chịu không nổi ách thống trị hà khắc, bóc lột, vơ vét đã nhất loạt đứng lên phất cờ khởi nghĩa, quyết lật đổ chế độ độc tài giòng họ Nguyễn Gia Miêu.
Những của cải bất chính mà các ông quan to bự tìm mọi cách, kể cả dùng bạo lực đao kiếm để vơ vét, thâu tóm của nhân dân cuối cùng được các ông tự động mang nộp hết vào phố huyễn, nơi bày ra lắm trò ảo thuật lạ mắt lạ tai!
Vậy ông quan to bự ở đây, trong câu thơ "Gác kiếm quan ông vào huyễn phố" là chỉ đích danh, ngay chong chóc vào một người nào? Hay đó Bà Huyện chỉ nói chung chung cho tất cả các ông cán bộ đang làm việc cho triều Nguyễn?
Chúng tôi sở dĩ ăn to nói lớn như vậy ấy là do tác giả, tức Bà Huyện Thanh Quan là người đang làm việc dưới triều Nguyễn. Vậy những bài thơ của Bà Huyện hầu hết đều ám chỉ, tức chửi khéo mà chửi nếu không đẹp, không hay và không đậm đặc chất văn hóa, trí thức là không thèm lấy tiền đâu nhé vào triều đại, vào đám vua chúa ham thích bóc lột và ăn chơi, hổ lốn này!
Kẻ chốn quan trường người lữ thứ
Vì thế, yêu cầu bạn nên tỉnh giác chánh niệm. Chữ Thiệu 紹 gồm bộ Mịch 糸 6 nét nằm bên trái, và bên phải, ở dưới là bộ Khẩu 口 3 nét, trên bộ Khẩu 口 là bộ Đao 刀 2 nét. Nếu chữ Thiệu 紹 11 nét này mà thiếu bộ Đao 刀 -tức kiếm- 2 nét thì nó sẽ không ra chữ, ra nghĩa, ra hồn và ra cái chi chi cả. Vì vậy, chữ 9 nét tượng hình này cần phải có, tức phải gác bộ Đao 刀 -kiếm- 2 nét nằm lên trên bộ Khẩu 口 thì bây giờ nó mới ra hồn ra vía, tức mới ra chữ Thiệu 紹 11 nét.
Chỗ này xin nói rõ như sau. Như khi đi ăn trộm thì mặt mày kẻ đạo tặc lấm lét, dáo dác, hễ nghe tiếng động liền thụt và co giò chạy thục mạng, trối chết. Nhưng khi đi ăn cướp thì bộ dạng phải hiên ngang, hùng dũng, mặt mày đằng đằng sát khí. Lại phải lận dao găm, súng đạn đầy mình thì thiên hạ mới té đái, lật đật hiến dâng của cải, tài vật sạch sẽ.
Khi tôi về, bồi hồi trong nắng, tưởng gặp người em hân hoan ra đứng đón anh về...
Vậy Thiệu 紹 ở đây, tức ông quan dẹp hết đao kiếm, lận một cục bạc trấn lột to đùng sau lưng chờ hoàng hôn giả dạng thường dân, dẫn theo một đám lâu la lục lạc lôi thôi luộm thuộm chui vào phố huyễn đông vui, nhộn nhịp trong câu thực của bài thơ Chiều Hôm Nhớ Nhà chính là ám chỉ cho ông quan to bự, tức vua Thiệu Trị 紹治.
Lịch sử triều Nguyễn đã quá khôn khéo ém nhẹm kín mít, chỉ cho chúng ta biết một phần nhỏ tiểu sử của vua Thiệu Trị 紹治. Sau khi vua Minh Mạng ra đi vào ngày 20 tháng 1 năm 1841, người lên kế vị là Nguyễn Phúc Tuyền, húy Miên Tông, lấy niên hiệu là Thiệu Trị 紹治.
Vua Thiệu Trị lên ngôi được 7 năm thì ra đi (1841-1847), về chầu tiên tổ, ông bà. Người nối tiếp triều đại ăn có, lượm mót của khạc nhổ, quăng bỏ là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, tức vua Tự Đức. Bà Huyện Thanh Quan đã ra làm việc, phục vụ cho hai vị vua triều Nguyễn qua hai thời kỳ liên tiếp là Thiệu Trị và Tự Đức.
Lịch sử cũng không thể biết Bà Huyện đã thôi việc vào năm nào dưới thời vua Tự Đức. Nhưng qua những bài Đường luật bất hủ để lại, chúng ta biết chắc chắn rằng Bà Huyện ra làm việc cho triều Nguyễn chỉ với tính cách tạm bợ, bất đắc dĩ của hạng người trí thức không gặp thời, gặp minh chủ. Duyên của Bà không được như danh sĩ Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm khi xưa.
Chúng ta nên trở lại chuyện văn thơ.
Câu thực "Gác kiếm quan ông vào huyễn phố" có hai ý mật mã như sau:
1- Vua Thiệu Trị là người hay dùng quyền lực, sức mạnh đao kiếm để hù dọa, chém giết nhân dân, những người yêu nước quyết đạp đổ chế độ bù nhìn, thối nát, vơ vét đến tận cùng mồ hôi nước mắt của nhân dân. Điển hình, tiêu biểu ở đây là ông quan to bự Thiệu Trị.
Các bạn nên lưu ý cách chơi chữ tài tình, điêu luyện của Bà Huyện. Bộ Khẩu 口 3 nét còn là chỉ cho cái mồm, tức cái miệng leo lẻo, chanh chua của vua Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị vừa la hét, mắng chửi, vừa hô quan binh chém giết sạch sành sanh những ai dám kháng cự, muốn lật đổ chế độ phong kiến thối nát, bù nhìn, toàn một đám dắt dây ngu dốt.
Do vậy, trên bộ Khẩu 口, tức cái mồm phải gác thêm bộ Đao 刀 2 nét thì cái miệng ưa la hét, chửi rủa của Thiệu Trị mới có tác dụng, hữu hiệu. Có như thế thì đám tướng sĩ tượng dưới trướng cùng thiên hạ mới hãi sợ, kinh hoàng ông vua, tức ông quan to bự ưa dùng vũ lực, đao kiếm trấn lột và chém giết say máu Thiệu Trị này.
Bên trái chữ Thiệu 紹 là bộ Mịch 糸 6 nét. Bộ Mịch 糸 gồm bộ Yêu 幺 3 nét ở trên, dưới bộ Yêu 幺 là bộ Tiểu 小 3 nét nhập lại ra bộ Mịch 糸. Yêu 幺 có nghĩa là một, số một, số đứng đầu đơn vị tính. Lại yêu cũng là loại yêu quái, yêu quỷ đội lốt người. Sử triều Nguyễn cho chúng ta biết. Nguyễn Phúc Tuyền, tức Miên Tông là con đầu vua Minh Mạng và Tá Thiên Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.
Vậy Yêu 幺 là chỉ cho vị trí số một, tức vua Thiệu Trị là người con lớn nhất trong các người con của vua Minh Mạng. Tiểu 小 là nhỏ, là hẹp hòi, tầm thường, bị người đời coi chẳng vào đâu.
... Nào ngờ người em sang ngang khi xuân chưa tàn. Con đò nào đây đưa em tôi vào xa vắng...
Ông con đầu vua Minh Mạng là người có tâm tính nhỏ hẹp, tầm thường, người đương thời xem chẳng vào đâu. Hay ông này là loại yêu quái đội lốt người. Chúng ta cũng đã quá biết. Đám con cháu Nguyễn Gia Miêu y rặt cha ông, tổ tiên của mình là chuyên dùng sức mạnh, đao kiếm để hù dọa và trấn lột, vơ vét của mồ hôi nước mắt của mọi tầng lớp nhân dân lao động cực khổ.
Đây là ý nghĩa thứ nhất của câu thực thứ nhất "Gác kiếm quan ông vào huyễn phố".
2- Tiền của dùng đao kiếm, vũ lực bóc lột, vơ vét, gom góp từ nhân dân lao động cực khổ trên nắng dưới mưa được ông quan to bự Thiệu Trị mang nộp hết vào phố huyễn đông vui, nhộn nhịp, tức kinh thành huyễn hóa, phù du Phú Xuân. Nơi thường bày ra lắm trò ảo thuật lạ mắt lạ tai quanh năm suốt tháng, cả ngày lẫn đêm!
Đây là hai ý mật mã chửi chó mắng mèo đã được Bà Huyện, nhà văn học trứ danh, gạo cội hậu bán kỷ 18 vắt qua đầu kỷ 19 bật đèn xanh cho lịch sử Việt nam biết rõ bản chất đám 9 chúa 13 vua phản dân hại nước thời Bà bất đắc dĩ phải ra làm việc như thế nào. Chứ không phải như đám sử nói láo triều Nguyễn ghi chép, thêm mắm dặm muối vua Thiệu Trị là người hiền hòa, siêng năng, nhưng chưa được như vua cha Minh Mạng!
Đám sử nói láo còn thêm vá càri Ấn Độ tổ bố rằng. Thiệu Trị nổi tiếng là ông vua thi sĩ, hay chữ, để lại cho đời nhiều bài thơ giá trị. Nhưng với những gì Bà Huyện cho biết thì sự thật lại không phải như thế. Do đó, bộ sử triều Nguyễn được xem là bộ sử nói láo xếp vào bậc nhất trong tất cả những bộ sử có mặt ở Việt Nam tính từ thời nước Việt bắt đầu dựng quốc lập đô đến hôm nay đấy!
Biết ai mà kể nỗi hàn ôn?
Ai dám nói? Những bài thơ đó không do đám lâu la lục lạc sửa tới sửa lui rồi bán cái qua Thiệu Trị? Bởi Thiệu Trị thật ra là kẻ đầu óc rất tối tăm, mù tịt văn chương, chữ nghĩa. Xin bạn đừng cho chúng tôi nói bậy là được. Chúng tôi nói là có chứng cứ đàng hoàng, nghiêm túc đấy!
Câu cuối bài thơ Chùa Trấn Bắc đã cho chúng tôi biết rõ như vậy về con người Thiệu Trị. Câu ấy thế này:
"... Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu!"
Thiệu Trị có tên húy là Miên Tông 绵 宗. Chữ Miên 宀 3 nét gồm bộ Mịch 冖 2 nét ở dưới, trên bộ Mịch 冖 là bộ Chủ 丶1 nét. Vậy nếu bỏ bộ Chủ 丶-tức vua- đi thì chữ Miên 宀 biến thành bộ Mịch 冖, tức lũ trọc đầu. Mịch là tịch mịch, âm u, tối tăm. Cha con, tộc họ triều Nguyễn toàn một lũ ám độn, tối tăm!
Xin các bạn nhớ rằng trong lối viết mật mã thì khi nói chữ này nhưng phải hiểu qua một chữ khác. Đó là trường hợp chữ Miên 綿 của Miên Tông 綿 宗 và bộ Miên 宀 3 nét. Tuy rằng cách viết chữ khác nhau, và ý nghĩa cũng khác nhau nhưng vẫn đồng một âm. Âm là âm thanh, tức cách phát âm, nhả chữ của mỗi vùng miền hay của mỗi dân tộc, đất nước.
Người Việt xưa kia vẫn nói một thứ ngôn ngữ như bây giờ, nhưng khi viết thì lại dùng chữ Hán hoặc Nôm. Đây là trường hợp có thể nói rất cá biệt của dân tộc, đất nước chúng ta vào thời xa xưa. Và có thể chính vì lý do đặc biệt, ngoại lệ này nên dân tộc chúng ta mới dễ dàng bị bọn thực dân Tàu, Pháp đô hộ suốt một thời gian dài ngút ngàn, thăm thẳm hay chăng?
Vậy nếu vua Thiệu Trị là người hiền hòa, thông minh, giỏi văn thơ, chữ nghĩa thì lý nào một người trí thức, có tiếng ăn học như Bà Huyện lại nói Thiệu Trị là kẻ tối tăm, ngu dốt như thế?
Bạn trả lời đi?
Riêng câu thực thứ hai "Gõ sừng mục tử lại cô thôn" chúng tôi không chỉnh sửa gì cả vì nó vẫn còn nguyên bản gốc. Lại chúng tôi thiết nghĩ cũng không cần phải giải nghĩa câu này, vì câu này ai cũng có thể hiểu dễ dàng, vì nó dùng để đối, đáp lại với câu ở trên.
Mà hình bóng cũ, thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi...
Nhưng chúng tôi không phải là nhà văn học, đi soi tìm những đúng sai trong văn thơ như vậy để làm gì. Mà chúng tôi chỉ là người đi làm lại lịch sử, tức chúng tôi chỉ có trách nhiệm duy nhất. Làm sáng tỏ lại những vấn đề của Nhà Tây Sơn. Trong đó có sự việc: Lăng mộ, thi hài Hoàng Đế Quang Trung và Bắc Cung Hoàng Hậu Hoàng Thị Thu Mai hiện vẫn còn tồn tại nguyên vẹn trên địa giới lắm quỷ nhiều ma, lắm vua nhiều chúa phản dân hại nước Phú Xuân.
Và Bà Huyện Thanh Quan, một nhân vật danh bất hư truyền với bài thơ nghiệt ngã đã bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ một điều rằng. Lăng mộ, thi hài con người lịch sử hùng vĩ có một không hai của dân tộc trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, dẹp loạn cát cứ, đưa nhân dân thoát vòng binh lửa và thống nhất non sông hiện vẫn còn tồn tại trên đất Phú Xuân!
Bởi chúng ta nếu căn cứ theo bộ sử nói láo ghi chép. Vua đầu triều Gia Long đã quật phá Lăng mộ, lấy hài cốt kẻ thù không đội trời chung rồi làm những chuyện mất dạy, vô luân ngay từ năm mới lên ngôi 1802 thì làm gì còn có bài thơ ám hiệu, bật đèn xanh Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện chứ?
Vì Bà Huyện ra làm việc cho triều Nguyễn vào năm 1841, thời vua Thiệu Trị. Sau đó bắt qua thời vua Tự Đức từ năm 1847. Chúng tôi làm một phép tính đơn giản như sau. Tính từ năm Nhâm Tuất 1802, năm Gia Long lên ngôi và tiến hành quật phá Lăng mộ Hoàng Đế Quang Trung đến năm 1847, năm vua Tự Đức cai trị là 45 năm. Nghĩa là trong thời gian 45 năm này toàn bộ quan quân, con cháu đám vua chúa phản dân hại nước hầu như đã tin tưởng và mặc niệm rằng. Lăng mộ, thi hài của giặc đã bị Thế Tổ nhà ta bổ săng, quật phá tan tành, nhồi thuốc súng bắn ra biển mất hết rồi. Còn đâu nữa! Đáng đời cho y lắm! Sướng thật!
Nếu quả thật Lăng mộ, thi hài của người anh hùng áo vải dân tộc đã bị Gia Long quật phá, bêu xấu như vậy ngay từ năm Nhâm Tuất 1802 thì làm gì thăm thẳm, ngút ngàn nửa thế kỷ về sau Bà Huyện lại còn điên rồ bật đèn xanh cho lịch sử biết một tin chấn động càn khôn đại địa qua bài thơ THĂNG LONG HOÀI CỔ?
Bởi dù ít hay nhiều các bạn cũng đã quá biết khả năng phục hồi thơ văn của chúng tôi đối với những bài thơ bị đè cứng ngắc chỉnh sửa be bét rồi mà? Như bài thơ Chiều Hôm Nhớ Nhà ở trên chẳng hạn. Thêm nữa là Truyện Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân Nguyễn Du. Chúng tôi cũng rất dè dặt, xin chưa nói đến bài Đường luật bất tử của danh sĩ Ngô Thì Nhậm Khâm vãn Đan Dương Lăng.
Với bài thơ mật mã, tức lời trăn trối trước lúc ra đi này Ngô Thì Nhậm đã cho lịch sử biết rõ Lăng mộ, thi hài Hoàng Đế Quang Trung được di chuyển chôn giấu ở đâu? Và CUNG ĐIỆN NGẦM, nơi cất giấu Linh cữu, thi hài Hoàng Đế Quang Trung dài, rộng bao nhiêu mét? Đường hầm dẫn đến CUNG ĐIỆN NGẦM sâu bao nhiêu? Và Linh cữu Hoàng Đế Quang Trung nhìn về hướng nào? Lại đường hầm thẳng hay cong?
Nhưng cái điều quan trọng nhất. Ngô Thì Nhậm cho biết thi hài Hoàng Đế Quang Trung được tẩm ướp, bảo quản dài lâu trong kim quan đặc biệt chứ không chôn táng thông thường như xưa nay. Nhưng bài di chúc Khâm vãn Đan Dương Lăng này cũng đã bị chỉnh sửa be bét từ câu thứ nhất đến câu thứ tám. Nhưng với chúng tôi thì chuyện phục hồi trở lại nguyên bản bài thơ này thật không khó khăn một chút nào cả.
Tóm lại. Chúng tôi đã tìm ra di tích, Lăng mộ, thi hài Hoàng Đế Quang Trung và Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai là nhờ dựa vào các tác phẩm văn học như Truyện Kiều và các bài thơ của người đương thời là Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, sau là Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Du. Nhất căn cứ vào hiện trường, nơi có Tháp mộ Bắc Cung Hoàng Hậu ở kiệt 51 Minh Mạng và ngôi chùa lịch sử Thiên Thai Nội ở kiệt 15 Minh Mạng ngày nay.
Còn những cá nhân và những đoàn toán nào xưa nay hăng hái, xôn xao nhập cuộc trong hành trình đi tìm kiếm Lăng mộ Quang Trung, Bắc cung Hoàng hậu rồi tung tin như thế này, như thế kia thì đó chỉ là những tin vịt, nhảm nhí, tào lao thiên địa. Nó chỉ tổ hao tốn tiền bạc và công sức, thời gian của nhân dân và chính quyền cùng chính mình mà thôi.
Xin các bạn lưu ý giùm cho chút. Không phải thông tin nào cũng đúng, việc làm nào cũng hay ho, tốt đẹp. Như câu thơ tào lao thiên tướng: "Gác mái ngư ông về viễn phố".
Sắp tới, do điều kiện, tình hình yêu cầu, chúng tôi lập một trang w, tên miền là Bốn niệm xứ để đưa lên các bài viết liên quan đến các vấn đề lịch sử, nhất hết bài phản biện, trả lời cho nhà học giả Nguyễn Duy Chính biết rõ ai là người qua Tàu chúc thọ vua Càn Long vào năm Canh Tuất 1790?
Các bạn nên chờ đọc những bài viết lịch sử nặng về óc khám phá, đột phá các chứng tại hiện trường, chớ không nói, dựa theo sách vở, tài liệu ghi chép lịch sử từ xưa nay của chúng tôi. Tất nhiên không thể thiếu những bài chuyên về giáo lý Phật giáo.
Xin dừng bút tại đây.
Các bạn cũng nên hiểu thêm chỗ này.
Phố huyễn tức kinh đô Phú Xuân thực ra chỉ là nơi phù phiếm, trầy trật và tạm bợ của từng giai đoạn do Nguyễn Ánh ăn có, lượm mót đồ ăn thừa ném bỏ, khạc nhổ từ Quang Trung-Nguyễn Huệ. Nhưng cha con, giòng tộc âm u, tối tăm và bẻm ăn Nguyễn Gia Miêu lại chả hiểu cho nổi cách nào! Rồi từ đó mới chăm bẳm, xúm đè cứng ngắc sửa thành kinh đô tội lỗi, 150 năm thù hận ngút trời! Chứ Hoàng Đế Quang Trung khi xưa đã quyết định dứt khoát, rời bỏ địa giới sơn lam chướng khí, lắm quỷ nhiều ma Phú Xuân, dời kinh đô Tây Sơn về quê cha đất tổ muôn đời ở Nghệ An, trả đất lại cho ông vua đắm đuối ngũ dục lạc hơn là yêu nước thương dân Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc.
Có hiểu được như vây bạn mới thấy Bà Huyện không phải hạng người tầm thường.
Tuy Phước, lúc 14h50 ngày 8 tháng 05 năm 2017
Bốn niệm xứ