CẢNH ĐẤY NGƯỜI ĐÂY LUỐNG ĐOẠN TRƯỜNG...
Câu thơ bảy chữ ở trên là câu cuối của bài Đường luật Thăng Long Hoài Cổ, tác giả là Bà Huyện Thanh Quan. Đây là một trong hai câu gọi là câu Thứ 次, Thứ 次 là một trong bốn chữ Nhập 入 Thượng 上 Bình 平 Thứ 次. Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次 là cơ sở, là kết cấu vững chắc của một bài Đường luật 8 câu 56 chữ.
Trong câu Thứ 次 cuối, kết này của Thăng Long Hoài Cổ có chữ "Cảnh 頸" đứng đầu câu. "Cảnh 頸" tiếng Hán là cổ trước. Nói rộng hơn, phần cổ trước gọi là cảnh, phía sau gọi là hạng. Hoặc bộ phận, đồ vật nào giống như cái cổ thì gọi là cảnh, như bình cảnh: cổ chai.
Chữ "Cảnh 頸" gồm bộ Hiệt 頁 bên phải, chữ Kinh 巠 bên trái nhập lại ra chữ "Cảnh 頸" như đã nói. Hiệt 頁 là đầu, như một tờ giấy gọi là nhất hiệt: tờ giấy đứng đầu hay tờ giấy đầu tiên. Ở đây, hiệt 頁 được tác giả Thăng Long Hoài Cổ sử dụng chỉ mang tính ám chỉ vào bộ vị cái đầu là nơi cao nhất của thân thể con người. Còn chữ Kinh 巠 này tiếng Hán là mạch nước, riêng chữ kinh 經 -nhất tự, đồng âm, đa nghĩa- mà Bà Huyện muốn ám chỉ ở đây chính là đường kinh mạch -12 hệ kinh mạch- chạy theo đường dọc, thẳng đứng trong cơ thể con người từ đầu đến chân.
Với hình ảnh Ngôi Tháp là miệng cửa hầm thẳng đứng chiều dọc dẫn xuống Cung Điện Ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội, nơi đặt linh cữu, thi hài bậc anh hùng mã thượng, một danh tướng, một nhà vua chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại trên khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam, từ trên cạn, dưới nước Quang Trung Nguyễn Huệ đã được Bà Huyện Thanh Quan, nhà văn học trứ danh, lỗi lạc, có một không hai xuất hiện vào đầu kỷ 19 đã viết thành câu mật mã "Cảnh đấy người đây luống đoạn trường" với mục đích đánh lận con đen, vừa che đậy vừa công khai sự thật lộ liễu quả là tuyệt chiêu, không còn gì hơn được nữa. Phải không các bạn?
Ôn Chơn Trí, trụ trì chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế ngày nay
Hai chữ "đoạn trường" cuối câu khỏi nói ai cũng biết là đứt ruột, nghĩa ám chỉ đầy đủ là đau đớn gan ruột. Gan ruột là những bộ phận nằm dưới cùng trong bụng dạ, cơ thể con người. Với hai chữ này Bà Huyện muốn ám chỉ "gan ruột", tức "đoạn trường" -ruột ngắn, ruột dài- là nơi đặt linh cữu, thi hài -người đây- Hoàng đế Quang Trung đó thôi.
Nội chỉ một chữ "Cảnh 頸" của "Cảnh đấy người đây luống đoạn trường" cũng đã nói lên cho chúng ta biết rõ rằng hiện dấu tích, linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung cũng vẫn còn bất động, nguyên vẹn dưới Cung Điện Ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế kia. Nói gì những câu, những chữ còn lại của Thăng Long Hoài Cổ. Đúng không? (nhướng mắt...)
Những đối tượng nào muốn tranh chấp hơn thua, bảo thủ, cà tửng cho rằng dấu tích, lăng mộ, thi hài Hoàng đế Quang Trung đã bị vua Gia Long và quan quân hăng tiết quật phá tan tành khi xưa hết rồi, còn đâu nữa thì mời ra đây nói chuyện. Nếu cần, cho mời cả chính quyền, công an, pháp luật đứng ra làm chứng, lập biên bản, giấy tờ hẳn hoi, ai nói bậy, tung tin thất thiệt hòng tẩy xóa, đánh lạc hướng sự thật thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật, nhân dân, nhất luật xử phạt khắc nghiệt nhưng rất công bằng của nghiệp báo nhân quả. Dám không?
Chào các bạn.