Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

1- TÔI LẠI GẶP ANH, NGƯỜI TRAI NƠI CHIẾN TUYẾN...

1-"TÔI LẠI GẶP ANH, NGƯỜI TRAI NƠI CHIẾN TUYẾN,
SÚNG TRÊN VAI BƯỚC VỀ QUA ĐƯỜNG PHỐ..."
LÀ NGƯỜI LÍNH CỦA BÊN NÀO?
CỘNG SẢN HAY QUỐC GIA?

Tàn chiến cuộc, sau 1975, người miền Bắc đã rất sai lầm, không khác giới trí thức, văn học bàn về truyện Kiều, khi cho người của mình, nhạc sĩ tài hoa Phạm Thế Mỹ, vốn là gián điệp nằm vùng, hoạt động trong lòng địch, đã thay đổi tư tưởng, theo về phía bên kia, khi sáng tác những nhạc phẩm ca ngợi người lính Việt Nam Cộng Hòa: "𝘛𝘰̂𝘪 𝘭𝘢̣𝘪 𝘨𝘢̣̆𝘱 𝘢𝘯𝘩, 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘳𝘢𝘪 𝘯𝘰̛𝘪 𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘯 𝘵𝘶𝘺𝘦̂́𝘯, 𝘴𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘦̂𝘯 𝘷𝘢𝘪 𝘣𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘷𝘦̂̀ 𝘲𝘶𝘢 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘰̂́..."
***

Xin chớp nhoáng trả lời thẳng tắp lự ngay chong chóc, trúng phong phóc không nói kiểu vòng to tam quốc diễn nghĩa nhiều hồi, nhiều chương lôi thôi, luộm thuộm, rườm rà, kéo dây kéo nhợ ra cả đống, cả lùm rằng đó là người lính của miền Bắc, không phải lính miền Nam, như các nhà nghiên cứu âm nhạc lâu nay thường hay diễn giải mù mờ, nhập nhằng, cho đó là người lính thuộc binh chủng Thủy quân lục chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

 

Để xác định sự thật, chậc, hòng giải quyết mối tồn nghi, mơ hồ, nhá nhem, nhập nhằng của mớ bòng bong, hỗn độn từng cấu kết, đan cài, dồn nén bao lâu trong cụm thất tình lục dục con người, rằng người lính được đề cập ngay từ đầu nhạc phẩm thuộc người lính của quân đội miền Bắc hay của miền Nam, thì chúng ta, tôi anh chị, còn gì hơn, cần đọc lại một số trích đoạn tiểu sử tác giả để biết được tác giả xuất thân từ đâu, có hoạt động gì cho thể chế chính trị hai bên hay không? Có đọc, và, khi đã có hiểu biết như thật về thành phần xuất thân của tác giả rồi thì lúc đó chúng ta mới có thể đi đến xác định, nhạc phẩm bất hủ Trăng tàn trên hè phố, nói khác đi, người lính trong nhạc phẩm được tác giả miêu tả, tự sự, tâm tình xuyên suốt từ đầu đến cuối nhạc phẩm là người lính của phe bên nào, cộng sản hay quốc gia?

 

Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh...
Phạm Thế Mỹ sinh ngày 15 tháng 11 năm 1930 (có tài liệu ghi là 1932). Ông sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Anh của ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu V. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo.

chân dung
Nhạc sĩ tài hoa Phạm Thế Mỹ 1930-1909 

Sau hiệp định Geneve, ông được bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970 ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh... ở Đà Nẵng. Trong những năm 1965-1966, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo (thời gian này ông sáng tác bài nhạc bất hủ Bông hồng cài áo, lấy ý từ thơ Thích Nhất Hạnh). Ra tù, ông sáng tác các bài hát như Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Người về thành phố, Những người không chết, vvv... được phổ biến trong phong trào học sinh-sinh viên Sài Gòn. Từ năm 1970 đến 1975, ông là trưởng phòng Văn-Mỹ-Nghệ của Viện đại học Vạn Hạnh.

bìa nhạc

Sau năm 1975, ông công tác tại Phòng Văn hóa-Thông tin Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bắt đầu sáng tác những bài hát nhạc đỏ như Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh), Thắm đượm duyên quê, Lêna Belicova...

 

Trải qua một cuộc bể dâu, 
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...
Đọc đoạn trích ngắn lấy trên trang mạng nói về tiểu sử tác giả, chúng ta đã biết, tác giả là người hoạt động, làm việc cho thể chế chính trị miền Bắc ngay từ những năm tuổi còn đôi mươi. Năm 1950. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, tức sau hiệp định Geneve, tác giả được tổ chức điều động, bố trí ở lại miền Nam hoạt động với vai trò là gián điệp nằm vùng. Từ năm 1959 tác giả đã ở tại Sài Gòn để dễ bề hoạt động, lấy tin tức, cung cấp cho tổ chức ngoài kia. Như vậy, có thể nói, trong các thập niên 60, 70 tác giả Trăng tàn trên hè phố đã từng âm thầm, một hình một bóng đi đi lại lại hoạt động, lấy tin tức trong các vùng từ Sài Gòn cho đến các khu vực trọng điểm trung miền Trung. Nhất các vùng như Xuân Lộc, Đồng Nai, Bình Thuận, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên... là nơi thường xảy ra những cuộc đụng độ, chạm trán nảy lửa, một mất một còn giữa những người lính của hai thể chế chính trị. Trong đó, tất nhiên là tác giả phải thường ra vô những vùng đã "bị" quân đội miền Bắc chiếm đóng, thời đó gọi là vùng giải phóng. Chẳng hạn như vùng chiến cuộc từng xảy ra trận đánh ác liệt nhất, đã từng được người miền Nam đưa lên nhạc, với những ca từ biểu lộ cho lòng hân hoan của quân đội miền Nam sau chiến thắng vang dội của họ, như sau:

 

Cờ bay. Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu,
Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu.
Cờ bay. Cờ bay tung trời ta về với quê hương,
Từng ngóng đợi quân ta tiến về.
Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quì hôn đất thân yêu,
Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng.
Hồi sinh rồi này mẹ, này em,
Vui hôm nay qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời.
Đi lên! Đi lên trên hoang tàn ta xây dựng ngày mai.
Nhà vươn lên người vươn lên,
Quân bên dân xây tin yêu đời mới.
Đón nhau về, anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà,
Sạch bóng thù, đồng hân hoan quân dân vui,
Vang câu hát tự do.

 

Theo những gì trích từ trang mạng cho biết, về tuồng tích để sáng tác nhạc phẩm Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu như sau:

 

"Hoàn cảnh sáng tác của bài hát oai hùng này là: khi quân Cộng Sản Bắc Việt đưa quân ào ạt đánh chiếm tỉnh Quảng Trị vào tháng 3 năm 1972 thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm lại vào ngày 16/9/1972 trong một trận đánh được mô tả là rất ác liệt, được ghi vào những chíến công oai hùng của người lính miền Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên Cổ Thành tỉnh Quảng Trị trước sự vui mừng của quân dân Việt Nam Cộng Hòa. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó trên đài phát thanh Sài Gòn vang lên bản hùng ca "Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu" làm nức lòng mọi người. Không ai biết rõ chính xác tác giả của ca khúc này, chỉ biết là do các nhạc sĩ của Cục Chính Huấn sáng tác..."

 

Qua trích đoạn nói trên về nguyên nhân để sáng tác nhạc phẩm Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu của quân lực VNCH, như vậy, chúng ta cũng đã rõ, thời đó, vùng chiến sự ác liệt nhất của khu vực miền Trung là tỉnh Quảng Trị đã bị người miến Bắc đưa quân vào đánh và chiếm đóng từ tháng 3 năm 1972. Mãi cho đến tháng 9 cùng năm người miền Nam mới tổ chức phản công, đánh lấy lại được. Như thế, ai dám nói, một trong những vùng từng bị người miền Bắc xua quân chiếm đóng, chẳng hạn như vùng chiến sự Quảng Trị, thì tác giả Trăng tàn trên hè phố đã chẳng từng xuất hiện, có mặt tại đấy, và hữu ý vô tình tác giả đã gặp lại những người bạn mình từng quen biết thuở còn đôi mươi thì sao? Ai dám nói?

 

Vâng, đó chính là lý do, cơ sở đúng đắn nhất, hợp tình hợp lý nhất, không phải sao, để tác giả Trăng tàn trên hè phố từ đó mới có thể viết ra được đoạn ca từ nhập đề để xác định cho tuồng tích, đầu đuôi câu chuyện ngay từ đầu nhạc phẩm: "Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến, súng trên vai bước về trên đường phố..." chớ?

 

Vân rằng: "Chị cũng nực cười, 
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa..." 
Như vậy, theo chúng tôi, đoạn ca từ dùng làm tựa đề nhạc phẩm, giờ đây, nói trên, khi ván bài lịch sử đã lật ngữa, trước hết, nên chỉnh lại, đúng hơn, là cần phải đảo ngữ, ném trước ra sau, sau tới trước thì sự thật ẩn khuất từ bao lâu của câu chuyện có thật, từng xảy ra trong quá khứ thuở nào từ đó mới có cơ hội, điều kiện được phơi bày rõ ràng ra giữa thanh thiên bạch nhật, cụ thể như sau:

 

Tôi "gặp lại" anh, người trai nơi chiến tuyến...

 

Thưa các bạn,
chỉ cần đảo hai chữ "lại gặp", động từ ngoại động, là phụ từ đi trước động từ để biểu thị sự nối tiếp của một hoạt động, một hiện tượng nào đó có khi vừa mang tính chủ động, như tìm đến khu vực x để gặp ai đó, vừa bất ngờ giữa chủ thể và ngoại cảnh thành "gặp lại", động từ nội động, dùng biểu thị sự lặp lại, tái diễn của một quá trình sự việc, hoàn cảnh, trường hợp nào đó của câu chuyện theo chủ ý tác giả nhạc phẩm. Thì sự việc như đã nói rồi sẽ bắt đầu hé dần, hé dần ra trước mọi con mắt hờ hững, bàng quan, lạnh lùng của tha nhân từ bao giờ tự đã cho mãi bao lâu đến tuốt. Có thế thôi. Ngang đây, chúng ta có quyền nêu lên câu hỏi, người lính mà tác giả Trăng tàn trên hè phố hữu ý vô tình "gặp lại" qua miêu tả xuyên suốt từ đầu cho đến cuối bản nhạc đó là ai?

chân dung

 

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần đọc lại hai câu ca từ nhập đề nhạc phẩm nói trên, mà sao chỉ hai câu?, thậm chí, cũng cần phải đọc lại hết cả 10 câu đoạn nhập đề thì sự thật câu chuyện từ đó mới dễ dàng bị bóc tách, lột trần ra hơn nữa. Xin mời các bạn:

 

Tôi gặp lại anh người trai nơi chiến tuyến,
súng trên vai bước về qua đường phố.
Tôi lại gặp anh giờ đây nơi quán nhỏ,
tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ.
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường,
nhớ gì từ ngày anh vui lên đường.
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm,
màu xanh áo người thương.
Nắng chiều đẹp quê hương,
hay nhạc buồn đêm sương...

 

Các bạn lưu ý cho chỗ này, nếu đã chấp nhận sử dụng phép đảo ngữ như đã nói, thì chỉ nên đảo lật ở câu thứ nhất, đến câu thứ ba, thứ tư, thì trả chữ nghĩa trở lại bình thường, vì nếu đảo hết như thế, cả đoạn dưới, thì chỏi lắm, đọc khó nghe lắm, mà chúng ta chỉ cần đảo ở câu thứ nhất để tìm, tức để xác định sự thật của câu chuyện rằng người lính súng trên vai bước về qua đường phố đó là ai, lính cộng sản hay lính quốc gia mà thôi. Mời các bạn đọc tiếp.

 

Đè chừng ngọn gió lần theo... 
Cụm ca từ thứ tư "tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ..." có ý ẩn khuất, bóng gió như thế này, theo chúng tôi. Nếu chúng ta căn cứ vào năm sinh của tác giả như tài liệu trang mạng cho biết, năm 1930, thì từ ấy cho đến lúc tác giả gặp lại người quen xưa, và sau đó, lấy tình tiết câu chuyện để viết lên ca khúc mang tựa đề Trăng tàn trên hè phố. Chúng tôi tra trên trang mạng thì được biết, nhạc phẩm Trăng tàn trên hè phố xuất bản vào năm 1964. Căn cứ vào ngày tháng xuất bản nhạc phẩm ghi trên bản nhạc, năm 1964, như thế, dựa vào đây, có thể đi đến xác định, thời điểm tác giả gặp lại người xưa phải từ năm 1963, hoặc lui lại một vài năm nữa, như các năm 1962, 1961 chẳng hạn.

bìa nhạc

 

Như đã nói ở trên, câu nhạc "tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ..." có ý ẩn khuất, bóng gió chính là để ám chỉ cho khoảng thời gian 30 năm, tính từ năm sinh của tác giả, năm 1930, cho đến khi tác giả gặp lại người xưa vào năm 1963 hoặc 1962, 1961. Chúng ta lấy chẵn năm 1960, là tròn 30 năm, hai người mới gặp lại. 30 năm, ôi, là một thời gian quá dài, dài đăng đẳng, thăm thẳm, nó đã ấp ủ, nuôi nấng, cả chôn vùi, lấp khỏa biết bao kỷ niệm, nỗi nhớ thương quay quắt, khôn nguôi của tâm hồn hai con người đứng ở hai miền chiến tuyến với những cuộc chiến xảy ra triền miên, dằng dặc của hai vùng chiến thuật Bắc Nam, tiếp sau những cuộc nội chiến tranh chấp vùng miền không ngoài mục đích tái khẳng định cho con đường nối tiếp đi tìm miền đất hứa của những người anh em, người chị em con Hồng cháu Lạc qua bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước khởi nguồn từ thời phong kiến xa xưa...

 

Từ thuở mang gươm đi mở nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long...

 

Câu thứ tư của đoạn nhập đề tác giả cho chúng ta biết rõ, đó là cuộc gặp lại của hai người bạn sau một thời gian dài xa cách 30 năm kể từ khi hai người chia tay, ra đi theo tiếng gọi con tim, lý tưởng, kẻ dạt Bắc người xuôi Nam. Như vậy, chúng ta cần phải đi đến xác định, đây là người lính, tức người quen chốn quê xưa của tác giả Trăng tàn trên hè phố, không phải người mới gặp tình cờ lần đầu.

 

Chúng ta nên trở lại hai câu nhập đề, vì hai câu này vẫn còn những ẩn khuất tồn nghi của chữ nghĩa chưa được làm cho sáng tỏ. Hai câu ấy các bạn nhớ chứ? Nếu đã quên, thì đây:

 

Tôi gặp lại anh người trai nơi chiến tuyến,
súng trên vai bước về qua đường phố...

 

So dần dây vũ dây văn,
Bốn dây to nhỏ theo vần nhung cương*...
Nói cắt ngang về hai chữ "nhung cương*" của câu 472. Câu 472 trong các bản Kiều hiện có mặt trên thị trường văn học lá đổ muôn chiều hầu hết đều ghi là "Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương". Đây là hai chữ đã bị cố ý chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn, không còn đúng nguyên bản gốc của Kiều, của thi hào Nguyễn Du thế nào được nữa. Mà đó phải là "nhung cương". "Nhung " là chỉ chung cho đồ binh khí, như cung, nỏ, giáo, mác, kích, gọi là năm món ngũ nhung. "Cương " là cố chấp, bảo thủ, không chịu nghe ai can gián, phân trần đúng sai gì cả, gọi là cương phức. Hoặc "cương " là cương quyết, cứng rắn, cứng cỏi, bền vững, mạnh mẽ, không gì làm lay động, xê dịch được. Lại "cương " còn được dùng để đối với nhu, là sự mềm dẻo, mềm mại, nhu thuận. "Cương " còn là giềng mối, giềng lưới, như lưới có giềng (rường) bao, giăng chung quanh thì mới kéo, ném quăng được. Cho nên cái gì mà có hệ thống, sự kết cấu chặt chẽ, logic, không thể tách rời thì gọi là cương.

 

Lại "cương " cũng còn là cương thường, là nền tảng đạo lý cương thường của con người, thuyết đạo Khổng, gồm Tam cương: 1/quân thần cương. 2/Phụ tử cương. 3/Phu phụ cương. Thường gồm Ngũ thường: 1/Nhân, 2/Lễ, 3/Nghĩa, 4/Trí, 5/Tín. "Cương " thêm nghĩa bổ túc là cao, thế đất cao, như trên đồi núi, hoặc cái gì trên cao cũng gọi là cương. "Cương " nghĩa cao dùng để đối với nhu là thấp, ám chỉ cho sự nhu thuận, mềm dẻo, mềm mại, nhu nhuyến, uyển chuyển, quanh co, uốn lượn được hoặc dễ sai bảo, dạy dỗ được. Vì thế, nhu được tượng trưng cho thể tánh của nước, bởi nước rất dễ luồn lách, chảy vào chỗ sâu kín, nhỏ nhất, thấp nhất. Do đó, "cương " nghĩa núi cao dùng để đối với nhu là nước chảy dưới thấp vậy.

 

Hai chữ "nhung cương 戎刚" nói trên là thuật lữ âm nhạc, nằm trong hệ thống âm nhạc cổ điển, gồm ngũ cung nhung, cương, đốc, thủ, vĩ, chớ không phải là cung, thương, giốc, chủy, vũ như sự lầm tưởng, mặc định tào lao thiên tướng của giới âm nhạc xưa nay. "Nhung cương 戎剛" hai chữ chúng tôi đã giải thích, các bạn đọc cũng đã hiểu rồi. Các chữ còn lại là đốc, thủ, vĩ. Đốc ngoài nghĩa là dốc lòng, hết sức, trung thành hết dạ, không bỏ giữa chừng, không quên tình xưa nghĩa cũ. Thì đốc còn có nghĩa là ở giữa. Thủ là đầu. Vĩ là cuối. Một bản nhạc soạn theo luật ngũ cung đều phải tuân theo năm phép nói trên thì mới được xem là bản nhạc mang hồn cốt xưa cũ, cổ điển, nếu thiếu một trong năm thuật lữ âm nhạc nói trên là chưa được, chưa đúng. Chứng tỏ tác giả bản nhạc là người chưa rành về các loại nhạc cổ điển xa xưa thường mang tính giáo huấn, dạy dỗ đạo đức cho con người với đầy đủ đạo lý Tam cương, Ngũ thường trong ấy.

 

Tích Bá Nha và Tử Kỳ là hai người bạn tri âm tri kỷ, một bên giỏi đánh đàn, một bên giỏi nghe đàn chính là để nói về thuật lữ âm nhạc ngũ cung nhung, cương, đốc, thủ, vĩ như sau. Mời các bạn đọc qua xem sao.

 

Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ liền nói: "Hay thay! Vời vợi tựa Thái sơn" (Thiện tại hồ cổ cầm, ngụy ngụy hồ nhược Thái sơn). Khi Bá Nha bất ngờ chuyển khúc, chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ cũng liền nói: "Hay thay! Mênh mang như sông nước" (Thiện tại hồ cổ cầm, đãng đãng hồ nhược lưu thủy). Bất luận là chí tại cao sơn hay chí trầm lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc tư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được ý tứ đó ngay liền. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc ý mà người chơi gửi gắm, đạo lý này vốn dĩ đã có từ ngàn xưa vậy.

 

Một ngày nọ, Bá Nha cùng Chung Tử Kỳ chơi núi Thái sơn, gặp trời mưa to, hai người dừng lại dưới một mỏm núi đá. Bá Nha trong tâm phiền muộn bèn tấu một khúc nhạc. Khúc nhạc ban đầu biểu hiện cảnh mưa rơi xuống một dòng suối trên núi, tiếp đó khúc nhạc mô phỏng âm thanh của nước lên cuồn cuộn cùng đất đá đổ nát. Mỗi khúc nhạc vừa hoàn thành, Chung Tử Kỳ đều ngay lập tức nói ngay được ý tứ mỗi bài. Bá Nha thấy thế bỏ đàn mà rằng: "Giỏi thay! Các hạ có thể nghe thấu cái chí thú trong khúc nhạc, ý của các hạ cũng là ý của ta vậy". Từ đó hai người trở thành một cặp nhân sinh tri kỷ mà đời sau vẫn ca ngợi.

 

Về sau, nghe nói khi Chung Tử Kỳ ra đi, Bá Nha liền đập vỡ cây đàn, vì từ nay cuộc đời không còn ai cảm, thấu được tiếng đàn siêu tuyệt ấy của tình tri âm tri kỷ được nữa thì còn đàn địch, buông bắt trầm bỗng, khoan nhặt âm giai, cung điệu để mà làm gì?

 

Chúng ta nên trở lại đề tài, câu chuyện chính vậy. Để làm sáng tỏ hai câu nhập đề này, trước hết, có nhẽ các bạn cần phải từ bỏ thói quen nghe nhạc hoặc đọc thơ văn theo cảm tính do nghiệp dẫn dắt, mà các bạn cần phải đọc, nghe qua bên kia ngôn ngữ, chữ viết trình bày theo dạng đặc biệt, không theo cách thông thường, là loại âm nhạc sáng tác theo cách thuần túy của tác giả, của nhiều người, như bạn nghĩ bao lâu. Các bạn vẫn đang theo dõi câu chuyện đấy chứ? Chậc...

bìa nhạc

Ở câu đầu nhạc phẩm này, có chữ "lại", "lại" viết và hiểu theo xuất xứ gốc Hán ngữ là Hựu . Hựu tiếng Hán là lại, là cũng, còn. Ở đây, lại () là một phụ phó từ dùng bổ nghĩa cho danh từ, động từ, có khi đứng giữa, trước hoặc sau, ví dụ "nhất thiên hựu nhất thiên: một ngày lại một ngày", và "khán liễu hựu khán: xem đi xem lại. Cũng có khi lại (Hựu ) được sử dụng như một liên từ, dùng để nối ý trước ý sau thành thể, câu thống nhất, mang tính biểu thị cho mức độ, sức làm việc, chuỗi hoạt động nào đó, như "hựu xướng hựu khiêu: vừa ca lại vừa nhảy múa", và "hựu thị thất vọng, hựu thị kỳ quái: vừa thấy thất vọng vừa thấy kỳ quái". Thêm nữa, lại ở đây ngoài nghĩa là quan lại, là cán bộ, người làm việc cho chính quyền, nhà nước thì lại , còn có nghĩa là đi lại, gặp lại hay lại gặp, lại đi. Hiểu theo nghĩa chữ Nôm và chữ quốc ngữ là như vậy, vì không ai cấm được quyền sử dụng ngữ nghĩa rộng rải, tự do với sự liên kết, nối nhịp cầu ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết của các dân tộc như thế trong các văn bản mang tính mật mã, đánh tráo khái niệm hoặc dạng tu từ, chơi chữ cốt để chỉ và cũng để che giấu sự thật hòng bảo vệ sự an ổn cho tác giả, chủ thể câu chuyện trong thời điểm nào đó của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai.

 

Tiếp theo, trong câu dưới có chữ "qua". "Qua" viết theo Hán ngữ thế này . Qua  là cái qua, cái mác, là đồ binh khí chiến tranh dùng trong trận mạc thời xưa, như giáo, thương, mâu, mác, lao, qua, vvv... Mang ghép hai chữ Hựu và Qua lại, chúng ta có chữ Hô . Hô có nhiều cách viết, cách hiểu, không phải chỉ mỗi cách duy nhất. Như chữ hô này đây . Chữ hô này còn đọc là ho, hò, hú, hố. Hố còn có âm đọc là hổ. Hổ lấy ra nghĩa duy nhất, là con hổ. Chữ hổ này ở trên là chữ hô 6 nét, dưới là bộ nhân 2 nét. Nhân là người, ở đây là người đi, không phải người đứng .

 

Như thế, đến đây, chúng ta đã hiểu chuyện gì là chuyện gì chưa? Chưa à? Lạ thế?

 

Nghĩa là, với cách chơi chữ hết sức điệu nghệ, tài tình, tác giả Trăng tàn trên hè phố để viết ra được chữ hổ cần thiết, muốn nói, thì tác giả đã phải vận dụng óc tư duy, suy luận, là phải làm sao, bằng mọi giá phải viết ra câu nhạc phải có các chữ "lại""qua". Đó là câu nhạc nhập đề mà các bạn đã từng biết, từng nghe hát qua một hoặc nhiều lần trên các sóng phát thanh bởi các ca sĩ chuyên nghiệp, tài năng lỗi lạc của dòng nhạc vàng bolero bất hủ của người miền Nam, như sau:

 

Tôi gặp lại anh, người trai nơi chiến tuyến,
súng trên vai bước về qua đường phố...

 

Như đã nói, rồi từ hai chữ "lại ""qua " dạng mật mã, tu từ khi nhập lại sẽ cho ra chữ hô . Hô còn đọc là hố . Và hố cũng có nghĩa, còn đọc là hổ. Hổ là con hổ. Trên chữ hổ chúng ta thấy có chữ hô dạng nhất tự/đồng âm/đa nghĩa. Còn chữ hô nối nhịp cầu, dùng làm phương tiện qua sông để tìm ra chữ hô đứng sau chữ hô dạng chữ nhất tự/đồng âm/đa nghĩa là chữ này đây như đã nói. Dưới chữ hô là bộ nhân 2 nét, tượng hình là người đi. Vì thế, câu nhạc mới viết, dựng ra hình ảnh như thật là "Súng trên vai bước về qua đường phố...". "Súng" được tác giả dụ cho một trong các loại binh khí dùng trong chiến tranh, là chữ "qua " nằm trên vai chữ nhân 2 nét. Đúng ra chữ hô / nằm trên đầu chữ nhân . Nhưng chẳng nhẽ ai lại điên điên khùng khùng gì vũ khí lại để trên đầu mang vác đi hay sao? Cho nên tác giả vì thế phải nói, viết là "súng trên vai" thì mới đúng với hiện trường, đúng với hình ảnh của câu, chữ biểu hiện trong đoạn ca từ nhập đề. Còn để hiểu, thấy ra sự thật, thì chúng ta cần phải hiểu qua bên kia ngôn ngữ, tức hiểu ý ở ngoài lời: ý tại ngôn ngoại. Riêng hai chữ "bước về" khỏi nói các bạn cũng đã biết đó là mật mã hay tu từ của bộ nhân 2 nét. Nhưng, chúng ta có quyền hỏi, tại sao tác giả Trăng tàn trên hè phố lại sử dụng một loạt mật mã để liên kết, nối nhịp cầu từ nhiều hệ ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc qua các thời kỳ cổ kim mà nói theo văn học ngày nay là dạng tu từ ẩn dụ, chơi chữ mục đích để ám chỉ, để lấy ra chữ hổ là một con cọp, chúa sơn lâm hung dữ, loài chỉ sống ở núi rừng như thế để làm gì? Lạ quá? (nhướng mắt...)

 

Nẻo xa mới tỏ mặt người...
Muốn biết tác giả Trăng tàn trên hè phố là người dạng bị tẩu hỏa nhập ma, khùng khùng điên điên kiểu như nhà thơ Bùi Giáng hay người mất bình thường gì đó sao bỗng dưng cao hứng, cà tửng đưa chi ba thứ cọp, beo, sư tử, vvv... toàn đồ hung của dữ núi rừng vào trong nhạc phẩm viết về đề tài chiến tranh qua hình ảnh người lính chiến súng trên vai bước về qua đường phố làm gì như thế. Thì bây giờ, chỉ còn cách duy nhất. Phải bỏ công lục lọi, tìm kiếm, tra lại tiểu sử, thân thế tác giả lần nữa xem sao.

 

Theo tài liệu trang mạng cung cấp, cho biết, tác giả Trăng tàn trên hè phố có hai người anh, trong đó, có người tên là Phạm Hổ. Tiểu sử Phạm Hổ, anh tác giả Trăng tàn trên hè phố được tài liệu trang mạng cho biết như sau:

 

"Nhà thơ Phạm Hổ (28 tháng 11 năm 1926-4 tháng 5 năm 2007), bút danh Hồ Huy, sinh tại xã Thanh Liêm (nay là xã Nhơn An), Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Anh trai ông là nhà văn Phạm Văn Ký và em trai là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Ông đỗ bằng Thành chung năm 1943. Sau Cách mạng Tháng Tám ông làm công tác tuyên truyền và tham gia hoạt động văn học nghệ thuật.

người
Người lính "súng trên vai bước về qua đường phố" là đây. Nhà thơ Phạm Hổ.

Sau Hiệp định Geneva năm 1954, ông ra Bắc, tham gia sáng lập Hội Nhà Văn miền Bắc (1957) và cũng là một trong những người đầu tiên hình thành Nhà xuất bản Kim Đồng, nơi chuyên xuất bản văn hóa phẩm dành cho trẻ em.

 

Sau ba năm làm việc tại Nhà xuất bản Kim Đồng, ông chuyển sang Nhà xuất bản Văn học rồi về báo Văn Nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn. Năm 1957 ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

 

Chức vụ cuối cùng của ông ở tờ báo này là chức Phó tổng biên tập. Từ năm 1983, ông là Phó trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam và là Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội. Năm 1994, ông nghỉ hưu.

 

Ông vừa viết văn, làm thơ, viết kịch và vẽ tranh. Nổi bật trong các sáng tác của ông là dành cho thiếu nhi; nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông.

 

Năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt 1.

 

Ông qua đời ngày 4 tháng 5 năm 2007 tại Hà Nội, thọ 81 tuổi".

 

Đọc xong đoạn tiểu sử trích ngang về người anh của tác giả Trăng tàn trên hè phố là Phạm Hổ, chúng ta đã rõ. Người lính súng trên vai bước về qua đường phố trong đoạn ca từ nhập đề nhạc phẩm chỉ là cách chơi chữ điệu nghệ, tài tình của tác giả mà văn học gọi là dạng tu từ chơi chữ, ẩn dụ, nói tóm tắt cho gọn, là một trong những cách viết mật mã tuyệt hay của tác giả Trăng tàn trên hè phố để chỉ ra tên tuổi, mặt mũi nhân vật Phạm Hổ, là anh trai của tác giả đó thôi. Thêm đoạn giữa nhạc phẩm cũng chỉ để nói về chữ hổ, nhưng được viết với hình tượng, văn cảnh khác, nghe qua cũng hay ho, biểu cảm, thơ mộng làm sao:

 

Anh sống đời trai giữa núi đồi,
tôi viết bài ca xây đời mới.
Bờ tre quê hương tay súng anh gìn giữ,
tôi hát vang giữa đời để người vui.

 

Thử hỏi, núi đồi, rừng xanh có phải là giang sơn, nhà ở của giống hổ, cọp, chúa sơn lâm hay không? Đồng thời, cụm ca từ "bờ tre quê hương tay súng anh gìn giữ" chẳng phải tác giả Trăng tàn trên hè phố muốn ám chỉ ngọn bút bảo vệ chân lý, sự thật, lẽ phải của người anh Phạm Hổ à?

 

Với những gì đã giải, các bạn đã biết hai câu đoạn nhập đề nhạc phẩm được tác giả dùng để viết, ám chỉ cho chữ Hổ , là tên tuổi, mặt mũi người anh ruột của tác giả rồi. Bổ túc cho ý nghĩa mang tính mật mã, tức dạng tu từ ẩn dụ, chơi chữ tuyệt hay này, như đã nói ở trên, chữ hô còn âm đọc là hồ. Và hồ chính là họ của một bút hiệu khác của nhà thơ Phạm Hổ: Hồ Huy, như bản lý lịch trích ngang trang mạng cho biết, và các bạn đã đọc, đã hiểu cạn nguồn lý sự. Lại Huy, là tên của bút hiệu Phạm Hổ cũng được tác giả mã hóa thành cụm ca từ "nắng chiều đẹp quê hương" thấm đẫm, chan chứa ân tình, ấm áp tình đất nước, nơi chôn nhau cắt rún làm sao. Nói như vậy bởi huy có nghĩa là tà huy: tà huy là bóng chiều.

 

Nói thêm đoạn này. Đoạn tiểu đề Đè chừng ngọn gió lần theo... chúng tôi có nói 30 năm là quãng thời gian tác giả Trăng tàn trên hè phố mới gặp lại người bạn thân thiết thuở nào thật ra đó chỉ là giả định, đúng ra, 30 năm là ý tác giả muốn nói lúc này mình và người anh Phạm Hổ tuổi đời đã được 30 mươi hoặc hơn chút đỉnh. Xử lý văn bản yêu cầu cần phải chính xác, cụ thể, nhất hiểu được ý tác giả, diễn giải văn thơ qua từng câu, chữ thì mới mong lột trần, bóc tách được sự việc mà tác giả ẩn dụ, cài, nén, giấu trong văn bản.

 

Kiều rằng: "Những đấng tài hoa,
Thác là hiển phách, còn là tinh anh...
Tạm cắt ngang đoạn này nói về hai chữ "hiển phách" tiểu đề. Trong tất cả các bản Kiều hiện có mặt trên thị trường văn học ba miền Bắc Trung Nam xưa nay, thì câu 116 đều ghi là "thể", "thể phách", "Thác là thể phách, còn là tinh anh...". Câu này đã bị chỉnh sửa, không còn đúng với bản gốc của Kiều. Chúng tôi chỉnh chữ sai biệt nghìn trùng, vô nghĩa "thể" trở về với chữ "hiển". "Hiển " là rõ rệt, sáng tỏ, như câu "hiển nhi dị kiến: rõ ràng dễ thấy". "Hiển " vì thế cũng có nghĩa là hiện: hiện ra cho thấy. Hoặc khi con cháu xưng hô với ông bà, tổ tiên thì xưng là hiển, như bố đã mất gọi là hiển khảo, mẹ đã mất gọi là hiển tỷ. "Hiển " ở đây nên hiểu là hiển linh: sự linh hiển không thể nghĩ bàn của người chết cho kẻ sống thấy biết rõ ràng, cụ thể.

 

Tiếp theo, "phách " là vía, cũng gọi là hồn, như người ta thường hay nói bớ ba hồn, chín vía ông ơi là ông về mau mà chứng kiến con ông đây này vậy. "Hiển phách 顯魄", "Thác là hiển phách" ý nói người đã chết thì những gì từng được gọi là "tài hoa" đặc biệt của người ấy vào lúc đó sẽ biểu hiện qua sự linh hiển của hồn, vía -phách- cho người sống cảm nhận, thấy biết. Còn khi còn sống, thì những gì từng là "tài hoa" đặc biệt của người ấy sẽ được biểu hiện qua sự "tinh anh 精英": tinh túy và anh hoa (phần tốt đẹp hơn hết trong mọi sự vật), tức sự nhạy bén, tinh tế trong việc làm, lúc xử lý công việc, như khi xã giao, nói chuyện, đàm đạo văn thơ với tài đối đáp trôi chảy, diễn giải mạch lạc, khúc chiết, cụ thể, rõ ràng ngay liền liền, một chạm một, không bị ngượng ngập, chậm trễ, đạo Phật gọi là Ứng lý tác ý, khiến người đối diện phải phục lăn sát đất cho tài ăn nói, trí thông minh, óc sáng suốt của chủ thể câu chuyện mà mình đã đang tiếp xúc.

 

Chữ "hiển ", "hiển phách 顯魄" qua trần thuật, tâm tình câu chuyện của ngòi bút văn học lừng danh, hãn hữu, có một không hai trong lịch sử, là người trong cuộc, thi hào Nguyễn Du, chính là để nói lên sự tinh túy và anh hoa của một con người với những tài năng ưu việt, mà đương thời khó có người sánh kịp, và tương lai cũng khó có người thứ hai nào như thế được. Người đẹp Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, sau là Bắc cung Hoàng hậu, vợ thứ ba của Hoàng đế Quang Trung. Chớ Bắc cung Hoàng hậu phông phải là Công chúa Lê Ngọc Hân như lịch sử từng ghi chép, nhầm lẫn. Rất tiếc về sau đã bị chỉnh sửa thành chữ sai biệt nghìn trùng là "thể : thân thể, bản thể sự vật, "thể phách 體魄", khi ghép chung hai chữ sai lạc này với các chữ khác sẽ thành câu bậy bạ, vô nghĩa, trống không, tào lao bí đao khiến khi đọc qua cũng chả ai hiểu chuyện gì cho ra chuyện gì được cả,"thác là thể phách". Phải không các bạn?

 

Tóm lại. Từ khi nhạc phẩm Trăng tàn trên hè phố xuất hiện vào thập niên 1960 cho đến nay là đã hơn nửa thế kỷ, và người ta, những người có liên quan ít nhiều đến câu chuyện, đến nhân thân tác giả, ngoài giới âm nhạc, hầu hết đều cho rằng người lính trong nhạc phẩm được tác giả viết, tự sự, tâm tình xuyên suốt từ đầu cho đến cuối bản nhạc là của đơn vị Thủy quân lục chiến thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sở dĩ người ta xúm cho, xúm mặc định cứng ngắc như vậy ấy bởi người ta chỉ đọc và hiểu văn bản theo cảm tính âm nhạc thuần túy, thông thường của thói quen cố hữu, chớ ít ai chịu đọc và xử lý văn bản qua bên kia ngôn ngữ, chữ viết để tìm hiểu những ẩn khuất mà tác giả muốn ký thác, gửi gắm trong nhạc phẩm, nói theo nhà thiền là ý tại ngôn ngoại: hiểu ý ngoài lời. Do đó, có thể nói, sự ngộ nhận của lối đọc và hiểu văn bản hết sức cạn cợt, hời hợt của rất, rất nhiều người từ khi nhạc phẩm Trăng tàn trên hè phố xuất hiện từ thập niên 60 đến nay đã mang lại những điều tiếng không hay cho tác giả, cả gia đình, con cháu, người thân vậy, nhất sự nghi kỵ từ những người đứng trong hàng ngũ, tổ chức hoạt động cho thể chế chính trị bên kia vĩ tuyến 17. Như trích đoạn sau đây có nói về việc đó, việc tác giả Trăng tàn trên hè phố về sau đã bị tổ chức quay lưng, không thừa nhận là người còn có lòng trung thành tuyệt đối với tổ chức, lý tưởng khi đặt bút sáng tác bản nhạc ngợi ca người lính Cộng Hòa. Mời các bạn đọc qua xem sao:

 

"Theo tiểu sử chính thức của Phạm Thế Mỹ, ông sinh trưởng ở Bình Định và làm công tác tuyên huấn kiêm phóng viên cho báo Quân Đội Nhân Dân ở Liên Khu 5 của Việt Minh (gồm 5 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tom, Gia Lai) lúc ông hơn 20 tuổi (đầu thập niên 1950). Sau 1954, ông được đơn vị bố trí ở lại miền Nam để hoạt động. Phạm Thế Mỹ từng bị chính quyền miền Nam bắt giam vì tham gia trong phong trào sinh viên-học sinh Sài gòn và phong trào Phật giáo chống chính quyền. Sau năm 1975, Phạm Thế Mỹ công tác tại Phòng Văn hóa-Thông tin Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bắt đầu sáng tác những bài hát nhạc đỏ như Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh), Thắm đượm duyên quê, Lêna Belicova…

 

Sau khi nghỉ hưu, ông sống âm thầm, thiếu thốn tại căn nhà chung cư ở Quận 4, TpHCM. Theo lời kể của một người con của Phạm Thế Mỹ, vì ông là tác giả của nhiều bài nhạc lính được biết đến rộng rãi: Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái… do đó sau 1975, sự nghiệp công chức nhà nước của Phạm Thế Mỹ không được thuận lợi vì sự nghi kỵ từ chính quyền.

 

Ngoài những ca khúc về "lính" viết trước 1975, Phạm Thế Mỹ còn sáng tác nhiều bài hát thể hiện tình yêu quê hương, yêu núi sông, khát vọng hòa bình: Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương, Thương Quá Việt Nam, Chuyến Tàu Về Quê Ngoại, Rạng Đông Trên Quê Hương Việt Nam, Ngựa Hồng Trên Đồi Cỏ Non… Nếu để ý kỹ, người ta có thể cảm nhận được chút ít khuynh hướng "phản chiến" hoặc chống đối chính quyền trong những bài ca này.

 

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Nếu Phạm Thế Mỹ là người của phía cách mạng, vậy ông sáng tác bài nhạc lính bất tử là Trăng Tàn Trên Hè Phố, người lính trong bài hát này là lính nào?

 

Tôi lại gặp anh người trai nơi chiến tuyến,
súng trên vai bước về qua đường phố.

 

(Lời chính xác là "bước về", tuy nhiên, Như Quỳnh lại hát thành "bước ", làm cho hình ảnh anh lính ít oai hùng).

 

Có thể bài hát này viết cho người lính Thủy Quân Lục Chiến, vì chỉ có anh lính TQLC mới có thể hiên ngang vác súng trên vai, từ núi đồi rừng sâu trở về đường phố để thăm bạn cũ trong một quán nhỏ. Nếu là người lính du kích trên rừng thì không dám và không thể công khai về phố với súng vác trên vai được.

 

Tuy nhiên không cần thiết phải đào sâu thêm ý nghĩa của bài hát này, vì bất cứ người lính nào thuộc phe nào cũng đều có thể yêu thích bài này với cảm nhận của riêng họ.

 

Cũng không thể đảo ngược sự thật là Phạm Thế Mỹ là người của miền Bắc, ông hoàn toàn có thể viết về những người đồng đội của mình, nhưng ngụy trang như vậy để bài hát có thể được phổ biến và được yêu thích giữa miền Nam. Phạm Thế Mỹ không thể ngờ được chính vì những bài hát tưởng như vô thưởng vô phạt đó đã chặn đứng sự nghiệp của ông sau năm 1975. Tài năng của ông không được công nhận đúng đắn khi chỉ là 1 công chức nhỏ mọn và qua đời trong hoàn cảnh khó khăn.

 

Một bài báo trong nước đã mô tả hoàn cảnh khó khăn tạm bợ của ông trong những năm cuối đời:

 

Thời gian sống ở căn phòng tạm của Nhà Văn hóa Q.4 là khi ông cho ra đời nhiều sáng tác nhất. Cường độ làm việc của ông gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần nhạc sĩ khác. Những hôm cúp điện, ông thắp đèn dầu cắm cúi viết nhạc đến sáng. Suốt một thời gian dài như thế, sức khỏe ông ngày càng sa sút. Từ đó, những cơn đột quỵ đến với ông thường xuyên. Bệnh tình chưa lành hẳn, bác sĩ khuyên ông nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhưng ông lại lao vào làm việc như thể "thèm thuồng" lắm. Vì thế, ông lại bị tai biến nặng. Có thời kỳ ông không thể tự đi lại được.
(Trích nhacvangbolero.com/Đông Kha)

 

Với trích đoạn ở trên, chúng ta đã thấy ra một sự thật tuy khó tin mà có thật, tức sự ngộ nhận hết sức buồn cười, cạn cợt của những người đứng hai bên chiến tuyến với người lính trong nhạc phẩm Trăng tàn trên hè phố, một bên thì cho đó là người lính của phe bên mình, bên còn lại thì khoát tay, cho đó là lính phe bên kia, không phải bên mình. Thế lúc này tác giả là người đứng ở giữa sẽ xử lý vụ việc thế nào với hai luồng dư luận bên đẩy qua, bên xô lại như thế, nhất thời kỳ sau chiến cuộc 1975?

 

Và cũng là điều hơi lạ, thậm chí, muốn ôm bụng cười ngất mà cười sao cho nỗi cách nào, khi người lính súng trên vai bước về qua đường phố trong nhạc phẩm là hoàn toàn không có, đó chỉ là dạng mật mã, nói như văn học là dạng tu từ chơi chữ, ẩn dụ của tác giả để viết ra chữ hổ, là tên người anh Phạm Hổ của mình mà mình đã tình cờ gặp lại vào quãng năm 1963, trước năm chính thức sáng tác/xuất bản nhạc phẩm 1964. Ấy thế mà người miền Nam từ đó ma đưa lối, quỷ dẫn đường, lại xúm cho người lính được diễn tả trong nhạc phẩm là người lính Thủy quân lục chiến, và họ còn ra một đặc quyền tối hậu, các ca sĩ khi lên sân khấu thể hiện nhạc phẩm thì phải ăn mặc, trang phục bộ đồ rằn ri đặc chủng để nói lên tính cách oai hùng, hiên ngang của người lính Cộng Hòa!

 

Câu chuyện, tức sức ảnh hưởng, tính loan truyền cọng hiểu biết mù mờ, nhập nhằng theo kiểu dắt dây, cấu kết sâu rộng, diễn bày tràn lan trong dân gian về sau của nhạc phẩm Trăng tàn trên hè phố tuy cũng chỉ mới hơn nửa thế kỷ mà thiết nghĩ, nó cũng chả khác gì câu chuyện từng xảy ra cách đây hơn 200 năm. Chuyện Thúy Kiều. Đến tận bây giờ, tuy đã có người chứng minh rằng truyện Kiều là của người Việt 100/100, do Nguyễn Du sáng tác, chấp bút, dựa trên câu chuyện có thật của triều Tây Sơn, từng xảy ra tại kinh đô phú Xuân, thời Quang Trung Nguyễn Huệ chọn địa giới đóng đô khi đã đánh chiếm được Thuận Hóa vào năm 1786. Riêng đoạn cuối được Nguyễn Du xác định từ câu 2441 đến câu 2450 được xem là thời điểm chấm dứt thời kỳ oanh liệt, tung hoành ngang dọc khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam của người anh hùng áo vải bởi sự xuất hiện của một nhân vật nói là gây bất ngờ, đau thương, một trời tan tác cho tướng giặc Từ Hải và người đẹp Thúy Kiều chớ thật ra chả có gì là bất ngờ, đột ngột cả, mà đó là sự toan tính, những âm mưu âm thầm diễn ra từ trước đó nhiều năm rồi của nhóm người trong cuộc. Đó là nhân vật Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc. Mời các bạn đọc lại đoạn ấy xem sao:

 

Triều đình riêng một góc trời,
Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.
Đòi cơn gió quét mưa sa,
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam.
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những loài giá áo túi cơm sá gì.
Nghênh ngang một cõi biên thùy,
Thiếu gì hữu tả tuế nghì bá vương.
Trước cờ ai dám tranh cường,
Năm năm hùng cứ một phương hải tần...

 

10 câu lục bát từ câu 2441 đến câu 2450 nói trên được thi hào Nguyễn Du viết, tả tóm tắt về quãng thời gian tướng giặc Từ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ đóng đô trên đất Phú Xuân đúng 5 năm, đúng như ghi chép các dạng tài liệu lịch sử xưa nay. Trong đó, câu 2448 đã bị tam sao thất bổn hay do cố ý chỉnh sửa mà từ "Thiếu gì hữu tả tuế nghì bá vương: hai hàng quan văn võ hai bên sẵn sàng tung hô và nhớ ơn bậc vua chúa đã cùng mình xông pha, chinh chiến khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam để giữ yên bờ cõi, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân, đất nước" về sau đã bị xúm đè chỉnh sửa, xúm hiểu thành câu bậy bạ, tào lao bí đao, vô nghĩa, trống không, là "Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương?".

 

Trong Kiều hiện có muôn ngàn chữ, câu đã bị cố ý chính sửa hay do tam sao thất bổn khiến sự việc càng bị đẩy đi xa thăm thẳm, ngút ngàn, chả biết đâu mà lần. Trong khi như chúng tôi đã nói đó là câu chuyện của người Việt 100/100, do thi hào Nguyễn Du chấp bút, trần thuật lại câu chuyện tình sử chốn quan trường xảy ra tại kinh đô Phú Xuân, thời Quang Trung Nguyễn Huệ cai trị, đóng đô tại đây đúng 5 năm như các dạng ghi chép tài liệu lịch sử cho biết. Trong đó, có những câu, chữ được Nguyễn Du sử dụng lối, cách viết mật mã để cài, nén, ẩn giấu những bí ẩn lịch sử trong ấy mà bộ môn văn học ngày nay gọi là dạng tu từ nhiều cách, nhiều kiểu. Nhưng rất tiếc bộ môn văn học ba miền Bắc Trung Nam xưa nay lại không có người có loại khả năng đặc biệt để có thể hiểu, đọc ra được những mật mã tuyệt hay, chết người ấy trong những câu, chữ từng được chính tay thi hào lừng danh, hãn hữu, có một không hai Nguyễn Du thực hiện, cài nén, giấu trong văn bản khi xưa. Và như thế, tiếc thay, từ đó tất cả chỉ còn biết tập trung làm mỗi chuyện, hễ người trước nói sao thì kẻ sau nói y theo vậy, xưa bày nay làm, ngày nay gọi là ăn theo nói leo. Chậc...

 

Còn ở đây, như chúng ta đã biết, câu chuyện của nhạc phẩm Trăng tàn trên hè phố sự việc sau đó xảy ra cũng chẳng khác nào câu chuyện văn học Thúy Kiều xưa kia, tuy như đã nói thời gian chỉ mới khoảng hơn nửa thế kỷ, kể từ ngày nhạc phẩm bất hủ này xuất hiện vào năm 1964. Bây giờ, khi sự thật, tức những ẩn khuất sự thật được tác giả Trăng tàn trên hè phố cài, nén trong từng câu, chữ nhạc phẩm đã được làm cho sáng tỏ, minh bạch thì yêu cầu những người đứng trong những bộ phận, các tổ chức liên quan đến nhạc phẩm và tác giả cần phải có ý kiến xác đáng, đúng đắn đối với vụ việc. Nói như thế cũng tức là vào lúc bấy giờ khi sự thật đã được các bên công nhận thì người ta phải thấy ra được tài năng đích thực của tác giả là thế nào, còn nếu cứ xúm hiểu chung chung như lâu nay thì tài năng của tác giả cũng chỉ mới nằm ở dạng thường thường, trung bình, chưa có gì là đặc biệt, bật nổi cho lắm. Hiểu và thấy tài năng của tác giả chung chung như thế cũng chẳng khác nào xưa nay người ta từng xúm hiểu truyện Kiều qua ngòi bút dịch chuyển của Nguyễn Du là từ tác phẩm gốc của người Tàu vậy. Xoàng quá.

 

Nói thêm đoạn. Năm câu đoạn cuối nhạc phẩm cũng là những mật mã chết người, nó như đã nói, báo trước cho sự việc sẽ sắp xảy ra trong một ngày không xa. Các câu này đây:

 

Thôi mình chia tay cầu mong anh chiến thắng,
ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố.
Thôi mình chia tay rồi mai đây có về,
quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ!
Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ...

 

"Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố" là mật mã bộ Nguyệt . Bỏ qua hai câu kế, mang tính vị ngữ, cụm từ "Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ" là mật mã bộ Nhật . Nhập hai chữ Nhật và Nguyệt lại sẽ ra chữ Minh . Minh là tác giả muốn ám chỉ cho Hồ Chí Minh, người lãnh đạo cuộc kháng chiến miền Bắc trong công cuộc tái chiếm miền Nam để thống nhất đất nước, gom giang sơn về một mối. Đưa nhân dân bước vào đài xuân vui hưởng khúc âu ca muôn thủa. Cụm ca từ "Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ" còn có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt như sau nữa. Đó là tác giả ám chỉ cho cuộc tổng tiến công năm Mậu Thân 1968 sắp tới của quân dân miền Bắc. Bởi qua cuộc gặp lại người bên kia "chiến tuyến" -chiến khu/vĩ tuyến 17- vào quãng năm 1963 thì hai anh em tác giả Trăng tàn trên hè phố đã trao cho nhau những thông tin bí mật liên quan chiến cuộc sắp xảy ra vào năm Mậu Thân 1968 mà người miền Bắc đã đang âm thầm triển khai, phát động từ lâu.

 

Riêng các câu đoạn cuối đã nói lên những gì tác giả muốn ám chỉ thiết nghĩ đã quá rõ, các bạn cũng nên đọc lại xem sao:

 

Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó,
đừng lưu luyến gì đây.
Thôi bọn mình chia tay.
Thôi bọn mình chia tay.

 

Chúng ta hãy chia tay, vì cuộc chiến đang chờ ở phía trước, vì bóng dáng quân thù vẫn còn ở đâu đây, và ngày thắng lợi không còn bao xa nữa. Đây nói về cuộc tổng tiến công năm Mậu Thân 1968, theo chủ ý tác giả, bởi tác giả là gián điệp nằm vùng, ăn ở hoạt động trong lòng địch, ngay thủ đô của phe đối lập.

 

Thân là chi thân, chi thứ 9 trong 12 địa chi. Thân còn là sự trình bày, nói rõ ra sự việc, câu chuyện gì đó mang tính bí bí mật mật cho người nghe nắm bắt, hiểu rõ đầu đuôi, ngọn ngành vụ việc. Tóm lại. Thân là nói đi rồi nói lại, nhấn mạnh cho biết lần nữa, thêm lần nữa...

 

Thôi mình chia tay, cầu mong anh chiến thắng.
Thôi mình chia tay, rồi mai đây có về.
Thôi bọn mình chia tay,
Thôi bọn mình chia tay...

 

Trăng tàn trên hè phố, như những gì đã giải thích hết sức cặn kẽ, chi tiết, logic, trả lại sự thật cho tác phẩm, cho ẩn ý tác giả, thử hỏi, một nhạc phẩm, một tuyệt tác và một tác giả tài danh lỗi lạc có một không hai trong nền âm nhạc Việt mà xưa nay sao người ta không một ai hiểu gì là tại sao? (nhướng mắt...)

 

Hôm xưa tôi gặp lại anh,
Người trai chinh chiến bước nhanh thị thành.
Hôm sau quán nhỏ yên lành,
Tuổi ba mươi ngỡ chúng mình còn thơ.
Bồi hồi nhớ lại ngày xưa,
Ngày anh từ giã trường xưa lên đường.
Nhà anh lối nhỏ vấn vương,
Có màu phượng thắm, có người áo xanh.
Chiều tà đẹp lắm quê anh,
Nhạc buồn ai rót đêm thanh lạnh lành.
Đêm nay tôi lại gặp anh,
Giữa ngàn hoa lá ánh trăng dịu hiền.
Đường khuya bước nhỏ song song.
Hàn huyên tâm sự ngày thơ bọn mình.
Nhà anh phượng vẫn thắm tươi,
Lối về gầy guộc vẫn chưa phai mờ.
Ánh đèn hiu hắt ngoại ô,
Bạn anh còn đó, còn đây quanh nhà.
Gặp nhau giữa lúc sơn hà,
Bọn mình nâng chén mặc tà binh đao...

 

Bài viết dừng ở đây. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang