Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

VĂN HỌC VIỆT NAM: NHỮNG CÁI NGU KHÔNG TƯỞNG

VĂN HỌC VIỆT NAM:
NHỮNG CÁI NGU KHÔNG TƯỞNG!
Hai câu luận của bài Đường luật Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan theo ghi chép trong các dạng văn bản văn học truyền tụng là:

 

𝘕𝘩𝘰̛́ 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 đ𝘢𝘶 𝘭𝘰̀𝘯𝘨 𝘤𝘰𝘯 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤,
𝘛𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘢̀ 𝘮𝘰̉𝘪 𝘮𝘪𝘦̣̂𝘯𝘨 𝘤𝘢́𝘪 𝘨𝘪𝘢 𝘨𝘪𝘢...

 

Đây là những câu, chữ đã bị chỉnh sửa hoặc do tam sao thất bổn, không biết từ thời kỳ nào nên đã không còn đúng với văn bản gốc của Qua Đèo Ngang, của tác giả. Hai câu sai bậy này chúng tôi chỉnh sửa, phục hồi lại như sau:

 

𝘕𝘩𝘰̛́ 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 đ𝘢𝘶 𝘭𝘰̀𝘯𝘨 𝙜𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤,
𝘛𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘢̀ 𝙠𝙝𝙤̂̉ 𝘮𝘪𝘦̣̂𝘯𝘨 𝙖̉𝙣𝙝 𝘨𝘪𝘢 𝘨𝘪𝘢...

 

"Q𝘶𝘰̂́𝘤 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤" ở đây nên hiểu cho đúng là quốc gia, đất nước, nghĩa hai chữ "𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤" ý Bà Huyện ám chỉ vào thời điểm đó nhà nước Tây Sơn đã được hai anh em Tây Sơn là vua Quang Trung và vua Thái Đức Nguyễn Nhạc qua nhiều cuộc giằng co, tranh chấp và bàn luận, thương thuyết, cuối cùng, họ phải chấp nhận, cùng đi đến giải pháp, lấy Hoành Sơn Quan làm điểm phân chia giới tuyến, rạch đôi sơn hà, từ Hoành Sơn Quan trở ra thuộc về phần đất cai trị của Quang Trung Nguyễn Huệ. Bằng chứng không thể chối cãi cho vụ việc chia đôi đất nước này của hai anh em Tây Sơn là Phượng Hoàng Trung Đô, kinh đô mới của Quang Trung Nguyễn Huệ đang được xây dựng tại núi Dũng Quyết, bên dòng sông Lam, bên cầu Bến Thủy ngày nay, đúng vào năm Canh Tuất 1790, là năm triều đình Tây Sơn sau nhiều luận bàn, hội thảo, đã quyết định chơi ván bài sinh tử một mất một còn. Được ăn cả ngã về không. Cử một Quang Trung giả dẫn phái bộ ngoại giao Phú Xuân mà con số tham gia chuyến đi lên đến 150 người, trong đó có cả danh tướng Ngô Văn Sở, cùng lên đường qua Trung Hoa chúc thọ vua Càn Long năm ngài tròn 80 tuổi, người Trung Hoa thời đó gọi là lễ Bát tuần khánh thọ. Trong Kiều, Nguyễn Du cũng có nói rõ sự việc, điển tích này bằng những câu mật mã, bóng gió.

hoành sơn quan

Khi phái bộ ngoại Phú Xuân lên đường qua Trung Hoa với nhiệm vụ, trọng trách nhất cử lưỡng tiện, vừa chúc thọ vua Càn Long vừa nói chuyện hàn gắn vết thương cuộc chiến tranh xảy ra năm trước mà quân số thương vong, tàn tật, sức tàn phá của nó hiện vẫn còn làm đau đầu những nhà lãnh đạo hai quốc gia như đã nói dưới quyền điều khiển của một Quang Trung giả, cũng gọi là giả vương nhập cận, theo thuật ngữ chuyên môn của câu chuyện từng vốn có lắm những đồn đoán, dệt thêu, đơm đặt, không biết đâu là thật, đâu là hư này, thì lúc ấy còn gì nữa Quang Trung thật đang thu bóng ẩn mình tại Nghệ An để chỉ đạo công việc xây dựng kinh đô mới tại núi Dũng Quyết, lấy tên là Phượng Hoàng Trung Đô. Sự việc này lịch sử ngày nay vẫn còn ghi, có ghi, nhưng lịch sử không thể biết chính xác thời gian năm tháng xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô của Quang Trung là thời điểm nào. Và, trong suốt thời gian mở đầu cũng như kết thúc của hai sự kiện trọng đại từng xảy ra này của thời ấy: 1-Chờ phái bộ ngoại giao Phú Xuân chúc thọ trên đường quay về. Thời gian, lịch trình của hai bận đi về giữa Phú Xuân-Yên Kinh là đúng một năm. 2-Đây cũng là thời điểm Quang Trung ẩn mình tại Nghệ An để cùng La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp tiến hành, chỉ đạo công việc xây dựng kinh đô mới theo như hoài bão, ước mơ mà họ đã từng ôm ấp, thai nghén, nuôi dưỡng, canh cánh nỗi niềm tâm sự từ bao lâu. Tất cả mọi dự tính, hoài bão, việc làm này của Quang Trung và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày nay vẫn còn rành rành ra đó những ghi chép của lịch sử qua các dạng văn bản. Không phải chúng tôi dựng chuyện, đặt điều nói thêm bớt.

 

Chúng ta gác qua chuyện xây dựng kinh đô mới của Quang Trung và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Chúng ta trở lại với câu chuyện văn học. Như đã nói, câu luận thứ nhất "𝘕𝘩𝘰̛́ 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 đ𝘢𝘶 𝘭𝘰̀𝘯𝘨 𝙜𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤" được Bà Huyện dùng để chỉ cho việc chia đôi đất nước của hai nhà nước Tây Sơn, khi từ Hoành Sơn Quan trở ra là thuộc vùng lãnh thổ, cai trị của Quang Trung. Từ Hoành Sơn Quan trở vô là địa phận, lãnh thổ cai trị của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Và cũng tất nhiên, khi sự việc đã xảy ra như thế, thì vùng đất Phú Xuân-Thuận Hóa mà Quang Trung hiện đã đang đóng đô, cắm chốt sẽ được bàn giao, trả trao lại cho vua anh Thái Đức Nguyễn Nhạc hiện trấn ngự thành Hoàng đế An Nhơn trong kia.

hoành sơn quan

Để chứng minh, cũng như để xác định cho sự việc trọng đại từng xảy ra này của hai nhà nước Tây Sơn trong thời ấy mà các dạng văn bản sử học còn lại ngày nay không hề thấy ghi chép, đá động gì đến, thì Hoành Sơn Quan đã được đích thân vua Quang Trung dựng lên cũng vào năm Canh Tuất 1790 với mục đích dùng làm căn cứ địa lịch sử, là giới tuyến quân sự phân vùng lãnh thổ của hai nhà nước Tây Sơn. Nó cũng tương tự, không khác gì câu chuyện của hai nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa thời cận đại với bao cuộc xung đột, chiến tranh xảy ra triền miên với nhiều bên tham gia, cộng chiến, cuối cùng, họ, các bên tham chiến, đã chọn lựa, lấy cầu Hiền Lương ở sông Bến Hải (hay Bến Phải?NV) làm giới tuyến chia đôi đất nước vậy. Vế trên của câu chuyện hai nhà nước Tây Sơn với Hoành Sơn Quan, điểm chia đôi đất nước thời ấy, như đã nói, thì ngay hai bên vách trái phải của Cổng Trời như các bạn thấy qua ảnh chụp, chính là nơi đặt hai tấm bia ghi, tạc nội dung, sự cam kết lấy Cổng Trời Hoành Sơn Quan dùng làm nơi chia đôi đất nước, một của Quang Trung Nguyễn Huệ, một của Thái Đức Nguyễn Nhạc. Và, chuyện gì đã tiếp theo sau đó?

 

Xin nhắc lại. Đây đang nói thời điểm của năm Canh Tuất 1790. Là thời điểm của hai sự kiện trọng đại xảy ra: 1-Phái bộ ngoại giao phú Xuân do một Quang Trung giả dẫn đầu lên đường qua tàu chúc Thọ vua Càn Long năm ngài tròn tám mươi tuổi. Song song theo đó, đây cũng là chuyến đi mang trọng trách hàn gắn vết thương của hai nhà nước Việt Thanh sau hai năm chiến cuộc Mậu Thân/Kỷ Dậu 1788/1789 từng diễn ra ngay tại kinh đô Thăng Long thời ấy. 2-Đồng thời, đây cũng là năm vua Quang Trung lúc này đã đang ẩn mình tại Nghệ An cùng với La Sơn Nguyễn Thiếp đứng ra chỉ đạo xây dựng kinh đô mới tại núi Dũng Quyết, và Cổng Trời tại Hoành Sơn Quan dùng làm giới tuyến quân sự, là nơi chia đôi đất nước của hai nhà nước Tây Sơn Nam, Tây Sơn Bắc với nội dung cam kết được tạc, khắc trên hai tấm bia dán, đặt trên hai vách tả hữu Cổng Trời như đã nói.

 

Rồi, theo dòng sự kiện... nhưng, đùng một cái, bất ngờ Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà vào năm Nhâm Tý 1792. Rồi, tiếp đó, vào quãng giữa hai mốc thời gian vô cùng quan trọng của câu chuyện lịch sử đất nước: những cuộc vạn dặm trường chinh miên viễn từng khoác áo dạ hành vai mang cung kiếm kỵ mã đông tây nam bắc lặn lội, băng rừng vượt suối đi tìm miền đất hứa của những người anh em, người chị em con Hồng cháu Lạc, từ 1792 cho đến 1802, thời điểm khi Nguyễn Ánh đã vào Phú Xuân. Lúc đó, do liệu bề tình hình chính trị có chiều hướng xấu, đi xuống, rất dễ xảy ra bạo loạn, chiến tranh bất cứ lúc nào sau khi Quang Trung bất ngờ ra đi, nên La Sơn Phu Tử, nhà lý số, tiên tri thời cuộc, từng được ví là Khổng Minh Gia Cát Lượng, một trợ thủ, một nhà tham mưu chính sự đắc lực trong công cuộc xây dựng đất nước cho Quang Trung Nguyễn Huệ, nhất lĩnh vực văn hóa và giáo dục, cả hai một vua một tôi cùng quyết tâm phục hồi, lấy chữ Nôm của người Việt, thay thế chữ Hán của người Trung Hoa, đưa vào giảng dạy trong các trường học và phổ biến rộng khắp ra cả xã hội. Hồi ấy, qua nhiều đêm thức trắng trằn trọc, suy tư trước tình đời vận nước sao chóng vánh tựa nhấn nhá, luyến láy vụt tắt một bản nhạc, cung đàn, La Sơn Nguyễn Thiếp đã đi đến quyết định dứt khoát. Một mình một bóng âm thầm vác cuốc xẻng lên Cổng Trời Hoành Sơn Quan cạy hai tấm bia ghi nội dung chia đôi đất nước của hai anh em, hai nhà nước Tây Sơn trên hai vách tả hữu xuống chôn ngay tại dưới chân, giữa hai vách Cổng Trời như hình các mũi tên mà các bạn thấy. Nếu sự việc ngày ấy không phải xảy ra đúng như vậy, thì Bà Huyện điên hay sao mãi về sau, đầu năm 1841, lại đặt bút viết, làm ra bài Đường luật Qua Đèo Ngang mật mã như thế để làm gì? (nhướng mắt...)

hoành sơn quan

Trong câu luận thứ nhất này, các bạn thấy có chữ "𝘭𝘰̀𝘯𝘨 𢚸". "L𝘰̀𝘯𝘨 𢚸" ở đây có hai nghĩa, chúng tôi chỉ lấy ra nghĩa cần thiết của câu chuyện, "𝘭𝘰̀𝘯𝘨 𢚸" là ám chỉ cho vùng bụng dưới, nơi chứa đựng gan ruột, nói khác đi, đó là vị trí lòng đất dưới mặt nền Cổng Trời. Các bạn đã lờ mờ, bắt đầu hiểu ra chuyện gì là chuyện gì chưa?

 

Câu luận thứ hai có chữ "𝘮𝘪𝘦̣̂𝘯𝘨 𠱄", "𝙠𝙝𝙤̂̉ 𝘮𝘪𝘦̣̂𝘯𝘨 苦𠱄". Ở đây, chúng tôi chỉ giải thích nghĩa mật mã, không giải thích nghĩa tả cảnh tả tình văn chương hay đẹp làm chi cho mắc công khiến hao tốn thời gian, kéo dài lê thê sự việc theo kiểu các nhà văn học, ngôn ngữ vẫn hay làm. Chữ thứ nhất, chữ "𝘮𝘪𝘦̣̂𝘯𝘨 𠱄" các bạn phải hiểu đó là Bà Huyện ám chỉ cửa vào Cổng Trời, như ảnh chụp có mũi tên màu đỏ. Chữ "𝙠𝙝𝙤̂̉ " còn lại còn có âm đọc là cổ, lại cổ cũng là cái yết hầu. Theo ý văn bản, ý bóng gió mà Bà Huyện muốn nói, ám chỉ, bật đèn xanh qua hai câu cài nén mật mã quỷ khóc thần sầu, kinh thiên động địa nhưng về sau đã bị chỉnh sửa thành hai câu tào lao bí đao mà các bạn đã biết, đã đọc và từng đã học qua và từ dạo đó nó đã trở thành thứ mặc định cứng ngắc trong đầu, trong tư tưởng mất rồi. Khổ không? Thì cổ hay yếu hầu chính là vị trí, là điểm nằm trước mũi tên được chúng tôi đánh dấu bằng vỏ hộp giấy trong lần đi điền dã, thăm dò, tìm hiểu địa giới vào giữa năm 2018 như các bạn thấy trong hình.

 

Ngang đây, xin nói tóm tắt hai câu luận mật mã này như sau. Từ cửa -miệng- vào Cổng Trời, tiến đến chính giữa -cổ/yết hầu- hai vách Cổng Trời, trước đầu mũi tên, ngay vỏ hộp giấy, cụp gãy xuống vuông góc 90 độ, bên dưới lòng đất sâu 2m, nơi đó một cái hầm bêton đúc bằng vôi trộn mật chôn hai tấm bia ghi nội dung chia đôi đất nước của hai anh em, hai nhà nước Tây Sơn do chính quân sư La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đạo diễn, thực hiện sau khi vua Quang Trung bất ngờ băng hà vào năm 1792 như đã nói ở trên. Nói như thế bởi nhà cụ Nguyễn Thiếp ở cách đó không bao xa, phía bên Hà Tĩnh, làng Nguyệt Ao tầm 60km. Nếu cụ La Sơn Nguyễn Thiếp không làm mấy việc động trời này thì ai sẽ vào làm thay cho cụ? Trong khi chính cụ là người đã quyết định chọn, lấy núi Dũng Quyết để xây dựng kinh đô khi Quang Trung từng nhiều lần thân chinh ra gặp và khẩn khoản yêu cầu cụ mau xúc tiến vấn đề gấp rút. Không được chậm trễ. Và cũng theo đó, Cổng Trời Hoành Sơn Quan, vị trí, giới tuyến quân sự chia đôi đất nước của Tây Sơn Nam, Tây Sơn Bắc cũng do chính cụ là người chọn địa điểm xây dựng sau khi hai anh em Tây Sơn đã thống nhất, đi đến giải pháp cuối cùng của câu chuyện ai mới là người làm chủ nước Nam sau nhiều cuộc thương thuyết, họp bàn đi bàn lại giữa các bên tham dự.

hoành sơn quan
Những bình nước khoáng Life của suối nước nóng Long Mỹ-Quy Nhơn

Hai câu bình trái phải ở trên hiểu khác đi, đó cũng là bản sơ đồ chỉ nơi chôn giấu những bí mật của nhà nước Tây Sơn tại Cổng Trời Hoành Sơn Quan mà Bà Huyện đã phát hiện, bật đèn xanh cho lịch sử ngày sau biết rõ sự tình, đầu đuôi câu chuyện. Các chữ "𝘭𝘰̀𝘯𝘨 𢚸", "𝘮𝘪𝘦̣̂𝘯𝘨 𠱄", "𝙠𝙝𝙤̂̉ /cổ" nếu vẽ ra trên giấy, thì đó là chữ T in, bỏ nét ngang ngắn bên phải, chỉ còn lại một nét ngang ngắn bên trái và một nét sổ đứng, dạng chữ L úp ngược vậy.

 

Nếu không có bài thơ luật Đường Qua Đèo Ngang với nội dung như đã nói của Bà Huyện Thanh Quan dùng để ám chỉ những sự kiện có thật, từng xảy ra trong thời đó của hai nhà nước Tây Sơn thì chúng tôi tuyệt đối không thể viết bài viết này được. Có điều, các bạn có tin đây là sự thật, thêm việc chúng tôi chỉnh sửa, phục hồi câu, chữ bài thơ mật mã, ám chỉ bí mật lịch sử của người xưa mãi về sau đã bị ai đó cố ý chỉnh sửa, hay do tam sao thất bổn, sai be bét nhiều câu có được các bạn chấp nhận hay không mới là điều đáng nói, đáng bàn.

 

Còn nếu các bạn khoát tay, nhất quyết, cho những gì của Qua Đèo Ngang như ghi chép, truyền tụng xưa nay là văn bản gốc của tác giả, như hai câu bình trái phải tào lao bí đao này đây, luôn cả hai câu thực thượng hạ, thì chúng tôi xin chào thua, đầu hàng, và xin tự động rút lui có trật tự. Chớ còn đứng xớ rớ ở đây làm chi nữa. Thử hỏi? Bởi kẻ trí và người ngu không thể sống chung, đi chung trên một con đường cách nào cho nổi:

 

𝘓𝘰𝘮 𝘬𝘩𝘰𝘮 𝘥𝘶̛𝘰̛́𝘪 𝘯𝘶́𝘪 𝘵𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘷𝘢̀𝘪 𝘤𝘩𝘶́,
𝘓𝘢́𝘤 đ𝘢́𝘤 𝘣𝘦̂𝘯 𝘴𝘰̂𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰̛̣ 𝘮𝘢̂́𝘺 𝘯𝘩𝘢̀.
𝘕𝘩𝘰̛́ 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 đ𝘢𝘶 𝘭𝘰̀𝘯𝘨 𝘤𝘰𝘯 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤,
𝘛𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘢̀ 𝘮𝘰̉𝘪 𝘮𝘪𝘦̣̂𝘯𝘨 𝘤𝘢́𝘪 𝘨𝘪𝘢 𝘨𝘪𝘢...

 

Thơ với chả văn. Ớn. Chậc...

hoành sơn quan
Hoành Sơn Quan vẫn sừng sửng hiên ngang giữa trời mưa nắng qua bao cuộc dâu bể, đổi thay

Nói thêm đoạn. Hai chữ "𝙜𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜""𝙖̉𝙣𝙝" được tượng trưng cho tình cảnh như sau, theo ý mật mã của Bà Huyện. Khi trong tấm gương treo trên vách tường in bóng người hay vật vào đó, thì ảnh người hay vật đó là sự phản chiếu từ sự việc ở bên ngoài. Như vậy, "𝙜𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜""𝙖̉𝙣𝙝" cần được hiểu dùng để chỉ cho hai bên trái phải của câu chuyện, sự việc mà chủ thể, tác giả bài thơ đang muốn đề cập, nói đến. Theo đó, phía bên tay phải vách Cổng Trời, ngoài đi vào, là vị trí, nơi đặt tấm bia ghi nội dung cam kết chia đôi đất nước, ký tên vua Quang Trung. Bởi phải hay hữu cũng có nghĩa là bắc, hướng bắc, như người đẹp Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, vợ thứ ba của vua Quang Trung, về sau đã được nội viện Phú Xuân sắc phong chức Bắc -hữu- cung Hoàng hậu vậy. Phía bên tay trái như vậy là nơi đặt tấm bia với nội dung, sự cam kết như đã nói, ký tên vua Thái Đức Nguyễn Nhạc chớ không gì cả.

 

"Q𝘶𝘰̂́𝘤 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤" là hai nhà nước Tây Sơn. "G𝘪𝘢 𝘨𝘪𝘢" là hai anh em nhà Tây Sơn. Đó là chưa nói, "𝘨𝘪𝘢 𝘨𝘪𝘢" còn là để ám chỉ cho Gia Long và con cháu Nguyễn Gia Miêu nữa đấyChớ "𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤" không phải là con chim cuốc, "𝘨𝘪𝘢 𝘨𝘪𝘢" không phải là con chim gia gia, chim đa đa, chim giá cô, là con khỉ gió gì đó như đám văn học ba miền Bắc Trung Nam từng cao hứng múa tay khua chân xúm bàn, luận, giảng, giải, diễn lung tung, tào lao thiên tướng nghe bắt điếc đầu điếc óc từ xưa nay như thế! Quê quá!

 

Khi nói, xác định hai tấm bia với nội dung là sự cam kết của vấn đề, câu chuyện lấy Cổng Trời Hoành Sơn Quan dùng làm gới tuyến quân sự, nơi chia đôi đất nước của hai anh em, hai nhà nước Tây Sơn thời ấy là chúng tôi căn cứ, y chỉ vào sự kết cấu hết sức vững chắc, logic của thể thơ Đường luật, gọi là Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次. Hai câu đầu, khai đề, thừa đề gọi là hai câu nhập . Hai câu thượng  dùng chỉ cho hai vị trí thực thượng/trên, thực hạ/dưới. Hai câu bình chỉ cho hàng ngang, là hai bên trái phải, tả hữu. Hai câu thứ chỉ cho hai câu chuyển và kết, đồng thời cũng để chỉ, vạch ra thứ lớp, trật tự của một bài thơ luật Đường từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên vậy.

 

Khi giải thích rõ ràng, cụ thể ra như vậy, ở đây là hai câu bình trái phải, tả hữu của bài thơ mật mã Qua Đèo Ngang của nữ sĩ tài năng lỗi lạc, danh bất hư truyền, thông minh đáo để xứ Đàng Ngoài Bà Huyện Thanh Quan, là chúng tôi cũng đã gián tiếp, một công đôi việc, đính chính, chỉnh sửa, phục hồi lại những sai bậy của nền văn hóa Trung Hoa khi từ rất lâu rồi, vài ngàn năm có nhẽ, họ từng xúm đè cứng ngắc cho Bình Thượng Khứ Nhập 平上去入, thật ra là Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次 như đã giải thích hết ý chết lý ở trên, là bốn thanh điệu, tiếng nói của người Tàu. Con cua đồng mà xúm đè cứng ngắc cho là con bò cạp núi. Nói như thế nà thế lào? (nhướng mắt...)

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang