Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

1- THU, HÁT CHO NGƯỜI HAY HOÀNG HẠC BAY BAY MÃI BỎ TRỜI MƠ...

1-THU, HÁT CHO NGƯ
HAY HOÀNG HC BAY, BAY MÃI BỎ TRỜI MƠ...

 

Tìm trâu
Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu,
Núi thẳm đường xa nước lại sâu.
Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy,
Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu.

 

Trong bản nhạc Thu, hát cho người của nhạc sĩ tài danh người Quảng Nam Vũ Đức Sao Biển ngẫu hứng sáng tác trước giải phóng 1975 có cụm ca từ móc gợi liên tưởng độc đáo "Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ, Về đồi sim ta hát vì nhớ người...".

 

Nhưng trước khi viết đến hai câu mang hướng sử thi này thì nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã đưa người nghe ngược dòng thời gian, tìm về quá khứ xa xưa với hai câu mà chúng tôi cho đó là chủ ngữ của bản nhạc. Hai câu chủ ngữ này như sau:

 

"Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt,
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa..."

 

Trong hai câu này thưa các bạn theo như chúng tôi tìm hiểu trên mạng chính là tác giả đang gợi nhớ lại kỷ niệm của chính mình với người trong mộng đầu đời có tên là Thu, gọi đầy đủ là Thu Chuẩn. Có thể đây là câu chuyện có thật của tác giả với người con gái trong mộng đầu đời. Và tác giả đã quyết định lấy tên người con gái này đặt tựa đề cho nhạc phẩm Thu, hát cho người. Nói là hát cho người, tức tác giả nhớ người con gái đến vô cùng sau đó đã vì nhân duyên cách trở, không thể đi đến với mình khi đã ngang nhiên bẻ ngược dòng tư niệm để phản biện, có thể là phản bác để nghe theo tiếng gọi của lý trí, không theo tiếng gọi cảm xúc con tim thường tình của trai gái mới lần đầu gặp nhau.

 

Tiếng gọi lý trí là tiếng gọi phải đi qua kinh nghiệm, phải băng mình vào trong sương gió với bao nhiêu trở ngại, cay đắng, cả thất bại, đói khổ, thiếu ăn thiếu mặc bủa vây từ chập chùng cho đến chập chùng. Còn tiếng gọi con tim thì quá lẻ loi, lạc lỏng, mờ nhạt được ví như tiếng nói của một dân tộc, đất nước không bao giờ có giá trị bởi nó hoàn toàn lệ thuộc, phụ thuộc vào chính sách cai trị, điều động của nhà nước bảo hộ, đô hộ vậy.

chân dung

Người con gái nghe theo tiếng gọi lý trí này sau đó đã đến với một ý trung nhân khác, bỏ lại sau lưng một anh chàng si tình ngây dại. Và anh chàng này may mắn thay lại là người có hiểu biết về âm nhạc kiêm văn thơ, viết báo, dạy học và có thể còn nhiều nghề tay trái khác nữa. Nói chung đây là con người đặc biệt, đa tài, có tâm hồn nghệ sĩ, văn thơ nhạc kịch đa dạng, phong phú. Anh chàng thất tình này sau đó đã lấy chính câu chuyện tình yêu dang dở của mình ngày xưa để viết nên nhạc phẩm bất hủ Thu, hát cho người. Nhạc phẩm này nghe nói đã được các ca sĩ tài danh của miền Nam trước giải phóng như Hà Thanh, Anh Ngọc, Phượng Bằng, Mai Hương, Kim Tước, Vân Quỳnh, Vân Hà, Lệ Thu, Elvis Phương, Bảo Yến, Nguyễn Chánh Tín hát rất thành công.

 

Chuyện này thôi khỏi nói ra đây. Các bạn chỉ cần tra trang mạng là sẽ có đầy đủ tư liệu về tiểu sử nhạc sĩ tài danh Vũ Đức Sao Biển kiêm sự tích hình thành nên nhạc phẩm nổi tiếng Thu, hát cho người kia.

 

Như đã nói. Hai câu chủ ngữ, tức ý dẫn chuyện: "Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt. Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa..." là để gợi nhắc lại câu chuyện tình yêu có thật của chính tác giả bản nhạc. Câu thứ nhất là chuyện người xưa đã ra đi, nghe theo tiếng gọi lý trí. Câu thứ hai là với niềm luyến nhớ vô hạn của tác giả khi trở lại bến sông xưa hay nơi chốn nào đó của kỷ niệm.

 

Tiếp theo. Hai câu vị ngữ:

 

"Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ,
Về đồi sim ta nhớ người vô bờ..."

 

Thấy dấu
Ven rừng bến nước dấu liên hồi,
Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi.
Ví phải non sâu lại sâu thẳm,
Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi.

 

Trong hai câu vị ngữ này, thì câu thứ nhất theo chúng tôi đó là tác giả mượn câu thực thứ nhất trong bài thơ Đường luật Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu để biến, diễn ra ca từ hay, đẹp là "Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ...". Riêng câu vị ngữ thứ hai "Về đồi sim ta nhớ người vô bờ..." thì chúng tôi không được rõ đồi sim này là đồi sim nào? Trong câu chuyện thầm kín của tác giả nó có liên quan gì đến đồi núi có nhiều cây sim tím như câu chuyện những đồi hoa sim của thi sĩ Hữu Loan bên kia chiến tuyến hay không? Hoặc đây có thể do tác giả mượn tích hoa sim của thi sĩ Hữu Loan để gợi lên tâm sự, nỗi thương nhớ vô bờ của mình đối với người trong mộng ngàn năm thương hoài một bóng hình ai?

 

Chuyện này chắc cũng chỉ mình tác giả hiểu. Ngoài ra cũng chả ai biết chuyện gì cho ra chuyện gì. Chỉ biết đây là nhạc phẩm với những ca từ, giai điệu quá hay, rất ngọt ngào và du dương, lãng mạn thế là người ta xúm hát, xúm nghe. Thế thôi. Do đó chúng tôi cũng không cần phải đào sâu vào câu vị ngữ thứ hai này. Mà chúng tôi chỉ muốn bàn, muốn nói đến câu vị ngữ thứ nhất. Đó là câu:

 

"Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ..."

 

bởi câu này như đã nói nó đã được nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển mượn tích Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu có thể qua bản dịch của cụ Tản Đà để diễn ra ca từ hay đẹp ở trên. Đây là câu thực thứ nhất trong Hoàng Hạc Lâu, mời các bạn đọc lại xem sao:

 

"Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản..."

 

Dịch nghĩa:
"Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại..."

 

Thấy trâu
Hoàng oanh cất tiếng hót trên cành,
Nắng ấm gió hòa bờ liễu xanh,
Chỉ thế, không nơi xoay trở lại,
Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành.

 

Như thế, với câu thơ, câu dịch nghĩa thế này thì có thể tác giả Thu, hát cho người đã mượn tích này của văn học Trung Hoa để diễn ra câu vị ngữ thứ nhất như đã nói. Bởi tác giả là người chuyên nghiên cứu, đi sâu vào lĩnh vực văn học Trung Hoa, kiêm tinh thông Hán ngữ thì không thể không biết và không thuộc, cũng như không hiểu rành rọt, ngọn ngành, chi li bài Đường luật Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng này của Thôi Hiệu. Nhưng một khi đã nói, đã bàn đến câu thực thứ nhất thì thiết nghĩ cũng nên trình, bày, dẫn ra đây câu thực thứ hai của bản gốc Hán Hoàng Hạc Lâu thì từ đó chúng ta mới có điều kiện để làm đối chứng cho sự việc, vấn đề của câu chuyện. Câu thực gốc Hán thứ hai thế này:

 

"Bạch vân thiên tải không du du..."

 

Dịch nghĩa:
"Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không..."

 

Với hai câu thực thế này:

 

"Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du..."
(Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không...)

 

đã được các nhà văn học trứ danh, nổi tiếng của Việt Nam dịch ra thơ như sau. Chúng tôi tạm xếp sau đây là những tên tuổi, mặt mũi từng đặt bút dịch bài thơ nổi tiếng này qua Việt ngữ:

 

1/Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn,
Ngàn năm mây bạc vẩn vơ bay...
(Ngô Tất Tố)

 

2/Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay...
(Tản Đà)

 

3/Hạc vàng đi mất đã lâu,
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông...
(Trần Trọng Kim)

 

4/Hạc vàng một đi không trở lại,
Man mác buồn đời mây trắng bay...
(Trần Trọng San)

 

5/Hạc vàng một đi đã đi biệt,
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi...
(Khương Hữu Dụng)

 

Đây là năm cách lần lượt dịch thơ đối với hai câu thực Hoàng Hạc Lâu mà đại diện là năm nhà thơ có thể nói rất nổi tiếng của Việt Nam từ xưa nay. Chúng tôi xin chưa nói đến cách dịch cũng rất hay, rất lạ, đầy ngẫu hứng, sáng tạo của nhà thơ Trương Nam Hương, gốc người Huế hiện đang ở Sài Gòn như sau:

 

6/Hạc xa chẳng lại bao giờ,
Ngàn năm lơ lững nỗi chờ trắng mây...

 

Trong tất cả cách dịch ở trên đối với hai câu thực Hoàng Hạc Lâu theo chúng tôi chỉ có cách dịch của Trương Nam Hương là hay nhất, đúng nhất vì bám sát được đề tài, cũng như cách sử dụng chữ nghĩa, từ ngữ cũng là tuyệt nhất trong các cách dịch như đã nói. Các bạn có đồng ý với chúng hay không là điều không cần thiết. Chúng tôi chỉ biết và dám nói, dám khẳng định cách dịch của Trương Nam Hương xưa nay là số 1 nếu xét về mặt ý nghĩa từ ngữ và luật bằng trắc!

lầu hoàng hạc

Lầu Hoàng Hạc xưa

Được trâu 
Dùng hết thần thông bắt được y,
Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì.
Có khi vừa hướng cao nguyên tiến,
Lại xuống khói mây mãi nằm ỳ.

 

Chúng ta quay lại với trọng tâm câu chuyện. Do là một nhà văn học kiêm nhà giáo dạy học cho nên tác giả Thu, hát cho người đã mượn câu thực thứ hai bài Đường Luật Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu để diễn ra ca từ, câu vị ngữ trong nhạc phẩm của mình là:

 

"Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ..."

 

Rồi từ khi nhạc phẩm này xuất hiện với ca từ -câu vị ngữ thứ hai- mượn từ điển tích văn học Trung Hoa thì nó đã được nhiều ca sĩ tên tuổi của miền Nam trước kia hát rất thành công. Nhờ đó các ca sĩ này từ đó cũng được nổi tiếng thêm. Bởi sự việc nào xảy ra trong đời sống xã hội cũng đều mang tính tăng giảm cùng thuận nghịch như nhau. Đây là điều mà ai cũng biết.

 

Riêng chúng tôi lại không muốn đào sâu vào sự thành công này của nhạc phẩm Thu, hát cho người, kể cả sự nổi tiếng của các ca sĩ cùng những giai thoại dệt thêu, thực hư của câu chuyện tình buồn của tác giả kể từ khi nhạc phẩm này xuất hiện trên bầu trời âm nhạc Việt Nam từ trước và sau giải phóng. Ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập đến vấn đề duy nhất. Đó là cái sai của câu thực đã bị chỉnh sửa trong Hoàng Hạc Lâu! Và đây mới chính tà trọng tâm của bài viết này vậy.

 

Vậy muốn biết câu thực này đã bị sai, và sai như thế nào thì mời các bạn đọc phần sau đây sẽ rõ.

 

Các bạn vẫn đang còn nghe đấy chứ?

 

Chúng tôi xin chỉnh lại câu bị sai này như sau:

 

"Hoàng hạc nhất bích ký dục vũ..."

 

"Hoàng hạc 黄鶴" khỏi nói thì các bạn cũng đã biết đó là con hạc vàng. "Nhất" là một, là bộ Nhất một nét ngang. "Bích" là bức tường, bức vách, là thành hoặc là vách đá, vách núi, như điển tích "Cửu niên diện bích", chín năm ngồi thiền nhìn vách động của Đạt Ma Sư Tổ trên núi Thiếu Lâm Tự. Chữ "Bích" ấy viết thế này . Bích còn là màu xanh biếc, hay bích là loại ngọc bích màu xanh lục. Trong Trường hận ca của Bạch Cư Dị có câu "Thục giang thủy bích thục san thanh, Thánh chủ triêu triêu mộ mộ tình: Nước sông Thục biếc, núi Thục xanh. Tình quân vương khắc khoải sớm chiều". Hai câu này cụ Tản Đà dịch ra thơ như sau: "Đất Ba Thục non xanh nước biếc, Lòng vua cha thương tiếc hôm mai...".

 

"Bích" có nhiều nghĩa, chúng tôi chỉ lấy nghĩa duy nhất: "Bích " là vách, tức vách tường.

 

"Ký" là muốn, ước muốn, hay chính là phó thác, gửi lại, và còn là ở, là cư trú. Chữ "Ký" ấy viết như sau . Lại còn là biên, là chép, ghi, như biên chép nhật ký tuổi học trò, nhật ký ngày xanh, nhật ký hai đứa mình... Hay là sổ sách ghi những người này, kẻ kia thiếu nợ do ăn uống, chi tiêu, mua sắm lương thực thực phẩm chờ ngày lãnh lương, trúng quả hay trúng mánh lớn có tiền sẽ mang đến thanh toán ngay tức thì. Lo chi. Thôi, gạch giùm tên ra khỏi sổ đoạn trường ai có qua cầu mới hay giùm cho chút. Nhưng hôm nay gạch rồi mai lại ghi tiếp. Vì chữ trường -dài- vốn nằm sau chữ đoạn -ngắn- mà. Thế mới khổ!

 

"Dục " tiếng Hán nghĩa là ham muốn, là sự cầu mong, ước nguyện một điều gì đó cho tương lai của gia đình, dòng họ, tổ chức, đoàn thể cùng bản thân, sự nghiệp. Dục  cũng có nghĩa là nuôi nấng, dưỡng dục cho khôn lớn. Hay dục  là bán buôn, tức việc thương mại mua bán, như mua bán lấy tiền nuôi bản thân, gia đình. Vậy bán cái gì và mua cái gì? Như có câu nói chứng minh cho sự việc Dục văn vị sinh: bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai.

 

"Vũ" có nhiều nghĩa. Như là chủ, tức chủ nhân, chủ nhà. Hay là múa, chữ với nghĩa múa viết như sau . còn có nghĩa là tòa nhà, tức chỗ ở, nhà ở, như Quỳnh lâu ngọc vũ: lầu quỳnh nhà ngọc. cũng là cương vực, lãnh thổ, địa giới. Hoặc là hoàn vũ: trong gầm trời. Thơ Nguyễn Trãi có câu "Thanh dạ bằng hư quan vũ trụ: Đêm thanh cưỡi lên lên hư không mà ngắm xem vũ trụ". còn được hiểu là vũ trụ. Vậy ở đây chỉ khoảng không gian, trụ là chỉ khoảng thời gian. còn là lông chim. Lại "Vũ " cũng chính là múa, là điệu múa, kiểu múa, như kiểu múa gọi là ba lôi vũ: múa cổ điển Âu Châu, tiếng Anh dịch là ballet. "Vũ " tóm lại là múa, nhảy theo điệu ca tiếng hát đã được soạn sẵn rất bài bản, quy cũ. còn có âm là câu. cũng còn nghĩa là loài chim, tức con vẹt, gọi là chim Anh Vũ. Chữ Vũ -con vẹt- viết như sau .

 

Như vậy, theo đó, câu thực thứ nhất "Hoàng hạc nhất bích ký dục vũ 黄鶴一壁寄欲舞" sẽ được dịch ra nghĩa như sau:

 

Một (nhất) con hạc vàng (hoàng hạc) được vẽ -tức gửi lại (ký)- trên vách tường (bích) sẽ có khả năng nhảy múa (vũ) theo yêu cầu (dục) của khách khi đến quán uống rượu.

lầu hoàng hạc

Lầu Hoàng Hạc ngày nay

Sở dĩ chúng tôi dám chỉnh lại câu sai với ý nghĩa giải thích như trên là do căn cứ vào điển tích của lầu Hoàng Hạc. Nếu không có gì phiền, vậy xin mời các bạn đọc lại điển tích này để thử xem nó có đúng với câu chuyện truyền khẩu trong dân gian dân tộc Trung Hoa hay do chúng tôi dựng chuyện bẻ cong sự thật. Áp đặt, buộc bắt mọi người phải tùng, phải nghe theo lý luận càn dở, quái dị của mình. Nhưng để cho sự việc được hiểu dễ dàng hơn nữa với điển tích quá ư là lạ kỳ này của văn học Trung Hoa. Vậy chúng tôi xin phân chia, liệt kê câu chuyện vô cùng kỳ lạ này ra gồm 11 yếu tố, chi tiết cụ thể, rõ ràng, tóm tắt như sau:

 

Chăn Trâu 
Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân,
Ngại y chạy sổng vào bụi trần.
Chăm chăm chăn giữ thuần hòa dã,
Dây mũi buông rồi vẫn theo gần.

 

1/Người chủ quán rượu có tên là Tân (Tâm?).
2/Người đàn ông vô danh, ăn mặc rách rưới, nghèo khổ đến quán ông Tân xin rượu uống.
3/Chủ quán Tân cho người khách nghèo một bát rượu lớn mà không lấy tiền ngay từ đầu.
4/Mấy tháng sau đó, ngày nào người khách kỳ dị kia cũng đến xin rượu. Và lần nào chủ quán Tân cũng vui vẻ rót rượu cho người khách kỳ lạ kia uống mà không hề phàn nàn, trách móc gì cả.
5/Ngày nọ, người đàn ông rách rưới kia bỗng cà tững nói với ông Tân: "Tôi nợ ông rất nhiều rượu, nhưng không có tiền để trả". Nói xong, người kia bèn thò tay vào túi lấy ra một miếng vỏ cam, vẽ lên vách tường quán một con hạc vàng rồi nói: "Chỉ cần ông vỗ tay khi có khách đến, thì con hạc sẽ bước ra nhảy múa tưng tưng ngay liền!".
6/Nói xong, người kia liền vỗ tay và hát để chứng minh điều huyễn hoặc và cũng rất quái dị vừa nói. Con hạc lúc ấy liền bước ra khỏi vách tường và nhảy múa từng tứng tưng tưng tứng từng y theo lời ca của ông khách quái lạ nọ.
7/Một ngày nọ, người khách quái dị kia trở lại gặp ông Tân vẫn trong bộ quần áo rách rưới. Ông Tân vẫn không quên tình xưa. Ông Tân ngõ lời muốn giữ ông khách lạ ở lại để phụng dưỡng cho hết quãng đời còn lại. Nhưng người khách mỉm cười, đáp: "Đây không phải là lý do ta quay lại".
8/Nói xong, người khách nghèo khổ rút ra một cây sáo thổi vài điệu nhạc. Tiếng sáo vang lên thì những đám mây đang lơ lững trên cao bỗng sà xuống thấp. Rồi từ trong đám mây một con hạc bay về phía họ. Người khách kia liền cưỡi hạc bay lên trời. 
9/Rồi cũng từ dạo đó người khách nghèo khổ kia đã biệt tích giang hồ, không ai còn nghe tin tức, tăm hơi gì nữa cả.
10/Ông Tân cảm khái và sung sướng vô ngần. Nghĩ đây chắc là vị Đạo Tiên ẩn danh lâu nay tìm đến thử lòng dạ của mình. Sau đó để chứng tỏ lòng thành, ông Tân cho tiến hành xây liền một ngôi lầu tại chính nơi vị Đạo tiên cưỡi hạc bay lên trời. Lầu được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu (Lầu Hạc Vàng).
11/Dần dà, tiếng đồn lan rộng, quán rượu ông Tân bỗng trở nên nổi tiếng vì có con hạc vàng kỳ lạ chưa từng có trong lịch sử loài người biết nhảy múa từng tứng tưng tưng tứng từng. Rất nhiều khách khứa kéo tới ăn uống để tận mắt mục sở thị điều huyễn hoặc, quái lạ chưa từng có này. Thế là từ đó ông Tân kiếm được rất nhiều tiền, và trở nên người giàu có nổi tiếng chẳng mấy chốc.

 

Các bạn có thấy 11 yếu tố, chi tiết câu chuyện điển tích tập trung, xoay quanh lầu Hàng Hạc được chúng tôi liệt kê, phân ra cụ thể như thế có đúng hay không? Và với 11 yếu tố, chi tiết này đã được nhà thơ Thôi Hiệu khi xưa mang ra chắp nối, kết cấu, rồi viết ra câu thực thứ nhất là: "Hoàng hạc nhất bích ký dục vũ".

 

Cỡi trâu về nhà 
Cỡi trâu thong thả trở về nhà,
Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà.
Một phách một ca vô hạn ý,
Tri âm nào phải động môi à.

 

Trong thơ Đường luật, các bạn cần phải hiểu hai câu thực chính là những sự thật đã từng xảy diễn ra như thế nào thì người làm thơ nào đó khi bắt tay vào sáng tác trực tiếp tất cũng phải dựa vào những sự thật này để sắp xếp, chỉnh sửa và hình thành lên hai câu gọi là câu thực hay câu trạng. Nhưng câu thực: "Hoàng hạc nhất bích ký dục vũ: Một con hạc vàng được vẽ trên vách tường sẽ có khả năng nhảy múa theo yêu cầu của khách khi đến quán uống rượu" sau đã bị chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn nên đã bị biến thành câu như các bạn thấy ngày nay: "Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản: Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại".

 

Nhưng đã nói đến câu thực thứ nhất thì buộc bắt chúng ta phải cũng phải nói đến câu thực thứ hai còn lại. Bởi đây là hai câu liên kết. Tuy một mà hai, tuy hai mà một. Câu thứ hai trong văn bản văn học ghi là: "Bạch vân thiên tải không du du: Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không...".

 

Câu này cũng vẫn là một câu sai. Bởi vì sai cho nên chúng tôi cần phải chỉnh sửa, trả lại đúng với nguyên bản chữ Hán của nó như sau:

 

"Bạch nhân phi tửu vi viên du...".

 

"Bạch" chúng tôi chỉ lấy một nghĩa duy nhất. "Bạch" là trắng. Chữ "Bạch" 5 nét viết thế này . "Nhân" chúng tôi cũng chỉ lấy một nghĩa. Nhân là người. "Phi" là lớn lao, như phi cơ: nghiệp lớn. Hay phi là trái, là không phải lẽ, phải lý như thường được hay, được biết. Phi còn là lụa đào. Hoặc phi là cánh cửa. Phi cũng còn là sánh đôi. Thêm nữa, phi lại là bay, khi loài chim hay sâu cất cánh bay thì gọi là phi. Chữ phi nghĩa bay ấy viết như sau .

 

Nhưng "phi " ở đây, trong câu thực thứ hai này chỉ có nghĩa là không, tức không tưởng: không còn chỗ nào để tưởng tượng, để suy tính ra được nữa! Hoặc phi là phi thường: trái với lẽ thường tình vốn có, vốn là trong xã hội xưa nay. Như vậy, để hiểu nghĩa về chữ "phi " này cho rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết hơn nữa đối với sự thật của câu chuyện lắm nhiều những điều huyễn hoặc, mơ hồ, thực hư hư thực của văn học Trung Hoa thì chúng ta cần phải nhập nó với chữ tửu kế bên, gọi chung là phi tửu!

 

Vậy phi tửu là gì?

 

Tửu ở đây các bạn đã thừa biết cho nên chúng tôi chỉ lấy ra nghĩa duy nhất. Tửu là rượu. Chữ tửu này bên phải là bộ Dậu 7 nét. Bên trái là bộ Thủy 3 nét nhập lại ra chữ "Tửu " 10 nét. "Phi tửu 非酒" tức là số rượu đã được người khách lạ quái dị -bạch nhân- kia uống đã không thể tính đếm, cọng trừ nhân chia ra cho nổi cách nào! Bởi ngày nào cũng mò tới quán uống liên tù tì suốt mấy tháng -sáu tháng?- ròng rã như thế mà chủ quán đã không lấy tiền, tính tiền thì tất nhiên cũng không nào thể ghi làm chi tiền hay rượu, cả tên chủ nợ vào sổ đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Mà ghi làm gì kia chứ khi chủ quán đã hoàn toàn nhất trí, đồng ý cái rụp là cho uống thỏa thích mà chả thèm lấy xu hào nào cả thì mới là chuyện đáng nói, đáng bàn. Vì thế, từ đó, theo đó dân gian mới gọi, mới đặt câu chuyện uống rượu có một không hai này trong lịch sử văn học Trung Hoa là phi tửu. Tức số rượu được uống là không tưởng-không thể tính đếm. Chữ "Phi " này -phi tửu- đem đối với chữ Nhất ở trên -nhất bích- thiết nghĩ là không còn từ, chữ nào trên đời có thể mang ra để đối đáp, phản biện hay hơn, có lý hơn được nữa nếu so với hai chữ sai lệch, tầm bậy là "thiên tải" hay "nhất khứ!".

 

Phải không các bạn?

 

Quên trâu còn người 
Cỡi trâu về thẳng đến gia san,
Trâu đã không rồi người cũng nhàn.
Mặt nhật ba sào vẫn say mộng,
Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàn.

 

Tiếp theo là "vi". "Vi" tiếng hán có nhiều nghĩa. Bởi vi vì có nhiều nghĩa mà những nghĩa ấy chả liên quan, dính líu gì đến câu chuyện Hoàng Hạc Lâu cả cho nên chúng tôi loại bỏ thẳng thừng, chỉ lấy ra ba nghĩa duy nhất. Thứ nhất. Vi  là ẩn, là giấu, là đổi lốt mặc áo xấu rồi lẻn ra đi không cho ai biết chuyện gì ra chuyện cả thì gọi là vi. Như vi hành: lẻn đi một mình không ai biết, ai hay. Như đó là chuyện vi hành của Bác Hồ ngày xưa vào đúng đêm 30 mươi tết tối đen như mực vác, mang một cục, một bao to đùng gì đó ra đi mà không một ai hay biết gì cả. Quái thật! Nhưng Bác mò đi đâu trong đêm 30 tết giao thừa tối thui mà lạ kỳ như thế? (nhướng mắt...)

 

Thì ra Bác lén mang quà tết đi đến nhà những người dân nghèo khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà Bác đã để mắt theo dõi trước đó để cho những người nghèo đói kia còn có đôi chút hy vọng, còn có chỗ ấm áp, bao che, nương tựa trong đêm 30 lạnh lẽo. Lại cũng để trong ánh mắt u buồn, lạc lỏng và bất lực của họ vẫn còn đó niềm tin rạng rỡ vào một ngày mai sáng tươi của xã hội và đất nước. Hành động vi hành đặc biệt của Bác Hồ khi xưa mà ngày nay không một ai có thể làm nổi quả đúng như lời Thiền sư Hương Hải từng nói trong bài thơ Vô đề rằng:

 

雁 過長 空,
影 沈 寒 水.
雁 無 遺 跡 之 意,
水 無 留 影 之 心.

 

Dịch âm:
Nhạn quá trường không,
Ảnh trầm hàn thủy.
Nhạn vô di tích chi ý,
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

 

Dịch nghĩa:
Nhạn bay mãi vượt qua tầng không,
Bóng chìm dưới dòng nước lạnh.
Nhạn không có ý để lại vết tích,
Nước không có lòng lưu ảnh.

 

Dịch thơ:
Nhạn bay qua trời không,
Bóng chìm trong nước lạnh.
Nhạn không có ý lưu hình,
Nước không lòng lưu ảnh.
(Hoàng Nguyên Chương dịch)

 

Ôi! Gương hạnh, tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến của những người muôn năm cũ mà ngày nay làm sao tìm đâu ra được nữa?

 

Nghĩa thứ hai của chữ "vi". Trong câu chuyện huyễn hoặc, mơ hồ, thực thực hư hư Hoàng Hạc Lâu đã ngàn năm vèo qua chỉ trong thoáng chốc còn có các tích như sau nữa. Có truyền thuyết cho rằng thời xưa có ông tiên Tử An đã cưỡi hạc vàng đến tại nơi này. Lại cũng có thuyết dám khẳng định có ông tiên Phí Văn Vi ngay từ vị trí lầu Hoàng Hạc đã cưỡi hạc lên tiên.

 

Như thế, chẳng phải ngày nay khi chúng ta đặt ra nhiều nghi vấn, tìm hiểu hoặc tập trung bình luận xoay quanh các điển tích có không, thực hư về lầu Hoàng Hạc trong bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Mà ngày xưa theo chúng tôi khi đặt bút làm bài thơ làm thơ Hoàng Hạc Lâu thể Đường luật này thì Thôi Hiệu cũng cần phải đưa tất cả những nghi vấn, thắc mắc về các điển tích chả biết là có hay không này vào trong bài thơ. Cho dù đời Đường dù sao vẫn còn rất gần với câu chuyện huyền thoại này hơn chúng ta hôm nay. Điển hình là hai câu thực. Vì thế, chữ "vi" ngoài nghĩa là lén đi, lẻn đi, hoặc vi là ẩn, giấu, không cho ai biết tung tích của mình như đã nói thì nghĩa còn lại vi chính là tên tuổi của ông tiên Phí Văn Vi!

nhà lầu

Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển thời trẻ

Vậy, "vi" là ám chỉ cho Phí Văn Vi. Đây là truyền thuyết theo chúng tôi là có thật. Vì thế, như đã nói khi đặt bút sáng tác bài thơ Hoàng Hạc Lâu thì Thôi Hiệu phải đưa vào trong bài thơ này những điển tích dệt thêu mà mình đã từng nghe kể lại, hoặc trong những ghi chép của dòng văn học chính thống Trung Hoa. Nó cũng giống như những truyền thuyết, giai thoại của đất nước mà chúng ta từng nghe thuật lại về sự tích các vua Hùng, về tích cưỡi ngựa sắt phá giặc Ân, sau đó bay về trời mất tăm dạng của Phù Đỗng Thiên Vương, vvv...

 

Vậy nếu bạn hay bất cứ ai khác khi đặt bút làm thơ, viết luận văn về những sự tích xa xưa, mơ hồ như thế này thì tất nhiên bạn hay người đó cần phải dựa vào những truyền thuyết, truyền thống đã có tự ngàn xưa hiện còn lưu giữ đến ngay thời điểm đó. Mặc dù thâm tâm các bạn vẫn biết những điển tích, điển cố này nhiều khi chỉ là chuyện dệt thêu nói cho vui tai vui miệng. Phải không các bạn?

 

Nói gì thì nói. Các bạn và Thôi Hiệu tưởng đã cùng gặp nhau ngay ở điểm tương đồng này rồi đó! Nhưng tại sao các bạn lại không biết và không chấp nhận điểm đặc biệt này giữa hai bên? Các tư tưởng lớn vẫn thường gặp nhau kia mà!

 

Nghĩa thứ ba chữ "vi " tức là sự việc quá mầu nhiệm, vi huyền nhiệm, rất khó nghĩ bàn, đôi khi chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ vấn đề, còn người đứng ngoài không thể hiểu, biết gì về những chuyện thế này được cả. Thêm nữa, vi có nghĩa lìa ra, là li biệt, xa cách đã lâu. Tiếp. Sau chữ "vi" nhiều nghĩa đã nói là chữ "viên". "Viên" có nghĩa là viên mãn, hoàn mãn, đầy đủ, trọn vẹn, không còn gì để nói, để bàn tới bàn lui nữa. Tóm lại, "viên " là xong phận sự, trách nhiệm đối với tha nhân, thế sự. Tha nhân, thế sự ở đây chính là hành động, việc làm của người khách nghèo, rách rưới đối lại với nghĩa cử tốt đẹp người chủ quán rượu tên Tân sau khi đã vẽ một con hạc vào vách tường cùng với những lời dặn dò cần thiết trước lúc đi xa. "Viên " còn có một âm là hoàn. Chữ "viên " (hoàn) này cùng nghĩa với chữ Hoàn 17 nét sau đây . Vì thế, sau chữ viên -đầy đủ- là chữ "du". "Du" là đi, như khi đi vân du -tức viên du- ngao du sơn thủy, non nước hữu tình ngắm nghía cho thỏa chí tang bồng hồ thỉ ấp ủ từ bao lâu. Chữ "du" với bộ Sước 4 nét bên trái viết như sau .

 

Hai câu thực trong nguyên bản chữ Hán chúng tôi phục hồi kèm với phần giải thích các bạn đã đọc nãy giờ như sau:

 

"Hoàng hạc nhất bích ký dục vũ,
Bạch nhân phi tửu vi viên du..."

 

Người trâu đều quên 
Roi gậy người trâu thảy đều quên,
Trời xanh thăm thẳm tin chẳng thông.
Lò hồng hừng hực nào dung tuyết,
Đến đó mới hay hiệp tổ tông.

 

Sau đây, chúng tôi sẽ mang ra đối chiếu từng câu, từng chữ để các bạn thấy cái cách phục hồi, trả lại nguyên bản -hai câu thực- Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu của chúng tôi là đúng hay sai.

 

1/Hoàng hạc nhất bích 黄鶴一壁-Bạch nhân phi tửu 白亻非酒.
2/Ký dục vũ 寄欲舞-vi viên du 微圓遊.

 

"Hoàng hạc 黄鶴" là hạc vàng. "Bạch nhân 白亻" là người tay trắng. "Hoàng hạc nhất bích 黄鶴一壁" nghĩa là một con hạc vàng trên vách tường. "Bạch nhân phi tửu 白亻非酒" là người trắng tay, không một xu dính túi với số rượu đã uống không thể nào tính đếm gì được.

 

"Ký " là gởi lại, ở lại, hay để lại. "Dục " là muốn, tham muốn, hay dục là cầu mong, và mua bán. "Vũ " là múa, nhảy. "Vũ" còn là chủ nhân, chủ nhà, ở đây là chủ quán rượu -tên Tân. Vì vậy, chữ "vũ" -chủ quán- dùng để đối với "vi" -Phí văn Vi- rất chuẩn. "Vũ " còn là loài chim, tức chim Anh vũ, là con vẹt, chứ không phải Anh Vũ là con hạc! Lưu ý!!!

 

"Vi " như đã nói là đi, tức lén, lẻn đi. "Vi " vì vậy dùng để đối với "Ký " là ở lại, gởi lại. "Viên " là người, kẻ, gã đã và đang làm nghề nghiệp, công việc, chức vụ nào đó. Hoặc "viên " là hoàn thành như ý mong muốn. Vì vậy, từ "viên " -hoàn thành- dùng để đối với từ "dục " -mong muốn-. Bởi "viên " trong ngữ pháp, từ vựng được dùng có khi vừa là động từ, phụ từ và cả trạng từ. Động từ là trường hợp để khẳng định, xác lập, như "Tôi đã nói là làm". Phụ từ là khi thử đặt ra một nghi vấn, như "Đã có lương chưa mà đòi mua thế?". Trạng từ là dùng để biểu thị ý khẳng định, như "Ước mơ đã hoàn thành" hay "Công việc đã thất bại". Như thế, "Viên " tiếng Hán ở đây, trong câu thực thứ hai bài thơ Hoàng Hạc Lâu được xem là một từ tương đương với từ "đã" trong tiếng Việt vậy. Chữ cuối "Du " -đi- đối với "Ký " -ở.

 

Như vậy, với những từ, chữ được chúng tôi chỉnh lại của hai câu thực trong bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu sau khi mang ra so sánh, đối chiếu theo luật đối đáp Đường thi thiết nghĩ là rất đúng, không hề sai dù lỗi chỉ nhỏ như một hạt bụi. Còn hai câu nằm trong văn bản văn học Trung Hoa và Việt Nam khỏi nói thì các bạn cũng đã thấy ra cái sai, cái vô lý không tưởng của nó là như thế nào nếu đem ra so sánh, đối chiếu với hai câu chỉnh lại của chúng tôi.

 

Nhưng bấy nhiêu đó thật ra cũng chưa đủ để các bạn đặt niềm tin vào những chỉnh sửa của chúng tôi. Vì vậy, để cho niềm tin của các bạn trọn vẹn, tăng trưởng hơn nữa với những chỉnh sửa các từ, chữ ở trên qua hai câu thực như đã nói. Sau đây, chúng tôi sẽ làm một phép tính nữa để chứng minh cho những chỉnh sửa ở trên là hoàn toàn đáng tin cậy và chính xác. Nhưng các bạn cần lưu ý. Phép tính này là chúng tôi dựa, y cứ vào những thông tin, tài liệu và vào hiện trường lịch sử, vào điển tích mà văn học dân gian truyền khẩu và văn học chính thống của Trung Hoa còn truyền tụng, ghi chép, lưu giữ đến ngày nay.

 

1/Những thông tin hình thành lên câu thực thứ nhất "Hoàng hạc nhất bích ký dục vũ":
-Người đàn ông ăn mặc rách rưới thò tay vào chiếc túi mang bên người lấy ra miếng vỏ cam, vẽ lên (ký ) vách tường quán (bích ) một con (nhất ) hạc vàng (hoàng hạc 黄鶴) rồi nói với chủ quán tên Tân: "Chỉ cần ông vỗ tay khi có khách đến (dục ), thì con hạc sẽ bước ra nhảy múa (vũ ) tưng tưng ngay liền!".

 

2/Những thông tin hình thành lên câu thực thứ hai "Bạch nhân phi tửu vi viên du":
-Người đàn ông vô danh, ăn mặc rách rưới, nghèo khổ (bạch nhân 白亻) đến quán ông Tân xin rượu uống.
-Chủ quán Tân cho người khách nghèo rượu uống mà không lấy tiền. Mấy tháng sau đó, ngày nào cũng như ngày nấy người khách nghèo khổ kia cũng đều đến quán ông Tân uống rượu. Và lần nào chủ quán Tân cũng vui vẻ rót rượu cho người khách kỳ lạ kia mà không hề phàn nàn, trách móc gì cả (phi tửu 非酒).
-Một ngày nọ, người khách quái dị kia trở lại gặp ông Tân vẫn trong bộ quần áo rách rưới. Ông Tân vẫn không quên tình xưa. Rồi ông Tân ngõ lời muốn giữ ông khách lạ ở lại để phụng dưỡng cho hết quãng đời còn lại. Nhưng người khách mỉm cười, đáp: "Đây không phải là lý do ta quay lại". 
-Nói xong, người khách nghèo khổ rút ra một cây sáo thổi vài điệu nhạc. Tiếng sáo vang lên thì những đám mây (vân) đang lơ lững trên cao bỗng sà xuống thấp. Rồi từ trong đám mây một con hạc bay về phía họ. Người khách liền cưỡi hạc bay (vi , phi ) lên trời. 
3/Rồi cũng từ đó người khách nghèo khổ kia đã biệt tích giang hồ, không ai còn nghe tin tức, tăm hơi gì nữa (viên , du ).

người

Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển hôm nay

Các bạn vừa đọc xong phép kiểm chứng với mục đích rà soát, đối chiếu, so sánh lại những thông tin, tài liệu trong văn học chính thống và truyền khẩu dân gian Trung Hoa để từ đó nhà thơ Thôi Hiệu mới có điều kiện viết lên hai câu thực của bài thơ luật Đường Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng. Nói là hai câu thực cũng xin nhắc lại hai câu này Thôi Hiệu chỉ làm cái việc rất đơn giản, ai làm cũng được cả là chỉ cần dựa vào, hay là lấy những thông tin có thực trong văn học chính thống và trong truyền khẩu dân gian để từ đó mới có điều kiện viết lên hai câu gọi là câu thực.

 

Lại hai câu này -nói đủ là bốn câu- là hai cặp đối kháng với nhau. Như âm đối với dương, thủy đối với sơn, trắng đối đen, trong đối ngoài, vvv... Nói như vậy cũng có nghĩa là, tức chúng ta phải hiểu ra rằng. Câu dưới là cái bóng của câu trên, hễ câu trên sao thì câu dưới nó phải cho ra hình ảnh, bóng dáng y như vậy -ngược lại- thì mới gọi là đối. Ví dụ. Câu dưới là "Bạch nhân phi tửu vi viên du". Trong câu này chúng ta không thấy có bóng dáng, hình ảnh của con hạc vàng. Như vậy, không lẽ chỉnh sửa của chúng tôi sai hay sao? Hoặc ở câu trên, chúng ta cũng không thấy nói gì về người khách vô danh, nghèo khổ, hành tung rất kỳ dị kia!

 

Thật ra, khi nói "hoàng hạc" ở trên thì ở dưới đối lại là "bạch nhân". Rồi "nhất bích" đối với "phi tửu". Và ba từ dưới chỉ là cái bóng ngã, hình ảnh soi của câu trên mà thôi. Trong những thông tin cung cấp mà chúng tôi liệt kê trên giấy trắng mực đen có cho biết khi người bạch nhân -tay trắng- lấy sáo ra thổi thì bổng nhiên có đám mây từ trên cao sà xuống thấp, và từ trong đám mây một con hạc bước ra chở người bạch nhân bay đi mất. Trong câu thực thứ hai có chữ "Viên ". Viên ở đây thuộc từ đa nghĩa, tức "nhất tự-đồng âm-đa nghĩa". Và bởi đa nghĩa cho nên "Viên " cũng chính là mây, vì "Viên " có âm là vân, và vân là mây.

 

Trong nhạc phẩm Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương có hình ảnh đối gương soi bóng rất hay, đậm chất văn học như sau:

 

"Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng..."

 

Tại sao người ca sĩ lại phải đối gương ôm sầu riêng bóng cô liêu, buồn bã như thế trong khi nghề ca diễn là phải đứng dưới ánh đèn rực rỡ muôn hồng nghìn tía trên sân khấu và bao quanh là những tình cảm ưu ái vượt bậc của bao người mộ điệu trong sự tương ưng nhân quả ngồi ở khắp đây kia?

 

Xã hội xưa nay đều cho rằng. Hễ người nào một khi đã đem niềm vui, sự xúc cảm thăng hoa dù là rất nhỏ nhoi đến với người khác thì cũng sẽ nhận lại rất nhiều những hạnh phúc, và cả sự giàu sang, phú quý, vvv... Nếu đây là sự thật thì tại sao lại có những trường hợp trái ngược xảy đến đối với những tài năng thành danh, bật nổi trong bộ môn nghệ thuật mang tính giải trí cho cả thế giới, nhân loại như thế? Điển hình là cái chết rất đau khổ của văn hào Mỹ E.Hemingway và danh họa Hà Lan Van Gor. Cả hai tài danh hãn hữu thế giới này đều lấy súng tự bắn vào mình để quên đi, đúng hơn chính là để chấm dứt sự dằn vặt, xéo dày đến miên man, khôn nguôi, bất tận trong nội tâm của mình. Chúng ta cũng chưa thể quên cái chết rất thương tâm của cả gia đình nhà thơ Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, tác giả bài thơ SÓNG nổi tiếng cùng hai đứa con trên chuyến xe định mệnh hành phương Nam. Rồi cái chết sao lại quá nghiệt ngã, làm dậy sóng toàn diện miền Nam của nghệ sĩ ưu tú, tài hoa Thanh Nga? Chúng tôi cũng chưa nói đến sự ra đi quá đột ngột, quá ngỡ ngàng, bẽ bàng, thậm chí rất ư là chưng hững từng gây một chấn động kinh khủng khiến dư luận cả thế giới và Việt Nam phải đồng loạt bật ngữa, nằm thẳng cẳng ngay đơ cán cuốc của hai nam diễn viên điện ảnh gạo cội, tài năng, đầy triển vọng, hứa hẹn một tương lai rực rỡ của Lý Tiểu Long vào năm 1973 và Lê Công Tuấn Anh vào năm 1996.

 

Rồi vân vân và vân vân... Rồi tại sao và tại sao?

 

Với những gì xảy ra trái ngược mà chúng ta đã và đang được biết đối với những tài năng hãn hữu của Việt Nam và thế giới, nhân loại thì chỉ có thể nói tóm tắt, gãy gọn như sau. Đó là những bóng ngã của nhân quả nghiệp báo mà thôi. Hình ngay thì bóng ngay, hình cong thì bóng cong. Và có thể đây cũng chính là một trong nhiều lý do để người ca kỹ trong nhạc phẩm Đêm đông bất hủ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương phải ngồi đơn côi đối gương nhìn những tàn phai đi qua thời xuân sắc của mình phải chăng?

 

Tóm lại. Những gì vừa nêu ở trên chỉ là những bóng ngã của đời sống nhân sinh, của một con người. Riêng phần đối đáp của hai cặp trạng-luận Đường luật như chúng tôi đã nói cũng vẫn được xác định là bóng ngã, nhưng là bóng ngã của ngôn ngữ, chữ nghĩa chứ không là gì khác ở đây. Câu này là bóng ngã, là tấm gương phản chiếu chữ nghĩa, ý tứ của câu kia. Nếu ảnh hình của nó -trạng luận- như thế nào thì cái bóng ngã của nó sẽ cho ra như vậy. Còn nếu hình của nó không đúng, tức cách vận hành thơ sai niêm luật bằng, trắc, vần và ý, tứ, từ hoặc câu đã bị chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn thì cái bóng ngã ra sẽ không phải là từ cái ảnh hình đích thực, nguyên bản kia hoặc ngược lại. Và đây chính là lý do để chúng tôi dễ dàng phát hiện ra những cái bóng ngã sai lệch, méo mó và thô kệch, khập khiễng của những bài Đường luật bất hủ của các danh nhân thế giới và Việt Nam như Khâm vãn Đan Dương Lăng, Qua Đèo Ngang, Thăng Long Hoài Cổ, Chiều Hôm Nhớ Nhà, Cẩm Sắt, vvv... Riêng ở đây là bài Đường luật Hoàng Hạc Lâu có một không hai được Thôi Hiệu sáng tác đúng vào thời thịnh Đường. Thời ngự trị của những tài danh thượng thặng đất nước Trung Hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Bột...

 

Như thế, để có thể hiểu được các bài thơ dạng này, hoặc để bình, để giảng các bài thơ thuộc diện điển tích, điển cố như Hoàng Hạc Lâu thì người có trách nhiệm hay người ham thích, đam mê văn học cần phải đọc, phải thuộc lòng xuất xứ, gốc gác của nó thì mới có thể nhướng mắt, nhíu mày thấu hiểu tới nơi tới chốn hoặc rồi sẽ làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình đối với bộ môn văn học trong nước, ngoài nước.

 

Phải không các bạn?

 

Trở về nguồn cội 
Phản bổn hoàn nguyên đã phí công,
Đâu bằng thẳng đó tợ mù câm.
Trong am chẳng thấy ngoài vật khác,
Nước tự mênh mông hoa tự hồng.

 

Đến đây, chúng ta nên trở lại với ca từ "Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ..." trong nhạc phẩm Thu, hát cho người của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển. Thật ra, ca từ hay, đẹp, độc đáo này theo chúng tôi đã được nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển hóa, diễn từ hai câu thực trong Hoàng Hạc Lâu, đúng hơn có thể là từ hai câu diễn thơ của cụ Tản Đà trước kia là:

 

"Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay..."

 

Như chúng tôi đã nói và các bạn cũng đã quá biết. Hai câu lục bát của cụ Tản Đà xét kỹ ra chỉ là cái bóng ngã méo mó, khập khiễng, què quặt từ hai câu thực Hoàng Hạc Lâu đã bị chỉnh sửa hoặc do tam sao thất bổn từ rất xa xưa bên Trung Hoa cho nên nó không có một chút giá trị gì cả về mặt sự thật. Đồng ý câu chữ của nó rất dễ gợi ra thứ tình cảm dây mơ rễ má sâu sắc, tha thiết, nồng nàn khiến người đọc dễ hồi hồi, xúc động. Rồi từ cái bóng ngã méo mó, thô thiển này của cụ Tản Đà nhưng rất lạ là nó đã trở thành điều kiện, điểm tựa vững chắc và cũng rất có lý để cho nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển úm ba la úm bà là hô biến ra ca từ, ra câu vị ngữ hay, đẹp cho nhạc phẩm Thu, hát cho người là:

 

"Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ..."

 

Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa. Câu thực thứ nhất trong văn bản văn học ghi là:

 

"Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản"
(Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại)

 

Câu thực thứ hai:

 

"Bạch vân thiên tải không du du"
(Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không)

 

Hai câu này đã được cụ Tản Đà diễn thơ như các bạn đã biết. Chúng tôi khỏi nhắc lại ở đây chi cho rườm rà, luộm thuộm. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến ca từ được diễn từ hai câu sai lệch này của nhạc Sĩ Vũ Đức Sao Biển. Câu lục sáu chữ "Hạc vàng đi mất từ xưa" đã được diễn còn lại ba từ "Hoàng hạc bay...". Và câu bát tám chữ "Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay" đã bị biến thành câu phụ từ nối theo "bay mãi bỏ trời mơ...".

chim hạc

Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ...

Trời mơ tức trời, tức mây. Thưa các bạn làm gì có chuyện quá vô lý, hết sức kỳ cục là sau khi người đàn ông nghèo khổ rút sáo ra thổi thì đám mây từ trên cao bổng dưng sà xuống thấp. Rồi từ trong mây một con hạc vàng bước ra và người nghèo khổ kia liền trèo lên lưng hạc cưỡi bay mất tăm dạng từ dạo đó mà đám mây kia mãi về sau hoặc ngàn năm sau vẫn cứ còn lơ lững, là đà hay cà rà, quanh quẩn mãi nơi chốn xưa cũ như thế? Đây là chúng tôi nói với trường hợp, chi tiết có thật tại hiện trường, tức những thông tin có ghi chép rõ ràng, hẳn hoi trong văn học chính thống, trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa rằng đám mây đã sà xuống thấp, và một con hạc từ trong mây bước ra chở người kia đi mất tăm dạng kể từ đó sau khi người nghèo khổ rút sáo ra thổi nhạc. Trong khi đó, các tài liệu, thông tin cung cấp mà chúng tôi tra từ nhiều dạng văn bản không hề có nói đến trường hợp rất kỳ lạ về cái đám mây có hiểu biết như giống người kia sau đó vẫn còn đang lơ lững, quẩn quanh mãi trong không gian khi sự việc trôi qua đã rất lâu.

 

Hoàn toàn chúng tôi không thấy có một tài liệu, một thông tin nào của văn học chính thống Trung Hoa, kể cả sự truyền khẩu dân gian đã ghi ghi chép chép, đã kề tai nắc nỏm mãi về lòng trắc ẩn thương nhớ tình xưa nghĩa cũ sâu sắc, vô bờ qua sự xúc chạm bất chợt của cái đám mây kỳ dị kia cả!

 

Hoàn toàn không có là không có! (nhướng mắt...)

 

Thế thì tại sao lại xảy ra tình trạng, ra cặp đối gương soi bóng của hai câu thực méo mó, què quặt, khập khiễng trong văn bản Hoàng Hạc Lâu là:

 

"Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du".

 

Dịch nghĩa:
"Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,

Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không".

 

Rồi từ cặp đối gương soi bóng sai lệch, què quặt đến tội nghiệp như đã nói của hai câu thực trong văn bản Hoàng Hạc Lâu từ đó, theo đó đã dẫn đến cái sai ôi quá là sai của các nhà thơ trung đại Việt Nam, điển hình là cụ Tản Đà với hai câu lục bát mà mới đọc qua tưởng đâu là rất hay nhưng khi đọc lại mới biết đúng là những câu tầm bậy, trời ơi đất hỡi rõ ràng:

 

"Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay".

 

Cũng có thể làm chuyện điên rồ xin quật mồ cụ Tản Đà ngay liền, và mời cụ đứng dậy để lớn tiếng hỏi cụ rằng căn cứ vào đâu, tài liệu nào mà cụ cà tửng cho rằng đám mây kỳ lạ kia vẫn còn quẩn quanh, lơ lững mãi nơi chốn cũ nào đó cho đến ngàn năm? (nhướng mắt...)

 

Rồi nối tiếp đó là cái sai vô cùng thảm hại, ê chề của anh chàng nhạc sĩ thất tình Vũ Đức Sao Biển khi đang trong tình cảnh chới với, hụt hẫng, tưởng đã chết đi được khi người xưa đã lạnh lùng bẻ ngược dòng tư niệm, phản biện theo tiếng gọi lý trí, không theo tiếng gọi thường tình của con tim đã vội vã chộp lấy bài Đường luật nổi tiếng cùng những câu dịch thơ, điển hình là các câu của cụ Tản Đà làm chiếc phao cứu hộ hòng cập bến an trú để ký thác dòng tâm sự tội nghiệp đời tôi:

 

"Ngược thời gian, tìm về quá khứ phút giây chạnh lòng.
Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu ân tình trở thành là con số không..."

 

Nhưng gã nhạc sĩ thất tình kia khổ nỗi sao lại không muốn tâm sự đời tôi của mình lại quá đơn thuần, tẻ nhạt, nói đúng hơn là quá sến, quá cù lần như thế? Mà gã thất tình tội nghiệp lại muốn tâm sự đời tôi của mình cần phải mang một tính cách lạ lùng vừa cổ, vừa kim, vừa hiện đại, vừa đậm chất hơi hướng sử thi khác người kiêm khác thường nữa kìa! Thế là gã thất tình lắm tài Vũ Đức Sao Biển đã liền vội úm ba la úm bà là hô biến câu chuyện buồn hiện đại của mình lồng trong hai câu đậm chất sử thi huyễn hoặc Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu:

 

"Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ..."

 

Theo chúng tôi, những cái bóng ngã sai lệch, méo mó này không phải là do thông tin, tài liệu văn học Trung Hoa cung cấp. Mà chính là do văn bản gốc, tức thủ bút Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu đã không còn! Và tất nhiên nó đã bị chỉnh sửa be bét sai cả tám câu, từ câu thứ nhất đến câu thứ tám như chúng tôi từng nói trên bài viết trang w bonniemxu.com "Hoàng Hạc Lâu, bài thơ đầu gà đít vịt bụng con bò tót!" cho nên mới xảy ra tình trạng bi hài như đã nói. Cụ Tản Đà chỉ là một nạn nhân của bi hài kịch văn học Hoàng Hạc Lâu này mà thôi. Rồi từ cái bóng ngã méo mó, sai lệch này của cụ Tản Đà theo đó đã dẫn tới cái sai, cái lố bịch trời ơi đất hỡi, tào lao thiên địa của nhạc sĩ tài danh Vũ Đức Sao Biển trong nhạc phẩm rút ruột để đời "Thu, hát cho người" hay "Hát cho người, Thu" với ca từ tưởng đâu là hay đẹp, xuất sắc nhưng chả một chút giá trị cỏn con nào cả:

 

"Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ..."

 

Đến đây, các bạn đã hiểu chuyện gì là chuyện gì hay chưa?

 

Thỏng tay vào chợ 
Chân trần bày ngực thẳng vào thành,
Tô đất trét bùn nụ cười thanh.
Bí quyết thần tiên đâu cần đến,
Cây khô cũng khiến nở hoa lành.

 

Tóm lại. Nếu sau khi các bạn hoặc chính nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đọc được bài viết này của chúng tôi. Thì có lẽ ca từ hay đẹp, độc đáo "Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ", thậm chí cả nhạc phẩm Thu, hát cho người sẽ không còn giá trị gì cả. Bởi đây là ca từ sai lệch được diễn ra từ hai câu sai lệch trong Hoàng Hạc Lâu. Hai câu sai lệch này chúng tôi đã chỉnh lại và các bạn đã đọc qua. Hai câu chỉnh lại này chúng tôi xin dịch nghĩa như sau:

 

Dịch âm:
"Hoàng hạc nhất bích ký dục vũ 黄鶴一壁寄欲舞,

Bạch nhân phi tửu vi viên du 白亻非酒微圓遊".

 

Dịch nghĩa:
"Một con hạc vàng vẽ trên vách sẽ có khả năng nhảy múa nếu chủ và khách yêu cầu".

"Người đàn ông tay trắng, rượu uống vô hạn lượng đã cưỡi hạc bay mất tăm dạng sau khi đền ơn chủ quán Tân bằng cách gởi lại con hạc vàng biết nhảy múa trên vách".

 

Tóm tiếp. Với hai câu dịch nghĩa sát sao, bám sát chặt chẽ tình tiết câu chuyện và hoàn toàn đúng với sự thật tại hiện trường của vụ án -vụ án văn học- quá mơ hồ, đầy huyễn hoặc của Trung Hoa như thế này mà các nhà thơ tài danh Việt Nam trước kia, sau là nhạc sĩ đa tài Vũ Đức Sao Biển hôm nay chẳng hẹn đã xúm cùng nhau đè cứng ngắc dịch, chuyển cách nào để ra những lời thơ và ca từ tầm bậy, tào lao thiên tướng mà cứ cho là hay đẹp, đậm chất sử thi thế này các bạn nhỉ:

 

"Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ..."

 

Ô hô! Thơ với chả nhạc!

 

Viết thêm đoạn.
Những bài viết dạng này chỉ dành cho giới nghiên cứu văn học chuyên nghiệp, nghiêm túc, lão luyện trong nước, ngoài nước đọc và xác định những chỉnh sửa trình bày ở trên của chúng tôi là đúng hay sai, có giá trị hay không giá trị. Chứ những bài viết dạng này tuyệt đối nó không dành cho giới văn thơ nghiệp dư, lộn xộn, thập cẩm đã đang chiếm hữu mạng xã hội viết bài, đăng thơ chửi rủa, đâm thọc, nói dung tục, lung tung khiến xã hội Việt Nam đã nhiều rối loạn lại càng bát nháo thêm.

 

Thưa các bạn với những gì sai lệch đã được chúng tôi chỉnh sửa, trả lại nguyên bản gốc Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu thiết nghĩ rất đúng, chính xác nếu mang ra so với bản hiện nằm trong văn học Trung Hoa và Việt Nam, cùng trên các trang mạng công khai. Nhưng đây chúng tôi chỉ mới chỉnh sửa và giải thích về hai câu thực, riêng sáu câu sai be bét còn lại chưa có thời gian để viết tiếp, chỉ ra những cái tầm bậy, tào lao, trật trìa của nó so với những thông tin, sự thật có trong truyền thuyết và văn học Trung Hoa. Sự thật ở đây là phải căn cứ vào bài Đường luật Hoàng Hạc Lâu gốc của Thôi Hiệu nhưng phải qua chỉnh sửa của chúng tôi.

 

Nói như vậy cũng có nghĩa là nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển nếu muốn nhạc phẩm rút ruột để đời của mình sẽ còn mãi giá trị với thời gian thì cần phải chỉnh, sửa lại ca từ sai lệch, méo mó, què quặt là "Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ" kia. Còn nếu không, nhạc sĩ Vũ Đức cứ bảo thủ, cho rằng đó đúng là 8 chữ được biến, diễn từ nguyên bản của Hoàng Hạc Lâu thì chúng tôi dám nói rằng. Đây chỉ là trò đạo văn thơ của thiên hạ, rồi chỉnh sửa lại để làm di tài sản cho cá nhân. Điều này nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển biết rõ hơn ai hết vì từng là nhà báo với nhiều bài viết viết sai sự thật khiến nhiều vụ việc phải lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười mà không làm sao sửa đổi, đính chính cách nào khi bài viết đã được công bố rộng rãi ra trước quần chúng, xã hội thời còn làm báo.

 

Có thể nói. Nếu chúng tôi là người có quyền hạn, trách nhiệm về mặt an ninh, văn hóa và giáo dục trong xã hội chúng tôi sẽ cho đình chỉ, dẹp ngay liền bài thơ Hoàng Hạc Lâu tam khào cuốc chĩa đã đang được giảng dạy trong các trường học cho học sinh các cấp, kể cả nhạc phẩm ăn theo Thu, hát cho người của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển.

 

Bài viết này chúng tôi khởi viết từ trước tết âm lịch khoảng 15 ngày, nhưng sau phải dừng lại do phải lo xếp đặt lại chỗ ở cho gọn gàng, ngăn nắp cùng sửa lại cửa nẻo, chốt khóa chắc chắn, đồng thời cũng phải di chuyển kinh sách qua chỗ khác cho khỏi bị ẩm mốc do hơi nước từ nền nhà bốc lên quá nguy hiểm. Dễ làm hư hỏng toàn bộ kinh sách, nhất những quyển sử và Hán Việt từ điển lúc này đang để trong thùng cacton đặt trực tiếp trên nền nhà. Mãi đến 15h30 ngày Mồng Một Tết chúng tôi mới bắt đầu viết lại bài viết này cho đến 23h49 ngày Mồng Năm Tết mới xong.

 

Chào các bạn.

 

Miền trung thương nhớ,
lúc 23h49 ngày Mồng Năm Tết tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang