Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

CÁCH NHẤT TRIỀU GIANG NGỰ BẤT THÔNG

CÁCH NHẤT TRIỀU GIANG NGỰ BẤT THÔNG...
Trong bài thơ Vọng Thiên Thai Tự nằm trong tập Thơ Chữ Hán Nguyễn Du, trang 181 có rất nhiều câu, chữ bị sai so với với nguyên bản gốc. Ở đây chúng tôi chỉ nói đến câu thừa đề thứ hai. Câu này ghi như sau:

 

"Cách nhất điều giang tự bất thông..."

 

Câu này chúng tôi chỉnh lại mấy chữ như sau cho đúng với nguyên bản, nhất đúng với chứng di tích lịch sử:

 

"Cách nhất triều giang ngự bất thông..."

 

"Triều " ở đây là triều đình, chỗ làm việc của chính quyền, nhà nước sở tại thời phong kiến. "Giang " là sông, hay "giang " là dòng Hương giang đang ngày đêm lững lờ êm trôi trước triều đình Phú Xuân của nhà Nguyễn mới dựng lập sau triều Tây Sơn của Quang Trung Nguyễn huệ. Thời điểm bài thơ này ra đời là đúng vào năm Kỷ Mão 1819, năm vua Gia Long ra đi.

 

Có thể các bạn ngạc nhiên, cho chúng tôi nói bậy, bởi căn cứ, dựa vào đâu để dám nói bài thơ này ra đời đúng vào năm Kỷ Mão 1819? Chúng tôi dám nói chắc chắn như vậy là căn cứ vào hai luận điểm. Thứ nhất. Đó là dựa vào câu thừa đề: "Cách nhất triều giang ngự bất thông...". Thứ hai. Căn cứ vào tài liệu, ghi chép của các sử gia triều Nguyễn.

 

Sau đây là phần giải thích về hai luận điểm này.

 

Như đã nói. "Triều " là triều đình của nhà Nguyễn nằm bên bờ sông Hương. "Giang " là sông. Nhưng "giang" cũng đọc là... gian, tức gian tà. Bởi vì đây là bài thơ mật mã, cho nên những chữ, những câu trong bài thơ này đều là những chữ đa nghĩa, những câu đa nghĩa. Đọc nhiều những giải thích của chúng tôi đối với các bài thơ mang tính mật mã các bạn chắc không còn xa lạ gì chuyện này. "Giang " ở đây đồng ý là giang có g, còn gian mang tính gian tà ở trên lại là gian không g. Nhưng trong những bài thơ mang tính mật mã, ám chỉ gì đó thì giang có g hay không có g thì khi đọc, khi nói cũng vẫn đồng một âm, nó chỉ khác về cách viết. Chuyện này thì cũng chả có gì là quan trọng.

 

"Giang " như đã nói có nghĩa là gian tà, mà tà có một âm là gia. Vậy gia ở đây là ám chỉ cho vua Gia Long. Ba chữ "Ngự bất thông 御不通" là để chỉ cho tình trạng bệnh tật của vua Gia Long vào thời điểm năm Kỷ Mão 1819 là đã quá nặng lắm rồi. "Ngự " các bạn cũng đã hiểu là chữ chỉ dùng cho bậc vua chúa, thường dân không được sử dụng đến từ chữ đặc biệt này. Riêng chữ "ngự " trong câu thừa đề này có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là cơ thể vua Gia Long bệnh tật đã đến hồi bế tắc, kinh mạch, khí huyết toàn thân từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài không còn vận hành thông suốt được nữa, nên mới gọi là "ngự bất thông 御不通". Nghĩa thứ hai. "Ngự " là ngự y 御醫. Thầy thuốc chuyên thăm khám, bốc thuốc cho vua chúa uống thời xưa gọi là ngự y 御醫, hay quan ngự y 官御醫. Quan ngự y 官御醫 vào thời điểm đó chẩn đoán bệnh của vua Gia Long biết đã rất nặng, toàn bộ khí huyết, kinh mạch như đã nói là bế tắc, nghẽn bí hoàn toàn. Cho nên trong câu thơ Nguyễn Du mới nói "ngự bất thông 御不通" là có ý này.

 

Và đây là luận điểm thứ hai. Chúng tôi tra tài liệu trên mạng thì được thông tin như sau. Xin gõ lại nguyên văn để các bạn tham khảo, đối chiếu.

 

Tháng 11 năm Mậu Dần 1818 Gia Long lâm bệnh, ông hạ chiếu cho Thái tử Nguyễn Phúc Đảm thay ông quyết việc nước và cho gọi hai đại thần là Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng đến hầu. Ông dặn Thái tử Đảm "Đấy là cơ nghiệp gian nan của trẫm, nay giao cho con, con nên cẩn thận giữ gìn... Ta cũng sắp chết, không nói gì, chỉ có một việc là ngày sau phải cẩn thận chớ nên gây hấn ngoài biên".

 

Rồi Gia Long sai Thái tử Đảm chép lại lời mình, Nguyễn Phúc Đảm chép một cách ngập ngừng ý muốn bỏ chữ 'băng', Gia Long cầm bút viết luôn chữ đó vào.

 

Bệnh ngày càng nặng dần, và Gia Long cố gắng giấu điều này. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân Gia Long bí mật triệu bác sĩ Treillard của tàu buôn Pháp Henry khi vị bác sĩ này đang được mời để trị bệnh cho công chúa thứ chín vào cung chữa bệnh cho ông. Treillard (có thể có cả sự giúp đỡ của bác sĩ J. M. Despiau, một bác sĩ người Pháp thân cận của vua Gia Long) bí mật điều trị cho nhà vua trong khoảng bốn tháng. Và sau đó vị bác sĩ này cùng với đoàn người trên tàu Henry rời đi vào khoảng ngày 2 tháng 11 năm 1819. Năm tháng sau đó, sức khỏe nhà vua ngày càng suy yếu dần và đến ngày 19 tháng 12 năm Kỷ Mão (tức ngày 3 tháng 2 năm 1820) vua Gia Long qua đời, hưởng thọ 59 tuổi, ở ngôi 18 năm, miếu hiệu là Thế Tổ.

 

Về nguyên nhân qua đời, nhà nghiên cứu-lương y Lê Hưng VKD sau khi nghiên cứu "ngự dược nhật ký" năm Kỷ Mão 1819 (nhật ký ghi chép lại 94 lần kê toa, gồm 24 bài thuốc của Thái y viện triều Nguyễn đã dùng để chữa bệnh cho Gia Long) cho rằng nhà vua có thể đã bị chứng sơ gan cổ chướng mà qua đời. Ông còn nhận xét "Phải chi thời đó có khả năng cận lâm sàng như hiện nay thì vị vua khai sáng triều Nguyễn đã có thể sống vượt qua năm Kỷ Mão 1819 (vì phát hiện được sớm bệnh trạng thuộc hệ tiêu hóa, do ký sinh trùng tai hại gây ra... tổn thương gan).

 

Qua tài liệu lấy trên mạng đem đối chiếu với câu thừa đề trong bài thơ Vọng Thiên Thai Tự chỉnh lại của chúng tôi nghe nói là của Nguyễn Du sáng tác, thì chúng ta đã được biết rõ rằng. Vua Long chết là do bị bệnh sơ gan cổ chướng. Sự xác định bệnh tật và cái chết của Gia Long là từ tài liệu ghi chép của các sử gia triều Nguyễn, nhất của Thái y viện. Riêng câu thừa đề của bài thơ Vọng Thiên Thai Tự theo chúng tôi rất chính xác khi nói về bệnh tật và sự ra đi của vua Gia Long là như thế nào. Bởi tác giả Vọng Thiên Thai Tự là người đang làm việc ngay tại kinh đô Phú Xuân, dưới thời vua Gia Long. Nên khi làm ra bài thơ này là phải đúng với sự thật câu chuyện. Nhưng câu thơ này, và cũng còn nhiều câu khác nữa cũng đã bị chỉnh sửa, không còn đúng với bản gốc của bài thơ cung cấp nhiều sự việc hệ trọng của lịch sử. Chứ bài thơ này không liên quan gì đến chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai, cách kinh thành Phú Xuân 10km kia cả.

 

Tóm lại. Câu thừa đề bài thơ Vọng Thiên Thai Tự mang các ẩn ý như sau. Thứ nhất. Là chỉ cho căn bệnh hiểm sơ gan cổ chướng bất trị đã khiến vua Gia Long lâm bệnh nặng và ra đi sau đó không lâu. Phần nhiều bệnh gan rất ít khi biểu hiện ra ngoài. Nhưng đến khi nó bộc lộ, phát tác thì dù Hoa Đà, Biển Thước có đội mồ sống dậy cũng đành bó tay, hết phương cứu chữa. Những người làm thầy thuốc, chuyên về ngành y thì quá hiểu chứng bệnh này nguy hiểm là thế nào.

 

Thứ hai. Câu này còn có ý chỉ vào sông Hương và núi Ngự Bình mà nếu nhìn về mặt cảnh quan thì rất nên thơ, hữu tình. Nhưng nói về mặt phong thủy địa lý thì lại rất xấu. Nó chính là một cản trở rất lớn về nhiều mặt, nhiều phương diện cho người dân Thừa Thiên Huế. Có thể được ví như một con người thay vì trong cuộc đời sẽ làm được nhiều điều hay ho vĩ đại, to lớn. Nhưng do nhân tướng của họ lại có những nét mà khoa nhân tướng học gọi là nét phá tướng nên tự nó đã hủy sạch tất cả những dự định, hoài bão, việc làm tốt đẹp của họ. Lịch sử nhân loại đã từng cho chúng ta biết rõ có những con người đã từng thất bại, gãy cánh đau đớn nửa đường công danh sự nghiệp với những giấc mộng vàng son nhiều lắm rồi.

 

Thứ ba. Câu thừa đề: "Cách nhất triều giang ngự bất thông 隔一朝江御不通..." này còn cho biết có những bí mật vô cùng hệ trọng của lịch sử. Nhưng hiện tại chúng tôi không thể nói ra những bí mật ấy trong bài viết này. Chỉ tạm đưa ra những ẩn ý sâu kín, thâm trầm trong bài thơ mật mã đa nghĩa Vọng Thiên Thai Tự trộm nghe nói là của Nguyễn Du sáng tác.

 

Còn nếu như các bạn cho chúng tôi nói bậy, câu thừa đề: "Cách nhất điều giang tự bất thông 隔一條江似不通..." mới đúng là nguyên bản gốc, câu chỉnh lại là câu sai, là câu áp đặt mang tính chủ quan để bảo thủ, xây thành cho định kiến cá nhân của mình. Thưa các bạn nếu các bạn hiểu và nghĩ như vậy thì toàn bộ sự thật, chân lý sẽ bị đảo lộn ngay lập tức! Điển hình trước nhất là địa lý, phong thủy của địa giới Thừa Thiên Huế. Kế là chứng bệnh sơ gan cổ chướng hết thuốc chữa của vua Gia Long. Như đã nói ở trên giang có g cũng đồng một âm với gian không g. Gian không g nghĩa là gian tà. Tà có một âm là gia như đã nói. Và gia là Gia Long. Nhưng gian không g có một âm đọc là... can. Và can cũng lại là... gan. Như nhau cả.

 

Thêm nữa. Chữ "cách " đầu câu thừa đề có nghĩa là ngăn cách, khoảng cách. Như khi có một cái gì đó ở giữa làm vật ngăn chia khiến cho hai bên hay ở trên dưới không thể thông suốt, đồng cảm với nhau được thì gọi là cách. Ví dụ, có một gia đình sau khi bà mẹ ra đi, ông cha tìm cưới bà vợ khác. Kể từ khi bà vợ sau về chung sống trong gia đình thì giữa ông cha với mấy đứa con của bà lớn mỗi ngày mỗi thêm xa cách. Sự xa cách này của mấy cha con chính là do bà vợ sau gây ra. Hoặc chính do vấn đề môn đăng hộ đối nghiệt ngã của phong tục tập quán xa xưa còn lại đã khiến cho nhiều lứa đôi đành phải nói lời từ biệt, cách xa muôn trùng.

 

Riêng "cách" ở đây, trong bài thơ này không phải là do bà vợ sau hay do môn đăng hộ đối đã ngang ngược đứng ra làm chủ thể chia cách các nhân sự trong câu chuyện mà "cách " chính là... hoành cách mô, tức cơ hoành! Bạn không ngạc nhiên đấy chứ?

 

Đang nói chuyện văn học và đời sống xã hội sao lại rinh ba cái thứ tào lao thiên địa lục phủ ngũ tạng, cơ thể con người vào làm gì? Điên rồi à?

 

Ai điên ai tỉnh cứ để đó rồi hạ hồi phân giải. Lo gì.

 

"Cách " như đã nói là hoành cách mô hay cơ hoành. Trong khoang bụng, cơ hoành là một loại cơ nằm ngang, ở giữa để phân chia ổ bụng và phần trên ngực ra làm hai. Lá gan con người nằm dưới cơ hoành, ở phần trên, bên phải của ổ bụng. Gan được cung cấp máu bởi hai mạch chính ở thùy phải là động mạch gan và tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch gánh). Động mạch gan thường bắt nguồn từ động mạch chủ. Tĩnh mạch cửa dẫn lưu máu từ lách, tụy và ruột non. Nhờ đó mà gan có thể tiếp cận được nguồn dinh dưỡng cũng như các sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Các tĩnh mạch gan dẫn lưu máu từ gan và đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới.

 

Đây là nói phần hoạt động dưới ổ bụng của lá gan. Riêng nói về phần động mạch chủ, tức hệ thống phân phối máu đi khắp cơ thể thì lại nằm ở trái tim, trên khoang ngực, là phần trên cơ hoành. Nhưng đây là nói theo biện chứng pháp khoa học, y học. Chứ với quan niệm của người xưa thì tim là tâm. Và tâm cũng là trung tâm. Người xưa cho tim là nơi điều khiển tất cả mọi hành vi, sự hiểu biết cùng tư tưởng, tình cảm của con người. Vì thế, trong cơ thể con người thì tim được xem là ông chủ, ông vua bởi nó mang tính lãnh đạo, điều khiển toàn bộ sự vận hành từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài của cơ thể.

 

Vậy, tim trong cơ thể con người cũng ví như một ông vua trong triều đình. Nhưng ông vua này là ông vua gian ác, tráo trở với những hành vi, tư tưởng hiểm độc vô song hễ muốn giết, muốn chém ai là chém, là giết, bất chấp luân thường đạo lý. Chưa nói hành vi vơ vét, bóc lột của cải nhân dân lao động cực khổ trên nắng dưới mưa về xây cung vàng điện ngọc, ăn uống vui say thỏa thích. Vì thế tác giả câu thơ mới hạ bút viết: "Cách nhất triều giang ngự bất thông..." là muốn nói đến trường hợp này của Gia Long. "Triều" là dụ cho trái tim. "Giang" hay "gian" là dụ lá gan. "Cách " là cơ hoành nằm ngang, ở giữa, đã làm chủ thể ngăn cách, khiến cho tim và gan đã không thể nào liên lạc, thông suốt, vận hành mạch lạc với nhau được nữa. Cho nên lá gan từ đó mới lãnh đủ, mang chứng ung thư sơ gan cổ chướng hết thuốc chữa vậy.

 

Cũng theo quan niệm người xưa thì gan là nơi tàng ẩn của cái gọi là... hồn vía của con người. Nguyễn Du là người thời xưa, cho nên Nguyễn Du phải nói theo hiểu biết và phong cách, y học thời xưa. "Ngự " chính là từ, chữ ám chỉ cho hồn vía của Gia Long đã không còn tàng ẩn ở tại lá gan được nữa. Mà khi hồn đã không còn nơi tàng ẩn được nữa thì Gia Long phải ra đi chứ sao?

 

Sau hết. Câu: "Cách nhất triều giang ngự bất thông 隔一朝江御不通..." là ám chỉ bí mật lịch sử đã đang chôn giấu tại điểm X nghiệt ngã do chính Nguyễn Du và gia đình, vợ con táo bạo thực hiện đúng vào năm Kỷ Mão 1819!

 

Viết bài này chúng tôi mục đích chỉ làm sáng tỏ những góc khuất của lịch sử trong những chữ, những câu của bài Đường luật Vọng Thiên Thai Tự trộm nghe là của Nguyễn Du sáng tác. Mà đã vạch điểm này thì cũng phải làm sáng điểm kia. Bởi đây là thế liên hoàn của một câu thơ, bài thơ. Chứ nếu bài thơ này không liên quan gì đến những bí ẩn lịch sử mà tác giả muốn đề cập, bật đèn xanh thì chúng tôi cũng chẳng công đâu ăn rồi ở không đi vạch lá tìm sâu, bươi móc chuyện thiên hạ.

 

Tóm lại. Địa giới hoặc chùa chiền nào mà nước non, phong cảnh hữu tình, đẹp xinh khiến đắm say, đê mê lòng người thì ở đó có thể sẽ không bao giờ xuất hiện những nhân tài hãn hữu, đặc biệt cho nổi. Như Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn-Gia Định, Huế và Trúc Lâm, Làng Mai, Bái Đính, Tam Chúc, Ba Vàng chẳng hạn...

 

Viết thêm đoạn. 
Câu thừa đề "Cách nhất triều giang ngự bất thông 隔一朝江御不通" ngoài các nghĩa như đã giải thích thì còn có ý được Nguyễn Du sử dụng để chỉ nơi bí mật chôn giấu tập Truyện Kiều gốc. Bởi đây là năm Kỷ Mão 1819, năm hoàn chỉnh tập tình sử chốn quan trường cụ khổ công viết từ bao lâu, đồng thời cũng là năm Nguyễn Du lợi dụng tình hình xáo trộn triều chính do chứng bệnh nghiệt ngã của Gia Long nên ít người lưu ý để chôn giấu tác phẩm rút ruột để đời mà mình dành trọn tâm huyết sáng tác, ký thác tâm sự. Qua năm sau, vào ngày 16 tháng 09 năm Canh Thìn 1820 -Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai sinh năm Thìn- Nguyễn Du nhảy sông Tiền Đường ra đi cho trọn lời ước nguyện đồng sinh đồng tử với người xưa.

 

Nếu giới cán bộ trung ương đặt niềm tin trọn vẹn vào chúng tôi thì chúng tôi sẽ dẫn đến ngay địa điểm bí mật X đào lấy lên tập Truyện Kiều gốc của thi hào Nguyễn Du. Và chỉ đến lúc này thì văn học Việt Nam và thế giới sẽ biết chính xác ai là tác giả Truyện Kiều? Theo đó, Thanh Tâm Tài Nhân có phải là thi hào Nguyễn Du Khiêm Trọng như chúng tôi từng xác định hay đó là người Trung Hoa do đám ba Tàu dựng lên hòng chiếm hữu khơi khơi tập truyện từ trên trời rơi xuống của dân tộc An Nam?

 

Muốn như vậy thì các cán bộ cao cấp trung ương -Tbt/Ctn Nguyễn Phú Trọng- cần phải cương quyết, dứt khoát, chớ nên nghe lời đám ngu dốt đâm thọc, ly gián, làm kỳ đà cản địa ở Viện Hán Nôm, Viện Khảo cổ, Cục bảo vệ Di sản, Bộ Văn hóa như Nguyễn Tuấn Cường, Bùi Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Thiện, vvv... thì may ra vụ việc sẽ sớm hoàn thành tốt đẹp, viên mãn. Còn nếu các cán bộ cứ để đám dốt này ngồi tại chỗ suy diễn, ba hoa con chích chòe, mặc tình lý luận quàng xiên, xàm tấu bậy bạ, lung tung thì chúng tôi cũng đành bó tay, thúc thủ, chịu thua vậy. (Lúc 5h21 ngày 27/06/2019)

Tuy Phước, lúc 7h43 ngày 16 tháng 07 năm 2018
Bốn niệm xứ

 
 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang