Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

VẦNG TRĂNG AI BẺ LÀM ĐÔI...

VẦNG TRĂNG AI BẺ LÀM ĐÔI...
Có thể các bạn chưa bao giờ biết được rằng trong truyện Kiều có rất nhiều những từ chữ bị sai lệch, không còn đúng với nguyên bản gốc của Nguyễn Du Khiêm Trọng. Những cái sai này, có những lý do như sau mà theo chúng tôi đó chính là sự cố ý chỉnh sửa của triều Nguyễn để xóa sạch vết tích, bóng dáng về Nhà Tây Sơn. Thứ hai là do tam sao thất bổn qua rất nhiều lần khắc bản in mãi về sau. Đây chính là những lý do đã làm cho truyện Kiều bị sai lệch quá nhiều, khiến những mật mã, bật đèn xanh của Nguyễn Du Khiêm Trọng cho lịch sử đã không còn chút tác dụng hữu hiệu nào. Nhưng đôi khi những mật mã đó cũng vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị chỉnh sửa mà cũng không một ai lưu ý từ hơn 200 năm nay. Bởi phần nhiều người ta cho truyện Kiều gốc là của Tàu, nếu được chú ý thì nên tập trung vào phần diễn thơ lục bát của cụ Nguyễn là xong. Đủ rồi.

 

Dưới đây, trong bài viết này hôm nay chúng tôi sẽ chỉ ra những cái sai trong tám câu được xem là những mật mã chết người, vô cùng quan trọng để từ đây chúng ta mới có điều kiện làm sáng tỏ lại nhân vật Thúy Kiều, người mà chúng tôi từng cứng ngắc xác định đó chính là Bắc Cung Hoàng Hậu Hoàng Thị Thu Mai, vợ thứ ba của Hoàng Đế Quang Trung. Chứ Bắc Cung Hoàng Hậu không phải là Công Chúa Lê Ngọc Hân, con của vua Lê Hiển Tông như lịch sử từng mài miệt, cặm cụi ghi ghi chép chép, nhầm lẫn tội nghiệp như thế. Tám câu mật mã này bắt đầu từ câu 1519 diễn đến câu 1526. Xin mời các bạn vui lòng bỏ chút đỉnh thì giờ đọc lại các câu mật mã, bật đèn xanh vô cùng nghiệt ngã nhưng cũng vô cùng độc đáo của Nguyễn Du Khiêm Trọng về hình ảnh giây phút tiễn đưa trong một chiều thu buồn bã có một không hai trong văn học qua bút pháp điêu luyện, tài tình của thiên tài văn học trứ danh đứng ngoài rìa ngã ba lịch sử hậu bán kỷ 18 hòng chỉ ra cho lịch sử biết chuyện gì là chuyện gì.

 

Tám câu mật mã ấy nội dung như sau:

 

...Người lên ngựa, kẻ chia bào, 
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. 
Bụi hồng dặm chinh an, 
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. 
Người về chiếc bóng năm canh, 
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. 
Vầng trăng ai bẻ làm đôi, 
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường...

 

Chúng tôi sẽ cố gắng giải thích hết sức ngắn gọn, không quá rườm rà, luộm thuộm tám câu mật mã này bởi nó sẽ làm hao tốn thời gian cho cả hai bên. Người đọc và người giải thích. Câu 1521 "Bụi hồng dặm vó chinh an" là để viết ra chữ Hoàng Thảo Nhất Điền Bát 艸一田八. Trước hết, "bụi hồng" trong câu có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất "bụi hồng" là chỉ cho bộ Thảo 4 hoặc 6 nét. Nghĩa thứ hai "bụi" tức là đất, mà đất là điền, là chữ Điền 5 nét. "Dặm" là bộ Nhất 1 nét. Trong câu 1521 này có một chữ bị sai, dó là chữ "vó" đã bị sửa thành chữ "cuốn". "Cuốn" là chữ sai lệch, hoàn toàn vô nghĩa, mà đó phải là chữ "vó" thì mới ra nghĩa, ra chữ. Tại sao? Bởi đây là chữ tượng hình cho vó ngựa in dấu trên con đường, mà đường tức là dặm. "Vó" ở đây, như vậy là để ám chỉ cho bộ Bát 2 nét.

vầng trăng

Như vậy, câu 1521 "Bụi hồng dặm chinh an" có một chữ sai so với nguyên bản, đúng hơn là so với mật mã của chữ Hoàng Thảo Nhất Điền Bát 丱一田八. Đó là chữ "cuốn", chúng tôi đã chỉnh lại là chữ "".

 

Nói thêm đoạn. Câu 1521 sở dĩ phải chỉnh lại chữ bị sai là "cuốn" thành "", tức vó ngựa là bởi chữ Hoàng ngoài nghĩa chỉ tên người cũng còn có nghĩa là ngựa. Chữ Hoàng với nghĩa ngựa là chữ này đây . Vậy Hoàng còn là tên của giống ngựa quý, có sắc lông vàng trắng loang lổ rất lạ.

 

Tiếp theo là câu 1522 "Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh". Câu 1522 này là một mật mã dùng để chỉ cho chữ Thị. Thị là vâng, dạ, hay thị là đúng, là phải, là như thế, như vậy. Hay thị là ấy, là thế, đây là từ, chữ mang tính chỉ định, khẳng định cho sự việc, cho câu chuyện, ví dụ kinh sách nhà Phật có câu Như thị ngã văn: tôi nghe như vầy. Thị cũng là hợp lý, hợp thời, đúng lúc. Thị còn dùng để chỉ cho người đàn bà, phụ nữ khi đặt tên thì phải lót chữ thị này vào theo truyền thống văn hóa ấn định của các nước Á đông đã có tự ngàn xưa. Nhất ở Việt Nam.

 

Lại Thị còn là nhìn cho rõ, trông cho kỹ. Chữ Thị này có 10 nét, bên trái là bộ Mục 5 nét, bên phải là bộ Kỳ 5 nét. Mục nghĩa là thấy, như mục sở thị: nhìn cho kỹ. Kỳ là tỏ rõ, hay ngầm mách bảo cho biết có điều gì đó bí bí mật mật, kỳ kỳ lạ lạ mà người ta muốn nói, muốn trình bày ra cho mọi người cùng biết, cùng hiểu rồi cùng xúm ồ lên một tiếng khoái chí, a, thì ra là như vậy! Hay quá! Hay quá! (vỗ đùi đen đét...)

 

Thị cũng còn là là nhìn, là trông, là nên coi kỹ lại những vấn đề, những câu chuyện nào đó mà người ta đang trình bày ra trên giấy trắng mực đen, trên chữ nghĩa văn chương giữa thanh thiên bạch nhật...

 

Như vậy, câu 1522 "Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh" là để chỉ cho chữ Thị 10 nét này đây . Bởi trong câu này có chữ "trông", mà thị có nghĩa là trông, là nhìn như chúng tôi đã nói, đã giải thích. Bạn nên hiểu tóm tắt thế này cho gọn, cho mau. Câu 1522 "Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh" dùng để chỉ cho chữ Thị với nghĩa là trông, tức người ở lại khi nhìn thấy người kia đã đi khuất nẻo trước xanh xanh những mấy ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt một màu, lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai...

 

Nhưng chữ Thị này không phải là chữ Thị dùng để đặt, lót tên tuổi của người phụ nữ theo truyền thống xa xưa, mà phải là chữ Thị 4 nét này đây thì mới đúng là chữ dùng để lót vào trong tên tuổi của người phụ nữ. Khi nói từ, chữ này thì cần phải hiểu qua từ, chữ khác. Điều này chúng tôi nói đã quá nhiều rồi, và các bạn nghe cũng đã quá nhiều rồi. Đó là nguyên tắc nhất tự-đồng âm-đa nghĩa của chữ viết Hán ngữ thuộc dạng mật mã.

 

Sau chữ Thị của câu 1522 là đến câu 1523 "Người về chiếc bóng năm canh". Câu này chắc các bạn đã biết Nguyễn Du dùng để chỉ cho chữ gì rồi. Đó là chữ Thu. Nhưng nếu chúng tôi không giải thích thì các bạn cũng sẽ mù tịt, bởi không biết tại sao câu này lại dùng để chỉ cho chữ Thu?

 

Thu tiếng Hán có nhiều nghĩa, chúng tôi chỉ lấy ra nghĩa duy nhất. Thu là năm, như khi nói thiên thu: ngàn năm. Chữ thu 9 nét ấy viết như sau . Thu ở đây có nghĩa là mùa thu. Mùa thu theo lịch Tây thì từ mồng 8 tháng 8 đến mồng 8 tháng 11 là mùa thu. Còn theo lịch Ta thì mùa thu kéo dài từ tháng Bảy đến tháng Chín. Mùa thu thì muôn vật điêu linh, khí trời sầu thảm, thê lương. Thơ Đỗ Phủ có câu "Vạn lý bi thu thường tác khách: ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu".

 

Bạn nên hiểu tóm tắt, gãy gọn như sau về từ Thu. Thu tức là năm, và năm là từ dùng để chỉ cho thời gian được phân ra ngày, tháng, giờ, phút, giây. Vậy "năm canh" chính là thời khắc được phân chia cụ thể của thời gian trong ngày, tháng, năm...

 

Như vậy, bạn đã hiểu, câu 1523 "Người về chiếc bóng năm canh" là mật mã của chữ Thu 9 nét với hai chữ "năm canh" đặc biệt. Riêng câu 1524 "Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi" chỉ mang tính trợ ngữ, tức câu này thuộc câu vị ngữ, nó không phải là mật mã dùng để chỉ cho từ, chữ nào cả. Trong thơ lục bát thì bạn cần phải hiểu câu lục là câu chủ ngữ, tức ý dẫn chuyện, còn câu bát chỉ là câu vị ngữ dùng hỗ trợ cho ý dẫn chuyện.

 

Câu 1525 chỉnh lại "Vầng trăng ai bẻ làm đôi", chứ không phải "Vầng trăng ai xẻ làm đôi". "Bẻ" ở đây cũng có thể nên hiểu là đập cho trăng vỡ ra làm hai. Chỗ này chúng ta nên ngồi xuống, đặt niệm tư duy như sau. Ví như khi mặt trăng đang soi trên mặt nước, bất chợt có ai lấy hòn đá ném xuống nước làm cho mặt nước bị dao động, và ánh trăng lúc này như bị vỡ tan ra từng mảnh nhỏ do mặt nước bị gợn sóng chập chùng. Đây là trường hợp bạn vẫn thường hay nhìn thấy. Nhưng để hiểu vầng trăng bị "xẻ" hay bị "bẻ", tách ra làm hai qua câu lục 1525 thì cần phải cho ra ví dụ như sau nữa. Như nếu sau khi bạn có loại quyền năng, phép tắc gì đó thò tay lấy được mặt trăng xuống rồi, vậy theo bạn, lúc này nên lấy dao xẻ, cắt trăng ra làm hai mau hơn hay cầm trăng bẻ làm hai mau hơn? Như bạn lấy trăng để lên đỉnh đầu, rồi hai tay kéo hai bên xuống hệt như khi người ta bẻ bánh tráng (bánh đa) vậy. Đưa ra ví dụ siêu thực như thế để chúng ta thấy ra được rằng khi hình tượng hóa câu thơ như vậy thì Nguyễn Du phải viết là "bẻ" trăng, chứ không phải "xẻ" trăng, bởi đây là hành động đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu, dễ làm nhất. Còn nếu cho đó là "xẻ" trăng mới đúng thì bạn lại phải cần tới các dụng cụ như dao, kéo, thớt thì việc phân chia vầng trăng ra làm hai lúc này sẽ gặp quá nhiều rườm rà, lôi thôi, rắc rối vì bạn phải chạy đầu này, đầu kia lượm hay mượn hoặc đi tìm dao, kéo, thớt, vvv...

 

Còn để hiểu vừa mang tính siêu thực, vừa mang tính hiện thực thì câu 1525 thật ra chỉ là ẩn dụ cho cách viết mật mã qua hình tượng, qua bút pháp tả cảnh tả tình hay đẹp chỉ để làm mỗi việc duy nhất. Ám chỉ cho chữ Mai 11 nét này đây . Chữ Mai này bên trái là bộ nguyệt 4 nét, bên phải là chữ mỗi 7 nét. Nhưng tiếng Hán thì Mỗi cũng là Mai, vì Mai có âm là mỗi. Chữ Mai hay chữ Mỗi này ở dưới là bộ Vô 4 hay 5 nét, trên là bộ Nhân 2 nét viết theo lối biến thể kéo ngang so với nét đứngtruyền thống, mẫu mực được sổ thẳng đứng. Vậy ở đây mỗi (mai) có nghĩa là một, số ít, là từng phần, từng đoạn, từng cái được lấy ra trong số nhiều để phân phát ra cho người này, người kia, như mỗi người sẽ nhận được 10 kg gạo, 2kg đường và một phong bì có 200 ngàn chẳng hạn...

 

Đọc qua giải thích ở trên, có thể bạn đã hiểu câu 1525 "Vầng trăng ai bẻ làm đôi" là ý Nguyễn Du cho biết câu này dùng để chỉ cho chữ Mai 脢 11 nét. Chúng tôi phân tích thật rõ như sau về mật mã này để cho các bạn nắm vững được nguyên tắc viết mật mã độc đáo có một không hai của thi hào Khiêm Trọng Nguyễn Du. "Vầng trăng" là chỉ cho bộ Nguyệt 4 nét nằm bên trái, "bẻ làm đôi" là chỉ cho chữ Mai hay Mỗi 7 nét nằm bên phải. Còn chữ "ai" tức là người, như khi hỏi "ai biết chăng ai: người biết chăng người", mà người là Nhân . Riêng câu bát 1526 "Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường" nên hiểu đây chỉ là câu vị ngữ với nhiệm vụ hỗ trợ để hoàn thành hay để nói hết ý cho câu lục 1525, nói đúng hơn là hỗ trợ cho ba chữ "bẻ làm đôi" ở trên mà thôi.

 

Ngang đây, chúng tôi phân tích tóm gọn câu 1525 ra như sau để các bạn dễ hiểu, dễ nhớ hơn nữa.

 

Vầng trăng-Nguyệt
Ai-Nhân
Bẻ làm đôi-Mỗi .

 

Nói là bẻ trăng làm đôi chứ thật ra là bẻ chữ. Chữ ở đây là chữ Mai 11 nét. Nhưng không phải là bẻ chữ Mai làm hai, vì Mai là mặt mũi, tên tuổi của người đã đành đoạn, quên tình xưa nghĩa cũ khi đã nỡ lòng bẻ chữ... đồng ra làm hai. "Đồng" là lời thề đồng tử đồng sinh, sống chết có nhau, không quên tình xưa nghĩa cũ của Khiêm Trọng và Thúy Kiều trong vườn thúy hôm nào của cái thời nay chỉ còn là ảo ảnh xa mờ...

 

Đến đây, tạm thời chúng tôi xin mời các bạn quay trở lại câu 1523 "Người về chiếc bóng năm canh" để xem lại câu này còn có gì đó không ổn với cách giải thích như ở trên hay không. Thật ra, câu 1523 này vẫn còn có chữ bị sai, hiểu sai, đó là chữ "năm", tức "năm canh". Thưa các bạn chữ này là chữ "thâu" chứ không phải là "năm". "Thâu" mang ý nghĩa là bao suốt hay gồm đủ, gom đủ. Vì vậy, "thâu canh" ở đây cần phải được hiểu như thật là suốt cả năm canh. Còn nếu viết, nói là "năm canh" thì sẽ trở nên vô nghĩa, bởi từ, chữ này không thể dùng để đối với "muôn dặm" ở dưới được. Riêng hai chữ "chiếc bóng" câu trên là để đối, để xướng với hai chữ "một mình" bên dưới. Sở dĩ chúng tôi dám cứng ngắc xác định hai câu lục bát 1523 và 1524 là hai câu dùng để xướng họa, đối đáp với nhau là do ở điểm bí mật chưa từng bị ai khám phá này đây!

 

Bạn có biết, bên trái chữ Thu 9 nét là chữ Hòa 5 nét. Hòa còn có âm là họa. Như trường hợp, tình tiết khi kẻ nào đó nói trước, dàn trận ra trước thì sẽ được định nghĩa là xướng, và người nói sau, đối lại sau thì gọi là họa. Cho nên trong chữ Họa bên trái là chữ Hòa 5 nét, bên phải là bộ Khẩu 3 nét. Khẩu khỏi nói bạn cũng đã quá biết đó là miệng lưỡi khôn khéo, nhanh nhạy của một người dùng để đối đáp, xướng họa văn thơ, ca dao, tục ngữ lại với kẻ bên kia cho được nhịp nhàng, trôi chảy, ăn khớp như giọng ca và tiếng đàn khi cùng hòa nhịp để dìu dắt, nâng âm thanh lúc trầm bổng, khoan nhặt, lúc cao lúc thấp tuyệt hay vậy.

 

Giải thích như vậy là các bạn đã hiểu, đã ngộ câu lục 1523 với chữ chỉnh lại là "thâu", "thâu canh", chứ không phải "năm", "năm canh". Bởi khi Nguyễn Du sử dụng chữ "thâu" của "thâu canh" là có ý ám chỉ vào chữ Thu 9 nét. Còn nếu nói đó là "năm canh" thì sẽ không đúng với mật mã dùng chỉ vào chữ Thu . Tóm lại. Thu tiếng Hán cũng có nghĩa là thâu hay ngược lại. Chỉ cần viết sai, hiểu sai nội một chữ, thậm chí một dấu phẩy, dấu chấm hay dấu huyền thì toàn bộ câu văn, đoạn văn sẽ bị đảo lộn ngữ nghĩa hoàn toàn. Các bạn chắc đã đồng ý quan điểm, nguyên tắc rất quan trọng này trong văn học và ngữ pháp, nhất những mật mã sử dụng bằng Hán ngữ trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du Khiêm Trọng rồi chứ gì?

 

Tiếp nữa, đến đây chúng tôi yêu cầu các bạn cần phải quay lại từ đầu, ngay câu lục 1521 bởi trong câu này vẫn còn đó chữ bị sai, không còn đúng với nguyên bản chữ Nôm của Nguyễn Du. Hình như các bạn đã từng nghe chúng tôi nói trong nghiệp vụ điều tra phá án thì nhiều khi người xử lý vụ án cần phải siêng năng, bỏ ra thời gian quay lại tại hiện trường để rà soát tất cả mọi công đoạn, phân đoạn điều tra, làm việc trước đó mà trong nhất thời mình còn để sơ sót rất nhiều những tình tiết, chi tiết quan trọng của vụ án. 

 

Chữ bị sai trong câu lục 1521 là chữ "an", "chinh an". Thưa các bạn đây không phải là chữ "an" như các bản Kiều thủ giữ bao lâu, mà đây là chữ "phan"! Nhưng nếu không phải là "an" mà là "phan" thì "phan" này nghĩa là gì xin giải thích cho nghe với?

 

"Phan" ở đây trước hết là cờ, nhưng lá cờ này không thể tung bay phần phật trong gió như lá quốc kỳ mà các bạn thường hay thấy. Mà "phan" là cờ phướn, tức lá phướn. Lá phướn này ngày xưa vua chúa triều đình thường treo tại nơi làm việc, lúc thiết triều hoặc đi đâu cũng sai quân lính mang theo cắm trên xe ngựa hay đi hàng ngang hai bên. Lá phướn là thứ cờ dài, hẹp chiều ngang, có viền lụa và thường rũ xuống. Lại "phan" còn là bờ rào, giậu, hay "phan" là thuộc địa được phong cho chư hầu ngày xưa, như phiên quốc: vua phong cho bầy tôi, con cháu ra trấn các nơi để làm phên giậu che chở cho nhà vua bên trong, gọi là "phan phiên". "Phan" còn nghĩa là vùng biên cương của tổ quốc.

 

Sau "phan" cũng còn cưu mang ý nghĩa là vin, tức hành động vịn tay, níu kéo ở lại. Vậy "phan" trong câu lục 1521 này có nghĩa là người đến đưa tiễn vịn tay áo, níu kéo người đi ở lại. Trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn có câu "Bộ nhất bộ hề phan quân nhu". Câu Hán ngữ vắn tắt, cô đọng, nhiều khi khó hiểu này đã được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm khi xưa dịch qua câu bát tuyệt hay là: "Bước đi một bước lại vin áo chàng". Chúng tôi sở dĩ chỉnh "an" thành "phan" tức "chinh phan", không phải "chinh an" là bởi câu lục 1519 ở trước được Nguyễn Du dựng lên hình ảnh rất thi vị, độc đáo là: "Người lên ngựa, kẻ chia bào". Câu này được các chú thích trong các tập truyện Kiều cho rằng chia bào là chỉ cho hành động kẻ ở lại níu áo người ra đi. Chú thích như vậy chúng tôi cho là rất đúng, chính xác. Nhưng chỉ đúng ở câu này qua các chữ "kẻ chia bào" mà thôi. Bởi câu này -kẻ chia bào- vẫn còn đúng với bản gốc của Nguyễn Du.

 

Câu bát 1522 nối theo câu 1521 như chúng tôi đã nói chỉ là câu vị ngữ, dùng để hỗ trợ, bổ ý cho câu dẫn đường 1521, tức thời điểm hai người chia tay thì thời gian và địa giới bây giờ đang ở vào mùa thu. Nói theo giáo lý Phật giáo thì hai kẻ đi, ở trong câu 1521 thuộc lĩnh vực sáu căn, còn khung cảnh và thời gian tiễn đưa của câu bát 1522 là thuộc sáu trần. Hai câu này được xem là một, không phải hai. Bởi căn và trần tuy được chia chẻ, nói, phân thành hai mà thực ra chỉ có một. Cũng có thể nói khác đi, sáu căn là Chánh báo, còn sáu trần là Y báo. Giữa Chánh báo và Y báo cần phải hiểu chỉ là một thể thống nhất, không được chia cắt, tách làm hai. Ví dụ, nếu không có không khí thì làm sao con người có thể hít thở và sinh sống bằng cách nào?

 

Nhưng hình ảnh tiễn đưa thi vị, độc đáo và đậm đặc chất thơ ca diễm lệ tuyệt hay của kẻ ở người đi trong một khung cảnh mùa thu bàng bạc lá vàng rụng rơi như thế của câu lục 1519 đã bị giới văn học hiểu sai hoặc kết luận sai là chỉ đến khi câu bát 1521 xuất hiện với hình ảnh "Bụi hồng dặm chinh an". Đây là cái sai theo chúng tôi rất là hoặc vô cùng nghiêm trọng, không phải đơn giản như mọi người nghĩ xưa nay. Tại sao? Bởi nếu đó là "chinh an", không phải "chinh phan" như chỉnh lại thì câu lục 1519 có thể cũng là câu sai, mà đã sai thì sẽ không còn chút giá trị nào cả. Nói như vậy, xác định như vậy cũng ví như trường hợp sau khi do căn cứ vào các dấu vết -dấu tay- hung thủ để lại hiện trường. Thì nhà phá án và cơ quan điều tra lúc này chỉ làm cái việc đơn giản tiếp theo là sẽ đi đến còng tay thủ phạm, đưa về cơ quan để tiếp tục khai thác thông tin sau khi đã so sánh dấu tay của hung thủ và dấu tay tại hiện trường chỉ là một.

 

Nhưng nếu sau đó hung thủ tìm mọi cách từ chối hoặc tuyệt đối không khai nhận tội ác, và bản tường thuật sự việc lúc đó viết sẽ không đầy đủ các hành vi phạm tội và y cứ một mực, khăng khăng cho mình là người vô tội thì nói gì đi nữa. Mọi kết luận của cơ quan điều phá án lúc này cũng sẽ thiếu phần thuyết phục. Nhiều khi đó chỉ là thủ đoạn ép cung, bức cung của cơ quan điều tra hòng sớm kết thúc vụ án quá rườm rà, tạp phức. Mặc dù dấu tay của hai nơi sau khi kiểm tra đi, so sánh lại cũng chỉ là của một người. Còn trường hợp, nếu hung thủ sau khi bị dẫn độ về cơ quan điều tra mà vội cúi đầu, gằm mặt, chấp nhận ngay liền rằng tôi chính là người đã gây ra tội lỗi. Khi sự việc đã xảy ra như vậy theo dự đoán của cơ quan an ninh thì tất nhiên. Cơ quan điều tra lúc này sẽ cho tiến hành bước tiếp theo của nghiệp nghề, của bộ môn phá án chuyên nghiệp. Đó là sẽ cho hung thủ tiến hành thực hiện diễn lại tất cả mọi hành động gây án tại hiện trường từ A đến Z để họ quay phim, chụp hình làm thủ tục hoàn tất vụ án báo cáo lên cấp trên, cũng như đưa bị cáo ra trước vành móng ngựa tuyên án.

 

Đọc đến đây, các bạn đã hiểu chuyện gì là chuyện gì hay chưa? Chưa à? 

 

Nghĩa là, câu lục 1519 là dấu ích của vụ án. Câu bát 1520 nối theo là không gian, thời gian, địa giới xảy ra vụ án. Còn câu lục 1521 "Bụi hồng dặm chinh 'phan'' được xem là thủ tục hoàn tất của vụ án. Nói như vậy cũng có nghĩa là hung thủ lúc này đã gằm mặt, cúi đầu, chịu diễn lại tất cả mọi hành động gây án để cơ quan an ninh ghi hình và hoàn tất thủ tục tố tụng hình sự đối với kẻ gây án. (xoa tay...)

 

Cho nên, chúng tôi dám nói rằng nếu căn cứ vào lập trình, quy trình điều tra phá án cơ bản, khuôn mẫu của bộ môn an ninh chuyên nghiệp trước hết là phải đi từng bước, từng điểm một vững chắc để hoàn tất vụ án thì chữ "an" của "chinh an" là chữ sai lệch so với nguyên bản gốc. Mà đó là "phan" của "chinh phan"!

 

"Phan" như đã nói là vin, tức người tiễn đưa lúc này có thể đứng dưới ngựa bịn rịn, lưu luyến đưa tay vịn tay áo người ngồi trên ngựa như muốn níu kéo lại vì không muốn giây phút tiễn đưa này rồi sẽ trôi đi mất...

 

Muốn không gian đừng tan, 
Níu đôi chân thời gian. 
Ngừng trôi cho giây phút chia ly này kéo dài, 
Trước khi phân kỳ, ước sao cho tàu đừng đi... 
(CHUYẾN TÀU HOÀNG HÔN)

 

Các bạn đã hiểu chữ "phan" trong câu lục 1521 mang ý nghĩa và trách nhiệm gì rồi đối với sự việc đang diễn bày, tự sự. Còn "chinh" đúng nghĩa của từ Hán này là đi xa, tức người đi xa. Nhưng ai là người đi xa, và ai là người vịn tay áo tiễn đưa ai lên đường trong một chiều thu buồn bã, ảm đạm như thế?

 

Muốn hiểu việc này thiết nghĩ là không khó khăn chút nào cả. Bởi sự thật đã được cụ Khiêm Trọng Nguyễn Du cho biết tất tần tật, tỏng tòng tong trong từng câu, từng chữ của tập truyện tình sử chốn quan trường dài hơi này rồi. Bạn có thấy, bên trái chữ "chinh" 8 nét là bộ Sách (xích) 3 nét. Sách là bước ngắn, bước của chân trái, còn bước ngắn của chân phải thì gọi là Xúc . Đem hai chữ này nhập lại ra chữ Hành 6 nét, và hành nghĩa là đi. Đi ở đây chỉ có nghĩa là đi rất chậm, không phải đi mau. Do dựa vào ngữ nghĩa này của chữ nghĩa Hán ngữ mà Đặng Trần Côn tiên sinh mới có thể viết ra được câu "Bộ nhất bộ hề phan quân nhu", rồi bà Đoàn Thị Điểm cũng do dựa vào câu Hán ngữ này của Đặng Trần Côn nên mới dịch ra câu thơ ý vị, tuyệt hay như đã nói "Bước đi một bước lại vin áo chàng".

 

Chữ còn lại bên phải chữ "chinh" 8 nét cũng là chữ chinh, nhưng là chinh 5 nét. Chinh 5 nét có nghĩa là giữa, ở giữa, mà giữa cũng tức là... trung . Trung như vậy chính là chỉ cho Quang Trung Nguyễn Huệ, không ai vào đây hòng trồng khoai đất này. Còn các câu từ câu 1521 đến câu 1526 là chỉ cho Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai với các ý nghĩa chúng tôi đã giải thích rất cặn kẽ, chi tiết ở trên.

 

Đến đây, chúng tôi xin tóm tắt bài viết này lại như sau qua các câu mật mã chỉ rõ ra tên tuổi Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều:

 

Bụi hồng dặm chinh phan-Hoàng .
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh-Thị .
Người về chiếc bóng thâu canh-Thu .
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai bẻ làm đôi-Mai .
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường...

 

Những bài viết văn sử học của chúng tôi mang tính học thuật, nghiên cứu, nó chỉ dành cho những người có trách nhiệm trong bộ môn văn sử đọc để xác định lại sự thật của lịch sử đã từng xảy ra như thế nào, và những phát hiện cùng những chỉnh sửa này có đúng đắn, chính xác với sự thật hay không? Thêm ví dụ như chứng minh sau đây cho sự việc có thật trong lịch sử. Câu lục 1523 "Người về chiếc bóng thâu canh" là để vẽ ra chữ Thu 11 nét như đã nói. Trong chữ Thu này bên phải là bộ Hỏa 4 nét, bên trái là chữ Hòa  5 nét. Hòa có nhiều nghĩa, và nghĩa muốn nói, muốn nhấn mạnh ở đây của Nguyễn Du Khiêm Trọng Hòa tức là... thuận. Và Thuận là một chữ trong các chữ của tước danh hiệu Bắc Cung Hoàng Hậu được triều Tây Sơn phong tặng cho Bà hình như đó là sau ngày Bà ra đi thì phải, "Như Ý Trang (Nhân?NV) Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu". Chứ những bài viết mang tính nghiên cứu văn sử này rất khó để cho những người tay ngang đọc hiểu, vì họ không đủ, không có điều kiện để xác định những gì là đúng sai, có không trong các văn bản liên quan đến các câu chuyện, vấn đề trong lịch sử.

 

Bài viết xin dừng tại đây.

 

Miền trung thương nhớ, 
lúc 8h8 ngày 20 tháng 03 năm 2019
Bốn niệm xứ

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang