Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

1-TRỐNG TRƯỜNG THÀNH LUNG LAY BÓNG NGUYỆT...

1-TRỐNG TRƯỜNG THÀNH LUNG LAY BÓNG NGUYỆT...

Trống trường thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh...

 

Như chúng tôi đã nói trên bài viết CÁI GÌ CỦA TÂY SƠN HÃY TRẢ LẠI CHO TÂY SƠN vào lúc 16h52 ngày 4 tháng 8 năm 2019 rằng "Chúng tôi đang viết một bài phân tích với tính cách để làm sáng tỏ lại khổ thơ ở trên để thử xem nó có còn đúng với văn bản nguyên gốc CPN hay không? Ví dụ, làm sao tiếng trống vỗ phát ra âm thanh lớn nhỏ, xuất phát tại trường thành hay hoàng thành nào đó mà có thể làm cho bóng trăng đang ở tuốt trên cao lại bị lung lay, lúc lắc dữ dội như thế! Và khói Cam Tuyền là thứ khói gì? Lại Cam Tuyền là địa danh nằm ở nơi đâu? Việt Nam hay Trung Quốc? Rồi tại sao khói Cam Tuyền lại có thể làm cho thức mây hay bóng mây con khỉ gió gì đó bỗng nhiên lại mờ mịt, u tối khiến cho tôi anh chị không còn ai thấy đường mò đi tới đi lui gì được nữa.

 

Nói chung là bài viết của chúng tôi nếu chỉ ra được những cái sai đã đang tiềm ẩn trong khổ thơ nói trên từ bao lâu thì chứng tỏ. Nền văn sử học Bắc Nam xưa nay toàn những kẻ tập trung nói bậy, giảng bậy và dạy bậy kiêm viết bậy. Đám khùng khùng điên điên, bị thần kinh, tâm thần phân liệt hết cả. Còn nếu bài viết phân tích sắp tới của chúng tôi không có hay thiếu tính thuyết phục thì rõ ràng. Những phản biện, chỉnh sửa, đính chính lâu nay của chúng tôi về những vấn đề cần thiết trong bộ môn văn sử học, cả những bài viết phản biện đúng sai về giáo lý Phật giáo tất nhiên sẽ bị sự tẩy chay đồng loạt không thương tiếc của tất cả mọi người. Bởi cái gì đúng thì cũng sẽ đúng hàng loạt, sai thì cũng sẽ sai hàng loạt. Đây thuộc tính hệ thống, liên kết của nhân quả duyên sinh, duyên hợp. Vậy trong hai bạn phải chọn một, chỉ có một duy nhất chứ không thể cả hai đều đúng hay cả hai đều sai. Điều này không bao giờ sẽ xảy ra".

 

Với lý do chính đáng, thiết thực như thế, vậy nay chúng tôi xin mời các bạn vui lòng bỏ chút đỉnh thời giờ vàng ngọc đọc bài viết này xem sao. Trước hết, chúng ta cần phải xem lại nguyên bản chữ Hán và Nôm khổ thơ này thì từ đó mới biết được cái đúng sai của bản quốc ngữ qua bốn câu dịch thơ ở trên. Dưới đây là bốn câu bản chữ Hán:

 

鼓鼙聲動長城月,
烽火影照甘泉雲.
九重按劍起當席,
半夜飛檄傳將軍.

 

Dịch âm:
Cổ bề thanh động trường thành nguyệt,
Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân.
Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch,
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân.

 

Còn đây là phần dịch Nôm dựa theo bản chữ Hán:
𪔠長城𢲣𢯦𩃳月,
𤌋甘泉𥊚䁾式𩄲.
𠃩吝鎌寶𢶢𢬣,
姅𣎀傳檄定𣈗出征.

 

Bản dịch Nôm ở trên được dịch ra thể thơ Song thất lục bát chữ quốc ngữ như sau mà ai ai cũng đều biết, đều thuộc:
Trống trường thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh...

 

Ở đây, chúng tôi không nói đến phần dịch nghĩa tóm tắt hình như là của các nhà thơ, dịch giả mãi về sau thực hiện thì phải. Phần dịch nghĩa này nếu mang ra so sánh với phần dịch nghĩa của tác giả Vân Bình Tôn Thất Lượng, người Huế, trong tập CHINH PHỤ NGÂM KHÚC dẫn giải và chú thích do nhà sách giáo khoa TÂN VIỆT xuất bản trước giải phóng thì khác nhau rất xa. Mời các bạn đọc qua hai phần dịch nghĩa, một là của các trang mạng, hai của tác giả Vân Bình Tôn Thất Lượng xem khác nhau thế nào.

 

Dịch nghĩa lấy trên trang mạng:
Trống trận gầm lay trường thành nguyệt,
Lửa hiệu rực chiếu Cam Tuyền vân.
Chín bệ chống gươm rời chiếu ấm,
Nửa đêm truyền hịch triệu tướng quân.

 

Dưới đây là phần dịch nghĩa của Vân Bình Tôn Thất Lượng trong tập CHINH PHỤ NGÂM KHÚC do nhà sách giáo khoa TÂN VIỆT xuất bản trước giải phóng:
-Nơi vạn lý tràng thành tiếng trống lớn, trống nhỏ đánh vang rầm lung lay bóng nguyệt.
-Và ở núi Cam tuyền ngọn lửa "phong" báo tin giặc soi mờ mịt khói mây.
-Đang khi ấy nơi Cửu trùng (vua) nổi giận chống gươm đứng dậy:
-Tức thì nửa đêm gửi tờ "hịch" chóng như bay, truyền lệnh cho tướng quân.

 

Trong hai cách dịch nghĩa này chỉ khác nhau về độ ngắn dài của câu văn, còn về nội dung thì cách dịch hai bên giống nhau, nhưng cách dịch của Vân Bình Tôn Thất Lượng thì đầy đủ, chi tiết hơn. Còn về phần dịch thơ thì hai bên tất nhiên là phải dựa vào bản chữ Nôm nghe nói là của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm dịch thoát từ bản chữ Hán của Đặng Trần Côn từ xa xưa. Không biết chuyện này thì thật hư như thế nào. Chớ chúng tôi trước đây cũng từng đọc được một bản, tựa đề là CHINH PHỤ NGÂM DIỄN ÂM TÂN KHÚC nghe nói là của tác giả Phan Huy Ích diễn Nôm từ bản chữ Hán của Đặng Trần Côn. Chuyện này chúng ta cũng chưa cần bàn vội, nếu được, có thể chúng ta sẽ tìm hiểu về giai thoại này ở cuối bài viết là hay hơn. Bây giờ, chúng ta nên tập trung vào những đúng sai của khổ thơ chữ Hán đã được dịch qua bản chữ Nôm nghe nói là của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm và phần dịch qua chữ quốc ngữ mà chúng ta đã biết ngày nay.

 

Theo chúng tôi, khổ thơ chữ Hán ở trên đã bị chỉnh sửa, không còn đúng với nguyên bản gốc mà nghe nói là của Đặng Trần Côn sáng tác. Sở dĩ chúng tôi nói như vậy là khi đọc qua nội dung diễn thơ thì rõ ràng đó là mạch văn chương tự sự, trào tuôn từng hồi, từng chặp với những luyến láy bổng trầm, khoan nhặt đa dạng, khúc chiết khi hùng, lúc bi về thời Tây Sơn với bóng dáng người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ đang trên đường Bắc tiến ra đánh giặc Thanh tại năm cứ điểm hùng hiểm Thăng Long Hà Nội vào năm Kỷ Dậu 1789. Nội dung đoạn đầu của trường ca này này rõ ràng là xuất phát điểm tại kinh đô Phú Xuân với tích sự mà lịch sử đã cho chúng ta biết rõ. Nhận được tin cấp báo do thám báo hỏa tốc mang về từ Đàng Ngoài rằng giặc Thanh đã tràn qua chiếm đóng Thăng Long hiện gây ra nhiều nhiễu nhương cho dân chúng Bắc Hà, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã vội vã cho lập đàn tế cáo trời đất, đọc chiếu lên ngôi tại núi Bân trước ba quân tướng sĩ. Sau là kéo đội hùng binh cứu viện lên đường Bắc tiến. Trộm nghe ngày đội hùng binh cứu viện lên đường Bắc tiến là 24 tháng 11 năm Mậu Thân 1788. Và chỉ một tháng sau, vào ngày Mồng Năm tết nguyên đán năm Kỷ Dậu 1789 Hoàng Đế Quang Trung và đội hùng binh cứu viện đã đuổi sạch bọn giặc hùm beo Mãn Thanh ra khỏi đất nước trong tiếng hò reo dậy trời của nhân dân kinh thành Thăng Long Hà Nội. Trật tự đã được vãn hồi cho người dân kinh đô ngàn năm văn vật.

 

Đây là tóm tắt cuộc chiến năm Kỷ Dậu 1789 giữa hai nhà nước Việt Thanh thời ấy. Và tình hình chiến cuộc xảy ra ngày ấy đã được trần thuật lại trong trường ca CHINH PHỤ NGÂM trộm nghe là của Đặng Trần Côn. Chúng ta cũng không rõ trường ca CPN này có phải là do Đặng Trần Côn sáng tác hay không? Bởi theo như ghi chép trong sử sự thì tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay giới văn sử chuyên, không chuyên được biết rất ít. Kể cả năm sinh, năm mất của Đặng Trần Côn cũng ai không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào đời Lê Dụ Tông, thời điểm Trịnh Cương xưng chúa, lấy tước hiệu là An Đô vương. Người ta còn biết thêm Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân-Hà Nội. Ông đỗ Hương Cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài đại phu.

 

Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn và Phan Huy Ích. Trong số những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng khác, thì tác giả bản dịch đó lại là Phan Huy Ích.

 

Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn còn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.

 

Tiểu sử của Đặng Trần Côn chúng tôi lục tìm trên trang mạng thì chỉ có bao nhiêu đó, cho nên cũng rất khó để nói Đặng Trần Côn là tác giả bản Chinh phụ ngâm gốc chữ Hán được. Bởi theo chúng tôi người sáng tác trường ca này phải là người có mặt trong đoàn quân Bắc tiến đánh giặc Thanh ngày ấy thì mới có thể đặt bút trần thuật, tự sự lại toàn bộ sự việc từ đầu đến cuối của chiến cuộc xảy ra vào hai năm 1788-1789 như thế được. Như đoạn đầu khúc ngâm mà chúng tôi đã nói ở trên đó là khi quân thám báo từ Đàng Ngoài phi ngựa chạy hỏa tốc về Phú Xuân dâng thư khẩn báo lên cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ tình hình giặc Thanh đang chiếm đóng Thăng Long. Bắc Bình vương Nguyễn Huệ liền cho đắp đàn tại núi Bân tế cáo trời đất, đọc chiếu lên ngôi và sau đó là thân chinh kéo đội hùng binh cứu viện lên đường Bắc tiến. Đây là đoạn đầu bản ngâm khúc. Đoạn sau là sự mơ tưởng ngày sum họp của người vợ với người chồng khi chiến cuộc đã tàn, hai người cùng nhau nâng ly hát mừng ngày chiến thắng trở về, riêng người vợ thì ngợi ca niềm vui sum họp hôm nay chính là nhờ ở tài năng chinh chiến của người chinh phu mà ra vậy:

 

Sẽ rót vơi lần lần đòi chén,
Sẽ ca dần rén rén đòi liên.
Liên ngâm đối ẩm từng phen,
Cùng chàng lại kết mối duyên tận già.
Cho bõ lúc sầu xa cách nhớ,
Giữ gìn nhau vui thuở thanh ninh.
Ngâm nga mong gửi chữ tình,
Dường này âu hẳn tài lành trượng phu.

 

Như vậy, có thể dám nói, phải là người trong cuộc thì mới có thể đặt bút viết lên bản trần thuật trường ca CPN này với những lời lẽ, ý tứ đầy đủ những xúc cảm chân thật, dồn nén được tuôn chảy tự đáy lòng ra như thế. Vậy người trong cuộc đó là ai? Theo tìm hiểu của chúng tôi, có thể chỉ trong hai người sau đây. Một là Phan Huy Ích. Hai là Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. Nhưng Phan Huy Ích chỉ là người diễn Nôm, cho nên mới có bản CHINH PHỤ NGÂM DIỄN ÂM TÂN KHÚC của tác giả Phan Huy Ích do nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Văn Xuân tìm được ở tại Huế, trong tủ sách của một bà chúa tiếng tăm nào đó vào ngày 14 tháng 3 năm 1970 (ngày 7 tháng Giêng năm Canh Tuất). Còn bản gốc là chữ Hán, do chính người trong cuộc là Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai sáng tác trong thời điểm chồng của mình là Quang Trung Nguyễn Huệ cùng đoàn hùng binh cứu viện Tây Sơn Bắc tiến đánh giặc Thanh tại Thăng Long-Hà Nội. Sự thật phải như vậy xảy ra thì mới đúng hết những gì đã được truyền tải, cho biết trong toàn bộ nội dung của trường ca CPN. Còn nếu nói CPN là do Đặng Trần Côn sáng tác là hoàn toàn không đúng một chút nào cả. Thêm nữa, nếu nói bà Đoàn Thị Điểm lấy bản chữ Hán của Đặng Trần Côn diễn Nôm thì lại càng sai thế nào. Bởi hai con người này như đã nói không phải là người trong cuộc thì làm sao họ có thể viết ra, kể ra những tâm sự riêng tư từng chôn kín, dồn nén trong lòng của mình lên giấy trắng mực đen như thế? Hoặc một người mà chưa bao giờ đi qua những đoạn đường hiểm trở, gai góc, xa xôi của con đường thiên lý Bắc Nam, ở đây chỉ nói đến đoạn ngắn 700km, bắt đầu từ kinh đô Phú Xuân đến Thăng Long-Hà Nội trong chiến dịch Bắc tiến năm ấy. Thì thử hỏi, Đặng Trần Côn hay Đoàn Thị Điểm làm sao có thể ngồi tại chỗ để dựng, diễn trong đầu và viết ra những câu mang tính miêu tả phong cảnh ngoại vật thế này:

 

Hình khe thế núi gần xa,
Dứt thôi lại nối thấp đà lại cao.
Sương đầu núi buổi trèo như gội,
Nước lòng khe nẻo lội còn sâu...
(CPNDÂTK)

 

Hoặc:

 

Xưa nay chiến địa dường bao,
Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu.
Hơi gió lạnh người dàu mặt dạn,
Dòng nước sâu, ngựa nãn chân bon.
Ôm yên gối trống đã chồn,
Nằm vùng cát trắng ngủ cồn cỏ xanh.
Nay Hán xuống Bạch thành đóng rãi,
Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua...
(CPNDÂTK)

 

Với những đoạn hoàn toàn là văn miêu tả cảnh quan trên con đường chiến dịch Bắc tiến của đoàn hùng binh cứu viện Tây Sơn ngày ấy thế này thì không thể nói CPN là văn bản chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác và bà Đoàn Thị Điểm diễn Nôm cách nào cho được. Chúng tôi chưa nói văn phong, chữ nghĩa, từ ngữ của CPN với AI TƯ VÃN nếu xét về nhiều mặt chính là của một tác giả làm ra. Dưới đây là trích đoạn trong CPNDÂTK của tác giả Nguyễn Văn Xuân nói về sự liên hệ khắng khít, mật thiết của AI TƯ VÃN và CPN, trang 84-85, sách do NXB Văn Nghệ TPHCM ấn hành Quý I năm 2002:

 

''Tôi đặt nghi vấn ấy là vì trong khi tạo tác bản văn này Huy Ích đã để quá nhiều sự chuyên tâm nghiên cứu bản Ai tư vãn của Ngọc Hân công chúa (1770-1799). Tôi sẽ làm một việc nghịch thường là mượn những nhận xét của một người kịch liệt bác bỏ thuyết Chinh phụ ngâm là của Phan Huy Ích để làm sáng tỏ. Sở dĩ như thế là vì ông Thuần Phong, tác giả Chinh phụ ngâm khúc giảng luận đã trình bày cặn kẽ, tỉ mỉ những đoạn giống nhau, chịu ảnh hưởng nhau sâu sắc giữa tác phẩm của Ngọc Hân và Phan Huy Ích (mà ông bảo là của Đoàn Thị Điểm):
a/Xét về mặt nội dung: ông phân khảo kỹ lưỡng cả hai bản văn về các phương diện tình cảm, nghĩa vụ và tôn giáo để đi đến kết luận: Xét phần nội dung như trên, Ai tư vãn thật giống Chinh phụ ngâm khúc, khiến ta phải tin rằng cả hai đều do một nguồn cỗi mà ra, như hai đóa hoa nở chung một nhánh, sống bằng một thứ nhựa dồi dào (tr.31).
b/Xét về mặt thể thức và phương pháp quy tắc hành văn: Sau khi phân khảo kỹ, ông khẳng định "Các phương pháp hành văn vừa xét ở trên có phải vì tình cờ mà áp dụng giống nhau trong hai tác phẩm do hai tay tạo ra hay không? Hẳn là không. Phải có một ảnh hưởng của một tác phẩm này đối với tác phẩm nọ" (tr.35).
Ông so sánh luôn sáu đoạn giống nhau giữa hai bản văn rồi kết luận: "Ai tư vãn và Chinh phụ ngâm khúc (đúng ra là Tân khúc) hoàn toàn giống nhau và không phải ngẫu nhiên mà giống. Phải có ảnh hưởng của nhau.
Vậy bản nào gây ảnh hưởng bản nào?"
Nay thì chúng ta biết chắc Tân khúc đã chịu ảnh hưởng của Ai tư vãn. Ta cũng cần biết thêm là Huy Ích đối với Ngọc Hân hay Vũ hoàng hậu thâm tình chắc hết sức thắm thiết. Chứng minh là khi bà chết ông làm luôn một hơi những năm bài văn tế. Trang 37, CPNDÂTK".

 

Đây là phần nhận xét, tìm hiểu sự liên hệ giữa hai tác phẩm ATV và CPN của các nhà nghiên cứu văn học để tìm ra câu hỏi ai là tác giả chính thức của CPN? Bà Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích? Còn bản gốc chữ Hán thì tất cả các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam xưa nay hầu như đều cho đó là của Đặng Trần Côn. Chứ những nhà nghiên cứu văn học Việt Nam xưa nay không thể biết rằng Bắc cung Hoàng hậu không phải là Công chúa Lê Ngọc Hân, mà là Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, là người trong mộng đầu đời của Thanh Tâm Tài Nhân Khiêm Trọng Nguyễn Du. Đây là phát hiện của chúng tôi do dựa vào Truyện Kiều với những bài viết giải thích các từ ngữ mang tính mật mã nằm trong các câu tả cảnh tả tình mà các bạn đã đọc lâu nay. Việc phát hiện này của chúng tôi bây giờ cần phải chờ thời gian trả lời, tức chỉ đến khi nào các cán bộ nhà nước chấp nhận thông tin chúng tôi từng cung cấp là đúng sự thật, và đã chịu bắt tay vào thực hiện việc thăm dò, khai quật tại ngôi chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thì lúc đó tất cả mọi ẩn khuất của lịch sử sẽ được tuàn tự phơi bày. Trong đó tất nhiên cũng sẽ biết được bản gốc chữ Hán CPN có phải là do Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai sáng tác hay không? Bởi như đã nói trường ca CPN này được Bắc cung Hoàng hậu sáng tác trong thời điểm chồng của mình đang kéo quân ra đánh giặc Thanh tại Hà Nội. Nhưng sau đó, khi Hoàng đế Quang Trung bất ngờ ra đi vào năm 1792, thì toàn bộ những gì liên quan đến Ngài, triều Tây Sơn, cả Hoàng hậu, tính luôn những văn thơ do Bà sáng tác thời kỳ từ Đàng Ngoài vào Phú Xuân tất cũng phải được mang cất giấu hết dưới CUNG ĐIỆN NGẦM dưới chùa Thiên Thai.

 

Việc xác định đối với những tồn nghi lịch sử với chúng tôi là không khó, chỉ khó ở chỗ là công việc chúng tôi lại bị đám cán bộ u mê các tỉnh thành không hẹn mà gặp đưa tay móc ngéo chặn đường nên đành phải bó tay, dậm chân tại chỗ từ mấy năm nay. Chúng tôi đang chờ những người có phước duyên lớn thì họ mới có thể làm được những chuyện cỏn con này. Còn sự thật thì chúng tôi đã cung cấp lâu nay trên các bài viết hết rồi. Nói phước duyên lớn mới làm được chuyện này tức sự việc hiện đã đang bị đám cán bộ u mê, mù tịt văn sử nhưng nắm quyền lực xã hội trong tay tìm mọi cách chặn đường. Do điều này mà chúng tôi không làm được gì khi tự nhiên lại bị đám cán bộ chính quyền và các ban ngành nhiều chuyện, dở hơi, dốt đặc -Ban Tuyên giáo TƯ, Viện Hán Nôm, Viện Khảo cổ, Cục di sản Quốc gia- vô cớ xúm nhào vô cản mũi kỳ đà khiến những phát hiện lịch sử của chúng tôi đành phải bị đình chỉ, dậm chân tại chỗ. Đây là do chính sách, hoặc do quyền dân chủ của nhân dân không được chính quyền, nhà nước sở tại tôn trọng và thực hiện, chứ nếu ở nước ngoài thì những phát hiện lịch sử của chúng tôi đã được chính quyền bắt tay giải quyết từ rất lâu rồi.

 

Như đã nói, đó là chuyện để thời gian giải quyết, còn bây giờ, để xác định lại có phải Đặng Trần Côn là tác giả của CPN bản gốc Hán hay không, thì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu lại gốc gác tiểu sử của nhân vật này cho được rõ ràng, cụ thể hơn nữa.

 

Theo tài liệu chúng tôi tra trên mạng, thì Đặng Trần Côn sinh vào đời vua Lê Dụ Tông. Vua Lê Dụ Tông sinh năm 1679, mất năm 1731, tức thọ 52 tuổi. Nếu Đặng Trần Côn sinh cùng thời với vua Lê Dụ Tông, thì sau khi vua Lê Dụ Tông qua đời, có thể Đặng Trần Côn sống thêm vài năm nữa, chúng ta nên thêm tám năm, cho tròn 60 tuổi. Nhưng nếu Đặng Trần Côn không sinh cùng thời với vua Lê Dụ Tông, mà sinh vào khoảng giữa, tức vào khoảng các năm 1719-1720. Như vậy, nếu Đặng Trần Côn sinh vào năm 1720 thì có thể ông sống đến khoảng 60 hay 70 tuổi. Đây là thời điểm của các năm 1780-1790. Thời kỳ này vua Lê Hiển Tông đang cai trị đất nước. Sau đó, qua đến năm 1786 thì vua Lê Hiển Tông ra đi, đây cũng là thời điểm Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà lần thứ nhất. Đến năm 1790 thì nhà Lê đã không còn, lúc này quyền cai trị đất nước đã nằm trong tay anh em Tây Sơn tam kiệt.

 

Chúng ta đưa ra các dự đoán như vậy để thử xem Đặng Trần Côn sinh vào thời nào mà có thể sáng tác được tuyệt tác CPN như thế, trong khi như chúng tôi đã nói phải là người trong cuộc thì mới có thể đặt bút trần thuật, tự sự được trường ca tuyền một giọng điệu, cách nói, kể về thời cuộc chiến chinh này với hai nhân vật chính đi xuyên suốt tác phẩm: tâm tình, trắc ẩn của người chinh phụ và bóng dáng hiên ngang của người chinh phu.

 

Nhưng ở đây, trong bài viết này, chúng ta cũng không cần phải biết có phải Đặng Trần Côn là tác giả của tuyệt tác trường ca chinh chiến CPN hay không. Mà chúng ta nên quay lại trọng tâm của bài viết. Đó là tìm hiểu những đúng sai trong khổ thơ mà chúng tôi đã nêu ở đầu bài. Còn việc xác định ai là tác giả CPN thiết nghĩ không có gì là quá khó. Việc này hãy kiên nhẫn chờ thời gian trả lời mà thôi.

 

Một lần nữa, chúng tôi chép lại bốn câu khổ thứ hai, rồi sau mới đưa ra bản chỉnh lại:

 

Cổ bề thanh động trường thành nguyệt,
Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân.
Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch,
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân.

 

Và đây là bản chỉnh lại của chúng tôi:
(còn tiếp...)

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang